I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú.
2. Kỹ năng:
- Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: “như thế nào”?
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Mẫu câu bài tập 3. Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp:
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: LUYỆN TỪ Tiết:TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ I. Mục tiêu Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú. Kỹ năng: Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: “như thế nào”? Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Mẫu câu bài tập 3. Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp: Thú dữ, nguy hiểm Thú không nguy hiểm HS:SGK. Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về loài chim. Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra. Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong giờ học Luyện từ và câu tuần này, các con sẽ được hệ thống hoá và mở rộng vốn từ về muông thú. Sau đó sẽ thực hành hỏi và đặt câu hỏi về đặc điểm của con vật, đồ vật, có sử dụng cụm từ “ như thế nào?” Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì? Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó đưa ra kết luận và cho điểm HS. Bài 2 Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi trong bài một lượt và hỏi: Các câu hỏi có điểm gì chung? v Hoạt động 2: Giúp HS tự đặt câu hỏi. Bài 3 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Viết lên bảng: Trâu cày rất khoẻ. Trong câu văn trên, từ ngữ nào được in đậm. Để đặt câu hỏi cho bộ phận này, sgk đã dùng câu hỏi nào? Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh. 1 HS đặt câu hỏi, em kia trả lời. Gọi 1 số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Từ ngữ về loài thú. Hát HS 1 và HS 2 làm bài tập 2, sgk trang 36. HS 3 làm bài tập 3, sgk trang 38 Mở sgk trang 45. Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp. Có 2 nhóm, một nhóm là thú dữ, nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở. Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác. Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu. Đọc đề bài và trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật. Thực hành hỏi đáp về các con vật. a) Thỏ chạy ntn? Thỏ chạy nhanh như bay./ Thỏ chạy rất nhanh./ Thỏ chạy nhanh như tên bắn./.. b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác ntn? Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất khéo léo./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất giỏi./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt./ c) Gấu đi ntn? Gấu đi rất chậm./ Gấu đi lặc lè./ Gấu đi nặng nề./ Gấu đi lầm lũi./ d) Voi kéo gỗ thế nào? Voi kéo gỗ rất khoẻ./ Voi kéo gỗ thật khoẻ và mạnh./ Voi kéo gỗ băng băng./ Voi kéo gỗ hùng hục./ Các câu hỏi này đều có cụm từ “như thế nào?” Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu hỏi dưới đây. HS đọc câu văn này. Từ ngữ: rất khoẻ. Trâu cày ntn? b) Ngựa chạy ntn? c) Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm ntn? d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười ntn? v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: