Giáo án Lớp 2 tuần 34 (5)

Giáo án Lớp 2 tuần 34 (5)

Tập đọc : Tiết 101

ÔN TẬP (TIẾT 1)

(Trang 141)

I.Mục tiêu :

 1.Kiến thức : Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của các bài Tập đọc đã học trong học kỳ II.

 - Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ).

 - Ôn luyện về dấu chấm.

 2. Kỹ năng : HS đọc thông các bài Tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 33 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, các cụm từ dài).

 - Biết thay thế cụm từ khi nào bằng các cụm bao giờ, lúc nào, mấy giờ trong các câu ở BT2 ; Ngắt đoạn văn cho trước thành 5 câu rõ ý.

 3. Thái độ : HS có ý thức tự giác trong học tập.

 

doc 26 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 34 (5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2010
Chào cờ :
TẬP TRUNG
Tập đọc : Tiết 101 
ÔN TẬP (TIẾT 1)
(Trang 141)
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức : Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của các bài Tập đọc đã học trong học kỳ II.
 - Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ).
 - Ôn luyện về dấu chấm.
 2. Kỹ năng : HS đọc thông các bài Tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 33 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, các cụm từ dài).
 - Biết thay thế cụm từ khi nào bằng các cụm bao giờ, lúc nào, mấy giờ trong các câu ở BT2 ; Ngắt đoạn văn cho trước thành 5 câu rõ ý.
 3. Thái độ : HS có ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Phiếu viết tên các bài tập đọc ở HKII.
 HS : sgk
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Ổn định lớp (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ : (2p)
 HS : 1 HS đọc TL bài Lượm, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 GV : Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Kiểm tra tập đọc(8 em)
GV : Nêu nhiệm vụ.
HS : + Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc và xem lại bài trong 2p.
 + HS đọc đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
 + Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
GV : Cho điểm. 
Hoạt động 3: Làm bài tập
HS: 1HS đọc yêu cầu BT2, lớp đọc thầm.
GV: HD HS làm bài
HS: Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày.
GV: cùng HS nhận xét, cho điểm thi đua.
HS : 1HS đọc yêu cầu của bài 3(đọc đoạn văn không nghỉ hơi). Cả lớp đọc thầm.
GV: HD HS làm bài.
HS : Làm bài vào VBT, 3HS làm bài trên phiếu - dán trên bảng lớp.
GV: cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
(2p)
(9p)
(18p)
*Kiểm tra tập đọc
Bài 2 (141): Hãy thay cụm từ khi nào bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,) 
VD:
a) Bao giờ (lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) bạn về quê thăm ông bà nội ?
b) Tháng mấy (bao giờ, lúc nào, mấy giờ) các bạn được đón Tết Trung thu ?
c) Mấy giờ (bao giờ, lúc nào) bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo ?
Bài 3 (141): Ngắt đoạn văn thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả:
 Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ.
 4. Củng cố (2p):
 GV : Nhắc lại nội dung chính vừa ôn tập.
 GV : Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò (1p): Đọc lại các bài tập đọc đã học ở học kì II.
Tập đọc : Tiết 102 
ÔN TẬP (TIẾT 2)
(Trang 141)
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức : Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của các bài Tập đọc đã học trong học kỳ II.
 - Ôn luyện về các từ ngữ chỉ màu sắc.
 - Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào.
 2. Kỹ năng : HS đọc thông các bài Tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 33 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, các cụm từ dài).
 - Tìm được vài từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ, đặt câu với 1 từ chỉ màu sắc tìm được ; Đặt được câu hỏi có cụm từ khi nào.
 3. Thái độ : HS có ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Phiếu viết tên các bài tập đọc ở HKII.
 HS : sgk
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Ổn định lớp (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Kiểm tra tập đọc(9 em)
(Thực hiện như tiết 1)
Hoạt động 3: Làm bài tập
HS: 1HS đọc yêu cầu và đoạn thơ của BT2 trên bảng phụ, lớp đọc thầm.
GV: HD HS làm bài
HS: Làm bài vào VBT - 3 HS lên bảng viết các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ.
GV: cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng
HS : 1HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
GV: HD HS làm bài.
HS : + Lớp làm bài vào VBT
 + HS tiếp nối nhau nói câu văn vừa đặt được.
GV: cùng HS nhận xét.
HS: 1 HS đọc yêu cầu và 4 câu văn trong bài tập 4.
GV: HD HS làm bài.
HS: Làm bài vào VBT ; Tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài.
GV: cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
(1p)
(9p)
(19p)
*Kiểm tra tập đọc
Bài 2 (141): Tìm từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ:
Em vẽ làng xóm 
Tre xanh lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
 Em quay đầu đỏ
 Vẽ nhà em ở
 Ngói mới đỏ tươi
 Trường học trên đồi
 Em tô đỏ thắm.
Bài 3 (141): Đặt câu với mỗi từ tìm được ở BT2.
 VD:
. Dòng sông quê em nước xanh mát.
. Cả rừng cây là một màu xanh ngắt.
. Chiếc khăn quàng trên vai em màu đỏ tươi.
. Lá cờ đỏ thắm phấp phới bay trên nền trời mùa thu.
Bài 4 (141): Đặt câu hỏi có cụm từ khi nào
a) Khi nào trời rét cóng tay ? / Trời rét cóng tay khi nào ?
b) Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ ? / Luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ khi nào ?
c) Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú ? / Cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú khi nào ?
d) Khi nào các bạn thường về thăm ông bà ? / Các bạn thường về thăm ông bà khi nào ?
 4. Củng cố (2p):
 GV : Nhắc lại nội dung chính vừa ôn tập.
 GV : Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò (1p): Đọc lại các bài tập đọc đã học ở học kì II.
Toán: 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM
(Kiểm tra theo đề chung của trường)
 Đạo đức : Tiết 34
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
I. Mục tiêu :
 1.Kiến thức : 
 - HS hiểu : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 2. Kĩ năng : Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với việc bảo vệ loài vật có ích ; Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
 3.Thái độ : HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, bảo vệ môi trường ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích, bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : 
 HS : Dụng cụ để vệ sinh lớp học.
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Ổn định lớp (2p) : HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Họat động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đàm thoại.
GV : Kể chuyện "Cú nhòm" (kể 2 lần)
HS: theo dõi.
GV: Đặt câu hỏi, y/c HS trả lời.
CH: Vì sao các bà, các cô trong xóm lại xôn xao, bàn tán cho rằng trong xóm sẽ có người ốm đau ?
 + Khi mẹ con My sang thăm em Hiền, chuyện gì đã xảy ra?
+ Mọi người đã làm gì với con chim cú ?
+ Vì sao mọi người hiểu được cú không phải là loài vật có hại ?
+ Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì ?
GV: Kết luận
Hoạt động 3 : Tự liên hệ
GV: Yêu cầu HS kể lại một vài việc làm cụ thể để bảo vệ loài vật có ích.
HS : Tự liên hệ - một số HS phát biểu trước lớp.
GV : Khen những HS đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở HS trong lớp học tập các bạn.
(2p)
(15p)
(13p)
+ Vì có một con chim cú mèo bay về xóm.
+ Người nhà đang nói chuyện thì con chim cú bay vào nhà, xua đuổi thế nào nó cũng không bay ra ngoài, còn đứng im trên thành ghế.
+ Họ đã đánh chết con cú và bảo phải vứt con cú xuống sông và rắc theo nó gạo muối để giải hạn.
+ Vì mấy hôm sau, lại có một con chim cú bay về xóm nhưng không có ai bị ốm đau gì cả.
*KL: Hầu hết các loài vật đều có ích, chúng ta không được làm điều gì có hại cho chúng mà phải bảo vệ chúng để giữ gìn môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
Tự liên hệ
 4. Củng cố (2p)
 GV : nhắc lại nội dung bài : Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành.
 GV : Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò (1p): Sưu tầm tư liệu (bài hát, bài thơ, câu chuyện, tranh, ảnh) về các loài vật có ích.
 *Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy :
Tiết 1 : Chàocờ :
Tiết 2 + 3 : Tập đọc:..
Tiết 4 : Toán :
Tiết 5 : Đạo đức :
Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2010
Toán: Tiết 159
 ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (Trang 172)
