Giáo án Luyện từ và câu (lớp 2) tên bài dạy: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm, dấu phẩy

Giáo án Luyện từ và câu (lớp 2) tên bài dạy: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm, dấu phẩy

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Mục tiêu: Kiểm tra việc học nhà của HS.

- ĐDDH: Bảng con

- PP: thực hành. + Tìm từ ngữ chỉ việc làm của em để giúp đỡ ông bà?

+ Nêu các từ ngữ chỉ đồ vật trong gia đình và nêu tác dụng của mỗi đồ vật?

- HS làm vào bảng con.

- 2 HS trả lời, lớp nhận xét, GV kết luận, ghi điểm.

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu (lớp 2) tên bài dạy: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm, dấu phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THIẾT KẾ BÀI DẠY
 Môn Luyện từ và câu (Lớp 2)
 Tên bài dạy: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM. DẤU PHẨY
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Mục tiêu: Kiểm tra việc học nhà của HS.
- ĐDDH: Bảng con
- PP: thực hành.
+ Tìm từ ngữ chỉ việc làm của em để giúp đỡ ông bà?
+ Nêu các từ ngữ chỉ đồ vật trong gia đình và nêu tác dụng của mỗi đồ vật?
- HS làm vào bảng con.
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét, GV kết luận, ghi điểm.
Hoạt động 2 Ghép các tiếng cho sẵn với nhau để tạo thành từ có nghĩa. (5’)
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số từ ngữ về tình cảm.
- ĐDDH: Bảng nhóm, phiếu bài tập.
- PP: thực hành, hỏi đáp, nhóm.
Bài tập 1:(nhóm 4) Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng có nghĩa: yêu, thương, quý, mến, kính
 - HS ghép các tiếng cho sẵn thành các từ có nghĩa vào nháp.
+ HS nêu miệng, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Hoạt động 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống (5’)
- Mục tiêu: +Giúp HS có kĩ năng dùng từ đặt câu.
+ Tích hợp GDKN sống cho HS.
- ĐDDH: Phiếu bài tập, bảng nhóm.
- PP: thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm, kiểm tra.
 Bài tập 2: (nhóm 6): Em hãy tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh:
a. Cháu .....................ông bà. b. Con .......................cha mẹ.
 c. Em ........................anh chị. 
- HS hoàn thành bài tập trên theo nhóm 6
- HS trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm đổi chéo vị trí kiểm tra lẫn nhau.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra, GV kết luận.
Hoạt động 4: Dùng từ chỉ hoạt động để đặt câu và diễn đạt thành đoạn văn ngắn(10’)
- Mục tiêu: Giúp HS: 
+ Biết đặt câu theo kiểu: “Ai làm gì?” 
+ Có kĩ năng nói về hoạt động của người trong tranh. 
+ Xác định được từ chỉ hoạt động. - ĐDDH: tranh trong SGK.
- PP: thực hành, hỏi đáp,nhóm.
Bài 3: HS làm việc theo cặp
 Nhìn tranh, nói 2-3 câu về hoạt động của mẹ và con.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện vài nhóm nêu miệng, HS khác nhận xét, GV kết luận.
- GV cho sẵn đoạn văn có nôi dung như trong bức tranh.
Em bé đang ngủ trong lòng mẹ. Nga khoe với mẹ bài thi được điểm 10. Mẹ khen và cười rất tươi.
- HS gạch chân dưới từ chỉ hoạt động trong đoạn văn trên
- Vài HS nêu miệng, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Hoạt động 5 Đặt dấu phẩy vào câu có các bộ phận cùng chức vụ chủ ngữ trong câu. (5 ‘)
 - Mục tiêu: + Giúp HS biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
- ĐDDH: Phiếu cá nhân.
- PP: thực hành, hỏi đáp.
Bài 4: HS làm việc cá nhân
Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?
a, Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
b, Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.
- HS làm việc cá nhân
- Đại diện vài HS nêu miệng, HS khác nhận xét, GV kết luận.
+ Vì sao em đặt dấu phấy vào vị trí đó?
Hoạt động 5: Củng cố (5‘)
 - Mục tiêu: + Củng cố kĩ năng xác định từ ngữ về tình cảm và cách sử dụng dấu phẩy trong câu..
- ĐDDH: Phiếu bài tập, thẻ từ có sẵn A, B, C
- PP: thực hành, hỏi đáp.
 Bài tập trắc nghiệm: (Cá nhân)
1.Nhóm từ nào sau đây chỉ gồm toàn những từ chỉ tình cảm?
2. Trong các câu sau, câu nào có dấu phẩy đặt đúng vị trí?
- Chọn câu trả lời đúng trong các phương cho sẵn:
- Mỗi HS chọn đáp án đúng. 
- HS nêu miệng, HS khác nhận xét, GV kết luận
+ Vì sao các phương án còn lại sai?

Tài liệu đính kèm:

  • docTU NGU VE TINH CAM DAU PHAY.doc