Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to và đọc diễn cảm bài: Người mẹ hiền
- Đọc đúng một số từ phát âm dễ sai: gánh xiếc, lách, vùng vẫy, bật khóc.
Rèn đọc cho hs yếu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
- GD hs biết yêu thương quí trọng thầy cô giáo
II. Chuẩn bị: Sách, bảng ghi câu luyện đọc
TUẦN 8 Ngày soạn: 15 tháng 10 năm 2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng10 năm 2010 Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI MẸ HIỀN I. Yêu cầu: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to và đọc diễn cảm bài: Người mẹ hiền - Đọc đúng một số từ phát âm dễ sai: gánh xiếc, lách, vùng vẫy, bật khóc. Rèn đọc cho hs yếu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật. GD hs biết yêu thương quí trọng thầy cô giáo II. Chuẩn bị: Sách, bảng ghi câu luyện đọc III .Các hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1 .Bài cũ : - Gọi hs nêu tên bài Tập đọc vừa học 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Luyện đọc : * Gọi 1hs đọc tốt đọc lại toàn bài - Yêu cầu hs nối tiếp đọc từng câu - GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu -Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn - GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng đoạn: ngắt nghĩ hơi đúng chỗ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với hs yếu) Hướng dẫn cụ thể một số câu: + Đến lượt Nam cố lách ra/ thì bác bảo vệ vừa tới,/ nắm chặt hai chân em:// “ Cậu nào đây?/ Trốn học hả? ”// (Đọc cao giọng ) - Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc - Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ * Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm (từng nhóm đối tượng) * Thi đọc : - Tổ chức cho hs thi đọc phân vai: người dẫn chuyện, bác bảo vệ, Nam và Minh. Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật - Nhận xét, tuyên dương 3 .Củng cố, dặn dò : - Bắt nhịp hs hát bài: Cô và mẹ (Phạm Tuyên) - Nhận xét giờ học - 2hs nêu - Lắng nghe - Đọc bài, lớp đọc thầm - Nối tiếp đọc - Luyện phát âm - Nối tiếp đọc - HS luyện đọc( Nhiều lượt) - Lớp theo dõi, nhận xét - Các nhóm luyện đọc - Thi đọc phân vai theo 3 đối tượng: Giỏi, khá, trung bình Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn đọc tốt, đọc có tiến bộ - Hát Toán: THỰC HÀNH ĐO KHỐI LƯỢNG VỚI ĐƠN VỊ KI- LÔ- GAM. GIẢI TOÁN I. Yêu cầu: - Biết thực hành đo khối lượng với đơn vị ki-lô-gam.Biết giải bài toán bằng một phép tính trong phạm vi 100 kèm đơn vị đo ki-lô-gam. - Rèn kĩ năng cân, đo với đơn vị ki-lô-gam và giải toán kèm đơn vị đo ki-lô-gam. - Phát huy tính tích cực của hs, cẩn thận khi cân, đo. II.Chuẩn bị: - cân bàn, ccan dĩa, cân điện tử; túi đường, cặp sách,... III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện tập: Bài 1: Củng cố đo khối lượng với đơn vị ki- lô- gam - Ki- lô- gam được viết tắt như thế nào? HS tập cân, đọc khối lượng cân được các túi đường, cặp sách, quyển vở,... - So sánh, nhận xét các vật vừa cân được Bài 2: Tính 7kg + 9kg – 6kg 16kg – 10kg + 2kg 8kg + 9kg – 5kg 18kg + 2kg + 10kg - Yêu cầu hs làm bài Nhận xét, chữa. Bài 3: Gọi hs đọc bài toán Con ngỗng cân nặng 5kg, con chó nặng hơn con ngỗng 4kg. Hỏi con chó cân nặng bao nhiêu ki lô gam? ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ? Muốn biết con chó cân nặng bao nhiêu kg ta làm phép tính gì? - Đến từng bàn giúp đỡ thêm 1 số em còn lúng túng. Khuyến khích hs có các cách đặt lời giải khá nhau. - Chấm bài, chữa 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Hát - Ki- lô- gam được viết tắt là: kg - Học sinh viết bảng con, 1 học sinh lên bảng viết: kg HS lên tập cân, đọc . Lớp nhận xét Túi đường nặng 1kg; cặp sách nặng hơn 1kg; quyển vở nhẹ hơn 1kg,... - 2hs đọc yêu cầu - 2hs lên bảng làm, lớp làm vở nháp 7kg + 9kg – 6kg =10kg 16kg – 10kg + 2kg=8kg 8kg + 9kg – 5kg =12kg 18kg +2kg+ 10kg =30kg - 2hs đọc bài toán - Ngỗng nặng: 5kg, chó nặng hơn ngỗng 4kg - Chó nặng bao nhiêu kg? - Cộng: 5+4 - Lớp làm vào vở, 1em lên bảng giải Bài giải Con chó cân nặng là: 5 + 4 = 9 ( kg ) Đáp số: 9 kg Mỹ thuật: TẬP NẶN Giáo viên bộ môn dạy *************************************************************** Ngày soạn: 16 tháng 10 năm 2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng10 năm 2010 Toán: LUYỆN BẢNG: 9, 8, 7, 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ I. Yêu cầu: - Luyên bảng cộng: 9, 8, 7, 6 cộng với một số - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng có liên quan đến dạng toán trên - Phát huy tính tích cực của hs; rèn tính cẩn thận, chính xác. II.Chuẩn bị :- Nội dung luyện tập III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ : - Gọi hs đọc thuộc bảng cộng 6,7cộng với một số 2. Bài mới : *.Giới thiệu bài : *. Luyện tập : Bài 1: Tính nhẫm 6 + 9 6 + 7 8 + 7 8 + 9 6 + 4 7 + 6 9 + 6 9 + 8 7 + 9 8 + 4 8 + 8 7 + 5 6 + 10 7 + 10 8 + 10 9 +10 - Yêu cầu hs nhớ lại các bảng cộng để nhẩm nhanh kết quả Bài 2: => Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 6 + 5... 11 18+ 9 ... 46+ 5 39 + 6 ... 43 86 + 3 ... 39 + 6 9 + 76...77 7 + 46... 39 + 7 - Chấm bài, nhận xét , chữa Bài 3: Số? (Dành cho hs khá, giỏi) 9 + ...= 13 ... + 4 + ...= 12 18 = ....+ .... 8 + ... = 16 7 + ...+ ... = 16 14 = 19 - ... - HS vận dụng bảng cộng để điền kết quả Bài 4. Đặt tính rồi tính 36 + 27 68 + 9 47 + 16 8 + 59 - Theo dõi hướng dẫn thêm 1 số em thực hiện tính còn chậm Chấm , nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Học thuộc công thức 9, 8, 7, 6 cộng với một số - 2hs - Nghe - Nối tiếp nêu kết quả -Đọc đồng thanh lại các bảng cộng 1 lần - Làm vào PBT- 1 HS làm phiếu to 6 + 5 = 11 18+ 9 < 46+ 5 39 + 6 > 43 86 + 3 > 39 + 6 9 + 76 > 77 7 + 46 > 39 + 7 Số HS khá giỏi nêu nhanh phép tính 9 +4.= 13 4+ 4 + 4= 12; ( 5+5+2=12; 1+7+4=12; 8+3+1=12;...) 18 = 9+ 9. 7 + 7+ 2 = 16;( 5+5+6=16...) 8 + 8 = 16 14 = 19 -5 - Làm vào vở. 1 HS lên bảng làm 63 77 63 67 - Lắng nghe, ghi nhớ Thể dục: BÀI 15 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà của bài thể dục phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia trò chơi. -Thực hiện động tác tương đối chính xác, đúng nhịp. -Giáo dục học sinh yêu thích luyện tập thể dục thể thao. II.Chuẩn bị: Sân bãi, còi III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu: GV nhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học Cho học sinh khởi động: Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 2. Phần cơ bản: * Động tác điều hoà: 4-5 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp - Giáo viên nêu tên động tác, vừa giải thích vừa làm mẫu cho HS tập theo nhịp hô chậm. - Lần 4-5 không làm mẫu chỉ hô nhịp, GV uốn nắn động tác sai *Ôn bài thể dục: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng toàn thân, nhảy, điều hoà: 2 lần, mỗi lần 2x8 nhịp. Lần 1: Do GV điều khiển Lần 2: GV sửa động tác sai * Trò chơi: Bịt mắt bắt dê GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, chọn 2 HS đống vai dê bị lạc đàn và người đi tìm. 3. Phần kết thúc: -Cúi người thả lỏng -Nhảy thả lỏng -Hệ thống bài -Nhận xét giờ học -Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông -Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên -Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Cán sự diều khiển Lần 1: Học sinh tập bắt chước Lần 2 – 5 HS tập theo nhịp hô của GV Học sinh tập theo nhịp hô của GV Học sinh tập Học sinh tập Học sinh tập Học sinh lắng nghe HS tham gia chơi Học sinh tập Học sinh tập Học sinh lắng nghe Hoạt động ngoài giờ lên lớp: GIÁO DỤC BOM MÌN BÀI 1: BOM MÌN, VẬT LIỆU CHƯA NỔ CÓ Ở ĐÂU? I.Mục tiêu: - Học sinh biết bom mìn, vật liệu chưa nổ thường có ở trên đất đai, ruộng đồng, ở mọi nơi xung quanh chúng ta. -Rèn cho học sinh cảnh giác với bom mìn và vật liệu chưa nổ - Giáo dục học sinh nêu cao cảnh giác, có tinh thần trách nhiệm khi thấy bom mìn và vật liệu chưa nổ. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ các nơi có bom mìn và vật liệu chưa nổ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1:. Giới thiệu nguyên nhân có bom mìn và vật liệu chưa nổ: Trước kia Quảng Trị là một chiến trường rất ác liệt, giặc Mỹ đã dội xuống trên đất tỉnh ta rất nhiều bom đạn. Vì vậy Quảng Trị vẫn còn sọt lại rất nhiều bom mìn và vật liệu chưa nổ - Cho HS xem một số cảnh máy bay thả bom xuống. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - Tại sao hiện nay Quảng Trị vẫn còn sọt lạ nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ? Hoạt động 3: Quan sát tranh trả lời câu hỏi - Cho HS quan sát tranh ở sách trang 2 và đọc câu hỏi - Họat động nhóm 3 - Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên chốt lại, gọi HS nhắc lại Hoạt động 3: Củng cố: Qua bài học này các em ghi nhớ điều gì? GV nhấn mạnh trọng tâm bài: Bom mìn, vật liệu chưa nổ còn sót lại rất nhiều. Hãy cẩn giác. Nhắc nhở mọi người trong gia đình thấy bom mìn ...phải báo cho cơ quan chức năng biết. Học sinh lắng nghe và quan sát tranh - Vì ở Quảng Trị là nơi chiến trường ác liệt, có rất nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ. - Nhiều học sinh nhắc lại. - Các nhóm hoạt động - Một số nhóm trinh bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung * Bom mìn vật liệu chưa nổ có ở mọi nơi trên đất xung quanh chúng ta H trả lời cá nhân Bom mìn còn đâu đó/ Vẫn sót lại quanh ta/ Bom mìn là nguy hiểm/ Mọi người nhớ tránh xa. - Học sinh đọc bài học ở sách. H lắng nghe và ghi nhớ Ngày soạn: 18 tháng 10 năm 2010 Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng10 năm 2010 Tiếng Việt: Luyện viết: BÀN TAY DỊU DÀNG( Đoạn 1) I.Mục tiêu: - H nghe ,viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn 1 văn xuôi, biết ghi đúng các dấu câu trong bài và đúng cỡ chữ. - Làm được bài tập 2, bài tập 3 a. - Giáo dục học sinh chăm chỉ rèn luyện chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: Bảng, phấn, phiếu bài tập III. Các hoạt động dạy học:. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 em lên bảng viết các từ ,lớp viết bảng con -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn nghe viết : *H chuẩn bị - GV đọc đoạn viết -2H đọc lại. - An buồn vì chuyện gì? -Những chữ nào thì phải viết hoa ? * Hướng dẫn viết từ khó: - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh . * Đọc viết :GV đọc –H viết bài - Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần . *Soát lỗi chấm bài : - Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét. c. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2: Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao,3 từ mang vần au - Mời một em làm mẫu . -Giáo viên nhận xét đánh giá . *Bài 3a: Đặt câu để phân biệt các tiếng - da, ra, gia - dao, rao, giao - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung . -Nhận xét chốt ý đúng . 3. Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học: Khen những em có ý thức luyện viết -Dặn về nhà luyện viết lại bài. -Các từ : xấu hổ , con dao , giao bài tập về nhà , muông thú -Nhâïn xét bài bạn . -Lớp lắng nghe giới thiệu bài. -2H đọc, lớp đọc thầm . - Bà An mới mất - Các chữ cái đầu câu và danh từ riêng - Lớp viết vào bảng con các từ khó:nghỉ học, nặng trĩu, âu yếm,... -Lớp nghe đọc chép vào vở . -Soát và tự sửa lỗi bằng bút chì . - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm - HĐN 2- Đại diện N trình bày -gáo dừa , nói láo , ngao , nấu cháo , cây sáo , pháo hoa , nhổn nháo , con cáo ,... –báu vật, quý báu,rau.... -Hoạt động N4.Đại diện N trình bày Bố em mặc áo da. Em đi ra ngoài sân. Chúng em tham gia lao động. Em không nghịch dao. Người bán hàng vừa đi vừa rao. Cô giáo giao nhiệm vụ cho chúng em. - Nhận xét bài bạn , đọc đồng thanh các từ và ghi vào vở . -2 em nhắc lại các YC khi viết chính tả. -Về nhà thực hiện tốt yêu cầu. Thủ công: LUYỆN GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI I. Mục đích yêu cầu : - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - Giáo dục HS biết tạo ra những đồ chơi vui, thích ; biết vệ sinh sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu thuyền phẳng đáy không mui; Quy trình gấp Giấy thủ công III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Ôn các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui -Gọi học sinh nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui - Nhận xét Hoạt động 2: Học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui: - Gọi 1 – 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui đã học ở tiết 1 và nhận xét. - GV treo bảng quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui lên bảng: GV quan sát , giúp đỡ cho HS còn lúng túng. Tổ chức cho HS trang trí GV chọn ra sản phẩm đẹp, tuyên dương. GV đánh giá kết quả học tập của HS Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập, kết quả học tập của HS. -Học sinh nhắc lại các bước gấp: Bước 1:Gấp các nếp gấp cách đều Bước 2: Gấp tạo thân và mui thuyền Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. Học sinh quan sát cách gấp và nhận xét. Học sinh nhắc lại các bước gấp: Bước 1:Gấp các nếp gấp cách đều Bước 2: Gấp tạo thân và mui thuyền Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. HS tập gấp theo nhóm; gấp cá nhân. HS trang trí theo nhóm Lớp nhận xét, bình chọn thuyền nhóm, cá nhân nào gấp đúng, đẹp. Học sinh lắng nghe Toán: LUYỆN ĐẶT TÍNH, TÍNH 36+15 I. Yêu cầu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 36+15.Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Rèn kĩ năng tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng. - Phát huy tính tích cực của hs. II.Chuẩn bị: - 4 bó 1chục que tính và 11 que rời ; 5 thẻ 1 chục que tính và 1 que rời III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ : - Đặt tính rồi tính: 16 + 4 ; 36 + 6 - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : *. Giới thiệu bài: *. Luyện tập: Bài 1: Tính - Gọi hs nêu yêu cầu - Yêu cầu hs thực hiện từng phép tính ( cộng từ phải qua trái, từ đơn vị đến chục ) rồi ghi kết quả vào phép tính. ->Lưu ý các chữ số cùng hàng phải thẳng cột và nhớ 1 sang tổng các chục. - Nhận xét, chữa Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: 36và18; 24 và 19; 35 và 26 - Yêu cầu hs nêu cách tìm tổng của các số hạng và làm bài - Nhận xét , chữa Bài 3: =>Rèn kĩ năng giải toán có lời văn - Yêu cầu hs quan sát hình vẽ sgk tự đặt đề toán theo hình vẽ. - HS giải vào vở - Chấm 1 số bài - Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi Học sinh suy nghĩ và nêu số quả bóng có kết quả là 45 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về luyện thêm dạng toán 36 + 15 - 2hs. Lớp làm bảng con 20 42 - Lắng nghe - Gọi học sinh nêu cách tính 81 94 55 60 33 - Lớp quan sát và nhận xét. - Thực hành đặt tính và tính vào bảng con, 3 học sinh lần lượt lên bảng làm. 54 41 61 HS đọc đề toán: Bao gạo nặng 46 kg, bao ngô nặng 27 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kg? Bài giải Cả hai bao nặng là: 46+27= 73 ( Kg) Đáp số: 73 kg Số quả bóng có kết quả là 45: Quả bóng có phép tính 40+5; Quả bóng có phép tính 18+27; Quả bóng có phép tính 36+9 - Lắng nghe
Tài liệu đính kèm: