Giáo án Lớp 2 tuần 26 - Chu Ngọc Thanh

Giáo án Lớp 2 tuần 26 - Chu Ngọc Thanh

TRƯỜNG THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

Gv: Chu Ngọc Thanh Tiết : 52 - Tuần :26

Sông Hương

Lớp: 2

I.Mục tiêu:

- Nghe viết chính xác một đoạn trong bài: Sông Hương

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r, gi/d, và vần ưt/ ưc

II.Đồ dùng dạy học

- VBT

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2

 

doc 36 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1451Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 26 - Chu Ngọc Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Kế hoạch dạy học Phân môn Chính tả
Gv: Chu Ngọc Thanh
Tiết : 52 - Tuần :26
Sông Hương
Lớp: 2
I.Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác một đoạn trong bài: Sông Hương
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r, gi/d, và vần ưt/ ưc
II.Đồ dùng dạy học
- VBT
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
 Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
1’
17’
10’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS viết 6 từ bắt đầu bằng r và d
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: giờ chính tả hôm nay , các con sẽ nghe cô đọc và viét một đoạn trong bài: Sông Hương. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu r, gi/ d; vần ưt/ ưc.
2. Hướng dẫn nghe viết: 
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết
+ Vào mùa hè và vào những đêm trăng Sông Hương thay đổi như thế nào?
- Mùa hè: Sông Hương thay chiếc áo xanh hằng ngày, thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
 Đêm trăng: Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng.
+ Do đâu mà có những sự thay đổi ấy?
- Mùa hè: Do hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ in bóng xuống nước.
 Đêm trăng: Dòng sông được ánh trăng vàng chiếu rọi,sáng lung linh.
+ Vậy nội dung của đoạn viết là gì?
* Đoạn văn tả sự đổi màu của sông Hương vào mùa hè và vào những đêm trăng.
- Bài viết gồm có mấy câu?
+ Ngoài những chữ cái đầu câu phải viết hoa chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào nữa? Vì sao?
+ Khi gặp dấu chấm xuống dòng con cần chú ý điều gì?
b.Hướng dẫn HS cách trình bày: 
- 3 câu.
- Hương Giang, vì đây là tên của một dòng sông.
- Xuống dòng và lùi vào một ô.
c. Hướng dẫn HS viết từ khó
- phượng vĩ, đỏ rực. dải lụa lung linh, Hương Giang.
d. Nghe viết:
e. Soát lỗi 
g. Chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 1: 
a) (giải, rải, dải) (rành, giành, dành)
 giải thưởng rành mạch
 rải rác để dành
 dải núi tranh giành
b) (sứt, sức) (đứt, đức) ( nứt, nứt)
 sức khoẻ cắt đứt nức nở
 sứt mẻ đạo đức nứt nẻ
Bài 2
a) Tiếng bắt đầu bằng gi hoặc d:
- Trái với hay: dở
- Tờ mỏng, dùng để viết chữ lên: giấy 
b) Tiếng có vần ưt hoặc ưt:
- Chất lỏng màu tím, xanh hoặc đen, dùng để viết chữ: mực
- Món ăn bằng hoa quả rim
đường: mứt
III.Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học .
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
GV chia bảng lớp thành 2 cột 
- 2 HS viết lên bảng.
- Cả lớp viết vào giấy nháp. 
- GV nhận xét cho điểm .
- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- 3 HS đọc đoạnviết: " Mỗi đêm trăng sáng.... dát vàng" trong SGK (trang 72)
- GV hỏi.
- HS trả lời.
- GV đọc cho HS viết ra giấy nháp, 2 HS lên bản viết .
- Chữa bài
- GV đọc bài cho HS chép vào vở.
- GV đọc bài, HS soát lỗi .
- GV chấm bài và nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài 1: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp để điền vào chỗ trống.
- 2 HS chữa bài, cả lớp theo dõi và tự chữa vào vở.
- HS đọc lại các từ . 
- Nêu yêu cầu của bài: Viết các tiếng: 
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- GV thu vở của HS chấm bài 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Kế hoạch dạy học Phân môn Chính tả
Gv: Chu Ngọc Thanh
Tiết : 53 - Tuần :26
Vì sao cá không biết nói?
Lớp 2
I.Mục tiêu 
- Chép lại chính xác truyện vui: Vì sao cá không biết nói?
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d, và vần ưt/ ưc
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng chép sẵn nội dung bài : Vì sao cá không biết nói?
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
 Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
15’
12’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
- Viết các từ: con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp
- 2 HS viết tên các loài vật bắt đầu bằng ch và tr.
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: giờ chính tả hôm nay , các con sẽ tập chép bài: Vì sao cá không biết nói?. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu r/d; vần ưt/ ưc.
2. Hướng dẫn tập chép 
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
+ Việt hỏi anh điều gì?
- Vì sao cá không biết nói? 
+ Lân trả lời em thế nào?
- Em ngớ ngẩn thật. Nếu miệng em ngậm đầy nước thì em có nói được không?
+ Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười?
- Lân chê em hỏi ngớ ngẩn, nhưng chính Lân mới là người ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước.
* GV chốt: Cá không biết nói vì cá là loài vật nhưng có lẽ cá cũng có cách trao đổi riêng với bầy đàn của mình. 
.b.Hướng dẫn trình bày 
- Bài viết gồm có mấy câu?
 + Ngoài tên riêng chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào nữa ?
- 5 câu.
- Chữ cái đầu câu.
- Tên truyện viết ở giữa trang. Khi xuống dòng chữ đầu tiên lùi vào một ô.Trước lời thoại có dấu gạch ngang
c. HS chép bài vào vở.
d. Soát lỗi 
e. Chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
a) r hay d: 
 Lời ve kim da diết
 Xe chỉ sợi âm thanh
 Khâu nhứng đường rạo rực
 Vào nền mây trong xanh.
b) ưt hoặc ưt:
Mới vừa nắng quái Cây cối trong vườn
Sân hãy rực vàng Rủ nhau thức dậy
Bỗng chiều sẫm lại Đêm như loãng ra 
Mờ mịt sương giăng. Trong mùi hoa ấy.
III.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà viết lại những từ mình còn sai
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
GV chia bảng lớp thành 4 cột 
- 2 HS viết bảng lớp ( GV đọc)
- 2 HS tự tìm từ và viết trên bảng lớp.
- Cả lớp nghe GV đọc và viết vào giấy nháp. 
- GV nhận xét cho điểm .
- G.v nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Treo bảng phụ và yêu cầu 
- 2 HS đọc bài.
- GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- Nhận xét cách trình bày bài.
- HS nhìn bảng chép .
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV đọc bài, HS soát lỗi .
- GV chấm bài và nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài : Điền vào chỗ trống.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS chữa bài, cả lớp theo dõi và tự chữa vào vở.
- Chữa bài. 
- HS đọc lại cả phần bài tập.
- GV thu vở của HS chấm bài 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Kế hoạch dạy học môn Đạo đức
Gv: Chu Ngọc Thanh
Tiết : 26 - Tuần :26
Lớp 2
Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 1. HS biết một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.
 2. HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.
 3. HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Đồ dùng dạy học : 
Vở BT Đạo đức, đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3'
15'
15'
1’
I. Kiểm tra bài cũ: 
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
+ Khi đến nhà người khác em cần có thái độ lịch sự; cụ thể : hẹn trước, gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà, lễ phép chào mọi người trong nhà, nói năng lễ phép, rõ ràng, xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc sử dụng vật gì.
+ Lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
II. Luyện tập: 
Hoạt động 1: Đóng vai.
Mục tiêu: HS tập cách cư xử lịc sự khi đến nhà người khác 
Tình huống 1: Em sang nhà bạn và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Em sẽ...
Tình huống 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoath hình mà em rất thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật ti vi. Em sẽ.....
Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ...
Hoạt động 2: Trò chơi. 
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại về cách cư xử khi đến nhà người khác.
 Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị hai câu đố ( có thể là hai tình huống) về chủ đề đến chơi nhà người khác. 
VD: Trẻ con có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không?
 Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác?
 Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác?
III.Củng cố:
GV: Cần phải lịch sự khi đến nhà người khác. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
Bài sau: Giúp đỡ người khuyết tật
* Vấn đáp: GV hỏi HS về nội dung đã học trong tiết trước:
- Khi đến nhà người khác chúng ta cần có thái độ và hành động như thế nào?
- Tại sao phải lịch sự khi đến nhà người khác?
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
* Đóng vai.
- GV yêu cầu lần lượt nhóm trưởng của 7 nhóm lên bốc thăm tình huống đóng vai của nhóm mình rồi về nhóm thực hành.
- GV yêu cầu 2 HS đại diện của từng nhóm lên bảng đọc lại nội dung tình huống của nhóm mình rồi thực hiện tình huống đó. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV có thể hỏi thêm về cách trò chuyện của các bạn đó đã lịch sự chưa? Vì sao? 
- Sau khi cả 8 nhóm đã đóng vai xong, GV kết luận về thái độ, hành vi khi đến nhà người khác như thế nào để thể hiện phép lịch sự. 
* Thảo luận nhóm.
- GV phổ biến luật chơi:
- Chơi đó giữa các nhóm: một nhóm nêu tình huống, nhóm khác phải đưa ra cách ứng xử phù hợp. Mỗi câu đố hoặc trả lời đúng được gắn 1 bông hoa. 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi các nhóm thảo luận nghiêm túc và có kết quả tốt. GV chốt lại nội dung của bài. 
- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau  ... ả cảnh biênr buổi sáng.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ phóng to minh hoạ cảnh biển buổi sáng (hoặc sử dụng tranh trong SGK).
 - Vở BTTV in.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung câc hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
30'
1'
A.Kiểm tra bài cũ:
Đáp lời đồng ý
B.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Đáp lời đồng ý Tả ngắn về biển
b.Thực hành- Luyện tập;
Bài tập 1: Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:
a) Em quên áo mưa trong lớp, quay lại trường để lấy. Bác bảo vệ sắp đi nghỉ, thấy em xin vào, bác mở cửa nói: "Cháu vào đi!"
Em đáp: Dạ, cháu cảm ơn bác ạ./ Cháu cảm ơn bác ạ./ May quá,cháu xin cảm ơn bác ạ./ ....
b) Em mời cô y tá ở gần nhà tới tiêm thuốc cho mẹ. Cô y tá nhận lời: "Cô sẽ sang ngay."
Em đáp: Dạ, cháu cảm ơn cô./ Dạ, cháu cảm ơn cô cnhiều./ Cháu cảm ơn cô. Mẹ cháu đang mong cô lắm ./ ......
c) Em mời bạn đến chơi nhà. Bạn nhận lời: "ừ, đợi tớ xin phép mẹ đã."
Em đáp: Phải đấy. Tớ chờ cậu nhé!/ Thế thì tốt, tớ đợi cậu nhé./ Cảm ơn bạn đã nhận lời, tớ chờ nhé!/ ....
GV: Cần thể hiện sự vui vẻ, biết ơn khi người khác đồng ý một yêu cầu, đề nghị của mình.
Bài tập 2: Viết lại những câu trả lời của em ở bài tập 3 (tiết Tập làm văn tuần 25) thành một đoạn văn.
a) Tranh vẽ cảnh gì?
b) Sóng biển như thế nào?
c) Trên mặt biển có những gì?
d) Trên bầu trời có những gì?
(1) Biển rất đẹp! Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, ở xat trông như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh. 
 Vũ Tú Nam
 (2) Cảnh biển buổi sáng thật đẹp!
ánh mặt trời toả chiếu trên biển lấp lánh. Mặt biển giống như một chiếc gương khổng lồ. Những con sóng nhỏ nhấp nhô như nô giỡn trong nắng sớm. những chiếc thuyền đánh cá đang giương buồm rẽ sóng ra khơi. Trên cao, từng đàn hải âu chao liệng, có con sà xuống sát mặt biển. Xa xxa, những đám mây trắng như bông đang lững lờ trôi, tô điểm thêm vẻ thanh bình cho cảnh biển buổi sớm mai.
C.Củng cố- dặn dò:
Về nhà viết lại đoạn văn.
* Kiểm tra- đánh giá
- Từng cặp 2 HS lên nói trước lớp một đoạn hội thoại ngắn trong đó có một câu hỏi, 1 câu trả lời đồng ý và một câu đáp lời đồng ý đó.
- HS khác nghe và nhận xét nội dung và thái độ khi thể hiện của các bạn. GV nhận xét, cho điểm.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu của giờ học, ghi nội dung bài lên bảng.
* Luyện tập - thực hành
- HS đọc và tìm hiểu từng trường hợp trong SGK.
 - 2 HS cùng bàn thảo luận từng trường hợp và ghi vào vở.
- GV yêu cầu 2 nhóm đứng lên thể hiện lại từng đoạn hội thoại cho từng trường hợp đó. 
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- GV có thể gợi ý thêm cho HS: Em đồng ý hay không đồng ý? Em đáp lại lời đồng ý của người kia ra sao? 
- Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS nêu nhận xét : Vậy khi đáp lại lời đồng ý trong các trường hợp trên, ta cần có thái độ như thế nào? 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV cho 2 HS đọc lại các câu hỏi.
- HS trao đổi nhóm nói lại thành đoạn văn ngắn. Đại diện 4 nhóm trình bày trên bảng. HS và GV nhận xét.
- GV đọc cho HS nghe hai đoạn văn ngắn tả cảnh biển buổi sáng, khi đọc cần nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả có trong đoạn văn.
- Cả lớp dựa vào hệ thống các câu trả lời trong tiết trước để viết lại thành đoạn văn ngắn. 
- 2- 3 HS đọc đoạn văn của mình trước lớp. HS và GV nhận xét.
HS viết vào vở BT.
- GV thu lại và chấm bài. 
- GV nhận xét tiết học. 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...................................
Môn : TNXH
Lớp 2G
Tiết : 26 - Tuần : 26
Thứ ngày tháng năm 2005
Tên bài dạy:
Một số loài cây sống dưới nước
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Nói tên và nêu lợi ích của một số cây sống dưới nước.
 - Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
 - Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát và mô tả.
 - Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ trong SGK trang 54,55
 - Tranh sưu tầm về các loại cây sống ở dưới nước: sen, súng, bèo lục bình, rau rút hoặc một số loài cây sống dưới nước.
 - Giấy khổ to, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 3'
10'
10'
10'
2’
I. Giới thiệu bài: Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Một số loài cây sống dưới nước
II. Tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK + Vở bài tập. 
Mục tiêu: HS nhận biết một số cây sống dưới nước và lợi ích của chúng. Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
Hình
Tên cây
Đặc điểm
1
Cây lục bình( bèo Nhật Bản hay bèo tây)
. sống trên mặt nước, hoa màu tím, thân cây phơi khô dùng làm đồ dùng trong nhà, có giá trị xuất khẩu.
2
Các loại rong
3
Cây sen
? Bạn thường nhìn thấy cây này mọc ở đâu?
? Cây này có hoa không? Hoa có màu gì?
? Cây này được dùng để làm gì?
* Trong số những cây được giới thiệu trong SGK thì các cây: lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước; cây sen có thân và rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao, hồ. Cây náy có cuống là và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên mặt nước.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm được:
Mục tiêu: HS được hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. Thích sưu tầm và có ý thức bảo vệ các loài cây.
Phiếu hướng dẫn quan sát.
1.Tên cây là gì?
2. Đó là loại cây sống trôi nổi trên mặt nước hay cây có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ?
3. Hãy chỉ rễ, thân, lá, hoa ( nếu có)
4. Tìm ra đặc điểm giúp cây này sống trôi nổi( hoặc đặc điểm giúp cây mọc dưới đáy ao, hồ)
5. Trình bày tranh ảnh sưu tầm lên giấy.
C. Củng cố , dặn dò: 
 Dặn dò: Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về cây cối
 * Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng.
*Quan sát, nhận xét +Thảo luận nhóm.
 Bước 1: HS thảo luận nhóm 2
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong SGK
? Chỉ và nói tên những cây trong hình
- GV đi đến từng nhóm và giúp đỡ, nếu các em không nhận ra các cây, GV có thể gợi ý tên các cây Ngoài ra GV có thể hướng dẫn các em tự đặt thêm những câu hỏi để tìm hiểu về các cây
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- GV treo tranh phóng to về các cây giới thiệu trong SGK
- 1 số HS đại diện cho các nhóm lên lần lượt chỉ và nói tên những cây sống dưới nước trong từng bức tranh.
- 3 HS sẽ đóng vai là các cây có trong tranh .
- 1 số HS có thể nêu thêm một số câu hỏi theo sự gợi ý của GV , HS đóng vai sẽ trả lời những câu hỏi 
- GV hỏi: Trong số những cây được giới thiệu trong SGK, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ bám sâu xuống đáy hồ, ao ?
- HS tự do nêu ý kiến.
- GV kết luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4,5
- GV yêu cầu HS đặt những tranh ảnh hoặc những cây các em sưu tầm để cùng quan sát và phân loại các cây dựa trên phiếu hướng dẫn.
Bước 2: Các nhóm báo cáo trước lớp.
- Các nhóm dán phần trình bày lên bảng và giới thiệu cho cả lớp
- Các nhóm khác nghe và nhận xét.
- GV đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
* Trò chơi.
- Chia lớp thành 10 nhóm.
- GV yêu cầu HS nêu tên và ghi lại vào cột tương ứng tên một số loài cây sống trôi nổi trên mặt nước và những cây có rễ bám sâu dưới đáy ao, hồ trong khoảng 2 phút. Tổ nào nêu tên được nhiều loài cây và viết đúng cột thì được thưởng. 
- GV nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..
Môn : Tập viết 
Lớp 2G
Tiết : 28 - Tuần : 28
Thứ ngày tháng năm 2005
Tên bài dạy:
Chữ Y - yêu luỹ tre làng
I. Mục tiêu :
 - Rèn kỹ năng viết chữ
 - Biết viết chữ Y theo cỡ vừa và nhỏ. 
 - Biết viết ứng dụng cụm từ yêu luỹ tre làng cỡ chữ nhỏ .
 - Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ Y 
- Vở tập viết . 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
X, Xuôi chèo mát mái 
Bài mới. 
Giới thiệu bài. 
- Hôm nay cô dạy cả lớp viết chữ Y trong câu ứng dụng “Yêu luỹ tre làng"
2. Hướng dẫn HS viết chữ Y hoa và nhận xét. 
+ Chữ Y hoa cao 8 li.
+ Chữ Y hoa gồm 2 nét: viết liền . Là kết hợp của 2 nét cơ bản đó là nét móc 2 đầu và một nét khuyết ngược. 
 * Kiểm tra đánh giá
- 3 HS lên bảng viết cụm từ Xuôi chèo mát mái, HS dưới lớp viết chữ hoa X
- GV nhận xét.
* Trực tiếp: 
- GVtreo chữ Y hoa gắn lên bảng. 
* Trực quan -Thuyết trình.
- Chữ Y hoa cao mấy li ? 
- Chữ Y hoa gồm mấy nét ?
- Là những nét nào?
- HS quan sát và lắng nghe. 
- GV chỉ lên mẫu bìa, lấy bút chỉ từ điểm đặt bút đến điểm dừng bút, chỉ đến dâu mô tả đến đó.
- GV vừa viết mẫu vừa giảng. 
5'
2'
6'
1'
- Đặt bút trên đường kẻ thứ 5, viết nét móc 2 đầu như chữ U. Từ điềm DB, rê bút lên đường kể 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống ĐK4 dưới Đk1, DB ở ĐK2 phía trên.
 3. HS viết trên bảng con.
 4. Hướng dẫn HS viết dòng ứng dụng:“Yêu luỹ tre làng"
(tình cảm yêu thương làng xóm. con người , quê hương Việt Nam)
- Chữ Y cao 4 li
- Chữ l, y, g cao 2, 5 li
- Chữ T cao 1,5. Chữ r cao 1, 25 li. Các chữ còn lại cao 1 li. Nối nét: nét cuối của chữ Y nối với nét đầu của chữ ê.
5. HS viết vào vở tập viết
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- GV viết lại trên bảng lớp, vừa viết vừa nói, HS quan sát. 
- HS viết mẫu trên không trung. 
- HS viết bảng con.
- Nhận xét
- Con hiểu thế nào là Yêu luỹ tre làng?
- Cụm từ “Yêu luỹ tre làng" có mấy chữ? Là những chữ nào?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ Y và cao mấy li, các chữ còn lại cao mấy li?
Hãy nêu vị trí các dấu có trong cụm từ? 
- HS viết bảng con
- Nhận xét
- HS viết 
- GV sửa lỗi và hướng dẫn cho những em viết sai, xấu.
- Thu 5 - 7 bài chấm
- Dặn HS về viết thêm vở.
* Rút kinh nghiệm sau tiết học:............................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc