Giáo án Lớp 2 tuần 5 + 6

Giáo án Lớp 2 tuần 5 + 6

TOÁN (T21)

38 + 25

I-Mục tiêu:

-H/s biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 +25

-Củng cố phép cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5

-Hứng thú,tự tin,sáng tạo trong học toán

II-Đồ dùng dạy học:

-5 bó 1 chục que tính và 13 que tính.

III-Hoạt động dạy học:

 

doc 97 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 5 + 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2006
Toán (T21)
38 + 25
I-Mục tiêu:
-H/s biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 +25
-Củng cố phép cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5
-Hứng thú,tự tin,sáng tạo trong học toán
II-Đồ dùng dạy học:
-5 bó 1 chục que tính và 13 que tính.
III-Hoạt động dạy học:
A-KTBC:
-G/v gọi h/s đọc bảng 8 cộng với một số
B-Bài mới:
1-Giới thiệu phép cộng 38 + 25
-G/v nêu bài toán để có phép cộng 38+25
*G/v treo bảng gài cho 1 h/s lên thực hành kiểm tra bằng que tính.
-Gọi h/s nêu cách đặt tính và tính
G/v ghi:
 38 -8 cộng 5 bằng13, viết 3 nhớ 1.
 +25 -3 cộng 2 bằng 5,thêm 1bằng 6,
viết 6.
2-Thực hành:
Bài 1:G/v cho h/s làm bảng con
-Lưu ý h/s phép cộng có nhớ và phép cộng không nhớ.
Bài 2:G/v cho h/s làm miệng.
Bài 3:
Gọi h/s đọc đề-Giải vào vở
-G/v thu chấm,nhận xét
Bài 4:Gọi h/s đọc đề
yêu cầu h/s điền dấu và giải thích cách làm
-H/s K,G giải cách 2
3-Củng cố-tổng kết
Nhận xét giờ học
-Một số h/s đọc bảng cộng
-H/s tìm cách đặt tính và tính kết quả(làm vào bảng con)
Nhận xét
-Kiểm tra bằng que tính
-1,2 h/s nêu cách đặt tính và tính
-Nhiều h/s nhắc lại.
-H/s làm bảng con.
-Nhận xét
-H/s làm miệng ,nêu kết quả
-H/s giải vào vở
-Chữa bài
-H/s đọc đề.
-H/s điền dấu và giải thích cách làm
C1: 8 + 4< 8 + 5 (vì 12< 13)
C2:8 = 8, 4 < 5 nên 8 + 4 < 8 + 5
Tập đọc
Chiếc bút mực
I - Mục tiêu:
1- Hiểu nghĩa các từ: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
- Hi ểu nội dung bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.
2- Rèn đọc đúng các từ khó, dễ lẫn: lớp, mực, nở nang, loay hoay. Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cum từ.
- Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
3- Học tập bạn Mai giúp đỡ bạn .
II - Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
III - Hoạt động dạy và học
Tiết 1
A- KTBC:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
a- GV đọc mẫu 
b- Hướng dẫn đọc:
- H/d đọc từ khó: lớp, mực, nức nở, loay hoay.
c- H/dẫn ngắt giọng:
* GV treo bảng phụ các câu cần hướng dẫn.
d- Đọc từng đoạn
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
2- Tìm hiểu đoạn 1 & 2
- Trong lớp bạn nào vẫn phải viết bút chì?
- Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?
- Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì?
HS đọc và trả lời câu hỏi bài "Mít làm thơ"
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc các từ khó.
- HS đọc
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1 & 2
- 1 HS đọc cả hai đoạn
 Phương án trả lời đúng
- Lan và Mai.
1 HS đọc đoạn 2.
- Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
Một mình Mai.
Tiết 2
3- Luyện đọc đoạn 3 & 4:
a- GV đọc mẫu
b- Hướng dẫn đọc.
- H/dẫn phát âm:
Nức nở, loay hoay, ngạc nhiên.
c- Hướng dẫn ngắt giọng:
*Gv treo bảng phụ viết sẵn câu cần luyện 
d- Đọc cả đoạn
4- Tìm hiểu đoạn3 & 4
- Chuyện gì xảy ra với bạn Lan?
- Lúc này bạn Mai loay hoay với cái hộp bút thế nào?
- Vì sao mai lại loay hoay như vậy?
- Cuối cùng Mai đã làm gì?
- Thái độ của Mai thế nào khi biết mình được viết bút mực?
- Mai đã nói với cô thế nào?
- Theo em bạn Mai có đáng khen không?
5- Luyện đọc lại:
-G/v cho h/s K,G chọn vai để đọc phân vai
- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
6- Củng có dặn dò:
Nhận xét tiết học.
1 HS khá đọc- Cả lớp theo dõi.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
HS đọc từ khó
- HS đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc đồng thanh 
 Phương án trả lời đúng
- Lan quên bút ở nhà.
- Mở hộp bút ra rồi lại đóng hộp bút lại.
- Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa lai không.
- Đưa bút cho Lan mượn.
- Mai thấy hơi tiếc.
- Cứ để bạn Lan viết trước.
Có, vì Mai biết giúp đỡ bạn bè.
 HS đọc phân vai
Bình chọn nhóm đọc hay
- HS trả lời. VD: Thích Mai, vì Mai là người bạn tốt, biết giúp đỡ bạn bè.
- Luôn giúp đỡ mọi người.
.
Chính tả (TC)
Chiếc bút mực
I - Mục tiêu:
1- Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn tóm tắt câu chuyện: Chiếc bút mực.
2- Trình bày đúng hình thức một đoạn văn xuôi. Viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn lùi vào một ô, tên riêng viết hoa.
- Củng cố quy tắc chính tả ia / ya; en / eng.
3- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC:
Đặt câu có từ: ra, da, gia.
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn tập chép
* GV treo bảng phụ-đọc đoạn chép
- Đoạn văn này tóm tắt nội dung bài tập đọc nào?
- Đoạn văn này kể về chuyện gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Khi viết tên riêng phải viết như thế nào?
- GV đọc từ khó cho h/s viết: lắm, khóc, mượn, quên.
- H/dẫn chép bài.
- Chấm bài
3- Làm bài tập chính tả:
Bài tập 2:điền vào chỗ trống ia / ya.
Bài tập 3: Tìm những từ chứa tiếng có âm đầu là n / l (H/s K,G)
4- Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
HS viết bảng con: khuyên, chuyển, chiều.
HS đặt câu
- 2 HS đọc lại.
- Bài "Chiếc bút mực"
- HS trả lời
- Có 5 câu.
- Dầu chấm
- Viết hoa.
- HS viết từ khó bảng con.
- HS nhìn bảng chép bài.
- HS tự soát lỗi.
- HS tự làm
- HS chữa bài
- HS làm bài. VD: cài nón, con lợn, lười biếng, lá non,...
Thể dục
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
(GV chuyên dạy)
Tiếng Việt +
Tập đọc
I - Mục tiêu:
- Luyện đọc bài tập đọc"Chiếc bút mực"và bài :Cái trống trường em
- Rèn đọc đúng, đọc hay.
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
II - Hoạt động dạy và học:
1-Bài:Cái trống trường em
a-G/v đọc mẫu
b-Cho h/s đọc nối tiếp câu tìm từ khó đọc
c-H /dẫn học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ
d-Hướng dẫn tìm hiểu bài
2- Bài "Chiếc bút mực"
a- HS luyện đọc đúng(Chú ý các đối tượng h/s đọc chưa tốt)
b- Trả lời câu hỏi nội dung bài:
c-Luyện đọc phân vai:(H/s K,G)
Gv cho h/s tự chọn vai để đọc
4- Củng cố tổng kết:
Nhận xét tiết học.
-H/s lắng nghe
-H/s đọc nối tiếp từng câu thơ,tìm từ khó đọc.VD:ngẫm nghĩ,lặng im...
-H/s đọc từng khổ thơ
-Nhận xét,sửa lỗi cho bạn
-H/s lần lượt trả lời từng câu hỏi tìm hiểu nội dung bài
- HS luyện đọc theo đoạn.
- Nhận xét,sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho bạn.
- Từng nhóm HS 2 em 1 cặp hỏi - đáp về câu hỏi nội dung bài đọc.
-Một số học sinh trả lời trước lớp.
- HS đọc cá nhân từng dòng
- HS chọn vai-thi đọc
-bình chọn những bạn đọc hay
Thứ ba ngày 3 tháng 10 năm 2006
Toán (T22)
Luyện tập
I - Mục tiêu
1- Giúp HS củng cố về các phép cộng có nhớ dạng 8 + 5; 28 + 5; 38 + 25. Giải bài toán có lời văn theo tóm tắt.
2- Giải bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
3- Hứng thú, tự tin trong thực hành toán.
II - Hoạt động dạy và học
Hướng dẫn HS giải bài tập
Bài tập 1: (miệng)
Củng cố bảng 8 cộng một số 
Bài tập 2: Tính viết
 Củng cố cách đặt tính rồi tính
GV y/c nêu cách đặt tính, nêu cách thực hiện.
Bài tập 3:Củng cố cách giải toán đơn dùng phép cộng
Hướng dẫn HS tự đặt đề toán rồi giải.
Nhận xét cho điểm.
Bài tập 4:Củng cố các phép cộng có nhớ đã học
Bài tập 5:Giúp h/s làm quen với bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
 Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
3- Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
HS nêu miệng kết quả phép tính
HS làm bài.
2 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp nhận xét.
1 HS lên bảng 
Cả lớp làm vở bài tập.
HS chữa bài.
HS tự làm và đọc bài làm
nhận xét.
1 HS đọc đề.
HS làm bài vở.
Tính tổng 28 + 4 vậy khoanh vào kết quả C 
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng tự do: nặn hoặc xé, dán, vẽ con vật.
(GV chuyên dạy)
Tập đọc
Mục lục sách
I - Mục tiêu:
1- Hiểu các từ ngữ mới: mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm, hương đồng gió nội, vương quốc.
2- Đọc đúng bản mục lục sách. Nghỉ hơi sau mỗi cột. Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện.
3- Biết xem mục lục sách để tra cứu.
II - Đồ dùng dạy học:
Quyển sách: Tuyển tập truyện thiếu nhi.
Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC: 
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
a- Đọc mẫu: GV đọc 
b- Luyện đọc từ khó - câu:
GV ghi: truyện, cỏ non, nụ cười.
-Hướng dẫn đọc câu
*G/v treo bảng phụ
c- Giáo viên giải nghĩa từ: SGK 
3- Tìm hiểu bài:
- Tuyển tập này có tất cả bao nhiêu truyện?
- Đó là những truyện nào?
- Tuyển tập này có bao nhiêu trang?
- Tập Bốn mùa của tác giả nào?
- Truyện "Bây giờ bạn ở đâu" ở trang nào?
- Mục lục sách dùng để làm gì?
+ Lết luận: Đọc mục lục sách ta có thể biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào..., ta nhanh chóng tìm ra những gì cần đọc.
* GV đưa ra tuyển tập truyện thiếu nhi. 
4- Luyện đọc lại:
5- Củng cố dặn dò:
Muốn biết cuốn sách có bao nhiêu trang, có những truyện gì, muốn đọc từng truyện ta làm gì?
Nhận xét giờ học.
3 HS đọc 3 đoạn bài "Chiếc bút mực.
Một HS đọc toàn bài - Trả lời câu hỏi
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng.
-Tự tìm từ khó đọc.
- HS đọc .
- HS đọc câu
Đọc từng đoạn 1,2 câu
1,2 h/s đọc cả bài
 Phương án trả lời đúng
- 7 truyện.
- HS trả lời.
- 96 trang.
- Băng Sơn
- Trang 37
- Tìm đọc truyện ở trang nào, của tác giả nào.
- 5 - 7 HS tự tra cứu.
- 3 HS luyện đọc lại.
Tra mục lục sách.
tự nhiên-xã hội
Cơ quan tiêu hoá
I-Mục tiêu:
-H/sbiết được vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá.
-Chỉ được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.Nhận biết được vị trí và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
-Có ý thức trong ăn uống để không bị ho, sặc do thức ăn rơi vào phế quản.
II-Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ ống tiêu hoá.
III-Hoạt động dạy học:
1-Trò chơi chế biến thức ăn:
-G/vhướng dẫn cách chơi:
+Nhập khẩu:Đưa hai tay lên miệng
+Vận chuyển:để hai tay dưới cổ kéo dần xuống ngực
+Chế biến:Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn
2-Hoạt động 1:Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
-G/v cho h/s làm việc theo cặp,chỉ vào hình vẽ nêu một số bộ phận của ống tiêu hoá và đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá
*G/v treo tranh vẽ
Gọi 1 h/s lên bảng chỉ cho cả lớp quan sát
-Nhận xét -kết luận
3-Hoạt động 2:Các cơ quan tiêu hoá
-G/v cho h/s lên bảng nối tên một số cơ quan tiêu hoá với hình vẽ cho phù hợp
-G/v chỉ ,nêu lại tên các cơ quan tiêu hoá và vai trò của chúng-Nêu thêm một số tuyến tiêu hoá.
-KL:Cơ quan tiêu hoá gồm :miệng, thực quản ,dạ dày,ruột non,ruột già,và các t ... c 2: Gấp đầu và cánh máy bay
- Bước 3: Làm thân và đuôi
- Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh sử dụng. HS thực hành.
- HS trang trí, trưng bày sản phẩm
Toán +
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Luyện bảng 7 cộng với một số
- Củng cố đặt tính dạng 47 + 5 và 47 + 25, giải toán nhiều hơn.
- HS hứng thú, say mê học tập
II - Hoạt động dạy và học:
H/dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: Kiểm tra đọc bảng 7 cộng với một số
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính
28 + 5 26 + 37 67 + 8
17 + 9 57 + 34 57 + 13
Bài tập 3: Mảnh vải xanh dài 67 dm. Mảnh vải hoa dài hơn mảnh vải xanh 16 dm. Hỏi mảnh vải hoa dài bao nhiêu đề xi mét?
Bài tập 4: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải.
Mẹ :37 tuổi
Bố hơn Mẹ : 4 tuổi
Bố : .... tuổi
GV chấm - nhận xét chung
5- - Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
- 2 HS một cặp, tự kiểm tra lẫn nhau (đọc xuôi, đọc ngược)
- 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con
- HS tóm tắt bài toán
- HS tự giải - chữa bài
- HS đặt đề
- HS giải vào vở
- 1 HS lên bảng
Tiếng việt
Luyện bài: Ngôi trường mới
I- Mục tiêu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài "Ngôi trường mới" từ Trường mới xây ... mùa thu".
- Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn do cách phát âm địa phương.
- Có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- GV đọc mẫu đoạn viết 1 lượt
- Lớp học trong bài có gì đẹp?
- Khi xuống dòng cần viết như thế nào?
- GV đoch những tiếng kho
- GV đọc bài từng câu, từng cụm từ.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm bài.
2- H/dẫn làm bài tập:
- Điền vào chỗ chấm l hay n:
- .....ấp ló, chúng ....ó, .....ên bảng, ....ên người.
3- - Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc lại
- tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
- Viết hoa đầu dòng và lùi vào 1 ô.
- HS tự viết vào bảng con: trên nền, lợp lá, mảng tường, lấp ló, bỡ ngỡ, quen thân, xoan đào, nổi vân.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi.
- HS lên bảng điền
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
Thủ công +
Thi gấp máy bay đuôi rời
I- Mục tiêu:
- HS gấp thanh thạo máy bay đuôi rời.
- Các nếp gấp phẳng, bằng nhau, cân đối đẹp.
- Biết phóng máy bay. Có ý thức kỷ luật khi chơi.
II - Hoạt động dạy và học
1- Thi gấp máy bay đuôi rời:
GV tổ chức cho HS thi gấp máy bay đuôi rời.
GV nhận xét - kết luận.
2- Tổ chức phóngmáy bay:
- GV tổ chức phóngmáy bay ở sân trường.
- Chú ý: Giữ kỉ luật, trật tự khi chơi.
- Thi phóng máy bay, ai xa hơn, cao hơn.
3 - Củng cố tổng kết:
- Nhận xét tiết học
- HS thi gấp
- HS thi sản phẩm.
HS bình chọn sản phẩm của bạn nào đẹp, cân đối.
- HS ra sân trường phóng máy bay
- HS bình chọn máy bay của bạn nào bay cao, xa nhất.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2005
Toán (T30)
Bài toán về ít hơn
I- Mục tiêu:
- HS biết giải bài toán về ít hơn bằng một phép tính trừ.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- HS có ý thức, tự tin khi thực hành toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Có 12 quả cam gắn với nam châm
III - Hoạt động dạy và học
A- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài toán
- GV thực hành bằng đồ dùng trực quan
- Gắn 7 quả cam lên bảng
- Gắn 5 quả cam lên bảng
- Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả
- GV yêu cầu HS đọc câu trả lời
2- Luyện tập:
- Bài 1: HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Bài 2: HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt và trình bày bài giải.
- Bài 3: HS đọc đề bài
- HS xác định đề tóan và tự giải
- GV chấm và nhận xét
- - Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS hoàn thành bài tập ở dạng toán ít hơn
- HS quan sát lên bảng
- HS nêu lại bài toán
- HS tóm tắt bài toán: bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng
- HS lên bảng giải bài toán:
Số quả cam cành dưới có là:
7 - 2 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả
- 2 HS lên bảng giải và tóm tắt
- Cả lớp làm vào vở bài tập
- HS đọc bài giải
- HS lên bảng giải
- HS làm vào vở
- HS tóm tắt lên bảng lớp
- HS giải bài tóan
Bài giải
Số bạn trai có là:
15 - 3 = 12 (học sinh)
Đáp số: 12 học sinh
Tập làm văn
Khẳng định, phủ định
Luyện tập về mục lục sách
I- Mục tiêu:
1- Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
2- Rèn kĩ năng viết, tìm và ghi lại mục lục sách.
3- Nói, viết phải thành câu.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết mẫu câu bài tập 2 - vở bài tập
III - Hoạt động dạy và học
A- KTBC:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: (miệng)
- GV viết lên bảng 6 câu trả lời cho 3 câu hỏi a,b,c.
Bài tập 2 (miệng)
- GV treo bảng phụ.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- HS H/dẫn HS nhận xét
Bài tập 3: (viết)
- GV H/dẫn 
- GV và cả lớp nhận xét
- GV chấm điểm - Nhận xét
3 - Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
- 1 HS dựa vào tranh "Không vẽ bậy lên tường" trả lời câu hỏi
- 3 HS thực hành hỏi - đáp theo mẫu như SGK
- Từng nhóm 3 HS thi hỏi - đáp
- 3 HS nối tiếp nhau đặt 3 câu theo mẫu như SGK.
- Mỗi HS trong lớp đặt một câu
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Mỗi HS đặt trước mặt một tập truyện Thiếu nhi, mở trang mục lục
3,4 HS đọc mục lục
- Mỗi HS viết vào vở tên 2 truyện, tên tác giả, số trang theo thứ tự.
- 5,6 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình
- Thực hành nói, viết các câu khẳng định, phủ định
Chính tả (N-V)
Ngôi trường mới
I- Mục tiêu:
1- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài "Ngôi trường mới.
2- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng, vần, âm, thanh dễ lân: ai/ ay,s/x, thanh hỏi, thanh ngã
3- Có ý thức viết đẹp
II- Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập
III - Hoạt động dạy và học
A- KTBC:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài viết 1 lượt:
- Dưới mái trường mới bạn HS cảm thấy có nhữnggì mới?
- Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả?
- GV đọc những tiếng khó.
- GV đọc bài từng câu, từng cụm từ.
- GV chấm - Chữa bài
3- H/dẫn làm bài tập
Bài tập 2:
- Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai/ay
- Sau thời gian 3 phút
- GV cùng HS nhận xét cho điểm
Bài tập 3: (lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu
- Thực hiện như bài 2
4- - Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
- 1 HS giỏi đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con những tiếng có vần ai/ay
- 2 HS đọc lại
- Tiếng trống, ... mọi vật trở nên đáng yêu hơn.
- Dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm
- HS tự viết vào bảng con chữ dễ viết sai: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương.
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thi tiếp sức: 3 dãy bàn nối tiếp lên bảng viết tiếng có vần ai/ay.
- HS làm vở bài tập
Yêu cầu viết lại những tiếng viết sai
tự nhiên - xã hội
Tiêu hóa thức ăn
I- Mục tiêu:
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn có hại cho sự tiêu hóa.
- HS có ý thức ăn chậm nhai kỹ không không nô đùa chạy nhảy.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phòng to
III - Hoạt động dạy và học
1- Khởi động: Trò chơi chế biến thức ăn
- Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng và dạ dày.
- Bước 1: Thực hành theo cặp
- Nêu vai trò của răng và lưỡi, nước bọt Khi ta ăn vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- Cho HS thảo luận
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- Hoạt động 3:
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
- Tại sao chúng ta cần ăn chậm nhai kỹ
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn no
- Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện khi ăn không chạy nhảy nô đùa
- Treo tranh cơ quan tiêu hóa
- HS quan sát
- Thực hành theo nhóm 2 người
- HS trả lời
- Đại diện nhóm lên phát biểu
- 2 HS lên bảng hỏi và trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
Tiếng việt +
Luyện tập: Luyện từ và câu - Tập làm văn
I- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về: Luyện từ và câu và Tập làm văn thông qua làm bài tập
- Có kĩ năng dùng từ và cách nói khẳng định, phủ định
- Nói, viết phải thành câu, ứng dụng trong cuộc sống
II - Hoạt động dạy và học
H/dẫn HS làm bài tập
1- Luyện từ và câu:
Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
Mẫu: Nam là HS vẽ giỏi nhất lớp
- Ai là HS vẽ giỏi nhất lớp
a- Ngọc Lan là HS lớp 2A
b- Đồ vật thân thiết nhất với em ở trường là cái trống trường
Bài tập 2: (viết)
Ghi lại cách nói có nghĩa giống với nghĩa của các câu sau:
a- Em bé chưa biết nói.
Mẫu: Em bé chưa biết nói đâu
 Em bé đã biết nói đâu
 Em bé đâu đã biết nói 
b- Bà không thích ăn kem
c- Đây không phải cặp sách của tôi
2- Tập làm văn
Bài tập 1: Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu:
Mẫu: Bạn đã đọc truyện "Đô - rê - mon" chưa?
- Có, mình đã đọc truyện này.
- Chưa, mình chưa đọc truyện này.
a- Em có đi xem xiếc không?
b- Em có đi tắm bây giờ không?
Bài tập 2: (viết)
Đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu một câu.
a- Bài toán hôm nay không khó đâu!
b- Bài toán hôm nay có khó đâu!
c- Bài toán hôm nay đâu có khó!
GV chấm bài - Nhận xét
3 - Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
HS tự đặt câu
HS nhận xét
1 HS nói câu mẫu
HS làm vở
Nhiều em đọc bài làm của mình
Cả lớp nhận xét - chữa bài
1 HS nói mẫu
Nhiều HS được trả lời. Ví dụ
Có, em có đi xem xiếc
Không, em không đi xem xiếc
HS làm vở
Nhiều HS đọc câu mình đặt
Thực hành nói câu khẳng định, phủ định
Tự nhiên - xã hội +
Luyện tập bài: Tiêu hóa thức ăn
I- Mục tiêu:
- Luyện tập về kiến thức đã học: học sinh hiểu được sự tiêu hóa thức ăn đường đi của thức ăn qua ống tiêu hóa.
- Nói và chỉ sự tiêu hóa thức ăn
- Có ý thức bảo vệ các cơ quan tiêu hóa: ăn uống điều độ, đúng giờ
II- Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập
III - Hoạt động dạy và học
1- Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: HS hiểu được sự tiêu hóa của thức trong cơ thể con người
- Giáo viên nêu câu hỏi:
? khi thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
GV kết luận: SGK
2- Hoạt động 2: Làm bài tập
- GV yêu cầu đọc bài tập
3 - Củng cố dặn dò:
- Cần làm gì để bảo vệ cơ quan tiêu hóa 
- HS thảo luận nhóm
- từng nhóm đại diện lên trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS mở vở bài tập tự làm
- từng HS đọc bài của mình
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- Ăn uống điều độ, đúng giờ,ăn chậm, nhai kỹ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5-6.doc