Giáo án Lớp 2 tuần 4 (Đậu Thị Giang)

Giáo án Lớp 2 tuần 4 (Đậu Thị Giang)

TẬP ĐỌC

BÍM TÓC ĐUÔI SAM

I. Mục tiêu:

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc rõ

lời nhân vật trong bài .

 - Hiểu ND : Không nên nghịch ác với bạn , cần đối xử tốt với bạn gái. (trả lời được các câu hởi trong SGK )

- Giáo dục tinh thần đoàn kết.

II.Chuẩn bị: Tranh + bảng phụ.

 

doc 17 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 4 (Đậu Thị Giang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai Ngày tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC 
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc rõ 
lời nhân vật trong bài .
 - Hiểu ND : Không nên nghịch ác với bạn , cần đối xử tốt với bạn gái. (trả lời được các câu hởi trong SGK )
- Giáo dục tinh thần đoàn kết.
II.Chuẩn bị: Tranh + bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. Bài cũ:
 2em đọc thuộc lòng bài: Gọi bạn - TLCH 
Gv nhận xét ghi điểm bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (tranh):
2. Luyện đọc:
a. Gv đọc mẫu:
b. Hướng dẫn hs luyện đọc + giải nghĩa từ:
* Đọc câu:
- Hs nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Gv chú ý sữa sai cho hs những từ khó: loạng choạng, ngã phịch, ngượng nghịu,
* Đọc đoạn:
- Hs nối tiếp nhau đọc.
- Hướng dẫn hs ngắt nghỉ, nhấn giọng (bảng phụ: Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng lớp reo lên:// “ Ái chà chà!// Bím tóc đẹp quá!//).
- Giải nghĩa từ mới :
- Đoạn 1: Học sinh đặt câu với từ: tết, bím tóc đuôi sam.
- Đoạn 2: Học sinh đặt câu với từ: loạng choạng.
 - Đoạn 4: Giải nghĩa từ: ngượng nghịu, phê bình ( sgk).
* Đọc đoạn trong nhóm: 
- Thi đọc giữa các nhóm – đọc đồng thanh (2 đoạn).
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
- Hs đọc thầm đoạn 1, 2.
?Các bạn gái khen Hà như thế nào ? (Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá! Các bạn)
? Vì sao Hà khóc ? (Tuấn kéo mạnh bím tóc)
- Hs đọc thầm đoạn 3:
?Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ? (Thầy khen hai bím tóc)
?Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay ? (Vì nghe thầy khen, Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, ...)
-Hs đọc thầm đoạn 4:
? Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì ? (Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn).
4. Luyện đọc lại:
- 2 nhóm thi đọc phân vai – Gv nhận xét ghi điểm.
5. Củng cố, dặn dò:
?Bạn Tuấn trong câu chuyện đáng khen và chê ở chỗ nào ? (Đáng khen vì khi bị thầy giáo phê bình đã nhận ra lỗi lầm của mình và chân thành đáng chê vì đùa nghịch quá trớn, làm bạn gái khóc). 
 ?Câu chuyện nói lên điều gì?(Không nên nghịch ác với bạn ,cần đối xử tốt với bạn gái)	
- GV nx tiết học. 
-Hs về luyện đọc thêm.
TOÁN:
29 + 5.
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 , dạng 29 + 5.
 - Biết số hạng , tổng .
 - Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông .
 - Biết giải toán bằng một phép cộng .
II. Chuẩn bị: 3 bó que tính, 14 que rời, bảng cài.
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 2 em đọc bảng cộng 9.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép cộng 29 + 5:
- Gv nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Có tất cả mấy que tính ?
- Hs thao tác trên que tính để tìm ra kết quả: (29 + 5 = 34 que tính).
- Gv thao tác bằng que tính, gắn lên bảng và kết luận: 29 + 5 = 34.
* Hướng dẫn hs đặt tính rồi tính.
- 1 em lên bảng đặt tính và tính. Vài em nêu cách tính.
+
29
9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
 5
2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
34
3. Thực hành: 
*Bài 1( cột 1,2,3): Tính 
-Cho hs làm bảng con.
- Gv nhận xét
*Bài 2(a,b): Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: 
- Gv hướng dẫn mẫu câu a (củng cố tên gọi: số hạng, tổng)
- Hs tự làm câu b(bảng con)
- Gv nhận xét, hs chữa bài (hs nêu cách tính).
*Bài 3: Nối các điểm để có hình vuông.
- Gv hướng dẫn, hs tự làm bài vbt.
- Dùng bút và thước nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng. Từ đó vẽ thành hình vuông.
- Cho hs nêu tên từng hình vuông. 
- Gv thu chấm bài một số em.
4. Củng cố, dặn dò:
- 2 em nhắc lại cách cộng: 29 + 5
- GV nhận xét tiết học. HS làm bài tập (vbt) còn lại.
ĐẠO ĐỨC:
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỮA LỖI (tiết 2)
I.Mục tiêu :
 - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
 - Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
 II.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 em
 ? Khi mắc lỗi em phải làm gì ?(sửa lỗi)
 ? Vì sao cần phải nhận lỗi ?(tiến bộ)
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài .
* Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống.
 * MT:Giúp hs lựa chọn và thực hành hành vi nhận lỗi và sữa lỗi
 * CTH:
-GV chia lớp thành 4 nhóm:
N1: Lan đang trách Tuấn: “Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình.” Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn ?
N2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp, bà mẹ hỏi: “Châu – con đã dọn nhà cho mẹ chưa ?”. Em sẽ làm gì nếu em là Châu ?
N3: Làm theo tình huống 3 vbt (tranh 3).
N4: 	 4 (tranh 4).
- Các nhóm trao đỏi đóng vai.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận: Khi có lỗi, Biết nhận và sữa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
* Hoạt động 2: Thảo luận – liên hệ.
 * MT: Giúp hs hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mới là việc làm cần thiết là quyền của từng cá nhân.
 * CTH:
HS thảo luận theo cặp: Kể cho nhau nghe về trường hợp mắc lỗi và sữa lỗi của mình.
- HS trình bày trước lớp.
- GV cùng hs tìm cách giải quyết đúng nhất.
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
- HS làm bài tập vbt.
- Trình bày – bàn bạc – thảo luận – nhận xét.
* GV kết luận: Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
- Nên lắng nghe, không trách lỗi của bạn.
 - Thông cảm, giúp bạn sữa lỗi.
*Củng cố:
- Khắc sâu cho hs: Cần dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi.
Thứ tư Ngày tháng 9 năm 2010
TOÁN:
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 ,thuộc bảng 9 cộng với một số .
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 29 + 5 ; 49 + 25.
 -Biết thực hiện phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20.
 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II. Hoạt dạy dạy học:
A.Bài cũ: 
-	Đọc bảng cộng 9.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1 (cột 1,2,3) : Tính nhẩm.
- Gv nêu phép tính – HS vận dụng bảng cộng để nhẩm.
- Cả lớp cùng Gv nhận xét.
*Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
- GV nêu yêu cầu bài tập – HS nêu cách đặt tính rồi tính – Lớp làm vở:
 49 + 25; 79 + 9; 29 + 36; 59 + 8.
*Bài 3 (cột 1) :
- 1 hs nêu yêu cầu: Điền dấu: >, <, =
- HS tự làm – gv hướng dẫn thêm: Tính tổng trước so sánh.
- GV khắc sâu cho hs kĩ năng so sánh.
*Bài 4 :Bài giải.
- HS đọc thầm đề toán. Vài em nêu lời giải phép tính (miệng).
- Lớp giải vở: 29 + 15 = 44 (con).
- GV thu bài chấm (10 em).
* Chữa bài: 3 em lên bảng chữa 3 bài 2, 3, 4.
- GV cùng hs nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
GV ghi BT 5 vào bảng phụ: HS chọn câu đúng. Ai chọn nhanh sẽ được thưởng. Về làm bài tập còn lại vbt
TẬP ĐỌC:
TRÊN CHIẾC BÈ.
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ .
	- Hiểu ND : Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi .(trả lời được CH 1,2).( Đv hs K,G trả lời được CH 3)
II. Chuẩn bị: Tranh + bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ: 2 hs
- Đọc bài “ Bím tóc đuôi sam” +TLCH
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (tranh):
2. Luyện đọc:
- Gv đọc – hướng dẫn hs đọc + giải nghĩa từ.
a. Đọc câu: 
- Hs nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Gv hướng dẫn luyện đọc 1 số từ dễ sai: Dế Trũi, ngao, đen sạm, kềnh...
b. Đọc đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc. Gv hướng dẫn ngắt nghỉ (bảng phụ: những anh gọng vó đen sạm,/ gầy và cao,/ nghênh cặp chân gọng vó/ đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.//)
- Giúp hs hiểu nghĩa từ mới:
Đoạn 1: ngao du thiên hạ (đọc chú giải sgk)
Đoạn 2: bèo sen (gv giới thiệu cây bèo sen thật)
Đoạn 3: bái phục, lăng xăng, váng (hs tập đặt câu với các từ đó).
c. Đọc đoạn trong nhóm:
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Đọc đồng thanh (đoạn 3).
3. Tìm hiểu bài: 
- Đọc thầm đoạn 1, 2: ? Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?
- (2 bạn ghép ba bốn lá bèo sen lại thành một chiếc bè đi trên sông).
- Đọc 2 câu đầu đoạn 3.
?Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ? (nước sông trong vắt, cỏ cây...các con vật hai bên bờ sông đều tò mò, ...).
- 1 em đọc các câu còn lại đoạn 3.
?Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế ? 
 Thái độ của gọng vó: bái phục nhìn theo.
 Thái độ của cua kềnh: âu yếm ngó theo.
 Thái độ của săn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, ...)
Gv: các con vật mà hai chú dế gặp trong chuyến du lịch trên sông đều bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh hai chú dế.
4. Luyện đọc lại:
- 1 số em đọc bài – bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Gv nhận xét, ghi điểm từng em
5. Củng cố, dặn dò:
? qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị ? (hai chú dế gặp nhiều cảnh đẹp dọc đường, mở mang hiểu biết, được bạn bè ...)
- HS tìm đọc truyện: “Dế Mèn phiêu lưu kí.” của Tô Hoài.
CHÍNH TẢ (TC):
BÍM TÓC ĐUÔI SAM.
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài CT , biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài 
- Làm được BT2;BT3a .
II. Chuẩn bị: Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Lớp viết b/c; 3 em viết bảng lớp: Nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngã.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn hs chép:
- GV treo bài lên bảng – đọc 1 lần – 3 em đọc lại.
- HS nắm nội dung bài.
? Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai ?( Cuộc trò chuyện giữa thầy giáo với Hà).
? Vì sao Hà không khóc nữa ?(vì Hà thầy khen có bím tóc đẹp nên rất vui tự tin không buồn tủi vì sự trêu chọc của Tuấn nữa) HS nhận xét.
 ?Bài chính tả có những dấu câu gì ?( dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm).
- HS viết bảng con: Xinh xinh, khuôn mặt, nín.
b. HS chép bài vào vở:
c. Chấm, chữa bài:
- HS nhìn bảng chữa bài – gv chấm 5 – 7 bài – nhận xét.
3. Bài tập: GV hướng dẫn hs làm bài tập vbt, chữa bài.
*Bài 2:Điền vào chỗ trống iên hay yên. 
Yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.
*Bài 3a:Điền vào chỗ trống.
- Da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da – vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
4. Củng cố, dặn dò: 
 Củng cố cho hs quy tắc viết chính tả. Về làm bài tập phần còn lại.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TỐT ?
I. Mục tiêu:
Biết được tập thể dục hằng ngày , lao động vừa sức , ngồi học đúng cách 
Và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
 - Biết đi , đứng , ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống. 
HS có ý thức thực hiện để bảo vệ cơ và xương
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ : 3 em
 ?Nêu tên và chỉ ví trí các vùng cơ chính ?(cơ đầu ,ngực, lưng, bụng ,tay chân)
 2. Bài mới :
*  ... :
A.Bài cũ: 
Đặt câu theo mẫu: “Ai là gì ?”( 2em).
GV nx ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài tập 1:
HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm các từ theo mẫu trong bảng.
HS làm theo cặp.
Một số em trình bày miệng: Từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
GV cùng hs nhận xét.
*Bài tập 2: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về:
a, Ngày, tháng, năm.
 b, Tuần, ngày trong tuần( thứ...).
Thực hiện như bài tập số 1.
*Bài tập 3:
GV giúp hs nắm rõ yêu cầu: Ngắt câu cho đúng chính tả.
HD hs làm vở: Ngắt bằng dấu gạch (/) sau dấu phẩy, gạch (//) sau dấu chấm.
HS viết vào vở, chú ý chữ đầu câu viết hoa – hs làm bài.
Chữa bài:
gv treo bảng phụ. 2 em thi đua chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. HS làm bài tập 1, 2 vbt.
TẬP VIẾT:
CHỮ HOA C.
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ),chữ và câu ứng dụng : Chia (1dòng cỡ vừa ,1dòng cỡ nhỏ ), Chia ngọt sẻ bùi(3 lần ) 
	- Rèn chữ viết cho HS.
II. Chuẩn bị: Chữ mẫu.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Viết bảng con: B, Bạn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn quan sát, nhận xét chữ C.
- GV giới thiệu chữ mẫu: độ cao + các nét.
- Chỉ dẫn cách viết (sgk).
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- HS đọc 
- Hiểu nghĩa từ: Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- HS quan sát, nhận xét: Độ cao, khoảng cách, cách đặt dấu thanh.
- GV viết mẫu – hs viết bảng con: Chia.
4. HS viết vở:
- GV nêu các yêu cầu – hs viết vở.
5. Chấm, chữa bài: GV chấm ½ lớp, nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học – hs luyện viết phần bài tập. 
MĨ THUẬT:
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY.
I. Mục tiêu:
HS nhận biết hình dáng màu sắc vẻ đẹp của một số loại cây .
Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản .
- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản(hai hoặc ba cây ) và vẽ màu theo ý thích ; ĐV hs K,G sắp xếp hình vẽ cân đối , biết chọn màu ,vẽ màu phù hợp.
Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị:
Một số tranh, ảnh về các loại cây.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Gv kiểm tra ĐDHT của hs.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gv giới thiệu tranh, ảnh.
? Trong tranh, ảnh này có những cây gì?
? Em hãy kể những loại cây mà em biết. Tên cây, hình dáng, đặc điểm?
 Gv tóm tắt: Vườn cây có nhiều loại cây hoặc...
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
Gv gợi ý hs nhớ lại hình dáng , màu sắc loại cây định vẽ.
Hướng dẫn cách vẽ:
Vẽ các hình dáng các loại cây khác nhau.
Vẽ thêm một số chi tiết: Hoa, quả,...
Vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Hs vẽ vườn cây và vẽ màu theo ý thích vở tập vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Gv chọn 1 số bài trưng bày.
Hs nhận xét, đáng giá.
Gv gợi ý hs tìm ra bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò:
Về quan sát hình dáng, màu sắc một số con vật.
Thứ sáu Ngày tháng 9 năm 2010
TOÁN:
28 + 5.
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.
Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
Rèn kĩ năng đặt tính, tính.
II. Chuẩn bị: 2 bó que tính + 13 que tính rời, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: 3 em đọc bảng cộng 8.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. dạng 28 + Giới thiệu phép cộng 5:
- GV nêu bài toán, dẫn ra cho hs phép tính 28 + 5 = ?
- HS tự tìm kết quả bằng que tính.
- HS nêu cách đặt tính – gv ghi bảng:
+
28
 5
33
HS nêu cáh tính – gv ghi kết quả.
1 em nhắc lại cách đặt tính và tính.
Gv nhấn mạnh và cho hs lấy 1 số ví dụ # (2 hs lên bảng, dưới lớp làm nháp).
3. Thực hành:
*Bài 1(cột 1,2,3): Tính
- Gv nêu các phép tính- hs làm vào bảng con.
- Gv nhận xét - nhấn mạnh cách đặt tính và tính. khắc sâu cho hs dạng toán có chữ số hàng đơn vị là 8 cộng với 1 số và chú ý nhớ 1 sang hàng chục.
*Bài 3 :Bài giải.
1 em đọc đề, lớp đọc thầm.
GV hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ để hs dễ thực hiện.
Vài em trình bày thử.
- Lớp tự giải vào vở – gv lưu ý cách trình bày - chọn lời giải và phép tính đúng.
*Bài 4(20) :
HS làm vở - Củng cố cho các em kỹ năng vẽ đoạn thẳng có ấn định số đo (yêu cầu phải chính xác).
GV thu chấm –1 em lên bảng chữa bài 3.
3.	Củng cố - Dặn dò:
- GV khắc sâu cho hs 2 bước thực hiện phép cộng dạng 28 + 5. Củng cố kỹ năng trình bày 1 bài toán giải.
- 	Btvn: 1,2 (tr 22 vbt).
CHÍNH TẢ (NV):
TRÊN CHIẾC BÈ.
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác , trình bày đúng bài CT.
 - Làm được BT2 ; BT3b.
II. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: GV đọc – HS viết bảng con – 2 em viết bảng lớp: viên phấn, bình yên, giúp đỡ.
B . Bài mới: 
1 .Giới thiệu bài: 
2 .Hướng dẫn nghe -viết :
a. Chuẩn bị :
GV đọc bài chính tả - 3 em đọc lại - lớp quan sát sgk(37).
HS nắm nội dung bài chính tả.
? Dế Mèn và Dế Trũi rũ nhau đi đâu ?(đi ngao du thiên hạ,dạo chơi khắp đó đây)
? Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào ?(ghép ba bốn lá bèo sen lại , làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông)
HS nhận xét.
? Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ?(Trên ,Tôi ,Dế Trũi ,Chúng Ngày ,Bè, Mùa ) 
? Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào ?(viết hoa lùi vào một ô)
- HS viết bảng con (lớp gấp sgk): Dế Trũi, say ngắm, trong vắt.
b. GV đọc – hs viết:
c. Chấm - chữa bài:
- GV thu chấm 5-7 em. Những em còn lại nhìn sgk chữa lỗi.
- GV trả bài, nhận xét .
3. Bài tập :
- HS mở vở bài tập làm các bài tập 1, 2a (16).
- Chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Củng cố quy tắc viết iê/ yê.
Bài tập về nhà:2b (16 vbt).
TẬP LÀM VĂN:
CẢM ƠN – XIN LỖI.
I. Mục tiêu:
Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản 
(BT1,BT2).
- Nói được 2,3 câu ngắn về nội dung bức tranh , trong đó có dùng lời 
cảm ơn , xin lỗi (BT3)
II. Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: 
-	Làm lại bài tập tuần 3 (miệng).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài tập 1(miệng):
1 em đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm theo.
Trao đổi theo cặp.
GV nêu tình huống - hs nối tiếp nhau trả lời.
Lớp nhận xét, khen những em nói hay. GV chốt ý cơ bản.
*Bài tập 2(miệng):
Thực hiện tương tự bài tập 1.
GV chốt kiến thức: Phải biết nói lời cảm ơn – Xin lỗi đúng lúc và lịch sự.
*Bài tập 3(miệng):
HS quan sát tranh sgk - đọc to yêu cầu (1em), lớp đọc thầm.
GV yêu cầu hs phải quan sát kĩ và miêu tả nội dung bức tranh.
- HS nhớ lại từng sự việc xem nên nói lời cảm ơn hay xin lỗi cho phù hợp với nội dung bức tranh.
HS trình bày trước lớp. Các hs khác nhận xét.
GV kết hợp giáo dục các em phải biết cảm ơn, xin lỗi.
*Bài tập 4(vở):
1 em nêu yêu cầu – gv lưu ý phải nói năng lịch sự.
 - Hs làm vbt - vài em nêu miệng.
GV nx ,bổ sung 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhấn mạnh cho hs thấy được trong cuộc sống rất cần phải nói lời cảm ơn, xin lỗi.
HS vận dụng làm các bài tập còn lại.
THỦ CÔNG:
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (tiết 2).
I. Mục tiêu:
Gấp được máy bay phản lực.Các nếp gấp tương đối phẳng , thẳng.
HS yêu thích sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị: 
Giấy thủ công.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 
-	Kiểm tra dụng cụ học tập của hs.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Thực hành: 
Yêu cầu hs nhắc lại quy trình.
 HS thực hiện cá nhân.
 GV theo dõi, thu chấm bài.
c. Nhận xét, đánh giá:
HS nhận xét sản phẩm của bạn.
GV đánh giá.
d. Dặn dò:
HS chuẩn bị gấp máy bay đuôi rời.
 SINH HOẠT LỚP
 I.Mục tiêu:
 - Nhận xét hoạt động trong tuần qua .
 - Đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
 II. Nội dung:
Nhận xét hoạt động tuần qua.
Sĩ số : đảm bảo 100%
Học tập: Nhìn chung các em đều có ý thức học tập,rèn chữ viết tốt Tình, Linh, ...1 số em còn lười học ( Thành, Sáng...) 
- Nề nếp: Duy trì tốt các hoạt động.
 2. Kế hoạch tuần tới:
 - Duy trì nề nếp học tập, rèn luyện chữ viết.
 - Thi đua học không có điểm yếu
Thứba Ngày tháng 9 năm 2010
TOÁN:
49 + 25.
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 ,dạng 49 +25.
 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II. Chuẩn bị: 7 bó que tính và 14 que tính rời.
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: 2 hs lên bảng làm; cả lớp làm bảng con theo 2 dãy: dãy 1:a; dãy 2: b.
 	 a, 19 + 23 b, 39 + 17
Gv cùng hs nhận xét – ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép cộng 49 + 25.
Gv nêu bài toán và ghi phép tính lên bảng
Hs thao tác bằng que tính để tìm kết quả: 49 + 25 = 74.
1 hs lên bảng đặt tính rồi tính - lớp làm bảng con.
Hs nhận xét - nhắc lại cách đặt tính và tính.
+
49
- 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
25
- 4 cộng 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
74
Hs nêu ví dụ khác – gv ghi bảng – lớp làm bảng con – 1 hs lên thực hiện.
Gv cùng hs nhận xét bài làm:
3. Thực hành:
*Bài 1(cột 1,2,3): Tính
Gv nêu phép tính – hs làm bảng con.
Gv cùng hs nhận xét.
*Bài 3: Bài giải
1 hs đọc đề toán - lớp đọc thầm. 
 - Hs làm vở - chấm 1 số bài 
4. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại cách đặt tính và tính.
? Muốn tìm tổng, ta làm thế nào ? HS làm bài tập: 1, 4(19) vbt.
KỂ CHUYỆN:
BÍM TÓC ĐUÔI SAM.
I. Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT1) ; bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT2).
 - Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện .Đv hs K,G biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT3).	
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ + bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: 
- 	3 em kể lại chuyện: “ Bạn của Nai Nhỏ.”
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể đoạn 1, 2 (bằng tranh):
HS quan sát tranh sgk.
GV gợi ý: (câu hỏi ở bảng phụ).
? Hà có 2 bím tóc ra sao ?(rất đẹp)
? Khi Hà đến trường mấy bạn gái reo lên như thế nào ?(Aí chà chà !Bím tóc đẹp quá !) 
? Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào ?(...kéo bím tóc của Hà )
? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì ?(Hà bị ngã)
GV treo tranh – 1 số em lên kể.
Lớp và gv nhận xét.
b. Kể đoạn 3:
GV nêu yêu cầu: Kể lại cuộc gặp gỡ giữa Hà và thầy giáo bằng lời của em.
HS tập trong nhóm.
1 số em kể - lớp cùng gv nhận xét.
c. Phân vai - dựng lại câu chuyện (Đv hs K,G ). 	
Lần 1: GV dẫn chuyện – 1 em nói lời Hà, 1 em nói lời Tuấn, 1 em nói lời thầy.
Lần 2: 4 hs thực hiện.
 Lớp và gv nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
GV chốt ý nghĩa câu chuyện, nhận xét tiết học. HS luyện kể lại câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 4 T.doc