Giáo án Lớp 4 tuần 2

Giáo án Lớp 4 tuần 2

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .

 2. Kĩ năng : Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật .

 3. Thái độ : Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .

 - Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .

 - Hệ thống câu hỏi gợi mở .

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 31 tháng 08 năm 2009 
Chào cờ
SINH HOẠT DƯỚI CỜ TUẦN 2
Tập đọc 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
 2. Kĩ năng : Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật .
 3. Thái độ : Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .
	- Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
 - Hệ thốùng câu hỏi gợi mở .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Mẹ ốm .
	- 1 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Mẹ ốm ” .
	- 1 em đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý nghĩa truyện .
 - Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới : (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) .
 a) Giới thiệu bài :
	Trong bài đọc lần trước , các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò . Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn nghe về sự ức hiếp của bọn Nhện và tình cảnh khốn khó của mình . Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò . Bài đọc hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn Nhện , giúp Nhà Trò .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Chia đọan, luyện đọc .
MT : Giúp HS biết chia đọan, đọc đúng từ,câu,đoạn.
PP :Trực quan, giảng giải , thực hành .
 - GV đọc mẫu lần 1
- GV hướng dẫn HS chia đoạn ->GV chốt 3 đoạn .
 + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu ( Trận địa mai phục của bọn nhện ) .
 + Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo ( Dế Mèn ra oai với bọn nhện ) .
 + Đoạn 3 : Phần còn lại ( Kết cục câu chuyện ) .
 - GV cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn :
 +Lần 1 :đọc và nêu từ kho ,câu khó => GV chốt.
 +Lần 2,3:đọc kết hợp giúp các em hiểu các từ ngữ được chú giải ở cuối bài.
 -GV chốt lại nghĩa 1 số từ ngữ : lủng củng,béo múp béo míp.
 - GV đưa bảng phụ có ghi câu:
 “Ai đứng chóp bu bọn này ?
 Thật đáng xấu hổ !
 Có phá hết vòng vây đi không ?”
 - GV lưu ý cách đọc => GV đọc mẫu
 -Cho HS đọc theo nhóm đôi,GV theo dõi,uốn nắn
 Chuyển ý: Các em vừa luyện đọc các từ ,câu,đoạn khó.Để giúp các em nắm vững nội dung bài,cô mời các em chuyển sang hoạt động 2
Hoạt động lớp ,cá nhân,dãy,nhóm
- Lớp theo dõi
- 1 em khá đọc,lớp đọc thầm
- HS tham gia chia đoạn,bạn nhận xét,bổ sung
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn theo hàng dọc. Đọc 2 – 3 lượt .
-HS đọc phần chú giải các từ ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- HS đọc
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Điều khiển lớp đối thoại , nêu nhận xét , thảo luận và tổng kết .
- Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi :
 + Đoạn 1 : 
 Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
 - Nêu ý đoạn 1?
 - GV chốt : Trận địa mai phục của bọn Nhện.
 + Đoạn 2 :
 Yêu cầu HS đọc và trao đổi nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
 Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
 -Nêu ý đoạn 2 ?
 => GV chốt:Dế Mèn ra oai với bọn Nhện
 + Đoạn 3 :
 Yêu cầu HS đọc ,trao đổi nhóm 2:
 Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
 Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?
- GV giúp HS đi tới kết luận : Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi nhưng mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng , thích hợp nhất là danh hiệu “hiệp sĩ ” vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ,kiên quyết và hào hiệp để chống áp bức ,bất công ,che chở,bênh vực cho kẻ yếu.
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp :
+ Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường , bố trí nhện gộc canh gác , tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ .
-HS nêu ,bạn bổ sung
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời:
+ Đầu tiên , Dế Mèn chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh . Thấy nhện xuất hiện , vẻ đanh đá , nặc nô ; Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh .
- HS nêu,bạn bổ sung
-HS trao đổi nhóm 2
+ Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ , đồng thời đe dọa chúng .
+ Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cuống cuồng chạy dọc , ngang , phá hết các dây tơ chăng lối .
- Đọc câu hỏi 4 , trao đổi , thảo luận , chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn .
- HS lần lượt nêu:võ sĩ,tráng sĩ,hiệp sĩ,dũng sĩ,anh hùng.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Cho HS đọc nối nhau cả bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Từ trong hốc đá  vòng vây đi không ?
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công trong cuộc sống .
 5. Dặn dò : (1’) .
	- Về đọc kĩ “Truyện cổ nước mình”:trả lời câu hỏi ,chia đoạn,nêu ý nghĩa bài thơ
_____________________________________
Toán
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : Giúp HS : Oân lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề . Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số .
 2. Kĩ năng : Rèn đọc , viết các số thành thạo
 3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phóng to bảng SGK , bảng từ hoặc bảng cài , các thẻ số có ghi 100 000 ; 10 000 ; 1000 ; 100 ; 10 ; 1 ; các tấm ghi các chữ số 1 ; 2 ; 3 ;  ; 9 có trong bộ ĐDDH Toán 3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài :. Các số có sáu chữ số
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Số có sáu chữ số .
MT : Giúp HS nắm quan hệ hàng của các số có 6 chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . 
 -Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề:
 - GV chốt , dán nháp ép đã ghi sẵn lên bảng.
 - GV giới thiệu về hàng trăm nghìn: 
 + 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn .
 + 1 trăm nghìn viết là 100 000 .
 - Cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn:
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn
Vị
-Sau đó gắn các thẻ số 100 000 ; 10 000 ;  10 ; 1 lên các cột tương ứng trên bảng . 
 -Yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn , chục nghìn ,  , đơn vị ?
 - Gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm 
Chục
Đơn vị
100000
100000
100000
100000
10000
10000
10000
1000
1000
100
100
100
100
100
10
1
1
1
1
1
1
4
3
2
5
1
6
 - Cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn , chục nghìn ,  , đơn vị 
 - Hướng dẫn viết và đọc số .
 + Viết số: 432 516
 + Đọc số :Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
 - Tương tự như vậy , lập thêm vài số có sáu chữ số nữa trên bảng , cho HS lên bảng viết và đọc số .
 - GV viết số , sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000 ; 10 000 ; 1000 ; 100 ; 10 ; 1 và các tấm ghi các chữ số 1 ; 2 ; 3 ;  ; 9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng .
Hoạt động lớp .
- HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề : 
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn 
10 nghìn = 1 chục nghìn
- HS theo dõi,quan sát
+HS đếm và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
- HS đọc và viết số
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS vận dụng làm tốt các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Cho HS đọc nội dung, yêu cầu của đề
 a) GV phân tích mẫu và hướng dẫn học sinh cộng các số ở các hàng lại với nhau rồi ghi kết quả , sau đó mới đọc số .
 b) GV dán nháp ép bài 1 b trong SGK
 - Bài 3 : Đọc các số sau: 96315,796315,106315,106827
 - Bài 4 : Viết các số sau:
 a) Sáu mươi ba nghìn một trăm mười lăm
 b) Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu
Hoạt động lớp ,nhóm.
- HS đọc nội dung ,yêu cầu
- HS theo dõi
 - Yêu cầu HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 523 453 . Cả lớp đọc số 
- HS nêu miệng ,bạn nhận xét 
- HS viết các số tương ứng vào vở, sửa hình thức tiếp sức ngẫu nhiên mỗi dãy 3 em.
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách đọc , viết số vừa học .
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập 2/9 ; 4c,d/10 SGK .
 - Chuẩn Bị:Xem trước tiết luyện tập trang 10.
__________________________________
Chính tả
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Hiểu nội dung bài viết “ Mười năm cõng bạn đi học ”
