Giáo án Lớp 2 tuần 5 (7)

Giáo án Lớp 2 tuần 5 (7)

Toán (T21)

38 + 25

I/ Mục tiêu: Gúp HS:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25

 - Biết giải các bài toán bằng một phép tính cộng các sốvới số đo có đơn vị dm.

 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số .

II/ Đồ dùng dạy học:

- Que tính – Bảng gài – Nội dung BT2.

III/ Các hoạt động dạy học:

 1/ Kiểm: 28 + 5.

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 5 (7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 6 tháng 9 năm 2010 
Sinh hoạt đầu tuần 
Tuần V 
Phổ biến của BGH:
Đi học đều đúng giờ 
Lễ phép với thầy cô
Giữ vệ sinh trong và ngoài lớp 
________________________________
Toán (T21)
38 + 25 
I/ Mục tiêu: Gúp HS: 
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25
 - Biết giải các bài toán bằng một phép tính cộng các sốvới số đo có đơn vị dm.
 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Que tính – Bảng gài – Nội dung BT2. 
III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Kiểm: 28 + 5. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính. 
- Nhận xét và cho điểm.
48 + 5 = 53 29 + 8 = 37
38 + 4 = 42 59 + 6 = 65
	3/ Bài mới: 
Phép cộng 38 + 25 
+ Nêu bài toán: Có 38 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
+ Để có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? 
+ Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. 
+ Có tất cả bao nhiêu que tính ? 
+ Vậy 38 + 25 = ? 
+ Yêu cầu HS lên thực hiện đặt tính và nói lại cách tính (Từ phải sang trái)
+ HS lắng nghe và phân tích đề toán. 
+ Thực hiện phép cộng: 38 + 25. 
+ HS thao tác trên que tính. 
+  63 que tính. 
+ 38 + 25 = 63 
+ Chú ý: Thẳng cột với nhau. 38 
 + 
 25 
 63 
	4/ Luyện tập thực hành. 
Bài 1/8: Bảng lớp (hoặc vở bài tập) 
28 
+ 
45 
73
48 
+ 
36 
84
68 
+ 
13 
71
18 
+ 
59 
77
58 
+ 
27 
85
38 
+ 
38 
76
28 
+ 
 7 
35
68 
+ 
 4 
72
78 
+ 
12 
90
68 
+ 
11 
79
44 
+ 
 8 
52
48 
+ 
33 
81
 Gọi 3HS lên bảng sửa bài. 
Bài 3/8: Bảng gài (hoặc vở nháp) 
- Gọi HS đọc đề bài toán. 
- GV vẽ hình lên bảng và hỏi. 
 + Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm thế nào ?
+ Thực hiện phép cộng 
28 + 34 
+ HS lên giải.
 28dm 34dm
 ?dm
Bài giải 
Con kiến đi hết đoạn đường: 
28 + 34 = 62(dm) 
Đáp số: 62dm
Bài 4: Miệng (bảng lớp) 
 + Bài toán yêu cầu ta làm gì ? 
 + Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên ? 
8 + 4 < 8 + 5 
 12 13
9 + 8 = 8 + 9 
 17 17
9 + 7 > 9 + 6 
 16 15
 + Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6, ngoài cách tính tổng rồi so sánh, ta cần cách tính nào khác nữa. 
 + Bài toán 9 + 8 và 8 + 9 không cần thực hiện phép tính, hãy gải thích tại sao ?
+ Điền dấu = vào chỗ thích hợp. 
+ Tính tổng trước rồi so sánh sau. 
+ Ngoài cách tính tổng, ta cần cách tính so sánh các thành phần với nhau: 9 = 9, 7 > 6. Nên 9 + 7 > 9 + 6 
+ Vì 9 + 8 = 8 + 9 thay đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. (giao hoán)
	4/ Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện cách tính (Thẳng cột với nhau – Phải sang trái). 
- Nhận xét tiết học. 
_______________________________ 
Tập đọc (T17 + T18) 
Tiết 1: Chiếc bút mực
I/ Mục đích - Yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng .Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. 
 - Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện : Cô giáo khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng biết giúp đỡ bạn .
- Trả lời được các câu hỏi trong sgk 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: Mít làm thơ 
 + Nghe xong thơ viết về mình Biết Tuốt phản ứng như thế nào ? 
 + Theo em, Mít có chế giễu các bạn không ? 
 + Để các bạn không giận, Mít giải thích thế nào ? 
 + Em thấy Mít thế nào ?
+  Biết Tuốt giận dữ cho rằng Mít nói sai sự thật. 
