TRƯỜNG THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GV: LÊ THỊ HÀ
TIẾT 29- TUẦN 29
LỚP 2 Từ ngữ về cây cối
Đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ :"Để làm gì?".
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh, ảnh về một số loài cây.
- 4 tờ giấy to viết các bộ phận của cây, bút dạ.
- Vở bài tập tiếng Việt.
Trường THDL Đoàn thị Điểm Kế hoạch dạy học phân môn luyện từ và câu GV: Lê Thị Hà Tiết 29- Tuần 29 Lớp 2 Từ ngữ về cây cối Đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ? I. Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. - Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ :"Để làm gì?". II. Đồ dùng dạy học : - Tranh, ảnh về một số loài cây. - 4 tờ giấy to viết các bộ phận của cây, bút dạ. - Vở bài tập tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1' 5' 10' 10' I. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên cây theo nhóm: cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây bóng mát,... - Đặt và trả lời câu hỏi "Để làm gì?" II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học 1 số bài về chủ đề cây cối. Tiết luyện từ hôm nay sẽ giúp các em được biết thêm về nhiều loại cây, biết hỏi và trả lời theo mẫu"Để làm gì?" 2. Hướng dẫn HS thực hành Bài 1: Kể tên các bộ phận vủa cây: Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn. Bài 2:Tìm từ dùng để tả các bộ phận của cây: - Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, kì dị, quái dị, nâu sẫm, đen sì,... - Gốc cây: to, thô, nham nháp, sần sùi, mập mạp, mảnh mai, chắc nịch,... - Thân cây: to, cao, chắc, bạc phếch, xù xì, nham nháp, ram ráp, nhẵn bóng, mềm mại, xanh thẫm, phủ đầy gai,... - Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khẳng khiu, khô héo, quắt queo,... - Lá: xanh biếc, tươi xanh, xanh nõn, non tơ, tươi tốt, mỡ màng, già úa, đỏ sẫm, úa vàng, héo quắt, quắt queo, ... - Hoa: vàng tươi, hồng thắm, đỏ tươi, đỏ rực, tím biếc, tim tím, trắng tinh, trắng muốt, thơm ngát, hăng hắc,.... - Quả: vàng tươi, đỏ tươi, vàng rực, đỏ ối, chín mọng, chi chít,... - Ngọn: chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn, mập mạp, mảnh dẻ,... Bài 3: Đặt câu hỏi có cụm từ "Để làm gì?"và trả lời câu hỏi theo tranh: - Bạn gái tưới nước cho cây - Bạn trai bắt sâu cho cây. VD: ? Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì? - Bạn tưới nước để cho cây tươi tốt/ Bạn nhỏ tưới nước để cho cây xanh tốt. ? Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì? - Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để bảo vệ cây. * Phương pháp Kiểm tra, đánh giá. - 2 học sinh lên bảng viết tên cây theo nhóm. - 3 cặp học sinh hỏi đáp theo mẫu "Để làm gì?" * Phương pháp luyện tập thực hành. * G.v nêu mục đích yêu cầu tiết học. - Gv ghi tên bài lên bảng Trực quan - Vấn đáp - Học sinh quan sát tranh và nêu tên các bộ phận của cây. - HS đọc đề bài: - HS thảo luận nhóm và viết từ vào giấy khổ to ( GV phát ) trong vòng 5 phút - Các nhóm thi viết nhiều từ và nhanh nhất.Hết thời gian quy định, các nhóm dán bài lên bảng. - GV chữ a bài và nhận xét. - Trực quan - Vấn đáp - HS quan sát và mô tả việc làm của hai bạn trong tranh. ? Các bạn trong tranh đang làm gì? - Học sinh suy nghĩ đặt câu hỏi có cụm từ "Để làm gì?" về mục đích việc làm của hai bạn nhỏ. Sau đó tự trả lời. 4' III. Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà tìm thêm từ để tả các bộ phận của cây. * Rút kinh nghiệm sau tiết học:...................................................................................... ...........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: