Giáo án Lớp 2 tuần 8 - Trường tiểu học Phù Linh

Giáo án Lớp 2 tuần 8 - Trường tiểu học Phù Linh

TIẾT: MÔN TẬP ĐỌC

Bài : Người mẹ hiền

I- Mục tiêu :

1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật (cô giáo, Minh, bác bảo vệ).

2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa của các từ mới : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.

 - Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa : Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

 

doc 30 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 8 - Trường tiểu học Phù Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Tiết: Môn Tập đọc
Bài : Người mẹ hiền
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ. 
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật (cô giáo, Minh, bác bảo vệ).
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Hiểu nghĩa của các từ mới : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
 - Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa : Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
 II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GVkiểm tra HS đọc bài thời khoá biểu và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
-2 HS đọc bài.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
 3 phút 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
-GV ghi bảng.
- HS quan sát tranh vẽ.
-HS ghi vở.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
32 phút
- Đọc lời rủ rê của Minh ở đoạn đầu : háo hức; lời của hai bạn ở đoạn cuối : rụt rè, hối lỗi; lời bác bảo vệ : nghiêm nhưng nhẹ nhàng; lời cô giáo : khi ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu
trong mỗi đoạn.
- Đọc từ khó :
nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc câu khó :
toáng, lấm lem 
* Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới, / nắm chặt hai chân em :// “ Cậu nào đây?/ Trốn học hả?” // 
* Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở củă lớp vào, / nghiêm giọng hỏi : // “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?” //
- HS nêu cách đọc.
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
- Giải thích thêm : thầm thì : nói nhỏ vào tai. Vùng vẫy : cựa quậy mạnh, cố thoát.
gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+Đọc từng đoạn trong nhóm :
- HS đọc theo nhóm 4.
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
Tiết 2:
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 20 phút
- HS đọc thầm đoạn 1.
Câu 1:
- Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
- Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc.
Câu 2:
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
- Chui qua chỗ tường thủng.
Câu 3:
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời : Cô nói với bác bảo vệ : “ Bác nhẹ ”
- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào?
- Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò. / Cô rất bình tĩnh và nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm.
Câu 4:
- Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam bật khóc?
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời : Vì đau và xấu hổ.
Câu 5:
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Là cô giáo.
4- Luyện đọc lại : 15 phút
- GV cho HS bình chọn nhóm và người đọc hay nhất, ghi điểm.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, đọc cả bài, đọc phân vai.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Tại sao cô giáo trong bài được gọi là “Người mẹ hiền”?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Bài sau : Bàn tay dịu dàng.
- Cô vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS giống như một người mẹ đối với các con trong gia đình.
- Cả lớp hát bài Cô và mẹ.
Tiết: Môn toán
Bài : 36 + 15
I- Mục tiêu :
Giúp HS : - Biết thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 36 + 5.
- áp dụng phép cộng trên để giải các bài toán có liên quan và tính tổng các số hạng đã biết.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế.
II- Đồ dùng :
- GV : 5 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 11 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li.Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Số? 
 6 + = 13 6 + = 15
- GV nhận xét, ghi điểm
 - 2 HS viết bảng.
- 2 HS đọc bảng 6 cộng với một số
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
1 phút
- GV nêu yêu cầu của bài học.
Gvghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Giới thiệu phép cộng 38 +2 5 : 
 8 phút
+ Bước 1 : Giới thiệu:
* Nêu bài toán : Có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 63 que tính.
- GV thực hành gài que tính.
+ Bước 3 : Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm.
 36 
 + 
 15 
 51 
- GV đưa VD khác : 56 + 28
- HS làm bảng con.
3 – Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 36)
(dòng 1)5 phút
Tính:
- Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện.
- Lưu ý HS thực hiện phép cộng từ phải sang trái và nhớ thêm 1 vào tổng các chục.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 3 HS chữa bảng. VD:
 16 26 36 46 
 + + + + 
29 38 47 36
 45 64 83 82
- Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đã học?
- Thuộc bảng cộng 6 cộng với một số.
Bài 2 : ( SGK tr 36)
(a,b)6 phút
Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là : 
a) 36 và 18; b) 24 và 19; 35 và 26.
- Muốn tính tổng của hai số hạng đã biết ta làm thế nào?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đặt tính.
 36 24 35 
 + + + 
 18 19 26 
 54 43 61 
Bài 3 : ( SGK tr 36)
7 phút
- Giải bài toán theo hình vẽ sau :
 Gạo Ngô
 46 kg 27 kg
 ? kg
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự đặt đề toán theo hình vẽ.
- HS làm bài vào vở ô li.
( Tuỳ theo nội dung bài toán mà có câu trả lời thích hợp.)
- 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét.
Bài 4 : ( SGK tr 36)
5 phút
(hs khá giỏi)
Quả bóng nào ghi phép tính có kết quả là 45?
- Yêu cầu HS nhẩm hoặc tính được tổng hai số có kết quả là 45 rồi nêu quả bóng có kết quả đó.
 5 + 40 + 18 + 36 +
 35 5 27 9
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trả lời : Các quả bóng có kết quả bằng 45 là quả bóng 2, 3, 4 vì 
40 + 5 = 45; 18 + 27 = 45; 
36 + 9 = 45.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Bài sau : Luyện tập.
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Tiết: Môn Tập đọc
Bài : Bàn tay dịu dàng
I- Mục tiêu :
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
- Biết đọc bài với giọng kể chậm, buồn, nhẹ nhàng.
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới : âu yếm, thì thào, trìu mến.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, an ủi bạn HS đang đau buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.
 II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GVkiểm tra HS đọc bài Người mẹ hiền và trả lời câu hỏi ở SGK.
-2 HS đọc 4 đoạn.
B- Bài mới:
- Nhận xét, ghi điểm.
1- Giới thiệu bài : 
 2 phút 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
14 phút
- Giọng kể chậm, trầm lắng. Giọng của An lúc đầu buồn bã, sau quyết tâm; lời thầy giáo nói với An trìu mến, khích lệ.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Đọc từ khó :
lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc câu khó :
* Thế là / chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, / chẳng bao
- HS nêu cách đọc.
giờ An còn được bà âu yếm, / vuốt ve //
* Thưa thầy, / hôm nay / em chưa làm bài tập. //
* Tốt lắm! // Thầy biết em nhất định sẽ làm! // - Thầy khẽ nói với An. //
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
- GV giải nghĩa thêm : mới mất : mới chết, từ mất tỏ ý thương tiếc, kính trọng; đám tang : lễ tiễn đưa người chết.
âu yếm, thì thào, trìu mến.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3.
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- Không đọc vì văn bản này buồn, cần đọc với giọng nhẹ nhàng.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10 phút
- HS đọc thầm đoạn 1 + 2.
Câu 1:
- Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất.
- Lòng An nặng trĩu nỗi buồn. Nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.
- Vì sao An buồn như vậy?
- Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà. Bà mất, An không còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, không còn được bà âu yếm, vuốt ve.
Câu 2:
- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo như thế nào?
- HS đọc đoạn 3, trả lời : Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.
- Vì sao thầy giáo không trách An khi biết em chưa làm bài tập?
- Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An, với tấm lòng thương yêu bà của An. Thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không làm bài tập chứ không phải An lười bếng, không chịu làm bài tập.
- Vì sao An lại nói tiếp với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập?
- Vì sự cảm thông của thầy đã làm An cảm động.
Câu 3:
- Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với An?
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu an. Bàn tay thầy đầy trìu mến, thương yêu. 
4- Luyện đọc lại : 
6 phút
- GV cho HS bình chọn người đọc thể hiện đúng và hay nhất nội dung bài. - Ghi điểm.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, đọc cả bài, đọc phân vai.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của bài .
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Nỗi buồn của An; Tình thương của thầy; Em nhất định sẽ làm
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập giữa kì.
 Môn Toán
Bài : Luyện tập
I- Mục tiêu : 
Giúp HS 
- Củng cố các công thức cộng qua 10 (trong phạm vi 20) đã ...  đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài rồi nêu chữ số cần điền vào ô trống.
a) Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là 9 vì 59 > 58.
b) Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là 9 vì 89 < 98.
C- Củng cố- dặn dò: 4 phút
- Nhấn mạnh nội dung bài.
Mẹ mua 25 quả trứng. Mẹ mua ít hơn chị 17 quả trứng. Hỏi chị mua bao nhiêu quả trứng?
Giải :
Chị mua số quả trứng là :
25 + 17 = 42 (quả)
 Đáp số : 42 quả trứng.
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Bài sau : Phép cộng có tổng bằng 100.
Tiết: kể chuyện
Bài : Người mẹ hiền
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng nói:
 - Dựa vào các tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của mình.
- Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai (người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo).
2- Rèn kĩ năng nghe :
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3- Học sinh có hứng thú trong giờ học:
 II- Đồ dùng :
- GV : Các tranh minh hoạ câu chuyện SGK. 
- HS : Đọc kĩ bài tập đọc.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
 5 phút
- Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện Người thầy cũ.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 2 phút
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Dựa theo tranh vẽ, kể lại từng đoạn.
14 phút
- Hướng dẫn HS quan sát 4 tranh vẽ trong SGK đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. Gợi ý :
Đoạn 1 :
+Hai nhân vật trong tranh là ai? Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật?
- Hai nhân vật trong tranh là Minh và Nam, Minh mặc áo hoa, không đội mũ; Nam- đội mũ, mặc áo sẫm màu.
Đoạn 2 :
+ Hai cậu trò chuyện với nhau những gì?
- Gọi 1 HS kể lại đoạn 1.
+ Hết giờ ra chơi, hai bạn đi đến chỗ nào? Nam đã giúp Minh lọt ra ngoài trường bằng cách gì?
- Minh thì thầm bảo Nam “Ngoài phố có gánh xiếc” và rủ Nam trốn đi xem. Nam rất tò mò muốn đi nhưng cổng trường khoá. Minh bảo : cậu ta biết có một chỗ tường thủng, hai đứa có thể trốn ra.
+ Đến lượt Nam chui ra ngoài thì xảy ra chuyện gì? Thái độ của Nam lúc đó ra sao? 
- HS kể mẫu trước lớp đoạn 2.
HS kể bằng lời của mình, không phải nhớ lại nguyên văn từng câu chữ trong câu chuyện.
Đoạn 3 :
Đoạn 4 :
+ Cô giáo đi đến và nói với bác bảo vệ thế nào? Cô nhẹ nhàng đỡ Nam ngồi dạy rồi làm những việc gì?
+ Khi về lớp học, thái độ của Nam ra sao? Cô giáo gọi cả Minh vào lớp và nói với Minh và Nam điều gì? Hai bạn cùng nói với cô thế nào?
- HS kể mẫu trước lớp đoạn 3.
- HS kể mẫu trước lớp đoạn 4.
+ Kể chuyện trong nhóm :
- Hoạt động nhóm 4.
- HS tiếp nối nhau kể đoạn 1, 2,3,4 của câu chuyện trước nhóm.
+ Kể chuyện trước lớp:
- Sau mỗi lần một HS kể, GV cho HS nhận xét.
- Các nhóm lần lượt thi kể.
+ Về nội dung : Kể đã đủ chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt : Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Về cách thể hiện : Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
b) dựng lại câu chuyện theo vai: 14 phút
- Khuyến khích các em tập diễn tả động tác, điệu bộ  như đóng kịch.
- GV nhận xét về các mặt : nội dung (ý, trình tự) ; diễn đạt (từ, câu, sáng tạo) ; cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
- HS hoạt động nhóm 5, phân vai trong nhóm và thi kể trước lớp.
- Bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất.
- Theo em, câu chuyện cho thấy bài học gì bổ ích?
- Câu chuyện cho thấy cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Bài sau: Ôn tập giữa kì.
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Tiết: Tập làm văn
Bài : Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Kể ngắn theo câu hỏi
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng nghe và nói:
 - Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết trả lời câu hỏi về thầygiáo (cô giáo) lớp 1.
2- Rèn kĩ năng viết :
- Dựa vào các câu trả lời, viết được một đoạn văn 4, 5 câu về thầy giáo, cô giáo.
 II- Đồ dùng :
- GV: Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi ở BT2 trong SGK .
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li. 
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Kiểm tra bài làm trong vở của HS (BT2, tiết TLV, tuần 7 của 2, 3 HS - Viết TKB ngày hôm sau của lớp em); sau đó yêu cầu những HS này trả lời các câu hỏi trong SGK dựa theo TKB đã lập (BT3).
- GV và HS nhận xét . Ghi điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 1 phút
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Gv ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1:
(miệng)10phút
Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV hướng dẫn 2 HS thực hành theo tình huống 1a. (Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào chơi).
- HS 1 đóng vai bạn đến chơi nhà.
- HS 2 nói lời mời bạn vào nhà.
- GV nhắc HS 2 chú ý nói lời mời bạn vào nhà với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự.