Kĩ năng : Nghe – viết chính xác , trình bày đúng đoạn văn “ Mười năm cõng bạn đi học ” . Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm đầu , vần dễ lẫn : s / x , ăng / ăn .
Thái độ : Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng  ... ớp nghìn gồm những hàng nào ?
- Đếm số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số 0 .
- Ghi lần lượt ở bảng : 10 000 000 , 
 100 000 000 .
- Nêu lại : Lớp triệu gồm các hàng : triệu , chục triệu , trăm triệu .
- Nêu lại các hàng , các lớp từ bé đến lớn 
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu 
- Bài 2 : Hướng dẫn HS viết các số từ 30000000 đến 100000000 rồi 200000000; 300000000 .
- Bài 4 : Viết theo mẫu .
GV hướng dẫn HS :
TH2 : đọc số , rồi viết số ( bằng chữ ) . rồi viết chữ số ở từng hàng vào ô tương ứng .
TH 3 : đọc số , viết lại lời đọc , rồi viết chữ số ở từng hàng vào ô tương ứng .
TH4 : đọc số , viết lại lời đọc , rồi viết chữ số ở từng hàng vào ô tương ứng .
TH 5 : đọc số , viết lại lời đọc , rồi viết số .
Hoạt động lớp .
- HS đếm , bạn nhận xét .
- Quan sát mẫu , sau đó tự làm bài . Có thể làm theo cách chép lại các số , chỗ nào có chỗ chấm thì vết luôn số thích hợp 
- Phân tích mẫu , sau đó tự làm các phần còn lại .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại tên các hàng trong lớp triệu .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 10 sách BT .
____________________________________
Luyện từ và câu 
DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu : báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
 2. Kĩ năng : Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn . 
 3. Thái độ : Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết .
	- Yêu cầu 2 em đọc lại BT 1 và BT 4 ở tiết trước .
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới : (27’) Dấu hai chấm .
 a) Giới thiệu bài :
 Khi nói,ta thường dùng ngữ điệu. Khi viết, ta phải sử dụng dấu câu .Ở lớp 3 ,các em đã học những dấu câu nào? (Dấu chấm,dấu phẩy,dấu chấm hỏi,dấu chấm than).Bài học hôm nay cho các em biết tác dụng và cách dùng 1 dấu câu khác đó là: Dấu hai chấm .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tác dụng của dấu hai chấm .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
 - GV cho HS đọc nội dung,yêu cầu bài tập 1.
 - Cho trao đổi nhóm đôi,đọc thầm và rả lời câu hỏi:
 +Trong các câu văn,câu thơ sau,dấu hai chấm có tác dụng gì?
 - GV chốt: 
 a)Dấu : báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ dùng với dấu ngoặc kép.
 b)Dấu : báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn,dùng với dấu gạch đầu dòng.
 c)Dấu : báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ điều lạ mà bà nhận thấy khi về nhà.
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc nội dung BT1.
- 1 em đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi đọc lần lượt từng câu văn , thơ ; nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
 - Qua các ví dụ a,b,c ở phần nhận xét em hãy cho biết tác dụng của dấu` hai chấm?
 - Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào?
 => GV chốt,dán nháp ép lên bảng.
Hoạt động lớp .
- HS nêu,bạn nhận xét ,bổ sung.
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ trên bảng,SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS vận dụng làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
 - Bài 1 :
 + Cho HS đọc nội dung ,yêu cầu 
 - GV chốt lời giải đúng:
 a/ +Dấu : thứ I có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi”(người cha)
 +Dấu : thứ II có tác dụng báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo
 b/ +Dấu :có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước,làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước
 -Bài 2 : 
 - Cho HS đọc nội dung,yêu cầu
 * Khi dấu : dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với những dấu nào?
 *Còn khi dùng để giải thích thì sao?
 = GV chốt: 
 + Để báo hiệu lời nói của nhân vật , có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng nếu là những lời đối thoại .
 + Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm .
 - Cho HS dựa vào truyện Nàng tiên Oác để viết 1 đoạn văn
 - GV nhận xét ,chốt,liên hệ giáo dục : Khi viết đoạn văn,ta cần chú ý sử dụng dấu câu thật hợp lý,phù hợp với văn cảnh trong đoạn văn mình viết.
