Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Hệ thống được kiến thức đã học của chủ đề Con người và sức khoẻ.

- Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có được thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc.

- Có ý thức trong việc giữ gìn sức khỏe bản thân, không sử dụng các chất kích thích.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 30 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 29
( Từ ngày 3/4 đến 7/4/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
3/4
HĐTN
85
SHDC: Bảo vệ thiên nhiên 
Toán
141
Xem đồng hồ 
Tiếng Việt
197+198
 Đọc: Sông Hương
 Nói và nghe: Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Ba 
4/4
Tiếng Việt
199
Nghe-viết: Chợ Hòn Gai
Toán
142
Tháng, năm
GDTC
55
Bài tập dẫn bóng theo hướng thẳng, dẫn bóng đổi hướng (tiết 3) 
TNXH
56
Ôn tập chủ đề: Con người và sức khỏe 
Tư
5/4
Tiếng Việt
200+201
Đọc: Tiếng nước mình
Đọc mở rộng
Tiếng Anh
115
Unit 7: Toys. Review & Pratice 1
Toán
143
Thực hành xem đồng hồ, xem lịch (tiết 1)
Năm
6/4
Toán
144
Thực hành xem đồng hồ, xem lịch (tiết 2)
Tiếng Việt
202
LT: MRVT Đất nước Việt Nam. Câu khiến, câu cảm 
TNXH
56
Xác định các phương trong không gian 
HĐTN
86
HĐGD theo chủ đề: Tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên
Sáu
7/4
Toán
145
Tiền Việt Nam
Tiếng Việt
203
LT: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp 
Đạo đức
29
Xử lí bất hòa với bạn bè (tiết 3)
HĐTN
87
SHL: SH theo chủ đề: Tuyên truyền viên nhé
TUẦN 29 Thứ Hai ngày 3 tháng 4 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 85: Sinh hoạt dưới cờ: Bảo vệ thiên nhiên 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường ở trường học.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên. 
- GD HS biết giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS nghe một bài hát
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
- GV lựa chọn bài nhảy bất kì, vui nhộn.
- GV cho HS nhảy điệu quét sân hoặc lau bàn trên nền nhạc quen thuộc. GV làm các động tác mô phỏng dùng chổi quét sân hoặc dùng giẻ lau bàn. 
- GV thống nhất động tác với HS.
- Cả lớp cùng nhảy theo động tác của GV, trên nền nhạc vui. Ví dụ, điệu nhảy Lau bàn sẽ có các động tác sau:
+ Giặt khăn, vắt khăn.
+ Lau bàn từ bên trái sang; lau bàn từ bên phải sang.
+ Gấp khăn, lộn mặt sạch ra ngoài, lau lại từ bên phải sang, rồi từ bên trái sang. 
+ Giặt khăn, vắt khăn, phơi khăn.
- Kết luận: Kể cả khi lao động, tổng vệ sinh môi trường, chúng ta cũng có thật nhiều niềm vui.
- Chiếu video Tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên.
+ Qua đoạn video vì sao cây lại khóc?
+ Cây có biết đau không?
+ Vì sao tường lại buồn?
+ Làm gì để cây và tường luôn được vui vẻ?
- Kết luận: Phải bảo vệ, chăm sóc cây, luôn giữ gìn vệ sinh nơi công cộng sạch sẽ,
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS thực hiện theo giáo viên.
- Lắng nghe
- Quan sát
+ Vì cây bị khắc tên lên cây.
+ Có.
+ Vì bị bôi bẩn
+ Chăm sóc, không viết tên, không bôi bẩn,Luôn giữ cho tường sạch sẽ,
- Lắng nghe
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 141: Xem đồng hồ
I. Yêu cầu cần đạt
- HS biết xem đồng hồ.
- Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Đặt tính rồi tính: 26 700 - 2 900
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS làm bảng con.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
- GV cho HS quan sát chiếc đồng hồ mà trên mặt đồng hồ có chia 60 vạch. 
- GV cùng HS nhắc lại kiến thức đã học ở Toán 2: Một giờ có 60 phút. GV giới thiệu cho HS, mỗi phần được đánh dấu (như trong sách) hay chính là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp tương ứng với 1 phút. Trên mặt đồng hồ có 60 vạch.
- GV hướng dẫn HS cách đọc giờ chính xác đến 5 phút. GV yêu cầu HS sử dụng đồng hồ mô hình để quay kim đồng hồ chỉ thời gian theo yêu cầu. Sau khi HS quay kim đồng hồ chỉ thời gian đó, các HS còn lại trong lớp quan sát và đọc giờ trên đồng hồ đó. Để cho dễ nhớ, GV có thể gợi ý HS liên kết cách đọc phút khi kim phút chỉ
từng số với kết quả trong bảng nhân 5.
- GV hướng dẫn HS cách đọc đồng hồ chính xác đến từng phút. Và thực hiện hoạt động tương tự hoạt động ở trên.
- GV có thể lấy thêm một số ví dụ cho HS thực hành để rèn luyện kĩ năng đọc giờ chính xác đến từng phút.
- HS quan sát.
- HSTL: Một giờ có 60 phút
- HS theo dõi
- HS thực hành
3. Luyện tập
Bài 1:
- Trao đổi cặp đôi: Cùng quan sát tranh. 1HS hỏi, 1HS trả lời. Khi bạn trả lời phải kiểm tra được bạn trả lời đúng hay sai, nếu sai phải giải thíc cho bạn vì sao lại sai?
- HS, GV nhận xét và tuyên dương những nhóm làm đúng.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ A và hỏi: Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+ 4 giờ 56 phút chiều còn được gọi là mấy giờ?
+ Vậy ta thấy đồng hồ A chỉ cùng thời gian với đồng hồ nào vào buổi chiều?
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- HS, GV NX và tuyên dương HS làm đúng.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS QS tranh, nhận biết giờ theo buổi.
- Đầu tiên, GV cùng HS quan sát tranh trong SGK, tìm những đặc điểm để có thể nhận biết buổi trong ngày. Sau đó dựa vào cách đọc giờ trên đồng hồ điện tử, HS mô tả xem hoạt động đó cùa bạn Mai (hay em Mi) diễn ra vào lúc nào, tương ứng với thời điểm đó là chiếc đồng hồ nào?
- HS, GV NX và tuyên dương HS làm đúng.
- Mở rộng: GV có thế chuẩn bị thêm một số bức
tranh cho HS quan sát và thử đoán xem hoạt động trong tranh diễn ra vào thời điểm nào trong ngày (hoặc GV có thể cung cấp thêm đồng hổ kim mô tả thời điểm đó để HS điền số vào đồng hồ điện tử tương ứng).
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép tính với số đo thời gian.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo cặp, trả lời câu hỏi:
a) Nam học Toán lúc 7 giờ 25 phút sáng.
b) Mai học Âm nhạc lúc 10 giờ 10 phút sáng.
c) Rô – bốt học Mĩ thuật lúc 2 giờ 33 phút chiều.
d) Việt học Giáo dục thể chất lúc 3 giờ 42 phút chiều.
- HS đọc yêu cầu.
+ Đồng hồ A chỉ 4 giờ 56 phút.
+ 4 giờ 56 phút chiều còn được gọi là 16 giờ 56 phút.
+ Đồng hồ A chỉ cùng thời gian với đồng hồ G vào buổi chiều?
- HS làm bài vào vở.
ĐA: Đồng hồ B cùng chỉ thời gian với đồng hồ K; Đồng hồ C cùng chỉ thời gian với đồng hồ E; Đồng hồ D cùng chỉ thời gian với đồng hồ H. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh, nhận biết giờ theo buổi.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm:
a) Mai cùng mẹ làm bánh lúc 16 giờ 22 phút.
b) Mi cùng bố hút bụi lúc 10 giờ 02 phút.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
a) 10 phút + 25 phút = 35 phút
b) 24 giờ - 8 giờ = 16 giờ
c) 24 giờ x 2 = 48 giờ
d) 60 phút : 6 = 10 phút 
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh biết thực hành xem đồng hồ.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 197 + 198: Đọc: Sông Hương
Nói và nghe: Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh đọc đúng từ câu, đoạn và toàn bộ văn bản Sông Hương. Nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh sông Hương ở cái nhìn bao quát và từng thời điểm khác nhau (ban ngày, ban đêm, mùa hè và các mùa trong năm). Hiểu suy nghĩ, cảm xúc, sự gắn bó của tác giả với sông Hương ở những thời điểm khác nhau. Hiểu nội dung bài: Sông Hương là một “đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”, tô điểm thêm vẻ đẹp của xứ Huế. 
+ Nghe kể câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời kể của GV)
- Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc bài văn miêu tả, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- GD HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Truyền điện: 
+ Kể về một dòng sông mà em biết.
(Gợi ý: Đó là dòng sông nào? Dòng sông ấy ở đâu? Vì sao em biết dòng sông ấy? Dòng sông ấy có đặc điểm gì?)
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS nói về một con sông mà em biết.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (6 đoạn)
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: sâu đậm, dìu dịu, thạch xương bồ, sắc độ, trăng sáng, đường sáng 
- Luyện đọc câu dài. Bao trùm lên cả bức tranh/ đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh da trời,/ màu xanh của nước biếc,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ,..//
- HS luyện đọc theo nhóm 6.
- GV nhận  ... xét, tuyên dương. 
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 203: Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em 
về một cảnh đẹp 
I. Yêu cầu cần đạt
- Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước.
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu), diễn đạt đủ ý, rõ ràng.
- GD HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát: Quê hương tươi đẹp.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
- HS ghi tên bài vào vở. 
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Quan sát tranh, trao đổi nhóm để nêu cảm xúc của bản thân về vẻ đẹp cảnh vịnh Hạ Long
+ Đưa ra ý kiến của mình
- GV nhận xét các nhóm, khuyến khích HS nêu được cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long giới thiệu hay.
Bài 2: 
- GV đưa gợi ý.
- GV cho HS viết vở.
- Gọi HS đọc bài.
- GV NX, tuyên dương HS viết hay.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đổi bài và nhận xét cho nhau
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời
- 2-3 nhóm lên chia sẻ
- HS đọc yêu cầu.
- 2-3 HS đọc.
- HS viết vở.
- 4-5 em đọc bài của mình.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đổi vở cho nhau, nhận xét
- 3-4 nhóm nhận xét.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho HS.
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ,... về cảnh đẹp đất nước?
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- Nhắc HS xem trước bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS sưu tầm: hồ Ba Bể, Hồ Gươm, chùa Một Cột,...
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 29: Xử lí bất hòa với bạn bè (tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Biết vì sao bất hòa với bạn bè.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- GD HS luôn đoàn kết với bạn bè.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV nêu yêu cầu “Em đã giúp bạn xử lý các bất hòa bao giờ chưa” theo gợi ý:
+ Tìm nguyên nhân gây bất hòa về chuyện gì?
+ Em đã xử lý bất hòa đó như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét các ý kiến dưới đây 
- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát: Việc làm nào đúng, việc làm nào không đúng?
- GV nhận xét, tuyên dương, KL: Chúng ta thấy rằng việc xử lý tốt những bất hòa giúp cho chúng ta rất nhiều lợi ích, sự đoàn kết, sự yêu quý của bạn bè,....
Hoạt động 2: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- GV trình chiếu tranh BT2.
- YC HS quan sát 3 bức tranh và đọc nội dung. Thảo luận nhóm đôi, nêu việc nên làm hoặc không nên làm, giải thích. Vì sao.
- GV nhận xét, tuyên dương, KL: Chúng ta không lên giận hờn, hay nói xấu nhau, Mà chúng ta cần bảo vệ, đoàn kết lẫn nhau.
- HS quan sát tranh
+ Ý kiến : 1, 2, 3, 4, 5 là ý kiến đúng; còn ý kiến: 6 là không đúng.
- HS lắng nghe 
- 1 -2 HS đọc yêu cầu bài 2 
- Lớp đọc thầm theo.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
- Các cặp chia sẻ.
+ Ý kiến 1, 3, 4, 5: không đồng tình vì chúng ta không lên giận nhau, không lên bảo vệ ý kiên riêng của mình, cũng không lên nói xấu bạn bè, điều đó sẽ mất đi đoàn kết, tình cảm gắn bó với bạn bè.
+ Ý kiến 2: đồng tình vì Quỳnh đã tìm ra được cách để giải thích cho bạn hiểu.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, tổng kết
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm để thể hiện phải xử lý bất hòa với bạn bè 
+ Qua tiết học hôm nay em học được điều gì?
+ Để tránh được những điều bất hòa giữa các bạn chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết 3 của bài.
- HS chia sẻ trước lớp.
+ chúng ta biết cần cần bình tĩnh, bày tỏ quan điểm với bạn để giải quyết được mâu thuẫn .
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 87: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Tuyên truyền viên nhí
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết cách nhắc nhở những người xung quanh cùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Tạo động lực cho HS nhớ những thông điệp tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Khuyến khích HS tích cực tuyên truyền tới những người xung quanh.
- Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Có tinh thần chăm chỉ hoàn thiện Quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV mở bài hát “Không xả rác” 
+ Bbài hát nói về hành vi gì?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
+ Bài hát nói về hành vi không xả rác.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ những lời nhắc thú vị, dễ nhớ liên quan đến việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ HS kể về những lời nhắc mà mình đã viết.
+ Những lời nhắc thường bắt đầu bằng từ ngữ gì? (Cấm, không, đừng, hãy, ...)
+ Bạn thích dùng từ nào để bắt đầu lời nhắc của mình? Vì sao?
- GV hướng dẫn các bạn ghi những lời nhắc hay vào tờ giấy khổ rộng để cùng chia sẻ với lớp.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Hoạt động 4: Thành lập các nhóm “Tuyên truyền viên nhí” của lớp
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm 4:
+ Thống nhất thông điệp của nhóm với tiêu chí ngắn gọn, dễ nhớ, bám sát nội dung.
+ Lựa chọn hình thức tuyên truyền: diễn kịch, đọc thơ, nhảy múa, viết thông điệp để tuyên truyền,... Hình thức càng vui nhộn thì càng hiệu quả. 
- GV mời các nhóm thực hiện tuyên truyền trước lớp.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- GV tổ chức cho HS bình chọn nhóm có nội dung hay nhất.
- GV kết luận: Hoạt động trên giúp cho chúng ta nhớ các bí kíp để bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan quê hương mình và biết cách tuyên truyền tới những người xung quanh.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Học sinh chia nhóm 4, cùng thảo luận.
- Các nhóm thực hiện tuyên truyền thông điệp của nhóm mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Cả lớp bình chọn nhóm có thông điệp hay nhất, ý nghĩa nhất.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà mời với người thân cùng trở thành những “tuyên truyền viên” nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
- GV hướng dẫn HS mời các bác hàng xóm cùng chăm sóc cảnh quan nơi công cộng: dọn dẹp, tổng vệ sinh đường thôn, ngõ xóm; trồng thêm hoa cho xóm làng thêm đẹp.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx