Giáo án Lớp 4 tuần 1

Giáo án Lớp 4 tuần 1

Môn: Tập đọc

 Tiết: 1 - Tuần: 1

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I/ Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu các từ ngữ trong bài

 Hiểu ND câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp –bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về nhân vật. (TLCH SGK)

- Biết bênh vực, giúp đỡ người yếu, em nhỏ.

II/ Đồ dùng dạy học

SGK , tranh ảnh Dế Mèn , Nhà trò

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1212Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: ../../..
 	Môn: Tập đọc 
 Tiết: 1 - Tuần: 1
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu các từ ngữ trong bài
 Hiểu ND câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp –bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về nhân vật. (TLCH SGK)
- Biết bênh vực, giúp đỡ người yếu, em nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học
SGK , tranh ảnh Dế Mèn , Nhà trò
III/ Hoạt động dạy học
 1. Khởi động(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs
 3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài(1’)
	Giới thiệu chủ điểm và bài học.
b/ Các hoạt động dạy học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
10’
10’
Hoạt động1: Luyện đọc
+Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dể lẫn. Hiểu các từ ngữ trong bài
+Cách tiến hành
-Gọi HS đọc nối tiếp nhau 
-GV hướng dẫn Hs cách chia đoạn
-Gv gọi 2 hs khác đọc toàn bài
-Gv y/c hs tìm hiểu về ý nghĩa các từ khó 
+Kết luận
Gv đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động2: Tìm hiểu baì
Ø+Mục tiêu: Hiểu ND câu chuyện và TLCH SGK.
+Cách tiến hành
-Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
Truyện có những nhân vật chính nào?
Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
-Gv y/c hs đọc thầm đoạn 1
Dế mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
-Gv gọi 1 hs đọc to đoạn 2
Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
-Gv gọi 1 hs đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi
-Gv gọi 1 hs đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi 3
Yêu cầu Hs đọc lướt toàn bài để trả lời câu hỏi 4
+Kết luận:Gv chốt lại ghi bảng nội dung
Hoạt động3: Hướng dẫn hs đọc diễn cảm
+Mục tiêu: Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật
+CTH:-Gv hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp
-Gv yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, 
-Cho HS luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm trước lớp
KL:Nhận xét, bình chọn HS đọc bài hay nhất
-Hs đọc nối tiếp đoạn
+hs1 :Một hôm......bay được xa
+hs2 :Tôi đến gần .....ăn thịt em
+ hs3 :còn lại
-2 hs đọc to trước lớp, hs cả lớp theo dõi 
-1 hs đọc to phần chú giải
-Hs theo dõi
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
-HS đọc nối tiếp đoạn
-Luyện đọc theo cặp 
-Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
 4. Củng cố(3’)
LGGD:-Em đã bao giờ biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa?
 5. Hoạt động nối tiếp (2’)
-Về nhà các em đọc lại bài nhiều lần, tìm đọc thêm tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
-Gv nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: ../../..
Môn: Chính tả 
Tiết: 1 - Tuần: 1
 Nghe viết bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/ Mục tiêu
1-Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng chính xác đoạn văn : Một hôm.........vẫn khóc. (không mắc quá 5 lỗi trong bài)
2-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt những tiếng có âm đầu l / n hoặc vần an / ang dễ lẫn.
3- Giáo dục ý thức rèn luyện chữ đẹp, giữ vở sạch.
II/ Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn BT2
III/ Hoạt động dạy học
Khởi động
Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs . nêu một số đồ dùng cần thiết để học chính tả.
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu phân môn chính tả. Nêu mục tiêu của bài học.
 b/ Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20’
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết chính tả
+Mục tiêu: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng chính xác đoạn văn : Một hôm..............vẫn khóc
+Cách tiến hành:
-Gv đọc đoạn văn viết một lượt. 
+Đoạn trích cho em biết về điều gì ? 
-Sau đó Gv y/c hs tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả
-GV y/c HS đọc các từ khó vừa tìm được
-Gv đọc các từ kho:ù cỏ xước, xanh dài , tỉ tê , chùn chùn , ....
GV nhắc HS cách trình bày bài viết chính tả, cách cầm viết, ngồi viết đúng.
-GV đọc cho HS viết chính tả
-Gv đọc cho hs viết với tốc độ vừa phải, từng câu hoặc cụm từ ( Gv đọc mỗi câu 3 lần )
-Sau khi HS viết xong GV đọc lại lần cuối cho hs soát lỗi
-Gv chấm 10 bài
+Kết luận:
Nhận xét bài chấm, chữa lỗi cơ bản
Hoạt động 2: luyện tập
+Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt những tiếng có âm đầu l / n hoặc vần an / ang dễ lẫn
+Cách tiến hành:
Bài 2.b
-Gọi 1 hs đọc y/c
-Yêu cầu HS tự làm ,sau đó gọi hs lên bảng chữa bài 
-Gv y/c hs nhận xét
-Gv nhận xét , bổ sung chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3a.
-Gọi 1 hs đọc y/c 
-Gv tổ chức cho HS làm bài
-GV chốt lại đáp án: a)Cái la bàn
 b)Hoa lan
+Kết luận:Nhận xét phần luyện tập
-Hs đọc đoạn viết
-Hs trả lời
-HS tìm từ
- Hs đọc các từ khó
-Hs viết các từ khó vào bảng con
- Hs nêu cách trình bày và cách viết
-HS viết chính tả
-HS soát lỗi 
-Hs đổi tập soát lỗi cho nhau
-Hs đọc y/c 
HS làm bài cá nhân vào giấy nháp.2HS làm bài trên bảng phụ.
-2HS trình bày bài
-Hs nhận xét , bổ sung
-Hs đọc y/c
-Hs trao đổi nhóm đôi
-Hs trình bày trước lớp
4.Củng cố
Gọi vài hs lên bảng viết lại các từ vừa viết sai
5.Hoạt động nối tiếp
-Dặn HS về nhà viết lại các từ viết sai , một từ viết một dòng, em nào viết sai quá 4-5 lỗi viết lại bài 
-Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: ../../..
Môn: Toán
Tiết: 1 - Tuần: 1
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS: 	
- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. 
- Biết phân tích cấu tạo số.
- Ôn tập về chu vi của một hình. ( HS khá giỏi)
Kĩ năng:
Củng cố cho học sinh về đọc viết các số trong phạm vi 100 000, viết tổng thành số, tính chu vi của một hình. 
Thái độ: Giáo dục học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng
	- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Khởi động: (1’)
Bài cũ: (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1’) GV ghi tựa lên bảng. 
b) Các hoạt động
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
30’
8’
8’
7’
7’
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS ôn tập.
+ Mục tiêu : - Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000; Biết phân tích cấu tạo số.Ôn tập về chu vi của một hình. ( HS khá giỏi)
+ Cách tiến hành: 
Bài 1:
 - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
 - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b . GV đặt câu hỏi gợi ý HS: 
a)+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
 + Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b) Tương tự
 Bài 2:
 - GV yêu cầu HS tự làm bài . 
 - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau. 
 - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số. 
 - GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét , sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3:(HSTB: aviết được 2 số; b dòng 1
 - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét và cho điểm. 
Bài 4: ( HS khá giỏi)
 - GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
 - Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy?
- Yêu cầu HS làm bài . 
* Kết luận chốt ý:Nhận xét chung việc làm bài của HS
- HS nêu yêu cầu . 
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập. 
- Các số tròn chục nghìn . 
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị. 
- 2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào VBT. 
- HS kiểm tra bài lẫn nhau. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu bài tập . 
- 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào VBT . Sau đó , HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
- Tính chu vi của các hình. 
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. 
- Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2. 
- Ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4. 
- HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau. 
Củng cố: (4’) 
	- Trả lời 1 số câu hỏi theo nội dung bài học	
- Giáo dục: rèn tính cẩn thận, chính xác
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................... 
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: ../../..
	Môn: Khoa học 
 Tiết: 1 - Tuần: 1
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I/ Mục tiêu:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để duy trì sự sống.
- Kể được những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống
- Gíao dục HS bảo vệ mơi trường. Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần
II/ Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trang 4-5 SGK
- Phiếu học tập –SGK
III/ Hoạt động dạy học
Khởi động
Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra dụng cụ học tập của Hs
 3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài:
 Gv nêu m ... a bản đồ. HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
+Cách tiến hành
-Gv y/c hs đọc SGK, quan sát bản đồ bản đồ trên bảng thảo luận các câu hỏi sau
Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
Trên bản đồ người ta thường kí hiệu các hướng bắc, nam, đông, tây như thế nào ?
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ?
Bảng chú thích hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ cho ta biết điều gì? 
-Gv tổ chức cho hs trình bày
+Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ vừa tìm hiểu đó là: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ
-Hs lần lượt nhìn vào từng bản đồ đọc tên
-1-2 HS lên bảng chỉ vào bản đồ và nêu 
-Làm việc cá nhân
+Người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay vệ tinh, nghiên cứu vị trí các đối tượng càn thể hiện.....
+Tuỳ theo tỉ lệ có trong bản đồ
+Hs trả lời 
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
 4. Củng cố 
-Gv gọi hs nêu các yếu tố của bản đồ
-Gv gọi hs lên bảng vẽ một số kí hiệu bản đồ
 5. Hoạt động nối tiếp 
-Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị bài sau
-Gv nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: ../../..
Môn: Luyện từ và câu 
 Tiết: 2 - Tuần: 1
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục tiêu 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học( âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1
- Nhận biết được các tiếng bắt vần với nhau ở BT2, 3
- HS khá giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần giống nhau trong thơ BT4; giải được câu đố ở BT5. 
II/ Đồ dùng dạy học 
Bảng kẻ sẳn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần cho 3 bộ phận : âm đầu , vần , thanh 
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: hát (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (4’)
 - Gọi 2hs lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu : Ở hiền gặp lành và Uống nước nhớ nguồn
Gv nhận xét ghi điểm
3/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi tựa bảng – hs nhắc lại
b/ Hoạt động dạy học
TL
GV
HS
8’
5’
5’
5’
5’
Hoạt động 1: Bài 1 
MT: Hs phân tích được cấu tạo của tiếng
CTH: HĐ nhóm đôi
-Gọi hs đọc y/c bài tập , đọc cả phần mẫu trong SGK
Gv cho hs làm theo nhóm đôi 
-Y/c hs phân tích cấu tạo tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ .Thi đua xem nhóm nào làm nhanh ,đúng 
Hoạt động 2: Bài 2, 3, 4
MT: Hs hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ
CTH: Bài 2: HĐ cả lớp
 -Gv gọi hs đọc y/c 
+câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào 
+ trong câu tục ngữ hai tiếng nào bắt vần với nhau
Bài 3 :Gọi hs đọc y/c và hs tự làm bài vào vở 
Bài 4: HS khá giỏi
+Qua hai bài tập trên em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau ?
-Gv nhận xét tuyên dương
Hoạt động 3: Bài 5 - HS khá giỏi
MT: HS hiểu và giải được câu đố
CTH: HĐ cả lớp:
-Gv y/c hs đọc câu đố 
-Hs suy nghĩ trả lời, Gv có thể gợi ý cho hs trong việc tìm chữ 
-Gv nhận xét tuyên dương
-Hs đọc y/c bài tập
-Hs trao đổi nhóm đôi 
Tiếng âm đầu vần thanh
 Khôn kh ôn ngang
ngoan ng oan ngang
đối đ ôi sắc 
-Hs đọc y/c bài
+câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát 
 + 2 tiếng ngoài – hoài , bắt vần với nhau giống nhau cùng có vần oai
-Hs tự làm bài vào vở
+Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn 
-Hs đọc lần lượt các câu đố
-Hs suy nghĩ trả lời (Chữ út ,chữ ú, chữ bút )
 4/ Củng cố:( 2’)
+Tiếng có cấu tạo mấy phần ? Những bộ phận nào không thể thiếu trong cấu tạo tiếng
-Gv nhận xét tuyên dương ghi điểm
5/ Hoạt động nối tiếp(2’)
Về nhà làm bài tập 5 vào vở và chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: ../../..
	Môn: Tập làm văn 
 Tiết: 2 - Tuần: 1
 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu
1- Hs biết : văn kể chuyện phải có nhân vật . Nhân vật trong tryện là người , là con vật , đồ vật , cây cối,được nhân hoá.
2- Nhận biết tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật (BT1).
3- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Ba ,bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của BT.I1.
HS: VTB Tiếng Việt 4,tập một (nếu có).
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Ổn định:hát (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (4’)
 - Gv gọi hs : Em hãy cho biết bàiø văn kể chuyện khác các bài văn không phải văn kể chuyện ở những điểm nào ?
-Gv nhận xét ghi điểm
3/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài : (1’)
-Gv nêu mục tiêu của tiết học - ghi tựa 
b/ Các hoạt động dạy học 
TL
Gv
Hs
15’
Hoạt động 1: Nhận xét
MT: - Hs biết : văn kể chuyện phải có nhân vật . Nhân vật trong tryện là người , là con vật , đồ vật , cây cối,được nhân hoá.
15’
CTH: Bài 1 – HĐ cả lớp
Gv y/c hs đọc đề bài
+Các em đã học những câu chuyện nào ?
-Gv ghi bảng tên các câu chuyện 
+Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ Ba bể
-Gv y/c hs ghi các nhân vật đó vào giấy 
+Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
-Gv nhận xét
Kết luận :Các nhân vật trong truyện có thể là người , các con vật ,cây cối đã được nhân hoá ,để biết tính cách của nhân hoá
Bài 2: HĐ nhóm 2
-Gv gọi hs đọc y/c 
-Y/c hs thảo luận nhóm đôi 
+Nhận xét về tính cách của các nhân vật sau: Dế mèn , Mẹ co bà nông dân
+Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật 
-Gv nhận xét 
Kết luận : Nhờ hành động, lời nói của nhân vật nói lên tính cách nhân vật ấy-Gv ghi ghi nhớ lên bảng
Hoạt động 2: Luyện tập 
MT: Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
Bài 1: HĐ cả lớp
-Gọi hs đọc y/c 
- Nêu câu hỏi yêu cầ HS trả lời
Gv chốt lại ý chính : +Nhờ quan sát hành động của ba anh em mà bà đưa ra nhận xét như vậy 
Bài 2: HĐ cá nhân
Gv y/c hs đọc y/c sau đó cho hs làm miệng .
-Gv quan sát giúp đỡ hs 
-Gv nhận xét tuyên dương
-HS đọc đề bài
-HS trả lời
– hs nhắc lại
-HS trả lời
-Hs đọc y/c 
Hs trả lời- hs khác nhận xét.
HS thảo luận nhóm đôi và ghi ra giấy. 
Hs trình bày
-hs lắng nghe
- 1HS nhắc lại phần ghi nhớ
-Hs đọc y/c
- HS trả lời- HS khác nhận xét.
+Hs nêu tính cách Của từng nhân vật (SGK)
-Hs đọc y/c 
-Hs làm miệng 
4/ Củng cố (3’) 
+Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
+GD tính cách của từng HS.
5/ Hoạt động nối tiếp (2’)
- Về nhà các em viết lại câu chuyện các em vừa làm miệng
- Học thuộc ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: ../../..
Môn: Toán 
 Tiết: 5 - Tuần: 1
	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1 - Kiến thức: 
- Củng cố về biểu thức có chứa một chữ. 
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a
2 - Kĩ năng: - Tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác
II: Đồ dùng dạy- học
 GV: - Đề bài toán 1a, 1b, 3 chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy. 
 HS: SGK
III. Hoạt động dạy- học
1. Khởi động: ( 1’)
2. Bài cũ: ( 3’ ) : - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 4, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. 
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: ( 1’ 
b. Các hoạt động
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
7’
8’
5’
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập: 
+ Mục tiêu: - Tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a
+ Cách tiến hành: 
Bài 1
 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài 1a và yêu cầu HS đọc đề bài. 
 - GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào?
 - Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 
6 x a với a = 5?
 GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. 
 Bài 2(HSTB làm 2 câu)
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS các biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính, có dấu ngoặc, vì thế sau khi thay chữ bằng số chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3: HS khá giỏi
- GV treo bảng số như phần bài tập của SGK, yêu cầu HS đọc bảng số và hỏi cột thứ 3 trong bảng cho biết gì?
 - GV yêu cầu HS làm bài. 
 - GV nhận xét và cho điểm. 
Bài 4: (Chọn 1 trong 3 trường hợp)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. 
 - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4, sau đó làm bài. - GV nhận xét và cho điểm. 
* KL: Nhận xét bài làm của HS và ghi điểm cho những HS làm bài tốt
- Tính giá trị của biểu thức. 
- HS đọc thầm. 
- Tính giá trị của biểu thức 6 x a. 
- 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, 1 HS làm phần b, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- HS đọc bảng số 
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- HS đọc công thức tính chu vi của hình vuông. 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
4. Củng cố:(4’) 
- Trả lời 1 số câu hỏi theo nội dung bài học
+ Giáo dục: Thích tìm tòi học hỏi.
5. Hoạt động nối tiếp:
Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau “Các số có đến 6 chữ số.” 
- Nhận xét tiết học,
 Rút kinh nghiệm ...

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop4 tuan1.doc