Giáo án Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2006-2007

TẬP ĐỌC. Tiết: 22 + 23.

NGƯỜI MẸ HIỀN

A- Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem,

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mào, lách, lấm lem, thập thò Hiểu nội dung bài và cảm nhận ý nghĩa của bài.

B- Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

C- Các hoạt động dạy học:

Tiết 1:

I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Thời khóa biểu.

Nhận xét - Ghi điểm. Đọc + Trả lời câu hỏi.

II- Hoạt động 2: Bài mới.

1- Giới thiệu bài: Cô giáo trong bài tập đọc các em hôm nay đúng là người mẹ hiền của HS, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài.

2- Luyện đọc:

- GV đọc mẫu.

- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu  hết Cá nhân.

- Hướng dẫn đọc từ khó:không nên nổi, trốn, lách Cá nhân, Đồng thanh.

- Chia bài: 4 đoạn.

- Gọi HS đọc từng đoạn  hết. Nối tiếp.

- GV giải thích từ ngữ khó: gánh xiếc, tò mó, lấm lem

 

docx 24 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 06/06/2022 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007.
TẬP ĐỌC. Tiết: 22 + 23.
NGƯỜI MẸ HIỀN
A- Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem,
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mào, lách, lấm lem, thập thòHiểu nội dung bài và cảm nhận ý nghĩa của bài.
B- Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C- Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Thời khóa biểu.
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc + Trả lời câu hỏi.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Cô giáo trong bài tập đọc các em hôm nay đúng là người mẹ hiền của HS, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài.
2- Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu à hết
Cá nhân.
- Hướng dẫn đọc từ khó:không nên nổi, trốn, lách
Cá nhân, Đồng thanh.
- Chia bài: 4 đoạn.
- Gọi HS đọc từng đoạn à hết.
Nối tiếp.
- GV giải thích từ ngữ khó: gánh xiếc, tò mó, lấm lem
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Gọi HS yếu đọc.
- Gọi HS 4 HS đọc 4 đoạn.
Cá nhân (HS yếu)
- Hướng dẫn HS đọc toàn bài.
Đồng thanh. 
Tiết 2:
3- Tìm hiểu bài:
- Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
Trốn học ra phố xem xiếc.
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
Chui qua lỗ tường thủng.
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
Cô bảo: Bác nhẹ tay kẻođỡ em ngồi dậy.
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
Xoa đầu Nam an ủi.
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
Cô giáo.
4- Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn HS tự phân các vai để đọc toàn bài.
2- 3 nhóm. Nhận xét.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Tại sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
Thương HS, nghiêm khắc bảo ban
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Toán Tiết: 36
36 + 15
A- Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15.
- Củng cố phép cộng dạng 36 +15, 6 + 5.
- Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giài bài toán đơn về phép cộng.
B- Đồ dùng dạy học: 
4 bó que tính, 11 que tính rời và bàng cài.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm:
26
5
66
9
Bảng. 
- BT 3/35. Nhận xét - Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: 36 + 15
2- Giới thiệu phép cộng 36 +15:
- GV nêu bài toán: Có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
HS thực hành trên que tính.
- GV ghi bảng: 36 + 15 = ?
- Gọi HS nêu kết quả: nhưvậy có tất cả bao nhiêu que tính?
51
- Gọi HS nêu cách tính.