Hoạt động lớp ,nhóm.
- 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 .
- 1 em đọc yêu cầu
- HS đọc thầm từng đoạn văn , trao đổi nhóm đôi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn .
- Đại diện nhóm trình bày,bạn nhận xét bổ sung.
- HS đọc nội dung,yêu cầu bài tập . Cả lớp đọc thầm .
- Dùng với dấu “ “hoặc khi xuống dòng với dấu gạch đầu dòng.
- thì không cần dùng phối hợp với dấu nào cả.
- Cả lớp thực hành viết đoạn văn vào vở .
- Một số em đọc đoạn viết trước lớp , giải thích tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp .
- Cả lớp nhận xét .
 4. Củng cố : (3’)
	- Dấu hai chấm và dấu chấm có điểm gì khác nhau? 
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : (1’)
 - Về học ghi nhớ
	- Yêu cầu HS về nhà tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu hai chấm , giải thích tác dụng của các cách dùng đó . Mang từ điển đến lớp để sử dụng trong tiết sau: Từ đơn,từ phức.
Tập làm văn 
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : Hiểu trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật
 2. Kĩ năng : Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện , tìm hiểu truyện . Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
 3. Thái độ : 	- Yêu thích việc tả ngoại hình nhân vật .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết yêu cầu BT 1 .
	- Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể lại hành động của nhân vật .
	- Kiểm tra 2 em nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài trước .
	- Nêu câu hỏi : Trong các bài học trước , em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ? ( Qua hình dáng , hành động , lời nói và ý nghĩ của nhân vật )
 3. Bài mới : (27’) Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài :
	Ở con người , hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách , phẩm chất bên trong . Vì vậy , trong bài văn kể chuyện , việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách . Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tính cách của nhân vật qua việc tả ngoại hình .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
- Phát phiếu cho 3 – 4 em làm bài ý 1 , trả lời miệng ý 2 .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 3 em nối tiếp nhau đọc các BT 1 , 2 , 3 .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , từng em ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò . Sau đó suy nghĩ , trao đổi để trả lời câu hỏi : Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này ?
- Những em làm bài trên phiếu dán bài lên bảng , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
Hoạt động lớp .
- 3 – 4 em đọc phần Ghi nhớ SGK . 
- Cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Dán 1 tờ phiếu viết nội dung đoạn văn tả chú bé lên bảng .
- Kết luận .
- Bài 2 : Nêu yêu cầu bài tập và nhắc HS :
+ Có thể kể 1 đoạn kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên , không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện .
+ Quan sát tranh minh họa truyện thơ “ Nàng tiên Oác ” để tả ngoại hình bà lão và nàng tiên .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Cả lớp đọc thầm lại , viết nhanh vào vở những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc , trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
- 1 em lên bảng gạch dưới các chi tiết miêu tả , trả lời câu hỏi .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung ý kiến .
- Từng cặp trao đổi , thực hiện yêu cầu của bài .
- Vài em thi kể .
- Nhận xét cách kể của các bạn có đúng với yêu cầu của bài không .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Muốn tả ngoại hình của nhân vật , cần chú ý tả những gì ? ( Hình dáng , vóc người , khuôn mặt , đầu tóc , trang phục , cử chỉ  )
	- Nói thêm : Khi tả , chỉ nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu . Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm cho bài viết dài dòng , nhàm chán , không đặc sắc 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Xem trước bài học tiết sau .
___________________________________
Sinh hoạt lớp
TUẦN 2
____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGAO AN LOP 4 TUAN 2 DU.doc