- HS 1 : Chào cậu! / Chào Nga! Nhà bạn nhiều cây quá!
- HS 2 : A, Nam! Bạn vào chơi. / Ôi,
- GV khuyến khích HS nói nhiều câu có cách diễn
Linh đấy à? Bạn vào đây.
đạt khác nhau; nhắc các em : nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn (tình huống 1b); đề nghị bạn giữ trật tự với giọng khẽ, ôn tồn để khỏi làm ồn lớp học và bạn dễ tiếp thu (1c).
- Từng cặp HS trao đổi, thực hành theo các tình huống b, c : 1 em nêu tình huống, em kia nói câu mời (nhờ, yêu cầu, đề nghị) rồi đổi lại. 
VD : b) Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình. : Làm ơn chép hộ mình bài hát này nhé! / Tớ rất thích bài hát Tia nắng hạt mưa, nhờ cậu chép lại cho tớ với nhé!
- HS thi nói trước lớp theo từng tình huống. Lớp nhận xét, bổ sung.Bình chọn người biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn đúng đắn, lịch sự nhất.
c) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự : Hùng ơi, đừng nói chuyện nữa để nghe cô giảng! / Khe khẽ chứ, để tớ nghe cô nói!
Bài tập 2 : 
(miệng) 8phút
- GV mở bảng phụ đã viết 4 câu hỏi (a, b, c, d); mời 4 HS nêu lần lượt 4 câu hỏi, hỏi các bạn.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
- Cô giáo (hoặc thầy giáo ) lớp 1 của em tên là gì?
- Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời.
- Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với HS như thế nào?
- Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời.
- Tương tự như thế với câu hỏi 3, 4. GV khuyến khích HS trả lời hồn nhiên, chân thực về thầy cô giáo của mình; khi trả lời nhìn vào người hỏi, nói to, rõ ràng, tự nhiên. GV nhận xét, khen ngợi những ý kiến hay, có cái riêng.
- HS thi trả lời 4 câu hỏi trước lớp. Cả lớp nhận xét, góp ý, bình chọn người trả lời câu hỏi (miệng) hay nhất.
Bài tập 3 : (viết) 13 phút
- GV nhắc HS chú ý : BT3 yêu cầu các em viết lại những điều em vừa kể ở BT2 thành lời văn sao cho trôi chảy, dùng từ, đặt câu đúng. Các em có thể viết hơn 5 câu, nhưng không cần viết thành bài văn có bố cục đầy đủ.
- GV theo rõi HS viết bài. Chấm điểm một số bài.
Cô giáo lớp 1 của em tên là Hương.Cô rất yêu thương HS và chăm lo cho chúng em từng li từng tí. Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô uốn nắn cho em viết đẹp từng nét chữ. Em rất quý mến cô và luôn nhớ tới cô. Những lúc đi qua lớp cô dạy, em thường đứng lại để được nhìn thấy cô.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết bài vào vở.
- Nhiều HS đọc trước lớp đoạn văn đã viết. Lớp nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm chung về cách dùng từ, đặt câu của các bạn.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Nhắc HS về nhà thực hành nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn và người xung quanh, thể hiện thái độ văn minh, lịch sự.
Tiết: Toán
Bài : Phép cộng có tổng bằng 100
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế .
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
- HS : SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Tính nhẩm : 
40 + 20 + 10 = 10 + 30 + 40 =
50 + 10 + 30 = 42 + 7 + 4 =
- GV nhận xét, ghi điểm
 - 2 HS .
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
1 phút
- GV nêu yêu cầu của bài học.
-GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Giới thiệu phép cộng 83 +17 : 
 8 phút
+ Bước 1 : Giới thiệu:
* Nêu bài toán : Có 38 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm.
 83 
 + 
 17 
 100 
- GV đưa VD khác : 56 + 44
- HS làm bảng con.
3- Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 40)
6 phút
Tính :
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
Chú ý : Cộng từ phải sang trái.
- Nhận xét kết của của các phép tính có điểm gì giống nhau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS chữa bảng.
 99 75 64 48 
 + + + + 
 1 25 36 52
 100 100 100 100
Bài 2 : ( SGK tr 40)
5 phút
Tính nhẩm : 
- Hướng dẫn HS víêt phép cộng (như SGK) vào vở rồi tự tính nhẩm theo mẫu. 
- Gọi vài em đọc các làm.
- HS nêu yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. Mẫu :60 + 40 = ?
Nhẩm : 6 chục + 4 chục = 10 chục
 10 chục = 100
Vậy 60 + 40 = 100
Bài 4 : ( SGK tr 40)
7 phút
- Củng cố về giải toán về nhiều hơn.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết buổi chiều bán được tất cả bao nhiêu ki- lô- gam đường ta làm thế nào?
- 2 HS đọc đề toán.
- Buổi sáng bán : 85 kg đường.
- Buổi chiều bán nhiều hơn buổi sáng : 15 kg đường.
- Buổi chiều bán :  kg đường?
- HS làm bài vào vở ô li.
- 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhấn mạnh nội dung bài.
* Phương có 75 que tính, như thế Phương có ít hơn Mai 25 que tính. Hỏi Mai có bao nhiêu que tính?
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : Lít
Giải :
Mai có số que tính là :
 75 + 25 = 100 (que tính)
 Đáp số : 100 que tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 hoan chinh.doc