Lấy 4 que ở 15 gộp với 6 que ở 36 thành 1 bó. Như vậy thành 5 bó và 1 que = 51 que tính.
36 + 15 =? Ghi bảng.
51
- Yêu cầu HS nếu cách đặt tính, tính.
HS nêu.
- GV ghi bảng:
36
15
51
6 + 5 = 11, viết 1 nhớ 1.
3 + 1 = 4, thêm 1 = 5, viết 5.
Nhiều HS nhắc lại (HS yếu).
3- Thực hành:
- BT 1/38: Tính:
26
19
45
38
26
64
46
37
83
56
26
82
76
15
91
Bảng con. 1 HS làm bảng lớp (HS yếu). Nhận xét.
- BT 2/38: Tính:
26
18
44
46
29
75
27
16
43
66
 6
72
HS làm nhóm- 2 nhóm. Đại diện trình bày. Lớp nhận xét. Tự chấm.
- BT 3/38: Yêu cầu HS đọc đề:
Yêu cầu HS làm vào vở.
Số ki- lô- gam bao gạo và bao ngô nặng là:
46 + 3 = 82 (kg)
ĐS: 82 kg.
Làm vở. 1 HS làm bảng (HS yếu). Lớp nhận xét. Đổi vở chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
36 + 15 = ?
51
- Giao BTVN: BT 4/38.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Đạo đức Tiết: 8
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (Tiết 2)
A- Mục tiêu:
- Trẻ em có bổn phận làm việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
- Chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ.
- Tự tham gia làm việc nhà phù hợp.
- Có thài độ và hành vi không đồng tình với hành vi chưa chăm lo việc nhà.
B- Tài liệu, phương tiện:
Các tấm thẻ nhỏ để chơi trò chơi "Nếuthì".
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Bạn nhỏ trong bài "Khi mẹ vắng nhà" đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
Luộc khoai, giã gạo, nhổ cỏ, nấu cơm
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm đối với mẹ ntn?
Nhận xét.
Yêu thương mẹ.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tiếp tục học bài: Chăm làm việc nhà (tiết 2) à ghi.
2- Hoạt động 1: Tự liên hệ
- Ở nhà em đã tham gia làm những việc gì? Kết quả của công việc đó?
- Những việc đó do bố mẹ em phân hay em tự giác làm?
- Sắp tới em mong muốn tham gia những công việc gì? Em sẽ nêu với bố mẹ ntn?
- GV khen những HS chăm chỉ.
*GV kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ.
3- Hoạt động 2: Đóng vai.
Thảo luận cặp đôi (2 HS). Đại diện trả lời trước lớp. Lớp nhận xét.
- Chia nhóm:
2 nhóm
+Trường hợp 1: Hòa đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Hòa sẽ
+Trường hợp 2: Anh (Chị) của Hòa nhờ Hòa gánh nước, cuốc đất. Hòa sẽ
Em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn lên đóng vai không? Vì sao? Nếu ở vào trường hợp đó em sẽ làm gì?
*GV kết luận: 
+Trường hợp 1: Cần làm xong việc rồi mới đi chơi.
+Trường hợp 2: Cần từ chối và giải thích em còn quá nhỏ chưa thể làm những việc như vậy.
Đại diện đóng vai. Lớp nhận xét, bổ sung.
4- Hoạt động 3: Trò chơi: "Nếuthì".
- GV chia thành 2 nhóm: "Chăm" và "Ngoan".
- GV phát phiếu cho 2 nhóm với nội dung:
+Nếu mẹ đi làm về tay xách túi nặng
+Nếu em bé muốn uống nước
+Nếu nhà cửa bề bộn sau khi liên hoan
+Nếu anh (chị) của bạn quên không làm việc nhà
+Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm
+Nếu quần áo phơi ngoài dây đã khô
+Nếu bạn được phân công một việc quá sức của mình
+Nếu bạn muốn tham gia làm một việc nhà khác ngoài những việc mà mẹ đã phân công
- GV hướng dẫn HS chơi (Mỗi nhóm có 4 phiếu, khi nhóm "Chăm" đọc ttình huống thì nhóm "Ngoan" phải có câu trả lời nối tiếp bằng "thì" và ngược lại. Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng thì nhóm đó thắng.
Tổng kết trò chơi.
*Kết luận chung: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền lợi và bổn phận của trẻ em.
HS chơi.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Nếu em đang dọn dẹp nhà cửa mà bạn tới rủ đi chơi thì em sẽ làm gì?
Làm xong rồi mới đi.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2007.
Toán Tiết: 37
LUYỆN TẬP
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố các công thức cộng qua 10: 9 + 5; 8 + 5; 7 + 5; 6 + 5.
- Rèn kỹ năng cộng qua 10 các số trong phạm vi 100.
- Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình.
B- Chuẩn bị: BT
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm:
39
16
55
36
24
60
2 HS làm bảng (HS yếu). Nhận xét.
- BT 3/36.
- Nhận xét - Ghi điểm.
01 HS làm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Để củng cố lại các công thức cộng qua 10 thì hôm nay chúng ta sẽ học bài Luyện tập - ghi bảng.
2- Luyện tập:
- BT 1/39: Gọi HS nhẩm
6 + 1 = 
6 + 2 = 
6 + 3 = 
HS nêu miệng (HS yếu).
Lớp nhận xét.
6 + 0 = 
6 + 7 = 
6 + 8 = 
6 + 6 = 
7 + 6 = 
8 + 6 = 
- BT 2/39: Gọi HS đọc đề, hướng dẫn HS làm. GV nhận xét lại kết quả:
41; 43; 70; 65; 74; 93.
Cá nhân.
2 nhóm. Dán bài của nhóm lên bảng. Nhận xét.
- BT 4/39: Yêu cầu HS đọc đề.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS nhìn tóm tắt để giải.
Số cây đội 2 có là:
36 + 6 = 42 (cây)
ĐS: 42 cây.
- Chấm bài: 7 bài.
Giải vở. 
Giải bảng. Nhận xét. Đổi vở chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Trò chơi: BT 5/39
Nhận xét.
2 nhóm.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (Tập chép) Tiết: 15
NGƯỜI MẸ HIỀN
A- Mục đích yêu cầu: 
- Chép lại chính xác một đoạn trong bài "Người mẹ hiền".
- Trình bày chính tả đúng quy định. Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Làm đúng các bài tập phân biệt ao/au; r/d/gi; uôn/uông.
B- Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn đoạn chép. BT
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: nguy hiểm, cúi đầu, lũy tre. 
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng con.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ lại một đoạn bài "Người mẹ hiền" và làm bài tập chính tả - ghi.
2- Hướng dẫn tập chép:
- Gọi HS đọc bài tập chép ở bảng.
2 HS.
+Vì sao Nam khóc?
Đau và xấu hổ.
+Cô giáo nghiêm giọng hỏi 2 bạn ntn?
Từ naychơi nữa không?
+Trong bài có những dấu câu nào?
Dấu: , : . - ?
+Câu nói của cô giáo có dấu gì ở đầu câu và dấu gì ở cuối câu?
Dấu - ở đầu câu và dấu ? ở cuối câu.
- Hướng dẫn HS viết từ khó: xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, thập thò, cửa lớp, trốn học
Bảng con.
- Cho HS viết vào vở.
Viết vở. Đổi vở dò lỗi.
- Chấm 5- 7 bài (Tổ 1)
3- Hướng dẫn làm bài tập:
- BT 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
Hướng dẫn điền vào bảng con: đau, cao, đau.
Bảng con. Nhận xét.
- BT 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Hướng dẫn HS làm: dao, rao, giao, dặt, giặt, rặt, muốn, muồn, uống, ruộng.
Đố HS là cái gì? (Là cái bút)
Điền r/d/gi hoặc uôn/uông.
Làm vở, đọc bài làm (HS yếu). Nhận xét. Tự chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Cho HS viết lại: nghiêm giọng, xin lỗi.
Bảng con.
- Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Kể chuyện Tiết: 8
NGƯỜI MẸ HIỀN
A- Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào các tranh minh họa kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lắng nghe bạn kể, đánh giá lời kể của bạn.
B- Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa truyện trong SGK.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể lại từng đoạn bài "Người thầy cũ".
Nhận xét - Ghi điểm.
3 HS kể (HS yếu).
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ dựa vào bài Tập đọc đã học kể lại từng đoạn câu chuyện "Người mẹ hiền".
2- Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
- Cho HS quan sát tranh.
Quan sát đọc lời nhân vật trong tranh.
- Hướng dẫn HS kể mẫu trước lớp đoạn 1. GV có thể gợi ý.
Dựa vào tranh 1 kể.
Hai nhân vật trong tranh là ai? Nói cụ thể hình dáng từng nhân vật.
Hai cậu trò chuyện với nhau chuyện gì?
Gọi HS kể lại.
- Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm các đoạn 2, 3, 4.
3 nhóm.
- Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo vai.
B1: GV là người dẫn truyện.
B2: Kể theo nhóm.
B3: HS các nhóm thi kể trước lớp.
4 HS (4 vai: Minh, cô)
Mỗi nhóm 5 em (4 nhóm).
Nhận xét.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Gọi nhóm kể hay nhấ ... 
Chị: nhiều hơn mẹ 18 quả cam
Chị: ? quả cam.
Giải:
Số quả cam chị hái được là:
18 + 56 = 74 (quả cam)
ĐS: 74 quả cam.
Làm vở. 1 HS giải bảng. Lớp nhận xét. Đổi vở chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Giao BTVN: BT 2, 5/41.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Luyện từ và câu. Tiết: 8
TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG - TRẠNG THÁI - DẤU PHẨY.
A- Mục đích yêu cầu: 
- Nhận biết được cáctừ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. 
- Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong bài đồng dao. 
- Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu.
B- Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn BT.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ chấm:
- Thầy Thái .môn Toán.
- Tổ trực nhật .lớp.
- Cô Hiền .bài rất hay.
- Nhận xét - Ghi điểm.
Làm bảng- 1 HS làm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Trong tiết học này, các em tiếp tục luyện tập dùng từ chỉ hoạt động, trạng thái. Sau đó tập dùngdấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng là bộ phận câu. Trả lời câu hỏi "Làm gì?" 
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
- BT 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Hướng dẫn HS làm:
Ăn - Uống - Tỏa.
Cá nhân.
Làm vở. Đọc kết quả. Nhận xét.
- BT 2: Yêu cầu HS chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm.
Hướng dẫn HS làm theo nhóm.
Đuổi, giơ, nhe, chạy, luồn.
2 nhóm. Trình bày kết quả. Nhận xét.
- BT 3: Yêu cầu HS làm vở.
+Yêu cầu HS đọc liền 3 câu không nghỉ hơi. Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người?
+Các từ ấy thuộc loại câu hỏi gì?
+Để tách rõ 2 từ cùng thuộc loại câu hỏi "Làm gì?" trong câu ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào? 
+Các câu còn lại hướng dẫn HS làm.
HS đọc.
2 từ: học tập, lao động.
Làm gì?
Vào giữa học tập tốt và lao động tốt.
Làm vở.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Đặt dấu phẩy vào câu sau:
Bạn Lan vừa học bài vừa xem TV.
HS đặt.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả. Tiết: 16
BÀN TAY DỊU DÀNG.
A- Mục đích yêu cầu: 
- Nghe - viết đúng một đoạn của bài "Bàn tay dịu dàng".
- Biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người.
- Trình bày đúng lời của An.
- Luyện viết đúng các tiếng có vần ao/au; r/d/gi, uôn/uông.
B- Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn bài tập.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết:
Con dao, dè dặt.
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng lớp- 2 HS (HS yếu).
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe và viết lại 1 đoạn của bài "Bàn tay dịu dàng" và làm BT chính tả - ghi.
2- Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
2 HS đọc lại.
+An buồn bã nói vời thầy giáo điều gì?
Thưa thầyBT.
+Khi biết An chưa làm BT thầy giáo nói với An ntn?
Thầy không trách chỉ nhẹ nhàng
+Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa?
Chữ đầu câu, tên riêng.
+Khi xuống dòng chữ đầu câu viết ntn?
Lùi vào 1 ô.
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: vào lớp, thì thào, trìu mến, buồn bã,
Viết bảng con.
- GV đọc bài chính tả.
Viết vào vở.
- Chấm bài: 5- 7 em (tổ 2). Nhận xét.
HS dò. Đổi vở chấm.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
- BT 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS làm nhóm.
Nhận xét.
3 nhóm. Đại diện trả lời.
Bao nhiêu, báo tin, dao, dạo chơi,
Báu vật, nhàu nát, rau, mau,
- BT 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS làm BT 3b.
Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
Nước từ trên nguồn đổ xuống chảy cuồn cuộn.
Làm vở.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Cho HS viết: Kiểm tra, buồn bã
Bảng con.
- Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Thể dục Tiết: 15
ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA.
TRÒ CHƠI: "BỊT MẮT BẮT DÊ".
A- Mục tiêu: 
- Ôn 7 động tác thể dục phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện động tác chính xác.
- Học động điều hòa. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng, chậm.
- Học trò chơi "Bịt mắt bắt dê". Yêu cầu biết cách chơi.
B- Địa điểm, phương tiện: Tranh, sân trường, còi.
C- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I- Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
7 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
II- Phần cơ bản:
- Động tác điều hòa: 4- 5 lần.
- Lần 1: GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích động tác cho HS bắt chước.
- Lần 2: cán sự lớp điều khiển,làm mẫu, hô.
- GV uốn nắn, sửa sai.
- Ôn bài thể dục 2 lần (mỗi động tác 2 x 8 nhịp).
+Lần 1: GV điều khiển.
+Lần 2: Cán sự lớp điều khiển.
- Trò chơi "Bịt mắt bắt dê"
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. Chọn 2 HS đóng vai "dê" bị lạc đàn và người đi tìm.
20 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
III- Phần kết thúc:
8 phút
- Cuối người thả lỏng 6- 8 lần.
- Nhảy thả lỏng 5- 6 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài học - Nhận xét giờ học - Về nhà tập luyện lại 7 động tác đã học. Chuẩn bị bài sau.
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 ănm 2007 
Toán. Tiết: 40
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100.
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS tự thực hiện phép cộng có nhớ có tổng bằng 100.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
B- Đồ dùng dạy học: 
Các BT.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm:
Bảng lớp.
36
36
72
69
8
77
BT 4/39
3 HS.
- Nhận xét - Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài "Phép cộng có tổng bằng 100"
2- Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng (có nhớ) có tổng bằng 100:
- GV nêu phép cộng: 83 + 17 = ?
- Gọi HS nêu cách thực hiện:
HS nêu.
Đặt tính:
83
17
100
Tính: phải à trái.
3 + 7 = 10, viết 0 nhớ 1.
8 + 1 = 9, thêm 1 = 10, viết 10.
Nhiều HS nhắc lại.
3- Thực hành: 
- BT 1/42: Hướng dẫn HS làm:
Bảng con.
98
2
100
77
23
100
65
35
100
39
61
100
HS yếu làm bảng lớp.
Nhận xét.
- BT 2/42: Hướng dẫn HS nhẩm
Làm miệng (HS yếu).
80 + 20 = 100
40 + 60 = 100
Lớp nhận xét.
70 + 30 = 100
10 + 90 = 100
- BT 4/42: Gọi HS nêu đề bài:
Cá nhân.
Tóm tắt:
Lớp 1: 88 học sinh.
Lớp 2: nhiều hơn lớp 1 là 12 học sinh.
Lớp 2 ? học sinh.
Giải:
Số HS lớp 2 trường đó có là:
88 + 12 = 100 (HS)
ĐS: 100 HS.
1 HS làm bảng lớp. 
Nhận xét.
Đổi vở chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
90 + 10 = ?
100
30 + 70 = ?
100
- Giao BTVN: BT 3, 5/42
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập làm văn. Tiết: 8
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ.
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.
A- Mục đích yêu cầu: 
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. 
- Biết trả lời câu hỏi về cô giáo lớp 1.
- Dựa vào các câu trả lời để viết một đoạn văn 4- 5 câu về cô giáo.
B- Đồ dùng dạy học: 
Chép sẵn các câu hỏi.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS viết thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp mình?
- Nhận xét - Ghi điểm.
HS viết (1 em).
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Bài Tập làm văn hôm nay các em học sẽ giúp các em biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị cho phù hợp với tình huống giao tiếp - Ghi.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
- BT 1: Hướng dẫn HS làm:
Làm miệng.
Hướng dẫn HS đóng vai theo từng tình huống:
Câu a: Bạn đến thăm nhà.
Em mở cửa mời bạn vào chơi.
Hai bạn đóng vai: 1 bạn đóng vai đến nhà chơi, 1 bạn nói lời mời vào nhà.
Từng cặp HS thực hành các tình huống. Đại diện đóng vai. Lớp nhận xét. Làm vào vở.
- BT 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài:
Cá nhân.
Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?
Tình cảm của cô đối với HS ntn?
Nhận xét.
HS trả lời (làm miệng).
- BT 3: Hướng dẫn HS dựa vào các câu trả lời ở BT 2, hãy viết một đoạn khoảng 4- 5 dòng nói về cô giáo cũ của em.
Viết vở.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Khi bạn đến nhà chơi thì em phải làm gì?
Mời vào nhà.
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Thể dục Tiết: 16
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
A- Mục tiêu: 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác từng động tác.
B- Địa điểm, phương tiện: Sân trường, khăn.
C- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I- Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
7 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
II- Phần cơ bản:
- Bài thể dục phát triển chung: 2- 3 lần (2 x 8 nhịp).
- Lần 1: GV vừa làm mẫu + hô.
- Lần 2: GV hô nhịp, cán sự lớp điều khiển.
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- GV nhận xét.
- Trò chơi "Bịt mắt bắt dê"
- Chọn 2 HS đóng vai "người đi tìm" và 3- 4 dê "lạc đàn".
20 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
III- Phần kết thúc:
8 phút
- Cuối người thả lỏng 8- 10 lần.
- Nhảy thả lỏng 5- 6 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài học - Nhận xét giờ học - Về nhà thường xuyên tập luyện. Chuẩn bị bài sau.
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm tuần qua để phát huy và khắc phục. 
- Rèn HS yếu môn toán.
- Cho HS học thuộc 1 số ngày chủ điểm cần nhớ trong năm.
- Ôn bài hát: "Nhanh bước nhanh nhi đồng".
II- Các hoạt động dạy học: 
1- Đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm tuần 8:
- Ưu:
+Hầu hết các em biết vâng lời giáo viên.
+Đi học đều và đúng giờ. 
+Ra vào lớp có xếp hàng.
+Thể dục giữa giờ có tiến bộ.
- Khuyết:
+Một vài em còn quên đồ dùng học tập ở nhà (Quyên, Đào, Hưng, ).
+Học còn yếu (Vi, Duy, Tuấn, ).
+Còn leo trèo trên bàn ghế (My, Đăng, Viên, ).
2- Rèn HS yếu môn toán:
- Hướng dẫn HS cách tính 2 phép cộng số có 2 chữ số (có nhớ).
29
5
17
23
22
39
Làm bảng lớp. Nhận xét.
- Hướng dẫn HS đặt tính:
13 + 8 ; 35 + 17
Bảng lớp. Nhận xét.
3- Giới thiệu một số ngày chủ điểm trong năm:
- Ngày 15/5
Ghi, học thuộc.
- Ngày 19/5
Chơi TC "Đố bạn".
4- Ôn bài hát: "Nhanh bước nhanh nhi đồng"
GV hát mẫu.
Nghe.
- Gọi 2- 3 HS hát.
Lắng nghe.
- Yêu cầu cả lớp hát đồng thanh. 
2- 3 lần.
5- Phương hướng tuần 9:
- Tập trung ôn tập chuẩn bị thi giữa kỳ I.	
- Nhắc nhỡ HS thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_8_nam_hoc_2006_2007.docx