I.Mục tiêu:
- Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.( trả lời được các câu hỏi SGK).
II.Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài tập đọc SGK. Bảng phụ ghi phần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
TẬP ĐỌC Tiết 47 VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I.Mục tiêu: - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui. - Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.( trả lời được các câu hỏi SGK). II.Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài tập đọc SGK. Bảng phụ ghi phần luyện đọc. III.Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ: Gọi 3HS đọc và trả lời câu hỏi bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ(SGK) - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề. * Hoạt động1: Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn (3 lượt). - GV sửa sai phát âm, ngắt nghỉ câu và cụm từ. - Kết hợp giải nghĩa phần chú giải SGK và giải nghĩa thêm một số từ ngữ nếu thấy HS lúng túng. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 + Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? + Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì? + Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. + Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi? + Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em? + Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì? - Yêu cầu HS nêu nội dung của bài. - GV nhận xét, chốt ý: * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm - Yêu cầu 2-3 HS đọc. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm. - Gọi vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - 3 HS lên bảng - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo. - 1 HS đọc chú giải, lắng nghe - HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc. - Lắng nghe -1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo. + Em muốn sống an toàn. + Nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em. + Sôi nổi, nhiệt tình, - 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo. + Chỉ cần điểm tên một số tác phẩm, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú + 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm, trong đó có 45 bức đoạt giải - Tiếp nối nhau nêu - Vài em nhắc lại. - 2 HS nêu, tìm ra cách đọc hay. - 2-3 HS thể hiện cách đọc trước lớp. - Từng cặp luyện đọc diễn cảm. - Lớp theo dõi và nhận xét. 3.Củng cố – dặn dò: - Gọi 1 HS đọc bài và nêu ý nghĩa. - Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010 KHOA HỌC Tiết 47 ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: Sau bài học, HS: - Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. - Giáo dục HS biết ứng dụng vai trò của ánh sáng vào kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao. II. Chuẩn bị : - GV: Hình 94,95 SGK. Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh 1.Bài cũ : Bóng tối + Bóng của một vật hiện ra ở đâu? Khi nào? + Bóng của một vật thay đổi như thế nào? - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài. * Hoạt động1: - Chia lớp thành các nhóm – Yêu cầu quan sát tranh SGK và thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi: + Bạn có nhận xét gì về cách mọc của những cây trong hình 1? + Theo bạn, vì sao những bông hoa ở H2 có tên là hoa hướng dương? + Bạn hãy dự đoán xem cây nào sẽ xanh tốt hơn. Tại sao? + Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng? - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: * Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu thảo luận theo cặp. + Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động? + Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng? + Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt? - GV nhận xét, kết luận: - 2 HS trả lời câu hỏi - HS làm việc theo yêu cầu của GV. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp ( Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi).Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Thực hiện thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - HS cả lớp nhận xét bổ sung. 3. Củng cố - Dặn dò : - HS nêu mục bạn cần biết. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. TUẦN 24 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010 ĐẠO ĐỨC Tiết 24 GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS : - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. II. Chuẩn bị: - Phiếu điều tra. - Mỗi bạn có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. III.Các hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng. + Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng? - Nhận xét, đánh giá HS. 2. Bài mới :Giới thiệu bài – ghi đề. * Hoạt động 1: Trình bày bài tập. - Yêu cầu đại diện nhóm HS báo cáo kết quả điều tra tại địa phương về hiện trạng, về vệ sinh của các công trình công cộng. - Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận về các bản báo cáo, như: + Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân. + Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp. - Nhận xét bài tập về nhà của HS. - GV tổng hợp ý kiến của HS. * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: Màu đỏ: Tán thành. Màu xanh: Phản đối. Màu trắng: Phân vân. - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập, yêu cầu HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước. - Yêu cầu HS giải thích lí do. - GV kết luận: + Ý kiến (a) là đúng. + Các ý kiến (b), (c) là sai. - - Yêu cầu HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK. - 3HS trả lời câu hỏi - Từng nhóm thực hiện trình bày báo cáo trước lớp. - Cả lớp cùng thảo luận về các bản báo cáo. - Lắng nghe. - Từng HS thực hiện theo yêu cầu. - HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước và giải thích lí do. - Lắng nghe. - 1HS đọc. 3. Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc lại phần ghi nhớ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS việc giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. KỂ CHUYỆN Tiết 24 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu - Chọn được một câu chuyện về một hoạt động mình đã tham gia để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. - Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Giáo dục HS ý thức giữ xóm làng, đường phố, trường học xanh, sạch, đẹp. II. Chuẩn bị: - GV : tranh ảnh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. - Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết dàn ý của bài kể. III. Hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện đã nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.. - Nhận xét, cho điểm HS. 2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề * Hoạt động 1 :Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau trao đổi yêu cầu đề bài. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp gợi ý1, 2, 3 SGK. - Yêu cầu từng HS lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể. - Theo dõi học sinh thực hành. * Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện. - GV mở bảng phụ viết vắn tắt dàn ý bài kể chuyện, nhắc HS chú ý kể chuyện có mở đầu - diễn biến - kết thúc. a. Kể trong nhóm: Yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm - GV theo dõi các nhóm kể chuyện. b. Thi kể trước lớp: - Tổ chức cho HS nối tiếp nhau thi kể. - Một số em tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể xong có thể cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất; người nhận xét lời kể của bạn đúng nhất. - Cho điểm HS kể tốt. - 2 HS kể - 2 HS đọc. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi yêu cầu. - 3 HS lần lượt đọc gợi ý. - HS thực hiện trên nháp. - Nhóm 2 thực hiện kể. - HS thực hành kể trong nhóm - HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp và cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - HS bình chọn, tuyên dương 3. Củng cố- dặn dò: - Trong các câu chuyện các bạn kể em thích câu chuyện nào? Vì sao? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe -Chuẩn bị bàisau. Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2010 LỊCH SỬ Tiết 24 ÔN TẬP I. Mục tiêu :Học xong bài này, HS biết: - Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV). - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình. - Các em tự hào vềø truyền thống lịch sử t ... û lời câu hỏi SGK: - Nhận xét, đánh giá HS. 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. * Hoạt động1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. - Yêu cầu HS chỉ vị trí TP Cần Thơ trên bản đồ - Yêu cầu HS dựa vào SGK, bản đồ thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi và trình bày. + Thành phố Cần Thơ nằm ở bên sông nào? Giáp với những tỉnh nào? + Thành phố Cần Thơ đi đến các tỉnh bằng các loại phương tiện giao thông nào? Kết luận: * Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long . - Yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết cầu thảo luận nhóm đôi các câu hỏi: + Em có nhận xét gì về hệ thống kênh rạch của thành phố cần Thơ? + Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện gì cho kinh tế của Cần Thơ? + Tìm dẫn chứng chứng tỏ thành phố Cần Thơ còn là trung tâm văn hoá, khoa học của ĐB sông Cửu Long? + Ở Cần Thơ, có thể đến những nơi nào để tham quan du lịch? * Dành cho HS khá, giỏi: Vì sao thành phố Cần Thơ là TP trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long? - Giới thiệu thêm về một số khu du lịch. - 2 HS trả lời câu hỏi - Quan sát và chỉ vị trí của TP Cần Thơ - Trao đổi theo nhóm đôi. + TP Cần Thơ nằm bên dòng sông Hậu, các tỉnh tiếp giáp với TP Cần Thơ là: Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang + Đường ô tô, đường sông và đường hàng không. - Thảo luận theo nhóm 2 em. + Hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ chằng chịt, chia cắt thành phố ra nhiều phần. + Tạo điều kiện để TP Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thủy sản. + Có viện nghiên cứu lúa. nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón thuốc trừ sâu, + Chợ nổi, bên Ninh Kiều, vườn cò, vườn chim, - Trả lời - Lắng nghe, quan sát tranh ảnh 3. Củng cố - Dặn dò :- Gọi HS đọc ghi nhớ - Nhận xét tiết học.Về học bài và chuẩn bị bài sau HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 24 TÌM HIỂU NGÀY TẾT I. Mục đích, yêu cầu : - Đánh giá các hoạt động tuần 23 – Sinh hoạt theo chủ đề - nêu kế hoạch tuần 24 - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. - Đoàn kết, giúp đỡ bạn. Nhận ra những sai phạm của mình và của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục các em có ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị :Nội dung sinh hoạt 1 .Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần: - Lớp trưởng điều khiển cho lớp sinh hoạt. - Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ. Nhận xét ưu khuyết của từng cá nhân. - Lớp trưởng báo cáo tình chung của chi đội. - Các thành viên có ý kiến. - Giáo viên tổng kết chung . * Hạnh kiểm - Học tập - Hoạt động khác - Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp. - Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Đi học chuyên cần, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Có tinh thần thi đua giành nhiều hoa điểm tốt. - Học tập chăm chỉ. Có ý thức rèn chữ, giữ vở. - Các em có ý thức học tập tốt, học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Tham gia tốt công trình măng non 2. Nêu phương hướng tuần 24 - Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 23 cố gắng phát huy hơn nữa ở tuần 24 - Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp. - Thực hiện đi học chuyên cần . - Duy trì phong trào hoa điểm tốt và phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” - Thực hiện tốt An toàn giao thông. 3. Sinh hoạt theo chủ đề - Tìm hiểu về ngày Tết LỚP 4 Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010 MĨ THUẬT Tiết 24 VTT : TÌM HIỂU VỀ CHỮ NÉT ĐỀU - Làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc đểm và vẽ đẹp của nó. - Tô được màu vào dòng chữ kẻ sẵn. - HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều. III. Các hoạt động dạy học Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề * Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét - Giới thiệu một số chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm để HS phân biệt A B C D Đ E G H I K L M N P Q R T U V X Y HỌC TẬP HỌC TẬP - GV chỉ vào bảng chữ nét đều và tóm tắt: * Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ nét đều - Yêu cầu HS quan sát hình 4 , trang 57 để các em nhận ra cách kẻ chữ nét đều. - Giới thiệu hình 5 / 57 SGK yêu cầu HS tìm cách kẻ chữ. Ví dụ : Tìm tâm của đường tròn để vẽ nét cong của chữ R, Q, D , S , B, P . * Hoạt động 3: Thực hành - Yêu cầu HS vẽ vào dòng chữ có sẵn. - Cho HS vẽ màu vào dòng chữ nét đều ở vở thục hành - GV theo dõi giúp đỡ HS vẽ chậm * Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá - Trưng bày sản phẩm GV cùng cả lớp nhận xét tìm ra bài đẹp nhất . - GV tuyên dương - Quan sát nhận xét + Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to, nét nhỏ. + Chữ nét đều có tất cả các nét đều nhau - HS chú lắng nghe - HS quan sát và nhận xét tìm ra cách kẻ chữ. - HS thực hành vẽ vào vở bài tập - Trưng bày sản phẩm - 1 HS nêu 3.Củng cố – Dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét tiết học - Về chuẩn bị bài sau . TOÁN Tiết 120 LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : - Củng cố kĩ năng cộng, trừ phân số . - Thực hiện được cộng, trừ phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho) một số tự nhiên. Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ phân số . - Vận dụng tốt các bài tập, tính toán chính xác , trình bày khoa học . II .Chuẩn bị : - HS xem trước bài III .Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1.Bài cũ: Luyện tập - Gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm: - GV sửa bài; ghi điểm cho HS . 2. Bài mới : Giới thiệu bài-Ghi đề * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ hai phân số khác mẫu số. -Yêu cầu HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - Sửa bài. Bài 2 : Tính : - Tiến hành tương tự bài tập 1 Bài 3 : + Bài tập yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn HS làm bài. - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét chữa bài Bài 5 : - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tóm tắt và giải - Nhận xét chữa bài - 2 HS làm bài trên bảng. - 1 HS đọc đề - 2 HS nêu - Thực hiện làm vở. Lần lượt lên bảng sửa. 4 HS lần lượt lên bảng làm bài. ; - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Tìm x - Theo dõi. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. x + x - x = - x = x = x = - 1 HS đọc đề - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làmvàovở. Giải. Số học sinh học tin học và tiếng Anh là : = ( tổng số HS) Đáp số: tổng số HS 3.Củng cố - Dặn dò : + Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết? - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. KĨ THUẬT Tiết 24 CHĂM SÓC RAU HOA ( Tiết 1) I.Mục tiêu: - HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây, rau, hoa. II. Chuẩn bị: - Cây trồng trong chậu( bầu đất). Dầm xới hoặc cuốc. Bình tưới nước.Rổ đựng cỏ. III. Các hoạt động dạy - học : Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : - Nêu ghi nhớ của bài? - Nhận xét, đánh giá HS. 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây. 1.Tưới nước cho cây: - Gợi ý để HS nhớ lại nội dung đã học: + Nêu những điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa? + Nêu các biện pháp chăm sóc rau, hoa? + Nêu mục đích của việc tưới nước là gì? + Ở gia đình em thường tưới cho rau, hoa vào lúc nào? Vì sao? Tưới bằng dụng cụ gì? + Trong H1 người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào? 2.Tỉa cây: + Thế nào là tỉa cây? + Tỉa cây nhằm mục đích gì? - Hướng dẫn HS quan sát H2 và nêu nhận 3. Làm cỏ: + Nêu tác hại của những cây cỏ dại đối với rau, hoa? - Hướng dẫn HS cách tiến hành làm cỏ: + Tại sao phải diệt cỏ dại về ngày nắng? + Làm cỏ bằng dụng cụ gì? 4. Vun xới đất cho cây rau, hoa. + Nêu nguyên nhân làm cho đất bị khô, không tơi xốp? - Gợi ý để HS nêu tác dụng của vun gốc. - GV nhận xét, kết luận về mục đích của việc vun, xới đất. - Hướng dẫn HS quan sát H3/ SGK yêu cầu HS nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất. - 2 HS lên bảng - HS đọc nội dung bài SGK, lớp theo dõi. + Ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí, - Tiếp nối nhau nêu + Giúp cho cây đủ độ ẩm, - HS nêu - HS trả lời, một số em bổ sung. + Nhổ bỏ những cây gầy yếu, sâu bệnh, + Giúp cây khỏe, phát triển tốt, cho năng suất cao. - Quan sát nhận xét + Hút mất chất dinh dưỡng của cây, .. + Vì diệt cỏ dại về ngày nắng cỏ mau khô + Làm cỏ bằngcuốc hoặc dầm xới. - Theo dõi, lắng nghe. + Do mưa, do tưới nước lâu ngày không xới đất lên, đất khô do không tưới nước. - Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh. - Lắng nghe. - Theo dõi. 3. Củng cố - Dặn dò : - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ theo SGK - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ, đất để tiết sau thực hành.
Tài liệu đính kèm: