THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các loài chim.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
- Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
TRƯỜNG TIỂU HỌC HANH THÔNG Giáo viên: Lớp: Hai / Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: LUYỆN TỪ Tiết: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM I. Mục tiêu Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các loài chim. Kỹ năng: Hiểu được các câu thành ngữ trong bài. Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ các loài chim trong bài. Bài tập 2 viết vào băng giấy, thẻ từ ghi tên các loài chim. Bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ chỉ chim chóc. Gọi 4 HS lên bảng. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Hãy kể tên một số loài chim mà con biết? Để giúp các con mở rộng kiến thức về các loài chim, hôm nay lớp mình học bài Luyện từ và câu về chủ đề này. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1 Treo tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là các loài chim thường có ở Việt Nam. Các con hãy quan sát kĩ từng hình và sử dụng thẻ từ gắn tên cho từng con chim được chụp trong hình. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Chỉ hình minh họa từng loài chim và yêu cầu HS gọi tên. Bài 2 GV gắn các băng giấy có ghi nội dung bài tập 2 lên bảng. Cho HS thảo luận nhóm. Sau đó lên gắn đúng tên các loài chim vào các câu thành ngữ tục ngữ. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Yêu cầu HS đọc. GV giải thích các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu: + Vì sao người ta lại nói “Đen như quạ”? + Con hiểu “Hôi như cú” nghĩa là thế nào? + Cắt là loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi, vì thế ta có câu “Nhanh như cắt”. + Vẹt có đặc điểm gì? + Vậy “Nói như vẹt” có nghĩa là gì? + Vì sao người ta lại ví “Hót như khướu”. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài Bài 3 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc đoạn văn. Gọi 1 HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn. Khi nào ta dùng dấu chấm? Sau dấu chấm chữ cái đầu câu được viết ntn? Tại sao ở ô trống thứ 2, con điền dấu phẩy? Vì sao ở ô trống thứ 4 con điền dấu chấm? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: Tên tôi là gì? GV nêu cách chơi và làm mẫu. 1 HS lên bảng nói các đặc điểm của mình. Sau đó các bạn đoán tên. Ai đoán đúng sẽ nhận được 1 phần thưởng. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về muông thú. Hát Từng cặp HS thực hành hỏi nhau theo mẫu câu “ở đâu?”. Ví dụ: HS 1: Hôm qua tớ đi chơi. HS 2: Hôm qua cậu đi chơi ở đâu? Trả lời. Mở sgk, trang 35. Quan sát hình minh hoạ. 3 HS lên bảng gắn từ. chào mào; 2- chim sẻ; 3- cò; 4- đại bàng ; 5- vẹt; 6- sáo sậu ; 7- cú mèo. Đọc lại tên các loài chim. Cả lớp nói tên loài chim theo tay GV chỉ. Chia nhóm 4 HS thảo luận trong 5 phút Gọi các nhóm có ý kiến trước lên gắn từ. a) quạ b) cú e) cắt c) vẹt d) khướu Chữa bài. HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh. Vì con quạ có màu đen. Cú có mùi hôi. Nói “Hôi như cú” là chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu. Vẹt luôn nói bắt chước người khác. Là nói nhiều, nói bắt chước người khác mà không hiểu mình nói gì. Vì con khướu hót suốt ngày, luôn mồm mà không biết mệt và nói những điều khoác lác. Điều dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp, sau đó chép lại đoạn văn. 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Nhận xét, chữa bài. HS đọc lại bài. Hết câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Vì chữ cái đứng sau không viết hoa. Vì chữ cái đứng sau được viết hoa. Ví dụ: HS 1: Mình tớ trắng muốt, tớ thường bơi lội, tớ biết bay. HS 2: Cậu là thiên nga. v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: