Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường TH Đắk Ang

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường TH Đắk Ang

Tiết 2& 3

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I. Mục tiêu:

 1. Tập đọc:

 - Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 2. Kể chuyện:

 - Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.

II. Chuẩn bị.

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 35 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Trường TH Đắk Ang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
Tiết 1. 	Chào cờ đầu tuần
-----------
Tiết 2& 3
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
 1. Tập đọc:
 	- Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 2. Kể chuyện:
	- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.
II. Chuẩn bị.
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Luôn nghĩ đến miền Nam. 4’
- Gv gọi 2 em lên đọc bài Luôn nghĩ đến miền Nam.
+ Tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào?
+ Tình cảm của Bác với miền Nam được thể hiện ra sao?
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 62’
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc với giọng chậm rãi.
+ Lời anh Núp đối với làng: mộc mạc, tự hào. 
+Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi. 
+ Đoạn cuối đọc với giọng trang trọng, sôi động.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Gv viết bảng từ: bok. Mời 2 Hs đọc.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
Chú ý cách đọc các câu:
 Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy / giỏi lắm. (Nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói)
 - Gv mời Hs giải thích từ mới: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm.
* Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS yếu đọc thầm đoạn 1
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Một Hs đọc đoạn 1.
+ Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
+ Một Hs đọc đoạn còn lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh Núp được cử đi đâu?
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2:
+ Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
- Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa cái gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- Gv chốt lại: Đại hội tặng dân làng: cái ảnh Bok Hồ, một bộ quần áo lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, huân chương cho cả làng, huân chương cho anh Núp. Mọi người xem những món quà ấy là những thứ vật tặng thiên liêng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3.
- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs chọn kể một đoạn của câu chuyện Người con gái Tây Nguyên theo lời của một nhân vật.
- Gv mời1 Hs đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu .
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để lể lại đoạn 1?
- Gv yêu cầu Hs chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- Gv cho 3 – 4 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: Lớp, cá nhân
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
2 hs đọc : boóc.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
Hs đọc lại các câu này.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Một hs đọc đoạn 1.
Hs đọc ĐT phần đầu đoạn 2.
Một Hs đọc đoạn còn lại.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: Nhóm, cá nhân.
Hs đọc thầm đoạn 1..
Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua..
Hs đọc thầm đoạn 2
Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người Kinh, Thượng, trai, gái, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi..
Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích của dân làng. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai chạy đi khắp nhà.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
4 hs thi đọc diễn cảm đoạn 3.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của amh Núp.
Từng cặp Hs kể.
Ba Hs thi kể chuyện trước lớp.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. 1’
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Cửa Tùng
Nhận xét bài học.
Tiết 4.
TOÁN
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu:
	- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II. Chuẩn bị
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: Hát. (1’)
 2. Bài cũ: Luyện tập. ( 4‘)
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4.
 - Gv nhận xét, cho điểm.
 - Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn. (10-12’)
a) Ví dụ.
- Gv nêu bài toán.
- Gv : Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
- Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới?
- Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên?
b) Bài toán.
- Gv yêu cầu Hs đọc bài toán.
 + Mẹ bao nhiêu tuổi?
+ Con bao nhiêu tuổi?
+ Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
+ Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
 Bài giải.
 Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
 30 : 6 = 5 (lần)
 Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
 Đáp số: 1/5.
* Hoạt động 2: Làm bài 1. (16-18’)
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv mời Hs đọc dòng đầu tiên của bảng.
- Gv hỏi:
+ 8 gấp mấy lần 2?
+ Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ?
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv chốt lại.
Bài 2:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi:
 + Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
 - Gv nhận xét, chốt lại:
 Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là:
 24 : 6 = 4 (lần)
 Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên.
 Đáp số : 1/4.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách giải bài toán có lời văn.
Bài 3:
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
Gv yêu cầu Hs quan sát hình a) và nêu số hình vuông màu xanh, số hình vuông màu trắng có trong hình này.
Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh?
Vậy trong hình a), số hình vuông màu xanh bằng một mấy số hình vuông màu trắng?
Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại.
Hai Hs lên bảng làm bài.
Gv nhận xét, chốt lại.
Số hình vuông màu trắng gấp 3 lần số hình vuông màu xanh.
Số hình vuông màu trắng gấp 2 lần số hình vuông màu xanh.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đọc lại đề toán: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới.
Số ô vuông hàng dưới bằng ¼ số ô vuông hàng trên.
Hs đọc đề bài toán.
Mẹ 30 tuổi.
Con 6 tuổi.
Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần.
Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đọc.
8 gấp 4 lần 2.
2 bằng bằng ¼ của 8.
Hai Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Hs làm bài vào VBT. Một Hs lên sửa bài.
Hs chữa bài vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hình a) có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng.
Số hình vuông màu trắng gấp 5: 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh.
Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
Cả lớp làm bài vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
Cả lớp nhận xét bài của bạn.
5. Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Tiết 5.
ĐẠO DỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (T2)
I. Mục tiêu:
	- Biết: Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
	- Tích cực tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được giao.
II. CHUẨN BỊ
 · Nội dung câu chuyện”Tại con chích choè- Bùi Thị Hồng Khuyên- Lạc Sơn- Hoà Bình”- Hoạt động 1 - Tiết 2. 
 · Các bài hát - Hoạt động 3 - Tiết 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1- Khởi động (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV kiểm tra bài cũ 2 em
- GV nhận xé, ghi điểm
3- Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện”Tại con chích choè”
- GV kể hoặc đọc truyện”Tại con chích choè”- Bùi Thị Hồng Khuyên - Lạc Sơn - Hoà Bình. 
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau: 
1- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tưởng? Vì sao?
2- Nếu em là bạn Tưởng em sẽ làm như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
- Kết luận: Việc làm của bạn Tưởng như thế là sai- Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tưởng cũng nên tham gia cùng các bạn- Như thế việc mới hoàn thành tốt. 
- 1 HS đọc lại. 
- Tiến hành thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Ví dụ: 
1- Tưởng làm vậy là sai- Trong khi các bạn hăng hái làm việc thì Tưởng lại mãi chơi không làm- 
 2- Nếu em là Tưởng, em sẽ cùng các bạn làm việc- Để chích choè ở nhà vì chơi ra chơi, làm ra làm, học ra học. 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung câu ... ết học.
Tiết 2.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như: Đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau.
	- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Hình trong SGK trang 50, 51.
	* HS: SGK, vở.
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo).
Hãy giới thiệu một số hoạt động ở trường mà bạn đã tham gia?
Thu vở BT TN-XH chấm.
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Quan sát theo cặp. (10 -12’)
Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn. Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh.
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
- Bước 2.
+ Giáo viên và học sinh bổ sung, hoàn thiện phần trả lời của bạn.
Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại vận động giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. (14-16’)
Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
- Bước 2.
+ Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ Giáo viên phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi.
- Chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác.
- Đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.
- Leo trèo có thể ngã, gãy chân tay 
SGK/50;51.
+ Học sinh quan sát hình SGK/50;51.
+ Hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
+ học sinh trong giờ ra chơi.
+ đánh quay, rượt đuổi, đá bóng 
+ xảy ra tai nạn.
+ Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
+ Học sinh trong nhóm lần lượt kể những trò chơi mình thường chơi ra chơi và thời gian nghỉ trưa.
+ Nhóm nhận xét trong số trò chơi đó, những trò chơi nào có ích và những trò chơi nào nguy hiểm.
4. Củng cố & dặn dò: (3’)
+ Giáo viên nhận xét việc sử dụng thời gian ra chơi và thời gian nghỉ giữa giờ của học sinh lớp mình, nhắc nhở học sinh không nên chơi trò chơi nguy hiểm.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống.
Tiết 3
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: VÀM CỎ ĐÔNG
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.
	- Làm đúng BT có vần it/uyt (BT2)
	- Làm đúng BT 3a.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng lớp viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: Hát. 1’
 2. Bài cũ: “ Đêm trăng trên Hồ Tây”. 4’
Gv mời 3 Hs lên bảng tìm các tiếng có vần iu/uyt.
Gv và cả lớp nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 29’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.(17-19')
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc hai khổ đầu của bài Vàm Cỏ Đông.
Gv mời 1 HS đọc thuộc lòng lại hai khổ thơ.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày các câu ca dao
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
* GV gọi HS yếu nêu
+ Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: Vàm Cỏ Đông, có biết, mãi gọi, tha thiết, phe phẩy. 
*Với HS yếu GV đáng vần cho các em viết
- Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
* Sau khi đọc cho lớp viết, GV đến chỗ HS yếu đánh vần và hướng dẫn cho các em viết khoảng 2 câu
 - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
 Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. (7-9')
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau. 
* Gọi HS yếu đọc các tiếng vừa tìm được
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần . cho 3 nhóm chơi trò tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại:
a) Rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi ; Giá : giá cả, giá thịt, giá áo, giá sách, giá đỗ ; Rụng: rơi rụng, rụng xuống, rụng rời chân tay ; Dụng: sử dụng, dụng cụ, vô dụng.
Hoạt động 3:Củng cố. (2-3')
Yêu cầu hs tìm các từ có chứa vần ít/ uýt .
GV nhận xét, tuyên dương những bạn tìm đúng.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT: Lớp
Hs lắng nghe.- HS yếu đọc thầm
Một Hs đọc lại.
Vàm cỏ Đông, Hồng - tên riêng 2 dòng sông. Ở, Quê, Anh, Ơi, Đây, Bốn, Từng, Bóng – chữ đầu các dòng thơ.
Viết cách lề vở 1 ôli. Giữa 2 khổ thơ để trống 1 dòng.
Hs viết ra nháp..
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT: Lớp
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
Ba nhóm Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
HS thi đua tìm
5. Tổng kết – dặn dò. 1’
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tiết 4.
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM NON
I. Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát. Động tác phụ họa.
	* HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: Hát. (1)
Bài cũ: Bài Gà gáy. (4')
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Gà gáy.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1')
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát ( 12-15')
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn tập, củng cố lại bài hát
- Gv cho Hs nghe băng bài hát Con chim non.
- Sau đó Gv cho Hs cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm.
- Gv cho HS hát kết hợp theo nhịp 3: 
+ Phách mạnh: Vỗ 2 tay xuống bàn.
+ Hai phách nhẹ: Vỗ 2 tay vào nhau.
- Gv dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3:
+ Nhóm 1 gõ trống: phách mạnh.
+ Nhóm 2 gõ thanh phách: 2 phách nhẹ.
* Hoạt động 2: Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 3. (6-7')
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa kèm theo các động tác phụ họa.
- Gv hướng dẫn Hs làm.
Các em đứng, đặt 2 tay lên ngang hông.
+ Động tác 1: Chân trái bứơc sang trái.
+ Động tác 2 : Chân phải chụm vào chân trái.
+ Động tác 3: Chân trái giậm tại chỗ một cái.
- Gv cho một nhóm hát, một nhóm vận động theo các động tác trên. Sau đó các em vừa hát vừa vận động.
- Sau đó Gv cho một hoặc 2 nhóm biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét.
- Gv cho hai nhóm thi với nhau vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét, công bố nhómhát hay múa đẹp.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nghe băng.
Hs cả lớp ôn luyện lại bài hát.
Hs hát kết hợp với gõ đệm.
Hs vừa hát, vừa gõ trống.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs quan sát .
Ha thực hành.
Hs hai nhóm biễu diễn.
Hai nhóm thi đua với nhau
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. (2')
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Học hát bài Ngày mùa vui.
Nhận xét bài học.
Tiết 5
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
* Giáo viên tiến hành sinh hoạt lớp theo một số nội dung công việc sau:
I. Đánh giá công việc tuần 12:( 10’)
	+ Nhận xét rõ ưu, khuyết điểm của từng mặt: Học tập(chuyên cần, nề nếp, tác phong, việc học và làm bài tập ở nhà)
	+ Nêu lên những tồn tại và những việc chưa làm được.
	+ Tuyên dương các nhân(người tốt, việc tốt, chăm ngoan, chuyên cần), Cắm cờ thi đua của cá nhân, khối, lớp trong tháng.
II. Nêu kế hoạch và công việc tuần 13: (5-6’)
	* Nêu chủ điểm tháng 12 " Nhớ ơn chú bộ đội cụ Hồ"
	+ Nêu ra những công việc cần làm ở tuần
	+ Nhắc nhở học sinh
III. Tổ chức một số hoạt động tập thể (12-14’)
--------------------------hết tuần 13-----------------------
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN 13
MÔN: CHÍNH TẢ:
Gv đọc chậm và cho HS viết vào vở cho HS viết đoạn chính tả sau vào vở. Với HS yếu thì giáo viên đánh vần
Cá heo ở vùng biển Trường Sa
	Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước um tùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên: " Cá heo". Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô. Một con cá nhảy múa cho các anh xem và đã bị thương. Có chiến sĩ đã lại vút ve và thả con cá lại biển cả. Đàn cá nhảy múa để cảm ơn và toả ra đi khắp nơi.
	Theo Hà Đình Cẩn
B. MÔN: TOÁN
Gv viết lên bảng, sau đó HS viết và làm vào vở KTCT
Bài 1. Tính nhẩm:
	 9 x 2 = 	9 x 8 = 	9 x 10 = 	9 x 0 = 
	 2 x 9 = 	8 x 9 = 	10 x 9 = 	0 x 9 = 
Bài 2: Tính
 	a, 9 x 3 + 9 = 	9 x 9 + 9 = 	9 x 7 – 16 = 
	b, 100 g + 45 g - 26g = 	96 g : 3 = 	163g – 29 g = 
Bái 3 
	Một gói kẹo có 93 cái kẹo. Mẹ cho em hết 47 cái kẹo. Hỏi mẹ còn lại mấy cái kẹo?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. . MÔN: CHÍNH TẢ.
- Tốc độ viết: khoảng 65 tiếng / 15 phút.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn được 5 điểm.
	- Sai từ 3 – 4 lỗi chính tả (lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
 	- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
	- Những lỗi giống nhau trong bài chỉ tính 1 lần.
	Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên có thể chấm ở các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5, 2; 1,5; 1.
B. MÔN TOÁN
Bài 1. Tính nhẩm (2 điểm) Làm đúng mỗi phép tính được 0,25 đ
	 9 x 2 = 	18	9 x 8 = 72	9 x 10 = 90	9 x 0 = 0
	 2 x 9 = 	18	8 x 9 = 72	10 x 9 = 90	0 x 9 = 0
Bài 2: Tính (6 điểm) (Làm đúng được 1 điểm/câu, kết quả sai, đặt tính đúng 0,5 điểm/câu)
	a, 36	 90	47	
	b, 119g	32	134
 Bài 3.
Mẹ còn lại số cái kẹo là ( 0,5 điểm)
93 - 47 = 46 (cái kẹo) ( 1 điểm)
Đáp số: 46 cái kẹo ( 0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3tuan 13ktkn.doc