Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2007-2008 (Bản mới)

Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2007-2008 (Bản mới)

TẬP ĐỌC. Tiết: 26

ÔN TẬP (Tiết 2).

A- Mục đích yêu cầu:

- Đọc thêm: Mua kính.

- Ôn cách đặt câu theo mẫu; Ai là gì?

- Ôn cách xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái.

B- Đồ dùng dạy học:

Chép sẵn BT 2.

C- Các hoạt động dạy học:

I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng Bảng chữ cái.

Nhận xét - Ghi điểm. 2 HS.

II- Hoạt động 2: Bài mới.

1- Giới thiệu bài: Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập và kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Đọc thêm bài: "Mua kính".

2- Hướng dẫn HS đọc thêm bài: Mua kính.

- GV đọc mẫu. 1 HS đọc lại.

- GV chia đoạn. 3 HS đọc lại (HS yếu).

- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm. Đọc nhóm đôi.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Nhận xét - Tuyên dương. 3 HS đại diện nhóm đọc. Nhận xét.

- Đọc cả bài. Đồng thanh.

3- Đặt 2 câu theo mẫu:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cá nhân.

- Hướng dẫn HS đọc câu mẫu. HS đọc.

- Hướng dẫn HS đặt 2 câu theo mẫu.

Chú em là công nhân.

Bố em là bác sỹ

 Miệng + Làm vở.

Gọi làm bảng. Nhận xét. Đổi vở chấm.

 

docx 20 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 06/06/2022 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2007-2008 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2007.
TẬP ĐỌC. Tiết: 25
ÔN TẬP (Tiết 1).
A- Mục đích yêu cầu: 
- Đọc thêm: Cái trống trường em. 
- Học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối,...
B- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Bàn tay dịu dàng.
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc và trả lời câu hỏi (2 HS).
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Trong tuần 9 cô sẽ ôn tập cho các em để chuẩn bị thi giữa kỳ I và kiểm tra tập đọc + học thuộc lòng.
2- Hướng dẫn HS đọc thêm bài: Cái trống trường em.
- GV đọc mẫu.
1 HS đọc lại.
- HS luyện đọc nhóm.
Nhóm đôi.
- Gọi HS đọc từng khổ thơ.
3 HS.
- Cho HS đọc cả bài.
Cá nhân. Đồng thanh. 
3- Đọc thuộc lòng bảng chữ cái:
- Gọi HS đọc.
Bảng chữ cái.
- Gọi HS đọc nối tiếp bảng chữ cái.
3 HS.
- Gọi HS đọc toàn bài.
1 HS.
4- Xếp từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Cá nhân.
- Hướng dẫn HS làm theo nhóm.
4 nhóm.
- Chỉ người: bạn bè, Hùng,
ĐD trình bày.
5- Tìm thêm các từ có thể xếp vào các ô trong bảng:
Hướng dẫn HS viết thêm một số từ vào.
HS viết vào vở.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
2 HS
- Về nhà luyện đọc và ôn theo đề cương - Nhận xét. 
TẬP ĐỌC. Tiết: 26
ÔN TẬP (Tiết 2).
A- Mục đích yêu cầu: 
- Đọc thêm: Mua kính.
- Ôn cách đặt câu theo mẫu; Ai là gì?
- Ôn cách xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái.
B- Đồ dùng dạy học: 
Chép sẵn BT 2.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng Bảng chữ cái.
Nhận xét - Ghi điểm.
2 HS.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập và kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Đọc thêm bài: "Mua kính".
2- Hướng dẫn HS đọc thêm bài: Mua kính.
- GV đọc mẫu.
1 HS đọc lại.
- GV chia đoạn.
3 HS đọc lại (HS yếu).
- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm.
Đọc nhóm đôi.
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Nhận xét - Tuyên dương.
3 HS đại diện nhóm đọc. Nhận xét.
- Đọc cả bài.
Đồng thanh. 
3- Đặt 2 câu theo mẫu:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Cá nhân.
- Hướng dẫn HS đọc câu mẫu.
HS đọc.
- Hướng dẫn HS đặt 2 câu theo mẫu.
Chú em là công nhân.
Bố em là bác sỹ
Miệng + Làm vở.
Gọi làm bảng. Nhận xét. Đổi vở chấm.
4- Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc theo đúng thứ tự bảng chữ cái:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
Cá nhân.
- Cho HS mở sách xem lại các bài tập đọc tuần 7, 8 để ghi tên nhân vật.
HS ghi nháp.
- Gọi HS đọc tên các bài tập đọc.
HS đọc.
- Yêu cầu HS nêu tên nhân vật à Ghi.
HS nêu.
- Gọi HS xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
Làm vở, đọc bài làm. Nhận xét. Tự chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Về nhà học thuộc lòng bảng chữ cái - Nhận xét. 
Toán. Tiết: 41
LÍT.
A- Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với biểu tượng là dung tích.
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích.
- Biết đọc, viết tên gọi và ký hiệu của lít (l).
- Biết tính cộng trừ các số đo theo đơn vị l. 
- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị l.
B- Đồ dùng dạy học: 
Chuẩn bị ca 1 lít, bình 1 lít, cốc, nước
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS tính:
98
2
100
77
23
100
BT 4/42.
Làm bảng- 3 HS.
- Nhận xét - Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ dạy các em 1 đơn vị đo lường mới, đó là đơn vị lít à Ghi.
2- Làm quen với biểu tượng dung tích:
- GV lấy 2 cái cốc khác nhau cho nước đầy vào.
+Cốc nào chứa nước nhiều hơn?
Cốc to.
+Cốc nào chứa nước ít hơn?
Cốc bé.
3- Giới thiệu ca 1 lít (chai 1 lít). Đơn vị lít:
- GV giới thiệu ca 1 lít (chai 1 lít).
Rót nước vào đầy ca (chai) ta được 1 lít nước à Để đo sức chứa của 1 cái ca, cái chai, thùng,..ta dùng đơn vị đo là lít, viết tắt: l - Ghi bảng.
Đọc.
4- Thực hành:
- BT 1/43: Gọi HS đọc yêu cầu.
Đọc, viết theo mẫu.
Hướng dẫn HS làm:
Làm miệng (Gọi HS yếu).
Nhận xét.
- BT 2/43: Hướng dẫn HS làm:
Làm vở.
9l + 5l = 14 l
17l - 10l = 7l
16l + 6l = 22l.
20l - 10l = 10l
Đọc kết quả (Gọi HS yếu). Nhận xét. Đổi vở chấm.
- BT 4/43: Gọi HS đọc đề.
Cá nhân.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
HS trả lời.
Tóm tắt:
Lần đầu bàn: 16l.
Lần sau bán: 25l
Hai lần bàn: ? l.
Giải:
Số lít 2 lần bán:
16 + 25 = 41 (l)
ĐS: 41 l.
Giải vở. 1 HS lên bảng giải. 
Nhận xét.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
15l - 8l = ? ; 23l + 7l = ?
7l, 30 l.
- Giao BTVN: BT 3/43
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2007
Toán. Tiết: 42
LUYỆN TẬP
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về đơn vị đo thể tích lít.
- Thực hiện phép tính cộng, trừ với số đo thể tích với đơn vị lít.
- Giải bài toán có lời văn.
B- Đồ dùng dạy học: 
Tranh BT 2.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm.
7l + 8l = 15l
3l + 7l + 4l = 14l
Làm bảng. 
2 HS làm.
12l + 9l = 21l
7l + 12l + 2l= 21l
Nhận xét.
Nhận xét - Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập về đơn vị lít.
2- Luyện tập:
- BT 1/44: Gọi HS nêu đề bài.
Hướng dẫn HS làm bảng con.
3l + 2l = 5l ; 37l - 5l = 32l
26l + 15l = 41l ; 34l - 4l = 30l 
Tính.
Làm bảng con 2 phép tính, làm vở 4 phép tính. HS yếu làm bảng lớp. Nhận xét. Đổi vở chấm.
- BT 2/44: Treo tranh BT 2:
Hình 1 có mấy cốc nước? Mỗi cố đựng bao nhiêu?
Ta làm thế nào để biết số cốc nước ở 2 cốc?
Tiến hành tương tự với các hình còn lại.
2 cốc: 2l; 4l.
2l + 4l = 6l.
Làm vở, HS yếu làm bảng. Nhận xét. Đổi vở chấm.
- BT 3/44: Hướng dẫn HS đọc đề toán, tóm tắt.
Tóm tắt: 
Thùng I: 15 lít.
Thùng II: nhiều hơn 3lít.
Thùng II: ? lít.
Giải:
Số lít dầu thùng II là:
15 + 3 = 18 (l)
ĐS: 18 l
Cá nhân.
Giải vở. Làm bảng.
Nhận xét. Tự chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
10l + 15l = ? ; 20l - 7l = ?
- Giao BTVN: BT 4/44.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
2 HS trả lời.
Nhận xét.
Chính tả. Tiết: 17
ÔN TẬP (Tiết 3)
A- Mục đích yêu cầu:
- Đọc thêm: Cô giáo lớp em.
- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.
B- Đồ dùng dạy học:
Ghi sẵn BT 2.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Nhận xét – Ghi điểm.
2 HS đặt câu.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
2- Hướng dẫn HS đọc thêm: Cô giáo lớp em.
- GV đọc mẫu.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi 5 HS đọc lại bài (đoạn + toàn bài)
- Cho cả lớp đọc bài. 
1 HS đọc lại.
HS đọc nhóm.
Cá nhân.
Đồng thanh.
3- Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài “Làm việc thật là vui”:
- Hướng dẫn HS đọc, tìm.
- Đồng hồ: báo phút, giờ.
- Gà trống: gáy vang ò ó o
- Tu hú: kêu tu hú,
Làm miệng – Làm vở.
3 HS làm bảng.
Nhận xét.
Tự chấm bài.
4- Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS làm.
- Gọi HS lần lượt nói câu của mình: 
+Con chó nhà em trông nhà rất tốt.
+Bóng đèn chiếu sáng suốt đêm
Cá nhân.
Làm vở.
HS nói câu của mình.
Nhận xét.
III- Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Tìm một số từ ngữ chỉ hoạt động của người?
HS tìm.
- Về nhà xem lại bài – Nhận xét.
Kể chuyện. Tiết: 9
ÔN TẬP (Tiết 4).
A- Mục đích yêu cầu: 
- Đọc thêm: Đổi giày. 
- Rèn kỹ năng nghe, viết chính xác một đoạn văn.
B- Đồ dùng dạy học: 
- Chép sẵn đoạn văn: “Cân voi".
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết 1.
2- Hướng dẫn HS đọc thêm: Đổi giày.
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc nhóm.
- Gọi HS đọc từng đoạn.
- Cho HS đọc cả bài.
1 HS đọc lại.
Nhóm đôi.
3 HS. Nhận xét.
Cá nhân. Đồng thanh. 
3- Rèn kỹ năng chính tả:
- Gọi HS đọc đoạn văn "Cân voi".
+Đoạn văn kể về ai?
+Lương Thế Vinh đã làm gì?
+Đoạn văn có mấy câu?
+Những từ nào được viết hoa? Vì sao?
- HS viết từ ngữ khó: Trung Hoa, Lương, xuống thuyền, nặng, nước, mức.
- GV đọc từng câu à hết.
- Đọc lại bài.
- Cho HS giở SGK soát lỗi.
3 HS.
Trạng nguyên LTV.
Dùng trí thông minh để cân voi.
4 câu.
Những chữ đấu câu và tên riêng.
Bảng con.
HS viết vở.
Soát lỗi.
Đổi vở soát lỗi.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Gọi HS viết lại: thuyền, mức.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.
Bảng lớp.
Thủ công. Tiết: 9
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI.
A- Mục tiêu: 
- HS biết gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
- HS gấp được thuyền phẳng đáy không mui.
- HS yếu thích gấp thuyền.
B- Đồ dùng dạy học: 
Thuyền phẳng đáy không mui mẫu. Quy trình gấp thuyền.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu lại cách gấp thuyền đã học ở tiết 1.
- Nhận xét.
HS nêu.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui - Ghi.
2- HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui:
- Goi HS nêu lại cách gấp.
- Gọi 2 HS lên gấp.
- GV treo quy trình gấp lên bảng.
- GV nhắc lại các bước gấp.
+Bước 1: Gấp các nếp cách đều nhau.
+Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
+Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Cho HS gấp.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Hướng dẫn HS trang trí, trình bày sản phẩm.
- GV chọn sản phẩm đẹp cho HS xem.
HS nêu.
2 HS gấp.
Quan sát.
Cá nhân thực hành gấp thuyền.
Theo nhóm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- GV nêu lại các bước gấp thuyền.
- Về nhà tập gấp lại - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2007.
Tập đọc. Tiết 27
ÔN TẬP (Tiết 5)
A- Mục đích yêu cầu:
- Ôn luyện kỹ năng kể truyện theo tranh. Biết nhận xét lời bạn kể.
B- Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa trong SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
2- Kể chuyện theo tranh:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo 4 bức tranh có ghi gợi ý.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Cho điểm các em viết tốt.
Dựa theo tranh trả lời câu hỏi.
Quan sát.
Làm vở BT.
Đọc bài làm của mình.
Hàng ngày mẹ vẫn đưa Tuấn đi học. Hôm nay chẳng may mẹ bị ốm phải nằm ở nhà. Tuấn rót nước mời mẹ uống. Tuấn đi bộ một mình đếnm trường.
II- Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc lại bài hoàn chỉnh của mì ... ề bài yêu cầu). 
Chính tả. Tiết 18
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I (ĐỌC HIỂU).
A- Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc thầm và hiểu nội dung đoạn văn.
- HS đánh dấu, trả lời đúng nội dung đoạn văn. 
- Củng cố từ chỉ hoạt động và cách viết họ tên của mình.
B- Các hoạt động dạy học: 
1- GV hướng dẫn HS, nhắc nhỡ HS trước khi kiểm tra.
2- GV ghi đề (phát đề nhà trường ra).
3- Thu bài.
Nhận xét.
HS làm bài và nộp bài.
Đạo đức. Tiết: 9
CHĂM CHỈ HỌC TẬP
A- Mục tiêu:
- HS hiểu ntn là chăm chỉ học tập. Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
- HS thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà.
- HS có thái độ tự giác học tập.
B- Tài liện và phương tiện:
Các phiếu thảo luận nhóm cho hoạt động 2. Đồ dùng cho trò chơi sắm vai.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+Em sẽ làm gì khi em đang quét nhà mà bạn tới rủ đi chơi?
+Nếu em được phân công 1 việc quá sức của mình thì em sẽ làm gì?
Nhận xét.
HS trả lời - 2HS
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Thế nào là chăm chỉ học tập và chăm chỉ học tập mang lại lợi ích ntn? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó - Ghi.
2- Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
Sáng ngày nghỉ, Dung đang làm bài tập bố mẹ giao thì các bạn đến rủ đi chơi. Dung phải làm gì bây giờ?
Thảo luận theo cặp đưa ra cách giải quyết.
Gọi HS lên bảng đóng vai.
3 nhóm. Nhận xét.
*Kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
3- Hoạt động 2: Các biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Thảo luận nhóm.
4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi ra giấy các biểu hiện của chăm chỉ theo sự hiểu biết của bản thân.
GV tổng hợp, nhận xét.
Ghi ra giấy. ĐD nhóm trình bày KQ của nhóm mình. Nhận xét - Bổ sung.
4- Hoạt động 3: Lợi ích của chăm chỉ học tập.
Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lý các tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lý.
Thảo luận. Đại diện trình bày. Nhận xét.
- Tình huống 1: Đã đến giờ học bài mà chương trình chiếu phim hay. Mẹ giục Lan đi học nhưng Lan còn chần chừ. Bạn Lan nên làm gì bây giờ?
Lan nên tắt chương trình TV để đi học bài. Bởi vì nếu không học bài sẽ bị cô giáo phê bình và cho điểm kém.
- Tình huống 2: Hôm nay Nam bị sốt cao nhưng bạn vẫn nằng nặc đòi mẹ đưa đi học vì sợ không chép bài được. Bạn Nam làm như thế có đúng không?
Chưa đúng. Để đảm bảo kết quả học tập Nam c thể nhờ bạn chép bài hộ.
- Tình huống 3: Trống trường đã điểm nhưng vì hôm nay chưa học bài nên Tuấn cố tình đến lớp muộn. Em có đồng ý với việc làm của Tuấn không? Vì sao?
Không. Vì như thế là chưa chăm học. Tuấn sẽ bị muộn học.
- Tình huống 4: Mấy hôm nay trời đổ mưa to nhưng Sơn vẫn cố gắng đến lớp đều đặn. Em có đồng tình với Sơn không? Vì sao?
Đồng ý với Sơn. Vì đi học đều mới tiếp thu bài được tốt.
*Kết luận: Chăm chỉ học tập sẽ đem lại sẽ đem lại nhiều lợi ích cho em như: giúp em học tập đạt kết quả tốt hơn; được thầy, cô, bạn bè yêu mến; thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Vì sao chúng ta cần chăm chỉ học tập?
HS trả lời.
- Giao BTVN: 2, 3/15, 16.
- Về nhà xem xét lại việc học tập cá nhân của mình trong thời gian vừa qua để tiết sau trình bày trước lớp.
Thể dục Tiết: 17
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
ĐIỂM SỐ 1- 2, 1- 2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC.
A- Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn bài TD phát triển chung. Yêu cầu bước đầu hoàn thiện động tác.
- Học điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình hàng dọc. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
B- Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi.
C- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I- Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1- 2.
7 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
II- Phần cơ bản:
- Điểm số 1- 2, 1- 2 theo hàng dọc: 3- 4 lần.
- Trước khi cho HS tập lần 1, GV gọi 1 nhóm 5- 6 HS lên làm mẫu.
- GV hô khẩu lệnh theo 1- 2, 1- 2 đến hết điểm số.
- Cho cả lớp tập. Nhận xét.
- Ôn bài TD phát triển chung.
- GV chia 4 tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Thi thực hiện bài TD phát triển chung (4 tổ).
- Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi!”.
- GV nêu tên trò chơi. Nhắc lại cách chơi
20 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
Mỗi tổ một nhóm 
III- Phần kết thúc:
8 phút
- Đi đều và hát.
- Cuối người thả lỏng 5- 6 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài học - Nhận xét giờ học - Về nhà thường xuyên tập luyện. Chuẩn bị bài sau.
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2007.
Toán. Tiết 45.
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG.
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng.
- Bước đầu làm quen với ký hiệu chữ.
B- Đồ dùng dạy học: 
Hình vẽ trong SGK.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học một dạng toán mới đó là bài “Tìm.tổng” – Ghi.
2- Giới thiệu ký hiệu chữ và cách tìm một số hạng trong 1 tổng:
- Cho HS quan sát hình vẽ và nêu kết quả.
6 + 4 = 10
 6 = 10 – 4
 4 = 10 – 6 
Em có nhận xét gì về số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 ?
- Cho HS quan sát hình vẽ ở cột giữa.
Nêu: Có tất cả 10 ô vuông, có một số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp?
Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết ta gọi đó là x – Ghi bảng.
Lấy x + 4 = 10, tức là lấy số ô vuông chưa biết cộng với số ô vuông đã biết và bằng tất cả là 10 ô vuông. Gọi HS đọc phép tính: x + 4 = 10.
Trong phép tính trên x được gọi là gì? 
4 gọi là gì? 
10 gọi là gì?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn?
- GV ghi bảng: x + 4 = 10
 x = 10 – 4
 x = 6.
- Gọi nhiều HS nhắc lại.
- Hướng dẫn HS cộ thứ 3 của bài (tương tự cột 2).
Quan sát- Nêu.
Mỗi số hạng = tổng trừ đi số hạng kia.
Nhiều HS đọc.
Số hạng chư biết.
Số hạng đã biết.
Tổng.
Nhiều HS nhắc lại – Đồng thanh.
3- Thực hành:
- BT 1/47: Hướng dẫn HS làm theo mẫu:
x + 3 = 9
 x = 9 – 3
 x = 6
x +8 = 10
 x = 10 – 8
 x = 2
Bảng con.
Nhận xét.
- BT 2/47: Hướng dẫn HS làm vở
Gọi HS đọc kết quả. GV ghi: 16, 2, 20, 0, 42, 43.
Đọc kết quả.
Tự kiểm tra.
- BT 3/47: Hướng dẫn HS giải:
Số con thỏ có là:
36 – 20 = 16 (con)
ĐS: 16 con.
Làm vở, giải bảng. Nhận xét. Đổi vở chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò 
- Trò chơi: BT 4/47. Nhận xét.
2 nhóm.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập làm văn. Tiết: 9
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I (VIẾT).
+Môn: Chính tả
I- Mục đích yêu cầu: 
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn.
- Viết hoa đúng mẫu chữ quy định.
II- Các hoạt động dạy học:
1- GV hướng dẫn, nhắc nhỡ HS trước khi kiểm tra.
2- GV ghi đề: Chính tả (nghe viết) .
Bài: Người thầy cũ.
Viết từ: “Giữa cảnh nhộn nhịpchào thầy giáo cũ”.
- GV đọc bài cho HS viết.
3- Thu bài, nhận xét.
Trình bày giấy kiểm tra.
Viết vào giấy.
Dò lỗi.
Nộp bài.
+Môn: Tập làm văn.
I- Mục đích yêu cầu:
- HS trả lời đầy đủ nội dung 4 câu hỏi.
- HS biết cách dùng từ ngữ , câu chính xác, bài viết sạch sẽ trình bày đẹp.
II- Các hoạt động dạy học:
1- GV hướng dẫn, nhắc nhỡ HS trước khi kiểm tra.
2- GV ghi đề: (Đề nhà trường ra).
Dựa vào tranh SGK/47 trả lời các câu hỏi sau: 
- Bạn trai đang vẽ ở đâu?
- Bạn trai nói gì với bạn gái?
- Bạn gái nhận xét ntn?
- Hai bạn đang làm gì?
3- Thu bài – Nhận xét.
HS làm bài.
HS nộp bài.
Thể dục Tiết: 18
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
ĐIỂM SỐ 1- 2, 1- 2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG.
A- Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn bài TD phát triển chung. Yêu cầu hoàn thiện để chuẩn bị kiểm tra.
- Điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình hàng ngang. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng, có thực hiện động tác quay đầu sang trái.
B- Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, khăn.
C- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I- Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp đầu gối, cổ, chân, hông. - - - - - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1- 2.
7 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
II- Phần cơ bản:
- Điểm số 1- 2, 1- 2 theo hàng dọc: 1- 2 lần.
- GV nhắc cách điểm số, hô khẩu lệnh cho HS điểm số.
- Điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình hàng ngang 1- 2 lần.
- GV giải thích, làm mẫu động tác quay đầu sang trái và điểm số, sau đó cho HS tập.
- Ôn bài TD phát triển chung 3- 4 lần (2 x 8 nhịp).
- GV chia 4 tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi!”.
20 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
Mỗi tổ một nhóm 
III- Phần kết thúc:
8 phút
- Đi đều 2- 4 hàng dọc và hát.
- Cuối người thả lỏng 6- 8 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài học - Nhận xét giờ học - Về nhà thường xuyên tập luyện. Chuẩn bị bài sau.
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
SINH HOẠT LỚP TUẦN 9.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm tuần qua để phát huy và khắc phục. 
- Rèn HS yếu môn chính tả.
- Học theo một số ngày chủ điểm trong năm.
- Học bài hát: "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".
II- Các hoạt động dạy học: 
1- Đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm tuần 8:
- Ưu:
+Hầu hết các em biết vâng lời giáo viên.
+Đi học đều và đúng giờ. 
+Ra vào lớp có xếp hàng.
+Thể dục giữa giờ có tiến bộ.
- Khuyết:
+Một vài em còn quên đồ dùng học tập ở nhà (Quyên, Đào, Hưng, ).
+Học còn yếu (Vi, Duy, Tuấn, ).
+Còn leo trèo trên bàn ghế (My, Đăng, Viên, ).
2- Rèn HS yếu môn chính tả:
- Yêu cầu HS viết lại các từ trong bài chính tả: trang nghiêm, tiếng, ấm áp.
- Viết lại bài, rèn chữ viết.
HS viết bảng con.
3- Hoạt động trong lớp
- Kiểm tra chủ đề năm học.
Cá nhân, đồng thanh.
- Lời hứa của sao.
Cá nhân.
3- Hoạt động ngoài trời
- Đi theo vòng tròn hát bài “Ai yêu”. GV hát mẫu.
Nghe.
- Gọi 2- 3 HS hát.
Lắng nghe.
- Yêu cầu cả lớp hát đồng thanh. 
2- 3 lần.
- Trò chơi tập thể: “Mèo đuổi chuột”, “Chim sổ lồng”.
HS chơi
4- Phương hướng tuần 10:
- Nhắc nhỡ HS thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_9_nam_hoc_2007_2008_ban_moi.docx