MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài dạy TỪ NGỮ CHỈ CÂY CỐI – TRẢ LỜI VÀ ĐẶT CÂU HỎI VỚI “ ĐỂ LÀM GÌ”
Lớp 2D
Tiết 27tuần 27
I -Mục tiêu:
Học sinh
Biết tìm các từ ngữ chỉ cây cối: Các bộ phận của cây ăn quả và cây cối nói chung, từ ngữ tả các bộ phận của cây.
Biết sử dụng từ để tả một cây.
Đặt được câu theo mẫu “ để làm gì ?” dựa vào tranh.
II-Đồ dùng . SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, tranh giàn mướp.
Thứ năm ngày 3 tháng 4 năm 2003 MÔN: Luyện từ và câu Tên bài dạy Từ ngữ chỉ cây cối – trả lời và đặt câu hỏi với “ để làm gì” Lớp 2D Tiết 27tuần 27 I -Mục tiêu: Học sinh Biết tìm các từ ngữ chỉ cây cối: Các bộ phận của cây ăn quả và cây cối nói chung, từ ngữ tả các bộ phận của cây. Biết sử dụng từ để tả một cây. Đặt được câu theo mẫu “ để làm gì ?” dựa vào tranh. II-Đồ dùng . SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, tranh giàn mướp. III-Hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng. Ghi chú A-Kiểm tra bài cũ Từ ngữ chỉ cây cối - đạt câu hỏi với cụm từ “ để làm gì?” B –Bài mới 1 ,Giới thiệu bài Tiết trước các con đã được tìm được một số từ ngữ về cây cối và câu hỏi có cụm từ .. để làm gì?. Hôm nay chúng ta tiếp tục chủ đề đó. 2 Bài mới 2.1 Bài tập 1 Tìm các từ chỉ các bộ phận của cây ăn quả 1-thân 5- ngọn 2- cành 6- gốc 3- lá 7- quả 4- hoa 8-rễ 2.2 Bài tập 2 Tìm tính từ tả các bộ phận của cây thưo mẫu: Thân : to , cao, bạc phếch, mảnh mai, thẳng đuột, nhẵn bang, mềm,. Ngọn : cao vút, chót vót, dài. Cành : To, nhỏ, khẳng khiu, xơ xác, mềm mại. Lá: Xum xuê, nhỏ, thon dàI, xanh mướt, non, Hoa: đỏ, rực rỡ, thơm ngát, Quả: to, tròn, căng mọng, vàng ươm, thơm lừng,. Gốc: to, chắc, nâu sẫm, Rễ: to, ngoằn ngoèo, tua tủa, 2.3Bài tập 3 Giúp bạn Oanh chọn từ đúng: Mấy bông hoa mướp ( vàng xuộm, vàng tươi, vàng ửng) đã nở( sáng trưng, sáng bóng, sáng loáng) trên giàn mướp ( xanh biếc, xanh mát, xanh lè). Cái giàn trên mặt ao ( soi, ngả, toả) bóng xuống măt nước lấp lánh hoa vàng. Mấy bông hoa mướp , vàng tươi đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi, bóng xuống măt nước lấp lánh hoa vàng 2. 4 Bài tập 4 Tranh 1: ? Bạn nhỏ tưới cây để làm gì? ? Bạn gái chăm sóc cây để làm gì? ? Bạn ấy tưới nước cho cây để làm gì? Tranh 2: ? Bạn nhỏ nhổ cỏ để làm gì? ? Bạn trai chăm sóc cây để làm gì? ? Bạn ấy xớí đất cho cây để làm gì? Tranh 3: ? Bạn nhỏ rào quanh cây để làm gì? ? BạnNam chăm sóc cây để làm gì? ? Bạn ấy tưới nước cho cây để làm gf? D - Củng cố - dặn dò Hát bài hát về cây. Dặn dò học sinh: Cây cối quanh ta rất có ích, rất đẹp, coc con hãy bảo vệ các loàI cây đó nhé. ? Kể tên các cây lương thực, cây ăn quả, cây lương thực ( 3 hs ). Từng cặp học sinh hỏi và trả lời: Nhà bạn có trồng cây gì? Nhà tớ trồng cây chanh. Nhà bạn trồng cây chanh để làm gì? Nhà tớ trồng cây chanh để lấy quả. GV nói miệng, học sinh lấy sách vở.GV ghi đề bài lên bảng. Luyện tập thực hành. *GV hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập Học sinh nêu các từ ngữ chỉ bộ phận của cây mà H biết.( Nhiều học sinh bổ sung cho nhau) Giáo viên chốt ý. Một H lên bảng chỉ vào cây quất xác định các bộ phận của cây. G dán thẻ từ ghi các từ đó lên bảng. H đọc lại các từ đó. Hs đọc yêu cầu của bài G phân tích mẫu. Cho học sinh tìm thêm một số từ tả thân khác. ( G dùng tranh để gợi ý) Hoạt đông trao đổi nhóm. ( 7 nhóm , mỗi nhóm tìm từ tả một bộ phận) Các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả. – Các nhóm khác bổ sung từ . Giáo viên gợi từ bằng tranh hoặc các hình ảnh, câu hỏi cụ thể. VD: Ngoài màu sắc hoa còn có hương thơm hãy tìm từ tả hương thơm của hoa. Một học sinh tả quả của cây quất. Hs đọc yêu cầu của bài Hs làm bài vào nháp. Chữa miệng. G dùng tranh giàn mướp để giúp học sinh chọn từ. G chỉ xử lí những từ học sinh sai nhiều. Chú ý những từ tả màu sắc. VD: Chọn từ sáng trưng: Hãy quan sát bức tranh và cho biết: ? Màu đầu tiên con nhìn they là màu gì? ? Nếu không có hoa giàn mướp còn thu hút mọi người nữa không? ( Dường như màu vàng của hoa làm giàn hoa sáng lên, mọi người nhìn nó rõ hơn, nó không có độn bong nên ta chọn từ sáng trưng) Hs đọc yêu cầu của bài Hs làm bài miệng. GV lưu ý học sinh câu hỏi phảI sát với nội dung trọng tâm của tranh. Cho 2-3 học sinh đặt câu hỏi cho mỗi tranh, 1 học sinh trả lời. ? Trong hỏi có cụm từ “để làm gì”, Cụm từ đó được đặt ở vị trí nào? ( cuối câu) Rút kinh nghiệm sau tiết dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: