Giáo án Lớp 2 tuần 6 đến 8

Giáo án Lớp 2 tuần 6 đến 8

Tập đọc (2 tiết)

NGƯỜI THẦY CŨ

I- Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng các câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới: Xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ nghĩa câu chuyện.

- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa; hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

II- Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn dài cần ngắt giọng.

 

doc 43 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 6 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	
Thứ hai ngày tháng năm 200
Tập đọc (2 tiết)
Người thầy cũ
I- Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng các câu.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới: Xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ nghĩa câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa; hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu văn dài cần ngắt giọng.
III- Hoạt động dạy và học:
	1. ổn định: Hát
	2. Kiểm tra: 
	3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
a) Luyện đọc.
* Giáo viên đọc mẫu.
+ Đọc nối tiếp câu.
- Giáo viên phát hiện từ học sinh đọc sai: cổng trường, ngạc nhiên, xuất hiện.
* Đọc đoạ trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt giọng.
* Đọc đoạn trong nhóm.
* Thi đọc.
* Thi đọc đồng thanh.
b) Tìm hiểu bài:
? Bố Dũng đến trường để làm gì?
? Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy giáo cuc, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
? Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy.
? Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
c) Luyện đọc lại: 
- Giáo viên cho học sinh đọc theo vai.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi và đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- Học sinh luyện đọc.
 Giữa  chơi/ từ  trường/ bỗng  đôi//.
 Thưa thầy/ em  khánh/ đứa  lớp/ bị  đấy ạ!//.
 Nhưng  // hình  ấy/ thầy  em đâu//.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc.
 Các nhóm khác nhận xét.
- Đọc đồng thanh đoạn 3.
- Đọc đoạn 1:
- Tìm gặp thầy giáo cũ. 
- Vì bố vừa về nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay.
- Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu lễ phép chào thầy.
- GV gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 3.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
- Kỉ niệm thời đi học có lần trio qua cửa sổ thầy chỉ bảo ban nhắc nhở mà không phạt.
- Đọc đoạn 3:
 Bố dũng có lần mắc lỗi thầykhông phạt để ghi nhớ và không bao giờ mắc lại.
- Học sinh phân vai: Thầy giáo, Dũng, người dẫn chuyện.
- Thi đọc.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Bài học giúp em, hiểu điều gì? (nhớ ơn, quí trọng thầy cô giáo)
- Về nhà đọc lại bài.
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
	- Củng cố khái niện về ít hơn, nhiều hơn.
	- Củng cố và rèn luyện kỹ năng giải bài tập về ít hơn, nhiều hơn.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
	- Vở bài tập toán.
III- Hoạt động dạy học:
	1. ổn định: Hát
	2. Kiểm tra: Chữa bài tập số 4.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm miệng nhằm củng cố khái niệm về nhiều hơn, ít hơn.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu:
 “Em kém anh 5 tuổi tức là em ít hơn anh 5 tuổi”
- Giáo viên gọi các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét- giáo viên cho điểm.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhóm.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4: 
 Giáo viên đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và làm vào vở.
- Giáo viên chấm 10 bài.
- Gọi 1 học sinh lên chữa bài.
- Nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh trả lời câu hỏi theo sgk.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm nhóm 4 bạn.
 Thực hiện cách giải về bài toán “ít hơn”.
Bài giải
 Tuổi em là: 
16 – 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi.
- 2 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm nhóm .
Bài giải
 Tuổi anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi.
- 1, 2 học sinh đọc đề bàu.
- Học sinh quan sát tranh sgk và làm bài vào vở.
Bài giải
Toà nhà thứ 2 có số tầng là:
16 – 4 = 12 (tầng)
 Đáp số: 12 tầng.
4. Củng cố - dặn dò.
- Củng cố về bài toán “nhiều hơn, ít hơn”.
- Nhận xét qua giờ.
- Về nhà bài tập ở vở bài tập toán.
Thư ba ngày tháng năm 200
Kể chuyện
Người thầy cũ
I- Mục đích yêu cầu:
	- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện.
	- Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến.
	- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
	- Tập trung nghe bạn kể để đánh giá đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ.
	- áo bộ đội, mũ lính.
III- Hoạt động dạy và học:
	1. ổn định: Hát
	2. Kiểm tra: 4 học sinh kể nối tiếp chuyện: Mẩu giấy vụn.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
a) Hướng dẫn kể từng đoạn.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh.
? Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện?
* Giáo viên gọi 3 em kể lại đoạn 1.
- Các em tự kể theo lời kể của mình.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét, bổ xung.
* Hướng dẫn kể theo vai đoạn 2:
- Giáo viên nhắc học sinh lưu ý đổi giọng cho phù hợp với các nhân vật.
? Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về?
? Dũng đã nghĩ gì?
Kể toàn bộ câu chuyện:
c) Dựng lại câu chuyện theo vai.
- Mỗi nhóm chọn học sinh thi đóng vai. Mỗi nhóm cử 3 em.
- Nhận xét, tuyên dương đội bóng vai hay. 
- Học sinh quan sát bức tranh:
 Sách giáo kho.
- Dũng, chú Khánh, thầy giáo.
- 1 học sinh kể đoạn 1.
- Học sinh nhận xét.
- 3 học sinh kể đoạn 2.
- Rất xúc động.
- Dũng nghĩ bố cũng có lần mắc lỗi thầy không phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
- 3 học sinh kể nối tiếp nhau câu chuyện theo đoạn.
- 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Các nhóm thi diễn lại đoạn 2, cả câu chuyện.
4. Củng cố - dặn dò.
- Câu chuyện này nhắc chúng ta điều gì?
- Về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe.
Toán
Ki - lô - gam
I. Mục tiêu:
	- Học sinh có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
- Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân (cân đĩa).
	- Nhận biết về đơn vị: ki-lô-gam, biết đọc, viết, tên gọi và kí hiệu của ki-lô-gam (kg.)	
	- Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
	- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập, bảng, phấn.
	- Cân đĩa, quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
	- Túi gạo, đường 1kg, quyển vở, quyển sách.
Các hoạt động dạy và học:
	1. ổn định: Hát
	2. Kiểm tra: Chữa bài tập số 4.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
a) Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân các đồ vật.
- Với cân đĩa, ta có thể cân để xem vật nào nặng (nhẹ) hơn vật nào bằng cách: Để 1 gói kẹo lên đĩa cân và 1 gói bánh lên 1 đĩa khác.
- Nếu cân thăng bằng ta nói “gói kẹo bằng gói bánh”. (Kim chỉ chính giữa)
- Nếu cân nghiêng về bên nào thì vật đó nặng hơn.
* Giới thiệu ki-lô-gam, quả cân 1 ki-lô-gam.
- Ki-lô-gam viết tắt là: kg.
- Giới thiệu quả cân: 1kg, 2kg, 3kg.
b) Thực hành: 
Bài 1: Đọc đề bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ để đọc.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
1kg + 2kg = 3kg.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
- Học sinh quan sát cân đĩa.
- Học sinh theo dõi giáo viên.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh đọc: Ki-lô-gam.
- Học sinh đọc: 1kg, 2kg, 3kg.
- Học sinh lên bảng nhân biết các quả cân.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm nhóm 2 bạn.
 Bạn đọc – bạn nêu.
- Học sinh làm nháp.
- 2 em lên bảng chữa.
- Học sinh tóm tắt đề bài và giải.
Bài giải
Cả hai bao có số kg gạo là:
25 + 10 = 35 (kg)
 Đáp số: 35 kg.
4. Củng cố - dặn dò:
- Ki-lô-gam viết tắt như thế nào?
- Về nhà làm bài tập. 
Chính tả (tập chép)
Người thầy cũ
I. Mục tiêu:
	- Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Người thầy cũ.
	- Luyện tập phân biệt vần: ui/ uy ; tr/ ch ; iên/ iêng.
	- Bồi dưỡng ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi rõ đoạn văn và bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định: Hát
	2. Kiểm tra: 2 học sinh lên bảng viết chữ có vần ai và cụm từ: Hai bàn tay
	- Giáo viên nhận xét.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
a) Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- GV đọc mẫu đoạn chép.
? Đây là đoạn mấy của bài tập đọc?
? Đoạn chép này kể về ai?
? Đoạn chép này là suy nghĩ của Dũng về ai?
* Hướng dẫn trình bày:
? Câu hỏi sgk (165)
* Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
* Học sinh chép bài:
* Chấm bài:
b) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: 
- 2 học sinh thi làm đúng, làm nhanh.
Bài 3: Thi chọn từ gài vào bảng.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi và đọc thầm.
- Đoạn 3.
- Kể về Dũng.
- Về bố mình và lần mắc lỗi của bố với thầy giáo.
- Học sinh viết bảng con: xúc động cổng trường, nghĩ, hình phạt.
- Nhìn bảng chép bài.
- Học sinh lấy bút chì soát lỗi.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Học sinh làm nhóm, thi lên bảng chọn từ gài vào chỗ trống.
4. Củng cố - dặn dò.
- Phát âm lại các từ khó.
- Về nhà viết lại những lỗi sai. 
Tự nhiên và xã hội
Ăn uống đầy đủ
I. Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
	- Có ý thức ăn đủ ba bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh vẽ sgk trang 16, 17.
	- Sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.
III. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: Nêu sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non.	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày.
+) Mục tiêu: Kể tên các bữa ăn, thức ăn. Hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.
+) Cách tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 10.
- Giáo viên chốt lại ý chính: Ăn đủ 3 bữa chính: sáng, trưa, tối ăn phối hợp nhiều loại thức ăn (thịt, cá, tôm,  )
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ.
+) Mục tiêu: Hiểu tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ.
+) Cách tiến hành:
- Giáo viên kết luận: Cần ăn đủ các loại thức ăn và uống đủ nước để cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn. Cơ thể bị đói khát g bị bệnh, mệt mỏi.
c) Hoạt động 3: Trò chơi “đi chợ”.
+) Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa phù hợp.
+) Cách tiến hành: 
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét, cho điểm.
- Học sinh làm việc nhóm nhỏ, quan sát tranh và trả lời 1 số câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp.
- Làm việc cả lớp.
? Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước?
? Nếu thường xuyên bị đói khát sẽ ra sao?
- Học sinh thảo luận nhóm 2 câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- H ... để đánh giá kết quả học tập.
- 2 học sinh nêu qui trình gấp:
+ Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Gấp tạo thân và mui thuyền.
+ Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
4. Củng cố - dặn dò.
- Giáo viên nhận xét thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
- Giờ sau mang giấy để gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Thứ năm ngày tháng năm 200
Đạo đức
Chăm làm việc nhà (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết trẻ em có bổn phận tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
	- Học sinh tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.
	- Có thái độ không đồng tình với hành vi chưa làm việc nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: - Em hãy nêu những việc em đã làm ở nhà.
	- Giáo viên nhận xét.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: Tự liên hệ.
- Giáo viên nêu các câu hỏi sgk trang 36.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét.
g Kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ.
b) Hoạt động 2: Đóng vai.
- Tình huống 1: 
 Hoà đang quét nhà, thì bạn đến rủ đi chơi. Hoà sẽ 
- Tình huống 2:
 Anh (chị) của Hoà nhờ Hoà gánh nước, cuốc đất  Hoà sẽ
c) Hoạt động 3: Trò chơi.
Nếu . thì.
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm.
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh với các câu hỏi sgk trang 37.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét, cho điểm.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh làm nhóm và đóng vai trong mỗi tình huống.
- Họsinh thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên chia làm 2 nhóm: “Chăm”
 “Ngoan”
- Các nhóm chơi: Giáo viên cử trọng tài. Nếu nhóm “chăm”, đọc tình huống thì nhóm “ngoan ” phải có câu trả lời nói bằng “thì” và ngược lại.
- Nhóm nào nhiều lời đúng là thắng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung.
- Nhận xét qua giờ.
 - Về nhà vui chơi với các bạn.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
	- Giải bài toán có lời văn bẳng 1 phép tính.
	- So sánh số trong phạm vi 100.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: - 2 em đọc thuộc bảng cộng.
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: Học sinh làm nhóm.
- Giáo viên nhận xét, bổ xung.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
Tóm tắt: 
Mẹ: 38 quả.
Chị: 18 quả 
? Có bao nhiêu quả.
- Giáo viên chấm 10 bài, nhận xét.
Bài 5: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên cho 2 nhóm thi điền nhanh.
- Giáo viên chữa bài.
- Học sinh đọc: Tính nhẩm.
- Học sinh hoạt động nhóm 2 bạn.
- 1 bạn nêu – bạn đáp.
N1: 8 + 4 + 1 = N2: 7 + 4 + 2 =
 8 + 5 = 7 + 6 =
N3: 6 + 3 + 5 =
 6 + 8 =
- Đại diện nhóm trình bày.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bảng con.
- 1 học sinh đọc đề bài, tóm tắt và làm vào vở.
Bài giải
 Mẹ và chị hái được là:
38 + 16 = 54 (quả)
 Đáp án: 54 quả.
- 1 học sinh đọc đề.
- 2 học sinh lên bảng.
Nhóm 1: 5 Ê > 58
Nhóm 2: 89 < Ê 8
4. Củng cố - dặn dò:
- Đọc lại bảng cộng.
- Về nhà làm bài.
Tập viết
Chữ hoa G
I. Mục tiêu:
	- Học sinh viết chữ G theo mẫu, viết đúng cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay.
	- Có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ 
	- Qui trình viết chữ G.
III. Hoạt động dạy và học:
	1. ổn định: 
	2. Kiểm tra: - 2 em viết bảng lớp E Ê, Em.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Giáo viên treo chữ mẫu.
? Chữ G cao mấy li, rộng mấy li?
? Chữ G được viết bởi mấy nét?
? Nét khuyết dưới giống chữ gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết.
G G 
b) Viết bảng:
c) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
Góp sức chung tay.
? Góp sức chung tay nghĩa là gì?
- Nhận xét các chữ.
d) Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn thêm.
e) Chấm bài:
- Chấm 1 số bài.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Chữ G cao 5 li, rộng 5 li.
- Chữ G được viết 3 nét, hai nết cong trái nối liền nhau và một nét khuyết dưới.
- Giống chữ hoa C
- Học sinh viết bảng con chữ G
- Học sinh đọc: Góp sức chung tay.
- Cùng nhau đoàn kết làm 1 việc gì đó.
- Chữ h và y cao 2, 5li.
 G hoa cao 2,5 li; p cao 2 li, t cao 1,5 li.
 Các chữ còn lại cao 1 li.
- Học sinh tập viết bảng con.
- Học sinh tập viết vào vở tập viết.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại ở nhà.
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
	- Học sinh ôn lại bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập thành thạo từng động tác.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Địa điểm: Trên sân trường.
- Vệ sinh an toàn nơi tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: Động tác điều hoà.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung.
b) Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Giáo viên hô.
- Cán sự hô.
- Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi.
c) Phần kết thúc:
- Giáo viên hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập vào các buổi sáng.
- Học sinh tập hợp hàng dọc- giáo viên hướng dẫn tập động tác khởi động.
- Học sinh vỗ tay đứng tại chỗ.
- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn.
- Học sinh ôn bài thể dục phát triển chung 2 đến 3 lần mỗi động tác 2x8 nhịp.
- Cán sự hô, học sinh tập.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tập.
- Học sinh tập.
- Học sinh chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tập làm văn
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Kể ngắn theo câu hỏi
I. Mục tiêu:
	- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
	- Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1
	- Dựa vào câu trả lời, viết được 1 đoạn văn 4 đến 5 câu về thầy giáo, cô giáo cũ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: Đọc thời khoá biểu của ngày hôm sau.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Giáo viên đưa ra các tình huống để học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ xung.
Bài 2: 
 Giáo viên treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết 1 đoạn văn 4 đến 5 câu nói về thầy giáo (cô giáo) cũ của em theo câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn.
A, Bạn đến thăm nhà em. Em mở của và mời bạn vào chơi.
- Chào cậu! Chào Nga! Nhà bạn nhiều cây quá.
+ Các tình huống b, c học sinh lần lượt trả lời từng tình huống.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời theo từng câu hỏi trong bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập. 
Toán
Phép cộng có tổng bằng 100
I. Mục tiêu:
	- Học sinh thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100.
	- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Qui trình.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: Chữa bài tập số 5.
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ tổng bằng 100.
Ví dụ: 83 + 17 = ?
b) Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm.
- Cho học sinh làm nhóm.
Bài 3: Điền số.
Các nhóm thi điền số nhanh.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
 Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên thu chấm bài.
- Nhận xét.
- Học sinh theo dõi và tìm cách thực hiện phép tính.
- Học sinh nêu cách tính:
+ 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1.
+ 8 cộng 1 bằng 9 thêm 1 bằng 10 viết 0.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm nháp.
- Hoạt động nhóm 2 bạn.
Bạn nêu – bạn trả lời
- Học sinh làm nhóm.
- Chia làm 3 nhóm.
- Nhóm nào điền đúng, nhanh sẽ thắng.
- Học sinh tóm tắt đề bài và giải.
Tóm tắt:
 ? kg
15kg
 85kg
Sáng

Chiều
Bài giải
 Buổi chiều bán được là:
85 + 15 = 100 (kg)
 Đáp số: 100kg.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập
. Chính tả (nghe viết)
Bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu:
	- Viết đúng 1 đoạn của bài bàn tay dịu dàng; biết viết hoa chữ đầu tiên của bài, tên riêng.
	- Viết đúng 1 số từ khó.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định: Hát.
	2. Kiểm tra: Học sinh viết bảng con: xấu hổ, con dao, tiếng sáo.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn viết chính tả:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết.
? Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
? An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập.
? Lúc đó thầy có thái độ như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
? Tìm những chữ phải viết hoa.
? Tại sao phải viết hoa.
c) Hướng dẫn viết từ khó.
d) Viết chính tả:
 Giáo viên đọc.
e) Chữa lỗi.
g) Chấm bài: chấm 10 em.
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: Tìm 3 từ có vần ao.
 3 từ có vần au.
Bài 3: Giáo viên giao phiếu.
- Giáo viên gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Học sinh theo dõi đọc thầm.
- Bài bàn tay dịu dàng.
- An buồn bã nói: Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An mà không trách gì em.
- An, Thầy, Thưa, Bàn. 
- An là tên riền. Chữ còn lại là chữ đầu câu.
- Học sinh viết bảng con.
 Vào lớp, chưa làm, xoa đầu yêu thương.
- Học sinh nghe- viết.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh làm bài tập trên phiếu. Đặt câu đề phân biệt:
- da, ra, ga.
- dao, rao, giao.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt
Kiểm tra vở sạch chữ đẹp
Mục tiêu: Hs thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong quá trình rèn chữ giữ vở sạch. Đề ra phương hướng cho tháng sau
Nội dung; Giáo viên kiểm tra từng hs 
 Chấm, nx chung
 Nhắc nhở những em viết bài chưa tốt
Phương hướng: Chú ý nhiều đén những em viết kém. Rèn thêm 1 số viết chữ đẹp để đạt kết quả cao hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan6,7,8.doc