Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

- HS nhận biết được bài toán về bớt một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về bớt ( có một bước tính)

- Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số bớt vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính).

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua hoạt động hình thành kiến thức về giải toán có lời văn (Ở HĐ khám phá, HĐ luyện tập)

+Năng lực giao tiếp toán học: HS nêu được câu hỏi và trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống (Ở HĐ khám phá, HĐ luyện tập)

+Năng lực tư duy, lập luận toán học: Qua việc giải quyết các bài tập (Ở HĐ luyện tập)

- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:

+Trung thực: Trung thực khi làm bài tập.

+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, bút dạ.

2. Học sinh : SGK, vở viết

 

docx 26 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 121Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 
Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2021
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
GÓC HỌC TẬP CỦA EM (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết sắp xếp được đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chào cờ
- GV cho HS điều khiển lễ chào cờ
- GV nhận xét bổ sung và triển khai công việc tuần mới.
2. Hát, đọc thơ về đồ dùng học tập. 
- GV cho học sinh nghe hát bài “ bút sách thân yêu”
- GV dẫn dắt vào hoạt động
- GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ về đồ dùng học tập.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ chuẩn bị và tham gia hoạt động của các lớp.
3. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò HS thực hiện tốt các nội quy hằng ngày ở trường, ở nhà.
- HS thực hiện
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- Lắng nghe
- HS nghe
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- HS thực hiện
- HS nghe
_______________________________
TIẾT 2 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- Thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số.
- Củng cố về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính, so sánh số,..
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., (Ở HĐ luyện tập)
+Năng lực giao tiếp toán học: HS tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống (Ở HĐ khám phá, HĐ luyện tập)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+Trung thực: Trung thực khi làm bài tập.
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Máy tính
2. Học sinh : SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi truyền điện ( yêu cầu nêu các phép cộng có kết quả qua 10)
-GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài mới
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hỏi: Trong một phép tính khi biết hai số hạng, muốn tìm Tổng ta làm như thế nào? 
-GV tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm bài.
- GV yêu cầu HS điền các ô còn lại.
- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
a) - GV hỏi: Số cần điền vào hình tròn là bao nhiêu? Vì sao?
- GV tổ chức cho HS điền vào ngôi sao.
- GV lưu ý HS cần nhẩm kết quả từng phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
Bài 3:
-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm tổ ong cho gấu”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.	
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS nhận xét các vế so sánh:
a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.
b) Cả hai vế đều là phép tính.
=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? 
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
(GV đưa hình ảnh ca-bin thực tế để cho HS quan sát)
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vảo vở.
- GV chữa bài. ( có thể yêu cầu HS nêu lời giải khác)
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS tham gia chơi
- HS đọc yêu cầu bài
-HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân
- HS nêu.
- HS trả lời.( số 14)
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
___________________________________________
Tiết 3 TIÊNG VIỆT 
VIẾT: CHỮ HOA D
NÓI VÀ NGHE: CẬU BÉ HAM HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Viết:
- Biết viết chữ viết hoa D cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi
* Nói và nghe: 
- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện “Cậu bé ham học”
- Kể lại được 1 - 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh - Kể lại được 1 - 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: HS tự giác trong hoạt động đọc và tự trả lời câu hỏi ở HĐ khám phá.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hợp tác với bạn khi tham gia kể chuyện (ở HĐ phám phá.)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa D.
2. Học sinh: Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cho HS Nghe video bài hát “Chú voi con” 
- Giới thiệu bài mới
2. Khám phá
2.1. Viết chữ hoa D
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa D.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cách viết cho HS.
* Thực hành luyện viết.
- HS về nhà luyện viết
2.2. Nói và nghe: Kể chuyện cậu bé ham học.
*HS nghe kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1 kết hợp chỉ hình ảnh 4 bức tranh.
- GV kể chuyện lần 2
- GV nêu câu hỏi dưới mỗi tranh yêu cầu HS trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
*Kể lại 1 đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV YC HS nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1-2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất tập kể.
- YC HS tập kể theo cặp
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Hs lắng nghe
- HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa D.
- HS quan sát.
- HS viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS theo dõi 
- HS tập kể cùng GV
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS tập kể cá nhân
- HS kể nhóm 2
Tiết 4 MÔN: TIẾNG VIỆT 
THỜI KHÓA BIỂU ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột dọc, hàng ngang từ trái qua phải, biết nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác : Qua tương tác với bạn trong hoạt động đọc ( ở HĐ khám phá).
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Trách nhiệm: Có ý thức sinh hoạt nền nếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ ghi sẵn câu văn dài.
2. Học sinh. SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS thi nói về thời gian làm các công việc của mình trong một ngày.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Em đã làm thế nào để biết được các môn học trong ngày, trong tuần?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu
- GV tổ chức cho HS luyện đọc câu theo nhóm đôi
- HDHS chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến muồn nhận cậu
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến chờ lâu
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến càng giỏi hơn
+ Đoạn 4: Còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: dự bị
- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- HS tham gia thi.
- HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
______________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 2 TẬP ĐỌC
ÔN ĐỌC: CÔ GIÁO LỚP EM
 I. MỤC TIÊU
* M1: Đọc đúng Cô giáo lớp em
- Đọc đúng các tiếng từ khó: nắn nót, nguệch ngoạc..
* M 2 + 3: Đọc đúng, diễn cảm bài: Cô giáo lớp em
- Giáo dục HS có ý thức cần cù chịu khó kiên trì
 II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi câu luyện đọc
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
M1
M2 + 3
1 . Bài cũ:
- Kiểm tra sách TV của HS 
- Nhận xét
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu giờ học
b.Luyện đọc:
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Yêu cầu tiếp nối từng câu đến hết bài
- Nhận xét
- Gọi HS đọc từng đoạn 
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em đọc hay có cố gắng
- Luyện đọc thêm 
- Luyện đọc (tương tự)
- Đọc diễn cảm toàn bài
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2021
Tiết 1 TIẾNG VIỆT 
THỜI KHÓA BIỂU (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung thông tin từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp nội dung trong thời khóa biểu.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: HS tự giác trong hoạt động trả lời câu hỏi (ở HĐ khám phá.)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Trách nhiệm: Có ý thức sinh hoạt nền nếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ ghi sẵn câu văn dài.
2. Học sinh. SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Trả lời câu hỏi.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Luyện đọc lại.
- HS tự luyện đọc ở nhà
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.44
-YC HS quan sát tranh, tìm tên sự vật trong mỗi tranh.
- YC HS hỏi đáp theo cặp, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.45
- YC HS thảo luận nhóm hai nêu câu giới thiệu môn học hoặc hoạt động ở trường,
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Vận dụng
- GV yêu cầu HS nêu thời khóa biểu của mình trong một ngày.
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ C1: Thứ hai, buổi sáng, tiết 1: Hoạt động trải nghiệm; tiết 2: Toán; tiết 3,4: Tiếng  ...  
- HS quan sát và thực hiện cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS thực hiện nhớ việc.
- HS nhắc bố mẹ chụp ảnh lại gửi cô giáo
_________________________________________
Tiết 2 + 3 TOÁN
ÔN TẬP: GIẢI BÀI TOÁN VỀ BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU
- Mức 1: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về bớt một số đơn vị.(ĐT1, 2, 3 thực hiện)
- Mức 2,3: Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số bớt vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính) (ĐT2,3 thực hiện).
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. GV: Giáo án
2. HS: VBT
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Khởi động:
- Hát tập thể 1 bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập
-GV tổ chức hướng dẫn HS ôn tập
Mức 1
Mức 2, 3
Bài 1: 
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trước lớp
Bài giải
Lúc này trên xe buýt còn lại số người là:
35 – 12 = 23 (người)
 Đáp số: 23 người.
- GV nhận xét
Bài 2: Tính
-HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trước lớp
Bài giải
Trên cành cây còn lại số con chim đang đậu là:
16 – 5 = 11 (con)
 Đáp số: 11 con chim.
- GV nhận xét
Bài 3
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trước lớp
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Có: 45 con gà.
Bán: 14 con gà.
Còn lại: con gà?
Bài giải
Còn lại số con gà là:
45 – 14 = 31 (con)
 Đáp số: 31 con gà.
- GV nhận xét
Bài 4: 
-HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trước lớp
Bài giải
Trên bờ còn lại số con vịt là:
15 – 3 = 12 (con) 
 Đáp số: 12 con vịt. 
- GV nhận xét
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
 ______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021
Tiết 1 TIÊNG VIỆT 
CHỮ HOA Đ
NÓI VÀ NGHE: CẬU BÉ HAM HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Viết:
- Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
* Nói và nghe: 
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ngôi trường của mình.
- Nói được những điều em thích về ngôi trường của em.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hợp tác với bạn ở HĐ phám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa D.
2. Học sinh: Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cho HS Nghe video bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” 
- Giới thiệu bài mới
2. Khám phá
2.1. Viết chữ hoa Đ
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Đ.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cách viết cho HS.
* Thực hành luyện viết.
- HS về nhà luyện viết
2.2. Nói và nghe
* Nói những điều em thích về trường của em.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Trường em tên là gì? Ở đâu?
+ Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày? 
- Theo em, trong tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- Tổ chức cho HS kể về ngôi trường của mình, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Em muốn trường mình có những thay đổi gì?
- YC HS trao đổi về những điều trong trường mình muốn thay đổi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng
- HDHS kể cho người thân nghe về ngôi trường của mình.
- GV nhận xét giờ học.
- Hs lắng nghe
- HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Đ.
- HS quan sát.
- HS viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
_____________________________________
Tiết 2 TIẾNG VIỆT 
DANH SÁCH HỌC SINH ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu thong tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (Qua tương tác với bạn trong hoạt động đọc và trả lời câu hỏi HĐ khám phá).
+ Năng lực tự học và tự chủ: HS tự giác hoàn thành bài tập 1,2 ở HĐ khám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, hình ảnh của bài học.
2. Học sinh. SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS thi nói về điều thú vị trong bài tập đọc ngày hôm trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu
- GV tổ chức cho HS luyện đọc câu theo nhóm đôi
- HDHS luyện đọc đoạn
- HD HS đọc câu dài
- HD HS giải nghĩa từ
-GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm. 
3. Vận dụng
- GV nhận xét giờ học.
- HS tham gia thi.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp.
-HS đọc nối tiếp đoạn
 ___________________________________________
Tiết 3 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn tập bảng cộng (qua 10)
- Thực hiện được các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua hoạt động làm bài tập và giải các bài toán...., (Ở HĐ luyện tập)
+Năng lực giao tiếp toán học: HS trả lời được câu hỏi trong các yêu cầu (Ở HĐ luyện tập)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+Trung thực: Trung thực khi làm bài tập.	
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh : SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đoán nhanh đáp số”
- GV đọc một số phép tính của bảng cộng đã học. Yêu cầu HS đọc nhanh kết quả của phép tính.
- GV nhận xét, khen ngợi
- Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV nêu:
Muốn tính tổng các số ta làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài cá nhân.
- GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày. HS kiểm tra chéo vở cho nhau.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng
Trò chơi “Bắt vịt”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV ghép đôi HS.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
-HS tham gia chơi
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS đọc nối tiếp các kết quả.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lên bảng.
Bài giải:
Số bạn chơi bóng rổ có tất cả là:
6 + 3 = 9 ( bạn )
 Đáp số: 9 bạn.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lên bảng.
Bài giải:
Số cá sấu còn lại dưới hồ nước là:
15 – 3 = 12 ( con )
 Đáp số: 12 con cá sấu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
- HS thực hiện chơi theo nhóm 2. 
TIẾT 4: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 GÓC HỌC TẬP CỦA EM (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- Thực hiện rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
- Góp phần hình thành năng lực: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác ( HĐ tổng kết tuần)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Trung thực: Mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.
+ Chăm chỉ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Khay đựng nước, cốc nước và bình nước.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 4:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 4.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 5:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- GV hỏi một vài HS và lắng nghe những chia sẻ về việc nhà em đã làm thể hiện sự khéo tay, cẩn thận của mình. 
- GV mời HS thảo luận theo cặp đôi.
Kết luận: Thật vui và tự hào khi mình là người cẩn thận, biết giữ gìn đồ đạc của gia đình và góp phần làm cho nhà mình gọn gàng, sạch đẹp!
b. Hoạt động nhóm: 
- HDHS tham gia cuộc thi “Ai khéo léo hơn”.
- HDHS thảo luận theo nhóm về việc tổ chức cuộc thi “Ai khéo léo hơn”; đặt các câu hỏi gợi mở để HS đưa ra phương án chơi sao cho nước không bị đổ ra ngoài. Lấy nước bao nhiêu là đủ? Bê khay nước bằng mấy tay? Lúc bê nước đi như thế nào để tránh cho nước rớt ra ngoài? Mời bạn uống nước lịch sự!...
- Khen ngợi, đánh giá.
Kết luận: Luôn biết quan sát, làm thật từ từ không vội vàng là em đã trở thành người cẩn thận, khéo léo rồi.
3. Cam kết hành động.
GV gợi ý để HS luyện tập thắt nơ giúp mẹ trang trí món quà năm mới.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 5.
-HS chia sẻ cá nhân.
-HS chia sẻ theo cặp đôi.
-HS lắng nghe
- HS 3 tổ tham gia cuộc thi.
- HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ trước lớp.
-HS lắng nghe.
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2021_2022.docx