Giáo án Luyện từ và câu tiết 19: Từ ngữ về các mùa, Đặt và trả lời câu hỏi khi nào?

Giáo án Luyện từ và câu tiết 19: Từ ngữ về các mùa, Đặt và trả lời câu hỏi khi nào?

MÔN: Luyện từ và câu.

Lớp: 2.

Tiết 19 .Tuần 19.

Tên bài dạy: Từ ngữ về các mùa

 Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết gọi tên các tháng trong một nămvà các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.

- Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.

- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết các từ ở bài tập 2 .

- Vở bài tập Tiếng Việt 2.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 4165Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu tiết 19: Từ ngữ về các mùa, Đặt và trả lời câu hỏi khi nào?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Luyện từ và câu.
Lớp: 2.
Tiết 19 .Tuần 19.
 Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2004. 
Tên bài dạy: Từ ngữ về các mùa
 Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết gọi tên các tháng trong một nămvà các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.
- Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết các từ ở bài tập 2 . 
- Vở bài tập Tiếng Việt 2.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm- tính chất.
+ Câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
* Vấn đáp.
- Nêu các loại từ đã học. 
- Nêu các kiểu câu đã học ở học kỳ 1. 
- HS cho ví dụ.
Cho trái ngọt, hoa thơm.
Nhắc HS nhớ ngày tựu trường.
Làm cho trời xanh cao
ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi nảy lộc.
Làm cho cây lá tươi tốt.
10’
10'
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1. Em hãy viết tên các tháng trong năm và nối tên các tháng với tên từng mùa. 
Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông
Tháng giêng Tháng tư Tháng bảy Tháng mười
Tháng hai Tháng năm Tháng tám Tháng mười một
Tháng ba Tháng sáu Tháng chín Tháng mười hai
 GV: Cách chia mùa như trên chỉ là cách chia theo lịch. Trên thực tế, thời tiết mỗi vùng một khác. Ví dụ, ở miền Nam nước ta chỉ có hai mùa là mùa mưa (từ tháng năm đến tháng mười) và mùa khô (từ tháng mười một đến tháng tư năm sau). 
Bài tập 2. Viết các ý sau vào ô trống cho đúng lời bà Đất trong bài Chuyện bốn mùa: 
Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông
* Trực tiếp.
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Thực hành.
Một HS đọc yêu cầu của bài (cả lớp đọc thầm lại, HS trao đổi trong bàn , thực hiện yêu cầu bài tập.
- Đại diện các bàn lên trình bày tên ba tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm. 
- Sau mỗi ý của mỗi HS, GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV ghi tên các tháng trên bảng lớp theo 4 cột. 
- HS nói tên tháng bắt đầu và kết thúc mỗi mùa. 
- GV che bảng, HS nói lại thật thuộc. 
* HS đọc thành tiếng và đọc thầm rồi làm bài.
- Mỗi ý a, b, c, d , e nói về điều hay của mỗi mùa. Hãy sắp xếp các ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất.
- 1 HS lên bảng làm bằng bút dạ và bảng phụ.
- HS nhận xét và chữa bài trên bảng.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
10'
1'
Bài tập 3. Trả lời các câu hỏi sau: 
a) Khi nào học sinh được nghỉ hè? 
+ Đầu tháng sáu, học sinh được nghỉ hè. 
+ Học sinh được nghỉ hè vào đầu tháng sáu.
b) Khi nào học sinh tựu trường? 
+ Cuối tháng tám, học sinh tựu trường.
+ Học sinh tựu trường vào cuối tháng tám. 
c) Mẹ em thường khen em khi nào? 
+ Mẹ thường khen em khi em chăm học.
+ Mẹ thường khen em khi em biết nhường nhin em nhỏ.
d) ở trường, em vui nhất khi nào?
+ ở trường, em vui nhất khi em được điểm 10.
KL: Câu hỏi có từ khi nào là câu hỏi về thời gian. Từ khi nào có thể đứng trước, sau, cuối câu hỏi.
3. Củng cố – dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 3.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài tập vào vở bài tập.
- Học sinh đọc bài làm của mình cả lớp và giáo viên nhận xét và bổ sung. 
 - GV yêu cầu HS tìm cách diễn đạt câu trả lời khác. 
- GV có thể cho 1 HS nêu câu hỏi, HS khác trả lời. 
- GV yêu cầu HS nêu các câu hỏi khác trong bài để bạn trả lời.
+ Bạn về quê khi nào?
+ Khi nào thì bạn về quê?
+ Bạn khi nào về quê?
- GV cho HS nêu nhận xét câu trả lời của các câu hỏi có từ Khi nào.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết học: 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctu- cau 19.doc