+  Mít không chế giễu các bạn, Mít chỉ muốn làm thơ có vần. 
+  Tớ xin lỗi, tớ không có ý đó đâu, Tớ chỉ muốn làm thơ tặng các bạn. 
+  Mít ngộ nghĩnh, đáng yêu, hồn nhiên và ngây thơ.
- Nhận xét.
	2. Bài mới: 
Giáo viên đọc mẫu: chú ý giọng tểnõ ràng, phân biệt lời giữa các nhân vật. 
HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài. Chú ý các từ khó. 
Từ khó: bút mực, lớp, nức nở, loay hoay, ngạc nhiên. 
Từ mới: (SGK)
Hồi hộp: không yên lòng, chờ đợi 1 điều gì đó. 
Loay hoay: xoay trở mãi, không biết nên làm thế nào. 
Ngạc nhiên: lấy làm lạ.
Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc từng đoạn trước lớp. (chú ý luyện đọc câu dài) 
HD ngắt nhịp:
Ở lớp 1A, / học sinh / bắt đầu được viết bút mực, / chỉ còn / Mai và Lan / vẫn phải viết bút chì. // 
Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì. // 
Bỗng / Lan gục đầu xuống bàn / khóc nức nở. // 
Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi. // 
HS đọc trong nhóm: nối tiếp nhau. 
Thi đọc: giữa các nhóm. 
HS đồng thanh: toàn bài.
Tiết 2
	3/ Tìm hiểu bài: 
+ Câu 1: Trong lớp, bạn nào vẫn phải viết bút chì?
+ Câu 2: Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực? 
+ Câu 3: Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì ? 
+ Câu 4: Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan ? 
+ Câu 5: Lúc này, bạn Mai loay hoay với hộp bút như thế nào ? 
+ Câu 6: Vì sao bạn Mai lại loay hoay như vậy ? 
+ Câu 7: Cuối cùng Mai đã làm gì ? 
+ Câu 8: Thái độ của Mai thế nào khi biết được mình cũng viết bút bút mực ? 
+ Câu 9: Mai đã nói với cô thế nào ? 
+ Câu 10: Theo em, bạn Mai có đáng khen không ? Vì sao ? 
+ Câu 11: Vì sao cô giáo khen Mai ? 
Vì Mai ngoan biết giúp bạn. 
Vì Mai cho bạn mượn viết.
+  bạn Lan và bạn Mai. 
+  hồi hộp nhìn cô, buồn lắm. 
+  một mình bạn Mai. 
+  Lan quên bút ở nhà. 
+  Bạn Mai mở hộp bút ra rồi lại đóng hộp bút lại. 
+  Vì bạn Mai nữa muốn cho bạn mượn, nữa lại không. 
+  Mai đưa bút cho Lan mượn. 
+  Mai thấy hơi tiếc. 
+  để bạn Lan viết trước. 
+ Theo em, bạn Mai rất đáng khen, vì bạn Mai biết giúp đỡ bạn bè. 
+  a) Vì Mai ngoan biết giúp bạn.
	4/ Luyện đọc lại: 
- GV gọi HS đọc theo vai. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài và TLCH (cho điểm).
	5/ Củng cố, dặn dò:
+ Em thích nhân vật nào ? Vì sao ? 
+ Câu chuyện này, khuyên ta điều gì ?
+ Em thích nhân vật Mai. Vì bạn Mai là người bạn tốt luôn luôn giúp đỡ mọi người. 
+  sẵn sàng giúp đỡ mọi người. 
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và luôn giúp đỡ mọi người. 
- GV nhận xét tiết học. 
_________________________________________________________________ 
Thứ ba 7 tháng 9 năm 2010 
Kể chuyện (T5) 
Chiếc bút mực 
I/ Mục đích – Yêu cầu: 
- Dựa theo tranh, kể lại đước từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực (BT1).
- Rèn cho hs kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
- Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú kể chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa câu chuyện. 
- Hộp bút, hộp mực. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: “Bím tóc đuôi sam” 
- GV gọi 4HS lên bảng kể lại câu chuyện (theo vai). 
- Nhận xét và cho điểm. 
	2. Bài mới: 
Kể lại từng đoạn câu chuyện: 
GV nêu câu mở đầu: Ở lớp 1A, học sinh đã bắt đầu viết bút mực, chỉ còn Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
Kể chuyện theo tranh: Nhóm. 
- GV gọi 1 số HS kể lại nội dung của từng bức tranh. (khuyến khích các em kể lại bằng lời của mình)
Tranh 1:
 + Cô giáo gọi Lan lên bàn cô làm gì ? 
 + Thái độ của Mai thế nào ? 
 + Khi không được viết bút mực, thái độ của Mai ra sao ?. 
+  lên bàn cô lấy mực. 
+  Mai hồi hộp nhìn cô. 
+  Mai rất buồn, vì cả lớp chỉ còn mình em viết bút chì. 
+  mình học chưa giỏi. 
Tranh 2: 
 + Chuyện gì xảy ra với bạn Lan ? 
 + Khi biết mình quên bút Lan đã làm gì ? 
 + Lúc đó thái độ của Mai thế nào ? 
 + Vì sao Mai lại loay hoay với hộp bút ?
+  Lan quên mang bút. 
+  Lan khóc nức nở. 
+  loay hoay với cái hộp bút. 
+  vì Mai nữa muốn cho bạn mượn, nữa muốn không.
Tranh 3: 
 + Bạn Mai đã làm gì ? 
 + Mai đã nói gì với Lan ? 
+  đưa bút cho bạn Lan mượn. 
+  Bạn cầm lấy, mình đang viết bút chì. 
Tranh 4: 
 + Thái độ của cô giáo thế nào ? 
 + Khi biết mình được viết bút mực, Mai cảm thấy thế nào ? 
 + Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì ?
+  cô rất vui. 
+  mai cảm thấy hơi tiếc. 
+  Cô cho em mượn bút. Em thật đáng khen.
HS kể toàn bộ câu chuyện: 
- Gọi 4HS nối tiếp nhau kể từng bức tranh. 
- Kể phân vai: Người dẫn chuyện, cô giáo, Lan và Mai. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
	4. Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện này, em thích nhân vật nào ? (Em thích nhân vật Mai, vì Mai là người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn bè). 
- Về nhà kể lại cho người thân nghe. 
- GV nhận xét tiết học 
__________________________________ 
Toán (T22)
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Thuợc bảng 8 cợng với mợt sớ.
- Biết thực hiện phép cợng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5;38 +25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với mợt phép cợng.
- Rèn cho hs kĩ năng làm tính nhanh chính xác các dạng tốn trên.
- GD hs tính cẩn thận, chính xác, hứng thú khi học tốn.
*(Ghi chú: BT1,2,3)
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Đồ dùng phục vụ các trò chơi. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Bài kiểm: 38 + 25 
- Gọi 1HS nhắc lại bảng cộng 8. 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính và đặt tính các bài sau:
 38 48 
 + + 
 45 17 
 83 65
Bài mới: 
Bài 1: Miệng
 8 + 2 = 10 
 8 + 6 = 14 
18 + 6 = 24
 8 + 3 = 11 
 8 + 7 = 15 
18 + 7 = 25 
 8 + 4 = 12 
 8 + 8 = 16 
18 + 8 = 26
 8 + 5 = 13 
 8 + 9 = 17 
 18 + 9 = 27
Bài 2: Bảng con 
38 + 15 = 53 
 38 
 + 
 15 
 53
 ... õ có đép không” Lan dừng lại ngắm nghía bức tranh một lát rồi trả lời Nam: Bạn vẽ đẹp lắm, nhưng bạn vẽ như vậy làm bẩn bức tường của nhà trường. Nghe Lan nói vậy, bạn Nam hiểu ra và hai bạn rủ nhau lấy xô, chổi, quét vôi lại bức tường cho sạch. 
- Gọi 2HS kể lại toàn bộ câu chuyện: cho điểm. 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu (Đặt tên cho câu chuyện). 
- Gọi từng HS nói tên câu chuyện của mình. 
- Bảo vệ của công - Đẹp mà không đẹp. 
 v Bài tập 3: Viết vào vở bài tập. 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
Đọc mục lục sách ở tuần 6. 
GV yêu cầu HS mở mục lục sách TV (tập 1). 
2 HS đọc (chỉ đọc các bài Tập đọc của tuần 6). 
TUẦN/ CHỦ ĐIỂM
PHÂN MÔN
NỘI DUNG
TRANG
 6. Trường học
Tập đọc
1/ Mẩu giấy vụn 
2/ Ngôi trường mới
3/ Mua kính
48
50 
53
 Củng cố – Dặn dò: 
- Câu chuyện khuyên ta điều gì ? (không nên vẽ bậy lên tường)- Giữ vệ sinh chung. 
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe. 
- GV nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
_________________________________ 
Toán (T25)
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs củng cố cách giải tốn về nhiều hơn bằng một phép tính cộng.
- Biết giải và trình bày các bài toán về nhiều nhiều hơn trong các tình huớng khác nhau.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn về “ nhiều hơn “ bằng mợt phép tính cợng.
- GD hs tính chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Tốn.
*(Ghi chú: BTCL Bài 1,2,4)
II. Các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: Bài toán về nhiều hơn. 
	2. Bài mới: 
- Luyện tập về cách giải bài toán “nhiều hơn”
	Bài 1/25: Miệng + bảng gài số 
 + GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
 + Để biết trong hợp có bao nhiêu bút chì, ta phải làm gì ? 
 + Vì sao ? 
 + HS tóm tắt bài toán và 1 HS lên bảng giải. 
Cốc có : 6 bút chì 
Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì 
Hộp có :? bút chì
+ HS đọc đề bài 
+ ... thực hiện phép tính cộng: 6 + 2 
+ Vì trong hộp có nhiều hơn trong cốc 2 bút chì. 
Bài giải
Số bút chì trong hộp có:
6 + 2 = 8(bút)
Đáp số: 8 bút.
Bài 2/25: Bảng lớp + Bảng gài . 
+ Yêu HS dựa vào tóm tắt và đọc đề toán. 
+ GV có thể chia nhỏ thành từng câu hỏi về số bưu ảnh của An và của Bình hơn An. 
Tóm tắt:
An có : 11 bưu ảnh 
Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh 
Bình có : ? bưu ảnh 
+ HS đọc đề bài: An có 11 bưu ảnh. Bình có nhiều hơn An 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có bao nhiêu bưu ảnh ? 
Bài giải
Số bưu ảnh Bình có là:
11 + 3 = 14(bưu ảnh)
Đáp số: 14 bưu ảnh
 Ÿ Bài 4/25: 
- Gọi HS đề bài câu a. 
- Yêu cầu HS tóm tắt. 
Tóm tắt
AB dài : 10cm 
CD dài hơn AB : 2cm 
CD dài : ?cm
Bài giải
Đoạn thẳng CD dài là:
10 + 2 = 12(cm)
Đáp số: 12cm
Củng cố – Dặn dò: 
- Trò chơi: Thi sáng tác đề toán. 
 + GV đưa 2 số chẳng hạn 7 và 5. Yêu cầu HS đặt đè toán có sử dụng hai số đó. 
=> Lan có 7 nhãn vở. Mai có nhiều hơn Lan 5 nhãn vở. Hỏi Mai có bao nhiêu nhãn vở ?
- Tuyên dương – Nhận xét tiết học. 
_______________________________ 
Thủ công (T5) 
Tiết 1: Gấp máy bay đuôi rời 
I/ Mục tiêu: 
- HS biết gấp máy bay đuôi rời và gấp được máy bay đuôi rời. 
- HS hứng thú và yêu thích gấp hình. 
- HS giỏi gấp được máy bay nếp gấp thẳng, phẳng, sản phẩm đẹp, sử dụng được.
II/ GV chuẩn bị: 
- Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy thủ công hoặc bằng giấy A4. 
- Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp. 
- Kéo bút chì thước kẻ. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
	1. GVHDHS quan sát và nhận xét: 
- GV giới thiệu mẫu gấp máy bay đuôi rời và gợi ý cho HS nhận xét về hình dáng đầu cánh, thân, đuôi của máy bay. 
- GV mở dần phần đầu, cánh máy bay mẫu cho đễn khi trở lại dạng ban đầu là tờ giấy hình vuông để HS quan sát. 
- Sau đó đặt câu hỏi để HS nêu hình dạng tờ giấy dùng để gấp đầu và cánh máy bay (hình vuông). 
- GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy gấp đầu, cánh máy bay lên bàn (A4) yêu cầu HS nhận xét. Từ đó rút ra kết luận. 
 v GVKL: Để gấp máy bay đuôi rời phải chuẩn bị tờ giấy hình chữ nhật, sau đó gấp và cắt thành hai phần: Phần hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay, Phần hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay. 
	2. GVHD mẫu: 
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành hình 1vuông và hình chữ nhật: 
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu gấp ở hình 1a, sao chocạnh ngắn trùng với cạnh dài, được hình 1b. 
- Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b (chú ý miết mạnh để tạo nếp gấp). Sao đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để có 1 hình vuông và hình chữ nhật. 
 H1 H2 
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. 
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác (H3a). Gấp đôi theo đườngdấu gấp ở hình 3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được hình 3b. 
- Gấp theo đường dấu gấp như mặt trước, sao cho đỉnh C trùng A (H5). 
- Lồng hai ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp, kéo sang hai bên được H6. 
- Gấp hai nữa cạnh đáy hình 6 vào đường dấu gấp được hình 7. 
- Gấp theo đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dấu giữa như hình H8a và H8b. 
- Dùng ngón tay trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở 2 bên ép vào theo nếp gấp (H9a) được mũi máy bay (H9b). 
² Bước này tương đối khéo, GV cần HD chậm, rõ ràng từng thao tác để HS hiểu cách làm và làm được. 
- Gấp theo đường dấu gấpở H9b về phía sauđược đầu và cánh máy bay như H10. (đường gấp trùng với chân mũi máy bay). 
 H3 H4 H5
 H6 H7 H8
 H9 H10 
	é Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay 
 H11
	é Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. 
- Mở đầu và cánh máy bay ra như hình 9b, cho thân máy bay vào trong (H13) gấp trở lại như cũ, được máy bay hoàn chỉnh (H14). 
- Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp được H15. Bẻ đuôi máy bay sang hai bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay như H15 và phóng chếch lên không trung. 
 + Chú ý: Gấp phần đầu và cánh máy bay tương đối khó, vì vậy, GV nên HD kĩ để HS nắm cách làm. 
	3. Củng cố – Dặn dò: 
- Gọi 2 hoặc 2 HS thao tác lại các bước gấp máy bay đuôi rời. 
- Tổ chức cho HS tập gấp thử bằng giấy nháp (giấy màu). 
- Nhắc nhở HS thu dọn vệ sinh và giữ trật tự trong khi thực hành. 
_______________________________ 
Đạo đức 
Bài 4: 
GỌN GÀNG - NGĂN NẮP
 A/ Yêu cầu cần đạt : 
 - Biết cần phải giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi như thế nào .
 - Nêu được ích lợi việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
 - Thực hành giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
 - Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi
 B/Chuẩn bị : 
Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 và 3 ở tiết 1 
Một số đồ dùng ,sách vở học sinh. 
 C/ C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc
1.Khởi động: - HS hát 
 2.Bài mới: 
 Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Treo tranh minh hoạ .
- Yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận theo các câu hỏi đã ghi trong phiếu thảo luận .
- Các nhóm quan sát tranh .-Thảo luận trả lời các câu hỏi .
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?-Cất sách vở học xong lên giá sách.
- Bạn làm như thế nhằm mục đích gì ?-Làm như thế để giữ gìn sách vở , nhà cửa gọn gàng .. .
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
* Kết luận : - Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt
- Hai em nhắc lại .
 Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” . 
Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo câu hỏi mà giáo viên đưa ra .
-Tại sao cần ngăn nắp , gọn gàng ?
- Để khi lấy các thứ không mất công tìm kiếm , giúp chúng ta giữ gìn đồ đạc bền đẹp 
- Nếu không ngăn nắp gọn gàng sẽ gây hậu quả gì ?
- Mọi thứ lộn xộn khi tìm mất thời gian , làm cho nhà cửa bừa bộn , bẩn thỉu
- Mời từng nhóm cử đại diện trình bày 
-Các nhóm khác nhận xét ýkiến nhóm bạn .
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc .
* Kết luận : - Tính bừa bộn khiến nhà cửa lộn xộn , khi tìm vật gì mất nhiều thời gian . Vì vậy ta nên có thói quen ngăn nắp , gọn gàng trong sinh hoạt.
- Ba em nhắc lại kết luận .
Hoạt động: Xử lí tình huống 
 -Chia lớp thành 4 nhóm .
- Phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu có ghi tình huống 
- Các nhóm tổ chức thảo luận tìm cách giải quyết tình huống như giáo viên đã ghi trong phiếu và cử đại diện lên trình bày trước lớp . 
- Nhận xét ý kiến và bổ sung cho nhóm bạn nếu có . 
- Bình chọn nhóm có cách giải quết hợp lí 
*3. Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực hành theo bài học
_______________________________
Sinh hoạt lớp 
Tuần 5
I/ Kiểm điểm: 
1/ Đi học đều: HS đi học đúng giờ, đầy đủ. 
2/ Học tập: Chưa tích cực hoạt động nhóm, còn thụ động. 
3/ Đạo đức: Biết chào hỏi, gọi bạn xưng tên. 
4/ Thể dục: 
 + Chính khoá: tích cực tham gia các hoạt động, có trật tự. 
 + Giữa giờ: Tập trung nhanh, tập chưa chính xác. 
5/ Trật tự ra vào lớp: tốt
II/ Hướng khắc phục: Thường xuyên theo dõi nhắc nhở.
III/ Tuyên dương – Phê bình: 
- Phê bình: tổ 5, 6. 
- Tuyên dương: tổ 2, 3, 4.
IV/ Công việc tuần 6: 
- Đi học đều đúng giờ. 
- Tích cực tham gia giữ vệ sinh trong và ngoài lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An lop 2 tuan 52010CKT.doc