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
 - Nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học ; nhận biết một phần mấy của một số bằng hình vẽ ; Tìm một thừa số chưa biết ; Giải toán có lời văn.
 2. Kỹ năng : Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm ; Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học) ; Biết giải bài toán có một phép chia.
 3. Thái độ : HS tích cực, tự giác trong giờ học. 
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Bảng nhóm (BT2) ; Phiếu BT(BT3)
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số. 
 2. Kiểm tra (2p) : 
 HS: 2 HS làm bài trên bảng:
 55 83
 + 27  38 
 82 45
 GV : Nhận xét, cho điểm
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Làm bài tập
HS : 1HS nêu y/c của BT1.
GV : HD HS làm bài.
HS : Lần lượt nêu miệng kết quả.
GV : Nhận xét, chữa bài
HS: 1HS đọc BT2.
GV: H/d HS làm bài.
HS : Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày.
GV : cùng HS nhận xét, chữa bài.
HS : 1HS đọc yêu cầu của BT3.
GV : H/d HS làm bài.
HS: Làm bài vào vở, 2HS làm bài trên phiếu HT.
GV: cùng HS nhận xét, chữa bài làm trên bảng.
HS : 1 HS đọc y/c của BT4.
GV : H/d HS làm bài.
HS: Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, chữa bài.
HS: 1HS nêu y/c của BT5.
GV: H/d HS làm bài
HS: Làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài.
GV: Nhận xét, chữa bài.
(1p)
(28p)
Bài 1 (172) : Tính nhẩm: 
a. 2 x 8 = 16 12 : 2 = 6 2 x 9 = 18
 3 x 9 = 27 12 : 3 = 4 5 x 7 = 35
 4 x 5 = 20 12 : 4 = 3 5 x 8 = 40
 5 x 6 = 30 15 : 5 = 3 3 x 6 = 18
b. 20 x 4 = 80 30 x 3 = 90 20 x 2 = 40
 80 : 4 = 20 90 : 3 = 30 40 : 2 = 20
Bài 2 (172) : Tính:
 4 x 6 + 16 = 24 + 16
 = 40 
 5 x 7 + 25 = 35 + 25
 = 60
 20 : 4 x 6 = 5 x 6 
 = 30
 30 : 5 : 2 = 6 : 2 
 = 3
Bài 3 (172) : 
Bài giải
Lớp 2A có số học sinh là:
3 x 8 = 24 [học sinh]
 Đáp số : 24 học sinh.
Bài 4 (172) :
Hình ở phần a có số hình tròn được khoanh vào.
Bài 5 [172] : Tìm x
a. x : 3 = 5 b. 5 x x = 35
 x = 5 x 3 x = 35 : 5
 x = 15 x = 7
 4. Củng cố: (2p)
 GV : nhắc lại nội dung chính của bài.
 GV: nhận xét giờ học
 5. Dặn dò: (1p)
 Dặn HS về làm bài ở VBT ; xem trước bài : Ôn tập về phép nhân và phép chia [tiếp theo] - Trang 173.
Tập đọc : 
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM
(Đọc hiểu - Luyện từ và câu)
(Kiểm tra theo đề chung của trường)
 Kể chuyện : 
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM
(Chính tả - Tập làm văn)
(Kiểm tra theo đề chung của trư ... eo nhóm : thi đua sắp xếp, trang trí các sản phẩm của nhóm sưu tầm được sao cho đẹp và mang tính khoa học.
 + Từng nhóm thuyết minh trình bày, giải thích về các sản phẩm mà nhóm mình có trước lớp.
 + Nhóm khác nhận xét
GV: nhận xét, đánh giá.
(1p)
(28p)
- Nhóm 1: Trưng bày tranh, ảnh về các loài cây.
- Nhóm 2: Trưng bày tranh, ảnh về các loài vật.
- Nhóm 3: Trưng bày tranh, ảnh về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
 4. Củng cố (2p)
 HS: Nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
 GV: nhận xét giờ học
 5. Dặn dò (1p) : Về nhà học bài.
 _______________________________________________
*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
Tiết 1 : Toán 
..
Tiết 2: Luyện từ và câu:..
.
Tiết 3:Tự nhiên và Xã hội
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010
Toán Tiết 162
 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp theo) 
(Trang 175)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp HS :
- Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian).
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian.
 3. Thái độ: HS có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng nhóm (BT2) ; Phiếu BT (BT3)
 HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p): HS hát, báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ (2p): 
 HS: 2 em lên bảng quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ : 3 giờ 30 phút ; 5 giờ ; 2 giờ 15 phút ; 7 giờ rưỡi.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm bài tập
HS: 1 HS đọc y/c của BT1
GV: HD HS làm bài 
HS: so sánh các khoảng thời gian dành cho các hoạt động nêu trong bảng rồi nêu kết luận.
GV: Nhận xét, chữa bài
HS: 1 em đọc BT2
GV: H/d HS làm bài theo nhóm
HS: Hoạt động nhóm - trình bày
GV: Nhận xét, chữa bài.
HS: 1 em đọc y/c của BT3
GV: HD HS làm bài 
HS: Làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên phiếu- trưng trên bảng lớp.
GV: cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
HS: 1HS nêu y/c của BT4
GV: Cho HS thực hành theo nhóm
HS: Hoạt động nhóm - trình bày
GV: Nhận xét, chữa bài.
(1p)
(28p)
Bài 1 (175): 
Trả lời : Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học.
Bài 2 (175): 
Bài giải
Hải cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
 Đáp số : 32kg.
Bài 3 (175): 
Bài giải
Nhà Phương cách xã Đinh Xá là:
20 - 11 = 9 (km)
 Đáp số : 9km. 
Bài 4 (175) : 
Bài giải
Bơm xong lúc :
9 + 6 = 15 (giờ)
15 giờ hay 3 giờ chiều.
 Đáp số : 3 giờ chiều.
 4. Củng cố (2p)
 GV: nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
 GV: Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò (1p):
 Về nhà học bài, làm bài trong VBT ; Chuẩn bị bài Luyện tập chung - Trang 176.
 ________________________________________
Tập làm văn Tiết 33
 ÔN TẬP (TIẾT 6)
(Trang 143)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Ôn luyện về cách đáp lời từ chối ; cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì ; về dấu chấm than, dấu phẩy.
 2. Kỹ năng: Biết đáp lời từ chối theo tình huống cho trước (BT2) ; tìm được bộ phận trong câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? (BT3) ; điền đúng dấu chấm than, dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).
 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Phiếu HT (BT4)
 HS: VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p):
 2. Kiểm tra bài cũ (2p)
 HS: 2 HS thực hành nói lời khen ngợi và lời đáp.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm bài tập
HS: 1HS đọc y/c và các tình huống của BT1.
GV: mời 1 cặp HS thực hành đóng vai (làm mẫu) với tình huống a.
HS: + 1 cặp lên bảng làm mẫu 
 + Từng cặp HS tiếp nối nhau thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị , nói lời từ chối và đáp lời từ chối theo các tình huống a, b, c.
GV: cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm thực hành đóng vai hay nhất, tự nhiên nhất.
HS: 1 HS đọc y/c và 3 câu văn trong BT2
GV: HD HS làm bài.
HS: + Làm bài vào VBT.
 + Nhiều HS phát biểu ý kiến.
GV: cùng HS nhận xét, chốt lại.
HS: 1 HS đọc yêu cầu của bài và truyện vui - lớp đọc thầm.
GV: đặt câu hỏi
CH: Truyện vui này vì sao làm người đọc buồn cười ?
GV: HD HS làm bài.
HS: Làm bài vào VBT - 2HS làm bài trên phiếu lớn, trưng trên bảng lớp.
GV: cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải.
 (1p)
(28p)
Bài 2: Nói lời đáp của em :
a) -Thôi vậy. Nhưng lần sau, em làm xong bài, nhất định anh cho em đi đấy nhé ! / - Em đã làm hết tất cả các bài tập rồi. Anh cho em đi nhé !...
b) - Hay quá ! Thế thì chúng mình cùng chơi. Được không ? / - Nếu ngày mai cậu không chơi thì cho mình mượn bóng một lúc nhé ! 
c) - Nhưng ổi chín quá, cháu phải hái chú ạ. Cháu sẽ trèo rất cẩn thận mà. / - Vâng, cháu sẽ không trèo nữa vậy. 
Bài 3 : Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi "Để làm gì ?"
a) Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
b)Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
c) Hoa dạ lan hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
Bài 4 : Điền dấu chấm than hay dấu phẩy
+ Vì Dũng dùng sai từ : đáng lẽ gọi là tắm, Dũng lại gọi là tưới. Dũng được tắm dưới vòi hoa sen, bạn nghĩ mình cũng giống như cây được tưới nước bằng thùng có vòi sen, nhờ hút nước nên cây tươi tốt, mình chóng lớn cũng nhờ vậy.
,
 Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.
 Một hôm ở trường thầy giáo nói 
!
!
với Dũng :
 - Ồ Dạo này em chóng lớn quá
,
 Dũng trả lời :
 - Thưa thầy đó là vì ngày nào bố 
mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.
 4. Củng cố (2p):
 GV: nhắc lại nội dung chính vừa ôn tập 
 GV: Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò (1p) : Về nhà học bài, học thuộc các bài thơ có y/c HTL. ________________________________________________
Chính tả : Tiết 67
 ÔN TẬP (TIẾT 7)
 (Trang 143)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Ôn luyện cách đáp lại lời an ủi ; cách tổ chức câu thành bài.
 2. Kỹ năng: Biết đáp lại lời an ủi theo tình huống cho trước (BT2) ; dựa vào tranh, kể lại được câu chuyện đúng ý và đặt tên cho câu chuyện vừa kể (BT3).
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: 
 HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p):
 2. Kiểm tra bài cũ (2p) : 
 HS : 2HS lên bảng thực hành nói lời từ chối và lời đáp.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm bài tập
HS: 1HS đọc yêu cầu và các tình huống trong BT1.
GV: HD HS thực hành.
HS: + 1 cặp HS thực hành làm mẫu theo THa.
 + Từng cặp HS thực hành.
GV: cùng HS nhận xét.
GV: Nêu y/c của BT3 ; HD HS làm bài
HS: + 3HS nói mẫu nội dung tranh 1.
 + Làm bài vào VBT - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
GV: cùng HS nhận xét, bình chọn những người viết bài văn hay. 
(1p)
(28p)
Bài 2 : Nói lời đáp của em
a) - Cảm ơn bạn. Mình đau quá. Không ngờ lại đau thế ! / - Cảm ơn bạn. Chắc cũng chỉ đau một lúc thôi. 
b) - Cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ chiếc ấm quý của ông, thế mà ông còn an ủi cháu. / - Ông nói để an ủi cháu thôi. Cháu biết ông rất quý chiếc ấm ấy. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn ông ạ. 
c) Cảm ơn mẹ. Lần sau con sẽ quét nhà thật sạch. / - Mẹ ơi, con đã biết quét nhà rồi. Lần sau con sẽ quét sạch hơn. 
Bài 3 : Kể chuyện theo tranh, đặt tên cho câu chuyện.
Tranh 1 : + Có hai anh em đi học trên đường. Em gái đi trước, anh trai đi sau.
(Có một bạn trai đang rảo bước tới trường. Đi trước bạn là một bé gái tóc cài nơ, tay cầm một bông hoa cũng đang tung tăng tới trường.)
 Cậu bé tốt bụng
(Giúp đỡ em nhỏ / Giúp đỡ bé gái / hai anh em)
 Có một bạn trai đang vui vẻ tới trường. Đi trước bạn là một bé gái tóc cài nơ (tranh 1). Bỗng bé gái vấp ngã sóng soài trên mặt đất. Bạn trai thấy vậy rảo bước chạy tới (tranh 2). Bạn nâng bé gái dậy. Chắc là cô bé ngã rất đau nên mếu máo khóc. Bạn trai dỗ cho bé nín khóc (tranh 3). Thế rồi hai anh em dắt tay nhau vui vẻ tới trường (tranh 4).
 4. Củng cố (2p):
 GV: Nhắc lại nội dung bài ôn tập.
 GV: Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò (1p) : Về học bài ; làm thử bài luyện tập (tiết 9).
 ___________________________________________________
Âm nhạc Tiết 33
HỌC HÁT : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Ôn một số bài hát đã học.
 2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca ; Hát đồng đều, rõ lời ; Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 3. Thái độ: HS yêu thích ca hát.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Thanh phách
 HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p): HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ (2p):
 HS: 2 HS hát bài Bắc kim thang
 GV: Nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Ôn tập một số bài hát đã học
GV: HD HS ôn tập.
HS: Ôn luyện lại một số bài hát đã học (theo CN, nhóm, ĐT)
GV: HD HS biểu diễn trước lớp.
HS: Tập biểu diễn trước lớp (CN, nhóm)
GV: cùng HS nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi "Chim bay cò bay"
GV: Hát và HD HS chơi trò chơi.
HS: Lắng nghe.
GV: Cho HS chơi trò chơi.
HS: Chơi trò chơi dưới sự điều khiển của GV.
(1p)
(16p)
(12p)
*Ôn tập một số bài hát đã học
- Trên con đường đến trường.
- Hoa lá mùa xuân.
- Chim chích bông.
- Chú ếch con.
- Bắc kim thang.
Trò chơi "Chim bay cò bay"
 HS đứng thành vòng tròn, hát bài Chim bay cò bay. Hát hết 1 lần, GV hô"Cò bay" hoặc "Chim bay", các em phải nhanh chóng giơ ngang hai tay vẫy vẫy làm động tác đang bay. Khi GV hô "Nhà bay" thì phải đứng im. Khi nghe hô "Chim bay" hoặc "Cò bay" mà "không bay" thì thua cuộc.
 4. Củng cố (2p):
 GV: Nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
 GV: Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò (1p) : Về nhà ôn lại các bài hát đã học.
 ______________________________________________________
Sinh hoạt 
TUẦN 34
- Ban cán sự lớp báo cáo hoạt động của lớp trong tuần 34
- GV nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm
- Đưa ra phương hướng cho tuần sau.
 _____________________________________________________
*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy :
 Tiết 1: Toán :
..
Tiết 2: Tập làm văn :.
..
Tiết 3: Chính tả:
..
Tiết 4: Âm nhạc:
____________________________________________________________________
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 341.doc