Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Trần Văn Điền

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Trần Văn Điền

----------------------------------------------------------------------------------------------------

 TOÁN

LUYỆN TẬP ( Không dạy)

TẬP ĐỌC

CHUYỆN QUẢ BẦU

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.

- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS.

II. Các KNS cơ bản được giáo dục:

 + Tự nhận thức.

 + Ra quyết định.

 

doc 42 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Trần Văn Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 09 tháng 04 năm 2012 
ĐẠO ĐỨC 
BỔ SUNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN
LUYỆN TẬP ( Không dạy)
TẬP ĐỌC
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu:
Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.
Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục:
 + Tự nhận thức.
 + Ra quyết định.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng:
 + Trình bày ý kiến cá nhân
 + Thảo luận nhóm.
IV. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
V. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Bảo vệ như thế là rất tốt.
Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Bảo vệ như thế là rất tốt.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
a. Khám phá:
Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.
b. Kết nối:
b.1.Luyện đọc trơn:
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc: 
Đoạn 1: giọng chậm rãi.
Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
Đoạn 3: ngạc nhiên.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS.
Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.(Cách tổ chức tương tự như các tiết học tập đọc trước đã thiết kế)
Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
b.2. Tìm hiểu bài:
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu lần 2.
Con dúi là con vật gì?
Sáp ong là gì?
Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được?
Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh.
Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
Hai vợ chồng người đi rừng thoát chết, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3.
Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
Nương là vùng đất ở đâu?
Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì?
Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
c. Luyện tập/Thực hành:
Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết?
GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
Câu chuyện nói lên điều gì?
Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện?
d. Vận dụng/củng cố và hoạt động nối tiếp:
Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
Nhận xét tiết học, cho điểm HS.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Quyển sổ liên lạc.
Hát.
2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc toàn bài. Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 của bài.
Mọi người đang chui ra từ quả bầu.
Mở SGK trang 116.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Đọc bài.
Từ: lạy van, ngập lụt, gió lớn; chết chìm, biển nước, sinh ra, đi làm nương, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt, (MB); khúc gỗ to, khoét rỗng, mênh mông, biển, vắng tanh, giàn bếp, nhẹ nhàng, nhảy ra, nhanh nhảu, (MN)
Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa  hãy chui ra.
+ Đoạn 2: Hai vợ chồng  không còn một bóng người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn.
Chú ý các câu sau: 
Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa)
Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,/ lần lượt ra theo.// (Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên)
Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng).
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.
Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.
Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.
Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.
Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
Là vùng đất ở trên đồi, núi.
Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,
HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.
Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.
Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./
Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
BỔ SUNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số.
Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
Nhận biết một phần năm.
Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Luyện tập.
Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập sau:
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
	500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	900 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng + 200 đồng
Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng:
389
Hỏi: Số liền sau 389 là số nào?
Vậy ta điền 390 vào ô tròn.
Số liền sau 390 là số nào?
Vậy ta điền 391 vào ô vuông.
Yêu cầu HS đọc dãy số trên.
3 số này có đặc điểm gì?
Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp.
Chữa bài cho điểm HS.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Chữa bài.
Hỏi: Tại sao điền dấu < vào: 900 + 90 + 8 < 1000?
Hỏi tương tự với: 732 = 700 + 30 + 2
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Vì sao con biết được điều đó?
Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó?
4. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học và yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
Là số 900
Là số 391
Đọc số: 389, 390, 391.
Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp (3 số đứng liền nhau).
3 HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
1 HS trả lời.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vì 900 + 90 + 8 = 998 mà 998 < 1000.
Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông?
Hình a được khoanh vào một phần năm số hình vuông.
Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 ô hình vuông.
Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuông, vì hình b có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 5 hình vuông.
BỔ SUNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------- ... -----------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. 
I. Mục tiêu:
Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
Ham thích môn học.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
Kỹ năng giao tiếp: ứng xử văn hóa
Lắng nghe tích cực
III. Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
 Hoàn tất một nhiệm vụ thực hành đáp lời từ chối theo tình huống.(BT2)
IV. Chuẩn bị:
GV: Sổ liên lạc từng HS.
HS: Vở.
V. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Nghe – Trả lời câu hỏi:
Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
a. Khám phá:
Tuần trước các con đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ học hôm nay các con sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên lạc của mình.
b. Kết nối:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
Bạn kia trả lời thế nào?
Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy.
Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím.
Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1.
Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình.
c. Luyện tập/Thực hành:
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
Nhận xét, cho điểm HS.
d. Vận dụng/củng cố và hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
Chuẩn bị: Đáp lời an ủi.
Hát.
3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
Đọc yêu cầu của bài.
Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./
3 cặp HS thực hành.
1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống.
HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với.
HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
Tình huống a: 
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./
Tình huống b: 
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./
Đọc yêu cầu trong SGK.
HS tự làm việc.
5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
BỔ SUNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
Ôn Tập 2 Bài Hát: 
CHIM CHÍCH BÔNG, CHÚ ẾCH CON
I. Mục tiêu:
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết gừ đệm theo phách bài hát.
	-Tập biểu diễn bài hát. 
-Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc nhạc không lời.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
	- Nhạc cụ đệm, gõ (soang loan, thanh phách,).
	- Bảng phụ ghi sẵn những đoạn thơ 3 chữ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát.
1. Ôn tập bài hát Chim chích bông
- GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Tác giả?
- Hướng dẫn HS ôn hát lại bài băng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS 
- HS dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV tìm những bài thơ 3 chữ cho HS tập đọc theo tiết tấu bài Chim chích bông kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Ví dụ: Hòn đá to
 Hòn đá nặng....
 (GV giải thích từ “đặng” nghĩa là “được” và ý nghĩa của bài thơ: Nếu biết đoàn kết, chung sức, chung lòng thì việc gì khó cũng làm được).
2. Ôn tập bài hát Chú ếch con.
- GV đó HS bài hát nào của nhạc sĩ Phan Nhân kể về một con vật rất chăm chỉ học hành, thích hát?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Mời HS bên biểu diễn trước lớp, nhận xét.
3. Ôn tập bài hát Bắc kim thang.
- GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát. 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca 
- Có thể chia lớp thành các nhóm để hát nối tiếp từng câu xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp
- Hướng dẫn HS hát kết hợp trò chơi.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời theo tiết tấu lời bài Bắc kim thang. Ví dụ:
Củng cố – Dặn dò:
- Cho HS ôn lại một trong các bài hát đã học.
- Cuối cùng, GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lời hát và động tác minh hoạ cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn.
- HS nghe và trả lời.
- HS hát theo hướng dẫn của GV:
 + Hát đồng thanh.
 + Hát theo dãy, nhóm.
 + Hát cá nhân.
- Hát kết hợp vận động phụ họa.
- HS tập đọc thơ theo tiết tấu bài Chim chích bông.
- HS đoán tên bài hát: Chú ếch con
- HS ôn bài hát theo hướng dẫn. (Sử dụng nhạc cụ gõ).
- HS lên biểu diễn trước lớp (tốp ca, đơn ca).
- HS hát tập thể bài Bắc kim thang 
- HS hát và gõ đệm theo phách.
- HS hát và võ, gõ theo tiết tấu lời ca (tập thể, từng nhóm).
- Chia thành nhóm thi hát nối tiếp (6 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu)
-HS nghe hướng dẫn
-HS tập đọc tiết tấu lời theo tiết tấu bài Bắc kim thang. Chú ý đọc rõ lời, đúng tiết tấu.
- HS có thể vừa đọc vừa kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
BỔ SUNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 32
I. Mục tiêu:
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua, nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Kế hoạch tuần 33
- Báo cáo tuần 32
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động: Hát
2. Báo cáo công tác tuần qua: 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- GVCN có ý kiến.
3. Triển khai công tác tuần tới: 
- Tiếp tục ổn định nề nếp của lớp
- Nhắc nhở HS về an toàn giao thông, khi đi trên đường phải đi bên lề phải.
- Phát động phong trào giúp nhau học tốt.
- Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhắc nhở HS giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Giữ gìn vệ sinh sân trường, vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Giữ gìn sách, vở và đồ dùng học tập.
4. Sinh hoạt tập thể: 
- Tập bài hát
- Chơi trò chơi
5. Tổng kết: 
- Hát kết thúc
- Nhận xét.
BỔ SUNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2011_2012_tra.doc