Giáo án Lớp 2 tuần 7

Giáo án Lớp 2 tuần 7

Buổi 1

TậP ĐọC - Kể CHUYệN

Trận bóng dưới lòng đường

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ: dẫm bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵ xuống, xuýt xoa .

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật: Bước đầu biết thay đổi giọng đọc với nội dung từng đoạn

- Hiểu nghĩa các từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.

- Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật Giao thông.

- HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện.

 

doc 22 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 7
Thứ 2 ngày tháng năm 2006
Buổi 1
TậP ĐọC - Kể CHUYệN
Trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ: dẫm bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵ xuống, xuýt xoa..
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật: Bước đầu biết thay đổi giọng đọc với nội dung từng đoạn
- Hiểu nghĩa các từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.
- Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật Giao thông.
- HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
* HĐ2: Luyện đọc:
- GVđọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp câu, GV cú ý giúp HS sửa lỗi phát âm (nếu có).
- Đọc nối tiếp đoạn, GV giúp HS hiểu nghĩa các từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.
- Luyện đọc nhóm.
Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn.
1 HS đọc cả bài.
* HĐ3: Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm đoạn 1.
? Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu.
? Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu.
HS dọc thầm đoạn 2.
? Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn.
? Thái độ các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra.
1 HS đọc đoạn 3.
? Tìm hiểu những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn xảy ra.
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì.
* HĐ4: Luyện đọc lại.
- GV nhắc HS chú ý đọc đúng các kiểu câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu gọi.
- Một vài nhóm HS (mỗi nhóm 4 em) phân vai thi đọc toàn chuyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Mỗi em sẽ nhập vai 1 nhân vật trong câu chuyện kể lại một đoạn của câu chuyện.
2. Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập.
? Câu chuyện vốn được kể theo lời ai.
? Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào.
- 1 HS kể mẫu một đoạn theo lời một nhân vật.
- Từng cặp HS tập kể.
- Ba hoặc bốn HS thi kể.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
IV. Củng cố - dặn dò:
? Em có nhận xét gì về nhân vật Quang.
- Nhắc HS nhớ lờ khuyên của câu chuyện, về nhà tập kể lại chuyện cho mọi ngưòi nghe.
TOáN
T31: Bảng nhân 7
I. Mục tiêu:
- Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng cái
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
? Lấy 1 ví dụ về phép chia hết.
? Lấy 1 ví dụ về phép chia có dư.
2. Bài mới:
* HĐ1: Lập bảng nhân 7.
- GV gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
? 7 lấy 1 lần bằng mấy.
? Ta viết như thế nào. (7 * 1 = 7)
HS nêu lại bảy nhân một bằng bảy (3-4 em).
- GV gắn lên bảng 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
? 7 chấm tròn được lấy mấy lần.
? 7 được lấy 2 lần viết thành phép nhân như thế nào (7 * 2)
? Vậy 7 nhân 2 bằng bao nhiêu. ?Vì sao có kết quả là 14.
- HS nêu lại 2 phép tính trên bảng.
? Làm thế nào để tìm được 7 * 3 bằng bao nhiêu.
- HS nêu lại 3 phép tính trên.
- Mỗi nhóm (4 em) tự lập các phép tính còn lại của bảng nhân 7 rồi cử đại diện lên báo cáo kết quả để hoàn chỉnh bảng nhân.
- Cho HS đọc thuộc bảng nhân 7.
- HS xung phong đọc thuộc bảng nhân 7.
* HĐ2: Luyện tập:
- HS làm các bài tập 1,2,3 ở vở BTT.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tự NHIÊN Xã HộI
Hoạt động thần kinh (T1)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Phân tích được các hoạt động phản xạ.
- Nêu được 1 vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
- Thực hành một số phản xạ.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong SGK trang 28, 29.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
? Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào.
? Não, tuỷ sống và các dây thần kinh có vai trò gi.
2. Bài mới:
* HĐ1: Làm việc với SGK.
- Các nhóm quan sát hình 1a, 1b và đọc mục bạn cần biết ở trang 28 SGK, thảo luận.
? Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng.
? Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.
? Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
* HĐ2: Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh:
- Trò chơi 1; Thử phản xạ đầu gối:
GV hướng dẫn cách tiến hành.
HS thực hành theo nhóm
Các nhóm lên thực hành trước lớp.
- Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh
GV hướng dẫn chơi
Cho HS chơi thử vài lần rồi chơi thật
Kết thuc trò chơi GV “phạt” HS bị thua hát một bài và khen những bạn có phản xạ nhanh.
IV. Củng cố - dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Buổi 2
LUYệN TIếNG VIệT
Luyện đọc kể: Trận bóng dưới lòng đường.
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện kể lại bài “Trận bóng dưới lòng đường”.
- HS biết nhập vai nhân vật trong chuyện để kể lại câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Luyện đọc.
- 1 HS đọc to cả bài.
- GV nhắc lại các yêu cầu chung.
- HS luyện đọc theo cặp – Lưu ý những em đọc yếu.
Kết hợp nêu câu hỏi củng cố lại nội dung
? Các bạn nhỏ trong bài đá bóng ở đâu.
? Việc làm của các bạn gây ra hậu quả gì.
? Câu chuyện khuyên các em điều gì.
- Tổ chức thi đọc cá nhân (chủ yếu cho những em đọc còn yếu).
* HĐ2: Luyện kể.
? Trong chuyện có những nhân vật nào.
? Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai.
? Ta có thể kể lại câu chuyện theo lời của những nhân vật nào.
- Yêu cầu HS nhập vai một nhân vật để kể lại câu chuyện (những em khá) còn những em yếu chỉ cần kể 1 đoạn.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp - Khuyến khích, động viên những em yếu mạnh dạn tham gia.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn nhập vai tốt, kể hay nhất.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tập luyện kể cả câu chuyện.
Mỹ THUậT
Nặn quả em thích
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện kỹ thuật nặn quả.
- Nặn được loại quả các em thích.
II. Chuẩn bị: Đất nặn.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Quan sát nhận xét.
Các em nặn các loại quả mà các em thích.
? Nhận xét về hình dạng, màu sắc.
* HĐ2: Cách nặn quả.
? Muốn nặn được quả em làm thế nào.
(Nhào đất, nặn thành khối có dáng của quả, sửa chỉnh gắn cuống).
* HĐ3: Hoạt động nhóm.
- Thực hành nặn quả theo nhóm.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- Thi nặn nhanh, đẹp.
Trưng bày sản phẩm – Đánh giá, nhận xét
IV. Củng cố - dặn dò:.
Nhận xét giờ học. Biểu dương cá nhân có sản phẩm đẹp.
HƯớNG DẫN Tự HọC
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục hoàn thành bài buổi 1.
- Toán: Bảng nhân 7.
- TNXH: Hoạt động thần kinh.
II. Các hoạt động dạy học:
- HS hoàn thành bài tập ở vở BT TNXH.
- Hướng dẫn HS yếu hoàn thành bài tập 3, 4 ở vở BTT.
Bài tập cho HS đã hoàn thành bài buổi 1:
1, Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
5 x 7 =  x 5 	6 x  = 7 x 
 x 9 =  x 6	 x 7 + 7 = 49
2, Tính:
 	3 x 7 + 125	450 – 6 x 7	5 x 7 : 7
3. Điền dấu (+) hoặc dấu (x) thích hợp vào ô trống để giá trị biểu thức bằng 80: 	12 6 8.
Thứ ba, ngày tháng năm 2006
Buổi 1
THể DụC
Ôn di chuyển hướng phải, trái
I. Mục tiêu
- HS tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 đến 4 hàng dọc.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Trò chơi: Mèo đuổi Chuột.
II. Phương tiện:
 	Sân bãi sạch sẽ
 	Còi, dụng cụ
III. Các hoạt động dạy học 
* HĐ1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giẫm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
* HĐ2: Phần cơ bản.
 	- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Tổ trưởng chỉ huy các tổ tập theo từng khu vực riêng.
 	- Học di chuyển hướng phải, trái.
 	- GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác. HS bắt chước làm theo: Lúc đầu đi chậm, sau đó nhanh dần.. Đội hình tập luyện 2-4 hàng dọc, người trước các người sau 1-2 m. HS ôn tập đi theo đường thẳng trước rồi mới di chuyển hướng.
 	GV theo dõi, nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em.
 	- Chơi trò chơi: Mèo đuổi Chuột.
* HĐ3: Phần kết thúc.
 	- Cả lớp đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát.
 	- GV cùng HS hệ thống lại bài. Nhận xét lớp.
TOáN
T32: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS củng cố học thuộc bảng nhân 7 để vận dụng làm bài tập.
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
HS chữa bài tập 4 của tiết trước
2. Bài mới:
* HĐ1: Ôn lý thuyết
? Nêu tên bài học hôm qua.
? Đọc lại bảng nhân 7 (một số em).
? Trong bảng nhân 7 thừa số thứ nhất là mấy.
? Thừa số thứ hai từ mấy đến mấy.
? Kết quả của các phép tính trong bảng nhân 7 sau mỗi lần thêm mấy đơn vị.
* HĐ2: Luyện tập.
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ở vở BTT.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu.
Chấm, chữa bài.
Chữa bài 2: 	7 x 2 = 2 x 7	7 x 0 = 0 x 7
 	5 x 7 = 7 x 5	6 x 7 = 7 x 6
? Trong phép nhân khi thay đổi vị trí của các thừa số thì tích sẽ ntn.
Bài 4: 	 Đổi 1 chục = 10
Mười túi có số kg là
7 x 10 = 70 (kg)
III. Củng cố - dặn dò:
 	Một HS đọc lại bảng nhân 7.
 	Nhận xét giờ học
Mỹ THUậT
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai
I. Mục tiêu:
- Tạo cho HS có thói quen quan sát, nhận xét về hình dáng các đồ vật xung quanh
- Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu.
II. Chuẩn bị:
 	Một số cái chai.
 	Một số bài vẽ của HS các lớp trước.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- Cho HS quan sát một số cái chai, nhận xét.
? Chai có những phần chính nào.
? Chai thường được làm bằng chất liệu gì.
? Có màu sắc ntn.
* HĐ2: Cách vẽ chai.
- Vẽ phác khung hình của chai và đường trục.
- Quan sát mẫu để so sánh tỷ lệ các phần chính của chai.
- Vẽ phác nét mờ hình dáng chai.
- Sửa những chi tiết cho cân đối.
* HĐ3: Thực hành.
- GV đặt mẫu ở vị trí mà tất cả HS đều nhìn rõ.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
* HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý, HS nhận xét.
	Bài vẽ nào giống mẫu trên
	Bài nào có bố cục đẹp và bố cục chưa đẹp?
- HS tìm các bài vẽ mà mình thích.
IV. Dặn dò.
Về nhà quan sát người thân (ông, bà, cha mẹ,) để chuẩn bị cho bài vẽ chân dung.
CHíNH Tả (T.C)
Trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết chính tả, chép lại chính xác một đoạn trong bài “Trận bóng dư ... n kinh (T2)
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
- Nêu một số ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong SGK trang 30, 31
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Làm việc với SGK:
- Dựa vào cách phân tích hoạt động phản xạ “rụt tay lại khi sờ vào cốc nước nóng”, ở tiết học trước, các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 trang 30 SGK để TLCH.
? Khi bất ngờ dẫm phải đinh, Nam có phản ứng ntn.
? Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu ? Nêu việc làm đó có tác dụng gì.
? Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, GV kết luận lại.
* HĐ2: Thảo luận
- Đọc ví dụ ở hình 2 trang 31 SGK. Thảo luận theo cặp để tìm thêm ví dụ khác.
- Một HS trình bày trước lớp.
? Theo các em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học.
? Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gi.
- GV kết luận lại.
III. Củng cố - dặn dò:
- HS chơi trò chơi: “Thử trí nhó”
- Nhận xét giờ học
ÂM NHạC
Giáo viên chuyên
HƯớNG DẫN Tự HọC
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập, củng cố, tự hoàn thành nội dung bài học ở buổi 1.
- Luyện làm thêm 1 số bài tập về gấp 1 số lên nhiều lần.
II. Hoạt động dạy học:
1. Môn toán: 
- HS tự học, tự hoàn thành bài tập 3, 4 ở vở BT toán.
- GV theo dõi, kèm cặp thêm những HS yếu.
- HS khá, giỏi làm thêm 1 số bài tập.
Bài 1. 
7 kg gấp lên 3 lần được .
5 dm gấp lên 9 lần được 
Bài 2. Số ?
6 x = 42
8 x = 7 x 
2. Môn luyện từ và câu:
HS tiếp tục hoàn thành các BT ở vở BTTV phần chưa hoàn thành
? Tìm thêm một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.
III. Tổng kết - dặn dò:
Thứ năm, ngày tháng năm 2006
Buổi 1
TậP ĐọC
Bận
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu.
- Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương thể hiện sự khẩn trương của mọi vật, con người.
- Hiểu các từ ngữ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
- Hiểu nội dung bài: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- HS đọc lại chuyện “Lừa và Ngựa”
? Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài:
* HĐ2: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếps từng dòng thơ (mỗi em đọc 2 dòng thơ).
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ. GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng.
- Giải nghĩa các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
- Đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
* HĐ3: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm khổ thơ 1, 2.
? Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì.
? Bé bận những việc gì.
- 1 HS đọc khổ thơ 3.
? Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui.
? Em có bận rộn không.
? Em thường bận rộn với những công việc gì.
? Em có thấy bận mà vui không.
* HĐ4: Học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- 1 HS đọc lại.
- HS luyện đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
- HS thi đọc thuộc lòng.
III. Củng cố - Dặn dò:
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
ÂM NHạC
Giáo viên chuyên
CHíNH Tả (N.V)
Bận
I. Mục tiêu:
- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng các khổ 2 và 3 của bài thơ “Bận”
- Ôn luyện vần khó: en/oen. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc vần iên/iêng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- GV đọc: tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi.
- Cả lớp viết vở nháp. 2 HS lên bảng viết.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS nghe, viết
- Hướng dẫn HS chuẩn bị
GV đọc 1 lần khổ thơ 2 và 3.
2 HS đọc lại
? Bài thơ viết theo thể thơ gì.
? Những chữ nào cần viết hoa.
? Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở
- HS tập viết chữ, ghi tiếng khó trên giấy nháp.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Chấm, chữa bài.
* HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: 2 HS lên bảng thi giải. Cả lớp làm vào vở bài tập
nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, rất hoen gỉ, hèn nhát.
Bài tập 3; Lựa chọn bài 3a.
 	HS làm bài – GV theo dõi, chấm, chữa bài.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
TOáN
T34: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Củng cố và vận dụng về gấp 1 số lên nhiều lần và về nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Chữa bài tập 3 tiết trước.
2. Bài mới:
* HĐ1: Củng cố lý thuyết
? 3 gấp 6 lần bằng bao nhiêu.
? 6 gấp 7 lần bằng bao nhiêu.
? 7 gấp 9 lần bằng bao nhiêu.
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào.
* HĐ2: Luyện tập:
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 ở vở BT.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm những HS yếu.
Chấm, chữa bài.
Bài 2: Tính ?
14 x 5 = 70; 	19 x 7 = 133;	25 x 6 = 150;	
33 x 7 = 231; 	58 x 4 = 232
Bài 3: Bài giải
Số bạn nữ tập múa là
6 x 3 = 18 (bạn)
ĐS: 18 bạn nữ.
III. Củng cố - dặn dò
? Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thê nào.
Buổi 2
Thứ sáu, ngày tháng năm 2006
TậP LàM VĂN
Nghe kể “Không nở nhìn” - Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục tiêu:
- Kể lại và hiểu được nội dug câu chuyện “Không nở nhìn”.
- Rèn kỹ năng tổ chức cuộc họp.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
? Nêu lại bài tập làm văn tuần trước.
GV nêu nhận xét về bài làm của HS.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Kể chuyện “Không nở nhìn”.
- GV kể lần 1.
? Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt.
? Bà cụ bên cạnh anh nói gì.
? Anh trả lời ntn.
- GV kể lần 2.
- HS kể cho nhau nghe theo cặp. GV theo dõi chung.
- cả lớp cùng GV nhận xét chọn ra bạn kể hay nhất.
? Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên.
GV tổng kết lại nội dung câu chuyện và lưu ý HS những điều khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng.
* HĐ3: Tổ chức cuộc họp:
- HS đọc yêu cầu bài 2.
? Nội dung cuộc họp tổ là gì.
? Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- Tiến hành họp tổ.
Các tổ tiến hành họp theo hướng dẫn, gợi ý ở SGK.
GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
* HĐ4: Thi tổ chức cuộc họp.
Chọn 2-3 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV làm giám khảo.
Kết luận, tuyên dương tổ có cuộc họp tổ tốt.
III. Củng cố - dặn dò:
Nêu trình tự của cuộc họp
Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
THủ CÔNG
Gấp, cắt, dán bông hoa
I. Mục tiêu:
- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình.
II. Chuẩn bị:
Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
Tranh quy trình gấp cắt.
Giấy, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- HS quan sát các bông hoa.
? Các bông hoa có màu sắc ntn.
? Các cánh của bông hoa có giống nhau không.
? Khoảng cách giữa các cánh hoa ntn.
* HĐ2: Hướng dẫn gấp, cắt:
- Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
- Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Dán các hình bông hoa.
Một số HS nhắc lại các thao tác đó.
- HS thực hành trên giấy nháp.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
IV. Tổng kết - dặn dò:
Nhận xét giờ học
Dặn HS giờ sau thực hành tiếp.
TOáN
T35: Bảng chia 7
I. Mục tiêu:
- Giúp HS lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7.
- Thực hành chia cho 7.
- Giải toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Đọc thuộc lòng bảng nhân 7 (3-4 em).
2. Bài mới:
* HĐ1: Lập bảng chia 7.
? GV gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
? 7 chấm tròn lấy 1 lần được mấy chấm tròn.
? Hãy viết phép tính tương ứng. GV ghi 7 x 1 = 7.
? Có 7 chấm tròn chia ra các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu nhóm.
? Nêu phép tính cụ thể. GV ghi: 7 : 7 = 1
- HS đọc lại 2 phép tính.
- GV gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu bài toán. 1 tấm bìa có 7 chấm tròn hỏi 2 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn.
? Lập phép tính tìm số chấm tròn.
? Trên tất cả các tấm bìa có có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu tấm bìa.
? Lập phép tính để tìm ra số tấm bìa.
- GV đọc lại 2 phép tính vừa lập.
- Tiếp tục hướng dẫn HS lập bảng chia dựa vào bảng nhân 7.
* HĐ2: HS luyện đọc thuộc bảng chia 7.
 	HS xung phong đọc thuộc bảng chia 7.
* HĐ3: Luyện tập:
- HS làm vào vở bài 1, 2, 3, 4.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
Chữa bài 4: Giải
Số hàng xếp được là:
56 : 7 = 8 (hàng)
ĐS: 8 hàng.
III. Củng cố - dặn dò:
- 1 số HS đọc thuộc bảng chia 7.
- Dặn HS luyện đọc thêm ở nhà.
HOạT ĐộNG TậP THể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình của lớp đã học trong tuần vừa qua.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục.
II. Nội dung:
Lớp trưởng phụ trách.
Buổi 2.
LUYệN TOáN
Luyện bảng nhân 7, chia 7, giải toán gấp 1 số lên nhiều lần
I. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về các dạng toán đã học trong tuần, làm bài tập củng cố.
II. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Ôn kiến thức cũ:
- HS đọc lại bảng nhân 7 (nối tiếp mỗi em 3 phép tính).
- Đọc lại bảng chia 7 (nối tiếp mỗi em 4 phép tính).
? Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào.
* HĐ2: Bài tập ứng dụng:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
56 : 7	79 : 7	45 x 7	56 x 7
Bài 2: Tính. 7 x 4 + 45	6 x 7 + 38	7 x 8 + 37
Bài 3: Năm nay con 9 tuổi, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi của con. Hỏi, năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi:
Vườn ông em có 35 cây ăn quả, 1/5 số cây là cây cam, 1/7 là số cây bưởi. Còn lại là số cây ổi. Hỏi vườn ông có bao nhiêu cây ổi?
Bài 5: Điền số thích hợp vào ô trống:
24 : 4 + = 2 x 5	 	16 – 6 x 2 = 2 x 
7 + 7 + 7 + = 7 x 4	29 – 7 x 2 = 5 x 
THựC HàNH
Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập, củng cố cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh.
- Cắt dán được ngôi sao đẹp, cân đối.
II. Chuẩn bị:
Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* HĐ2: HS thực hành:
- GV hướng dẫn các em thực hành theo nhóm.
- Lưu ý các em không đùa nghịch khi cầm kéo.
- Hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
* HĐ3: Trưng bày sản phẩm:
- HS trưng bày theo nhóm.
- GV tuyên dương những em có sản phẩm đẹp, ngôi sao cắt cân đối, dán phẳng.
IV. Tổng kết - dặn dò: Nhận xét giờ học - dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc