Giáo án Lớp 2 - Tuần 35 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

Giáo án Lớp 2 - Tuần 35 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Yêu nước: Thể hiện được tình yêu thương với đất nước.

 - Trung thực: Rèn luyện qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phối hợp với nhau để luyện đọc trong nhóm, trước lớp, đọc với âm lượng vừa đủ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

 

docx 56 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 35 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 05 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM
THAM GIA CAM KẾT “MÙA HÈ Ý NGHĨA VÀ AN TOÀN”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, biết nghĩ tới các bạn trước khi chia tay để nghỉ hè.
- Chăm chỉ: Biết tích cực tham gia các hoạt động trong mùa hè.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia cam kết mùa hè an toàn.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ được những đức tính và điều tốt của bạn; Phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù
 - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng được kế hoạch nghỉ hè phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1. Giáo viên
 - Loa, một số tiết mục văn nghệ.
2. Học Sinh 
- Bút chì, bút màu, giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
Phần nghi lễ:
Mục tiêu: Ổn định, tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào tiết sinh hoạt. 
Cách tiến hành:
- TPT tổ chức sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.
+ Đứng nghiêm trang.
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần tham dự lễ chào cờ, chương trình của tiết chào cờ.
- HS di chuyển ra sân.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
2. Khám phá
Mục tiêu: HS nắm được các ưu, khuyết điểm về các hoạt động của tuần 34 và kế hoạch cho tuần 35.
Cách tiến hành:
2.1. Nhận xét công tác tuần qua
- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trừ và xếp hạng các lớp.
- TPT nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.
- Nhận xét của Ban giám hiệu.
2.2. Phương hướng tuần 35
- BGH triển khai những hoạt động quan trọng và kế hoạch giáo dục của tuần 35.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
3. Thực hành, luyện tập
Sinh hoạt theo chủ đề: Tham gia cam kết “mùa hè ý nghĩa và an toàn”
Mục tiêu: HS biết được những nội dung trong cam kết “mùa hè ý nghĩa và an toàn”
- TPT Đội mở nhạc bài “Mùa hè đến” và yêu cầu HS toàn trường hát theo.
 + Bài hát có tên là gì? 
- TPT Đội giới thiệu chủ đề sinh hoạt “Mùa hè ý nghĩa và an toàn”
- Tham gia cam kết "Mùa hè ý nghĩa và an toàn"
- GV trong khối phối hợp cùng Ban giám hiệu mời Ban đại điện cha mẹ HS của một lớp tham gia cam kết “Mùa hè ý nghĩa và an toàn” theo kế hoạch của nhà trường. 
- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong chương trình; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.
- GV chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội và các GV trong ban văn nghệ nhà trường tổ chức cho HS trình diễn một số tiết mục văn nghệ trên sân khấu trường.
- TPT Đội giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị một số tranh vẽ về mùa hè ý nghĩa và an toàn.
- HS nghe và hát.
- HS trả lời: Mùa hè đến
- HS lắng nghe.
- HS ngồi ngay ngắn lắng nghe và ghi nhớ những nội dung trong cam kết.
- HS theo dõi.
- HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong chương trình; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.
4. Củng cố – Vận dụng 
- GV dặn dò HS trong thời gian nghỉ hè cần có kế hoạch rèn luyện, vui chơi phù hợp. Thực hiện các kế hoạch, cùng người thân, gia đình đã xây dựng trong năm học. Cần chú ý giữ an toàn cho bản thân khi tham gia các hoạt động trong kì nghỉ hè.
- GV nhận xét tiết sinh hoạt dưới cờ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ hai ngày 15 tháng 05 năm 2023
 TOÁN 
 ÔN TẬP: BIỂU ĐỒ TRANH
CÓ THỂ, CHẮC CHẮN, KHÔNG THỂ(TIẾT 1)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 111, 112)
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu và trình bày được nội dung toán học, các vấn đề GV yêu cầu
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Dựa vào tranh, HS thu thập, phân loại, kiểm đếm được số rau, củ. HS đọc và mô tả được các số liệu ở biểu đồ tranh. Nêu được nhận xét về số rau, củ nhiều hơn hay ít hơn từ số liệu của biểu đồ tranh. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng hình lập phương để thể hiện số lượng của mỗi loại rau, củ.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nêu được các bước giải quyết vấn đề (phân loại rau củ, kiểm đếm mỗi loại rau, củ, hoàn thành biểu đồ tranh, nhận xét biểu đồ tranh).
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
- Yêu nước, nhân ái: Thêm yêu thiên nhiên, đất nước, biết đến thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng là một thành phố du lịch nổi tiếng và là vùng nông nghiệp trù phú với các loại nông sản như rau và hoa. 
3. Tích hợp: 
 Môn Tự nhiên và xã hội: Biết đến một số loại rau, củ và thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Xác định được vị trí của tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ Việt Nam. Giáo dục học sinh nên ăn nhiều rau, củ để tốt cho sức khỏe.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; biểu đồ tranh (bài 1); khối lập phương đỏ và xanh.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con, bìa kính (bài 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Dán tranh. 
- HS chia làm 2 nhóm nối tiếp nhau dán rau, củ lên bảng lớp (bắp cải, cà chua, cà tím, su hào).
- GV tuyên dương, giới thiệu bài học.
-> Giới thiệu bài học mới: Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể 
Hoạt động 2. Luyện tập ( 23’ – 25’)
* Mục tiêu: HS thu thập, phân loại, kiểm đếm được số rau, củ. HS đọc và mô tả được các số liệu ở biểu đồ tranh. Nêu được nhận xét về số rau, củ nhiều hơn hay ít hơn từ số liệu của biểu đồ tranh.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
Bài 1: Thu thập, phân loại dữ liệu, kiểm đếm, thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn.
Thu thập, phân loại dữ liệu, kiểm đếm, thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn.
Thu thập: 
GV giới thiệu: Tìm hiểu về rau củ thu hoạch ở vườn nhà bác Năm trong một ngày, người ta thu thập được số liệu như hình vẽ (SGK trang 111).
GV yêu cầu HS:
Phân loại: 
Người ta phân loại rau củ thành mấy loại? Em hãy kể tên?
Kiểm đếm: 
Yêu cầu HS đếm số lượng của mỗi loại rau củ và ghi chép kết quả đếm vào phiếu bài tập.
 Viết kết quả của HS lên bảng lớp.
Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn.
Đặt vào khung. 1 / 1 cái (trái, củ).
Đọc và nhận xét đơn giản biểu đồ tranh:
HS nhóm đôi xem biểu đồ và trả lời câu hỏi: 
Cà tím và cà chua, loại nào thu hoạch được nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu quả.?
GV yêu cầu HS trình bày và thao tác trên bảng lớp, khuyến khích HS giải thích.
Nhìn vào sơ đồ, ta thấy cà chua nhiều hơn cà tím 1 trái. (Yêu cầu HS chỉ vào phần nhiều hơn).
HS lắng nghe.
Có 4 loại rau củ. Đó là bắp cải, cà tím, cà chua, su hào.
HS trả lời : 
Bắp cải : 5 cái
Cà tím : 6 trái
Cà chua : 7 trái
Su hào : 8 củ 
HS trả lời.
HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Củng cố (5phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?
GV yêu cầu HS phân loại các bạn nữ trong lớp (cột nơ xanh và nơ hồng). Nhóm bạn nơ xanh hay nơ hồng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò: Học sinh thu thập, phân loại dữ liệu, kiểm đếm và so sánh số đồ vật ở nhà.cho người thân trong gia đình cùng nghe.
HS tham gia trò chơi.
HS lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ hai ngày 15 tháng 05 năm 2023
 TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP 1 (Tiết: 1,2,3)
I. Yêu cầu cần đạt:HS
1. Phẩm chất: Bồi dưỡng cho HS phẩm chất 
- Chăm chỉ: Biết tích cực tham gia các hoạt động nhóm
- Nhân ái: Biết yêu thương bạn bè, yêu quý loài vật
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và tham gia hoạt động nhóm.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực đặc thù: 
- Đúng bài đọc với tốc độ 60 đến 70 tiếng trên phút, trả lời được các câu hỏi về bài đọc Những Đám Mây sẽ kể. 
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa A, Ă, Â, Q, N, M, V kiểu 2 và câu ứng dụng , viết đúng tên riêng địa lí.
- Điền đúng các từ ngữ chỉ đặc điểm; Điền đúng dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.Viết hoa đúng các chữ đầu câu, Viết được hai ba câu nói về tình cảm với người thân có dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm than. 
-Chia sẻ được một bài thơ đã học về cảnh đẹp thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đối với giáo viên
 - Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
Thẻ từ, hoa giấy để HS viết, phiếu học tập bài 4a, 4b 
Đối với học sinh
 	- Sách giáo khoa
 - Vở Bài tập 2 tập một.
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học. 
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu các bức tranh
- GV giới thiệu tên bài học:
II. KHÁM PHÁ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ... ung của lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù
 - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng được kế hoạch nghỉ hè phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2.
- Máy chiếu, tranh, bảng nhóm.
2. Học Sinh 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới
Cách tiến hành:
- GV cho HS hát, vận động theo bài hát Mùa hè đến.
- GV giới thiệu bài.
- HS hát, vận động theo bài hát
2. Khám phá
Mục tiêu: HS biết nhận xét về việc thực hiện nề nếp, học tập, vệ sinh của các bạn trong tuần qua.
Cách thực hiện:
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+ Đi học chuyên cần.
+ Tác phong, đồng phục.
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập.
+ Vệ sinh.
- GV nhận xét chung qua 1 tuần học.
+ Tuyên dương: GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
+ Nhắc nhở: GV nhắc nhở những tồn tại, hạn chế của lớp trong tuần.
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi.
+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi.
+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi. 
+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi.
3. Thực hành, luyện tập
Hoạt động 1: Cùng các bạn tham gia múa hát tập thể.
Mục tiêu: HS biết tham gia các hoạt động tập thể.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp đứng thành vòng tròn, nắm tay đan chéo nhau sau lưng bạn, bạn thứ nhất choàng tay sau lưng bạn thứ hai để nắm tay bạn thứ ba và lần lượt như thế đến hết vòng; GV bật nhạc, cả lớp cùng nghe và hát theo bài ‘Tạm biệt” (bài hát sinh hoạt tập thể) gồm 4 câu:
Gặp nhau đây rồi chia tay
Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây
Niềm hăng say còn chưa phai
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ cảm xúc của mình sau khi tham gia hoạt động. GV gợi ý cho HS nêu suy nghĩ của bản thân về thầy cô, bạn bè sau khi tham gia hát bài hát tập thể vui nhộn.
- GV gọi một số HS chia sẻ cảm nhận của mình trước lớp.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- Kết luận:
Hoạt động này giúp HS biết tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, vui vẻ.
Hoạt động 2: Chia sẻ về kế hoạch hè
Mục tiêu: HS chia sẻ được kế hoạch nghỉ hè phù hợp.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ kế hoạch hè của mình với các bạn trong nhóm và viết lại vào bảng nhóm.
- GV nhận xét, điều chỉnh với những kế hoạch chưa hợp lí của HS.
- GV nhắc nhở HS khi tham gia các hoạt động trong thời gian nghỉ hè cần chú ý giữ an toàn cho bản thân, khuyến khích HS viết, vẽ, ghi lại các hoạt động đã tham gia trong thời gian nghỉ hè để chia sẻ với các bạn và thầy cô trong năm học tới.
- GV nhận xét và tổng kết năm học.
- HS làm theo hướng dẫn của GV và múa hát tập thể.
- HS chia sẻ theo nhóm đôi
- HS chia sẻ cảm nhận của mình trước lớp.
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ nhóm 4
- Đại điện nhóm chia sẻ kế hoạch nghỉ hè của mình trước lớp.
4. Đánh giá hoạt động
Mục tiêu: HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập.
Cách tiến hành: 
- GV phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá và yêu cầu các em thực hiện theo hướng dẫn trong phiếu:
+ Đọc từng nội dung trrong phiếu.
+ Tô màu số ngôi sao tương ứng với những việc làm.
- HS đọc phiếu đánh giá trước lớp.
- HS tự đánh giá và đánh giá bạn. 
- HS đọc phiếu đánh giá.
5. Củng cố – Vận dụng 
+ Em đã có cảm xúc gì khi chia sẻ những kỉ niệm của mình trong năm học?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thường xuyên giữ liên lạc với thầy cô và các bạn nếu có thể liên lạc được qua tin nhắn của phụ huynh.
- HS nêu cảm nhận.
- HS lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ ba ngày 16 tháng 05 năm 2023
Rèn Tiếng việt 
Luyện tập từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, câu kiểu Ai làm gì ?
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS Làm VBT
Câu 1 Chọn từ ngữ trong khung rồi điền vào chỗ trống:
(chăm chỉ, cao vút, dịu mát, nhỏ nhắn, xinh đẹp)
Buổi chiều, trời dịu mát dần. Sơn ca khoe giọng hát cao vút . Sẻ nâu nhỏ nhắn và chim gáy hiền lành cùng chăm chỉ nhặt thóc trên các thửa ruộng. Còn lũ bướm xinh đẹp thì rập rờn bay lượn. 
Câu 2 Điền dấu câu phù hợp vào ô trống. Chép lại đoạn văn, viết hoa chữ đầu câu.
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế! Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. 
Câu 3 Viết 2 - 3 câu nói về tình cảm của em với người thân. Trong câu có sử dụng dấu phẩy hoặc dấu chấm than
Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong gia đình. Mẹ luôn chăm sóc, lo lắng cho chị em em. Em rất thương mẹ!
Thứ tư ngày 17 tháng 05 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn viết: Luyện tập nghe - viết Tiếng chim buổi sáng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn trong bài “ Tiếng chim buổi sáng” 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
-HS làm bài VBT
Câu 1 : Nghe - viết Tiếng chim buổi sáng
- HS viết bài, soát lỗi.
Câu 2 Viết câu để phân biệt các cặp từ sau:
* dày và giày
- Mẹ mua cho em chiếc áo khoác rất dày.
- Đôi giày của em có màu trắng.
* dành và giành
- Nam dành được giải nhất cuộc thi vẽ tranh.
- Tuấn giành đồ chơi của em bé. 
Câu 3 Điền vào chỗ trống.
a. Chữ ch hoặc chữ  tr
trung du
chim chóc
trồng rừng
chăm sóc
b. Vần iên hoặc vần iêng và thêm dấu thanh (nếu cần)
thiên nhiên
nổi tiếng
biển đảo
chao nghiêng
c. Dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.
gió bão
lũ lụt
ẩm ướt
bảo vệ
Câu 4 Viết 4 – 5 câu tả một đồ chơi của em.
Gợi ý:
- Tên đồ chơi.
- Đặc điểm (hình dáng, màu sắc,)
- Tình cảm của em với đồ chơi. 
Vào dịp sinh nhật năm ngoái, em được mẹ tặng cho một chiếc máy chơi game rất đẹp. Chiếc máy hình chữ nhật, có màu đỏ tươi. Các nút bấm màu đen được sắp xếp quanh màn hình. Máy có rất nhiều trò chơi hay và hấp dẫn. Mỗi tối, sau khi làm xong bài tập, mẹ thường cho em chơi game ở máy 45 phút. Em rất thích chiếc máy chơi game. Em sẽ giữ nó thật cẩn thận. 
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn: Luyện tập Thuật việc được tham gia.
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết được 4- 5 câu về tình cảm của em khi được đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- GV cho HS làm VBT 
Câu 1 Trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Ngày hai bạn lên đường, nước đầm trong xanh, những áng cỏ mượt rời rợi, trời đầy mây trắng, gió thổi hiu hiu.
b. Hai bạn nhìn không biết chán, mỏi chẳng biết dừng vì non sông thật tuyệt vời.
c. – Gọng vó: đen xạm, gầy, cao, nghênh cặp chân.
- Cua: giương đôi mắt, âu yếm
- Đàn săn sắt và thầu dầu: lăng xăng, hoan nghênh
d. Em thích cảnh vật mùa thu trong chuyến đi của hai bạn. Vì qua lời kể của hai bạn, cảnh vật mùa thu vô cùng sinh động và thú vị. 
Câu 2 Tìm từ ngữ phù hợp trả lời cho từng câu hỏi dưới đây:
a. Mùa thu bầu trời trong xanh.
b. Trên bầu trời, mây trắng bồng bềnh trôi. 
Câu 3 Viết 1 – 2 câu nêu điều em thích sau khi đọc xong bài Một chuyến đi. 
Điều em thích nhất sau khi đọc xong bài Một chuyến đi đó là khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. 
Câu 1 Nghe – viết: Một chuyến đi
Câu 2 Viết câu để phân biệt cặp từ sau: dàn – giàn 
- Tiếng ve kêu như một dàn đồng ca.
- Giàn mướp nhà bà ngoại sai trĩu quả. 
Câu 3 Điền dấu câu phù hợp vào ô trống và chép lại đoạn văn cho đúng.
Ôi, tôi sắp được gặp các bạn hoa cỏ dưới gốc cây kia! bạn 
Duyệt của Tổ trưởng
Duyệt của P.HT
Ngày..thángnăm 2023
Nguyễn Thị Thanh Nga
Ngày..thángnăm 2023
Ngô Thị Kim Yến
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 35
(Từ ngày 15/05/2023 đến ngày 19/05/2023)
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài giảng
Thứ hai ( 15/05)
Sáng
1
SHDC
SHDC: Tham gia cam kết “Mùa hè ý nghĩa và an toàn”
2
Đạo đức
Ôn tập tổng hợp
3
Toán
Ôn tập cuối năm (t10)
4
Nghệ thuật
 ( âm nhạc )
Kiểm tra, đánh giá Học kì II
Chiều
1
Tiếng Việt
Ôn tập 1 (tiết 1)- Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu. Luyện tập viết chữ hoa: A, Ă, Â, Q, N, M, V (kiểu 2)
2
Tiếng Việt
Ôn tập 1 (tiết 2)- Luyện tập từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
3
TABN
Thứ ba (16/05 )
Sáng
1
Toán
Ôn tập cuối năm (11)
2
GDTC
Bài: Ôn tập chủ đề Kiểm tra cuối HK II 
3
Tiếng Việt
Ôn tập 1 (tiết 3) - Luyện tập chia sẻ một bài thơ về cảnh đẹp thiên nhiên 
4
Tiếng Việt
Ôn tập 2 (tiết 4) - Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu 
Chiều
1
Tiếng Anh
Full Test
2
Tiếng Anh
Full Test
3
Rèn TV
Rèn: Luyện tập từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
Thứ tư ( 17/05)
Sáng
1
Toán
Thực hành và trải nghiệm (t1)
2
Tiếng Việt
Ôn tập 2 (tiết 5) - Luyện tập nghe - viết Tiếng chim buổi sáng . Luyện tập phân biệt d/gi; ch/tr, iên/iêng, dấu hỏi/dấu ngã 
3
Tiếng Việt
Ôn tập 2 (tiết 6) - Luyện tập tả một đồ chơi của em. Luyện tập nói và đáp lời cảm ơn, lời chia tay, lời đề nghị 
4
TNXH
Ôn tập cuối năm ( tiết 1 )
Chiều
1
HĐTN
Chủ đề: Những người sống quanh em
-Làm thiệp chia tay bạn bè
2
RÈN TV
Rèn viết: Luyện tập nghe - viết Tiếng chim buổi sáng
3
Rèn Toán
Rèn: Ôn tập cuối năm (11)
Thứ năm ( 18/05)
Sáng
1
Tiếng Anh
Full Test
2
Tiếng Anh
Full Test
3
Nghệ thuật
 ( Mĩ thuật )
Bài tổng kết
4
Toán
Thực hành và trải nghiệm (t2)
Chiều
1
Tiếng Việt
Ôn tập 3 (tiết 7) - Đọc thành tiếng Người thiếu niên anh hung. Đọc hiểu Một chuyến đi/
2
Tiếng Việt
Ôn tập 3 (tiết 8) – Ngh e - viết Một chuyến đi Phân biệt d/gi
3
Rèn Toán
Rèn: Thực hành và trải nghiệm (t2)
Thứ sáu ( 19/05)
Sáng
1
GDTC
Bài: Tổng kết năm học
2
Toán
Kiểm tra cuối năm
3
Tiếng Việt
Ôn tập 3 (tiết 9) - Dấu chấm, dấu chấm than 
4
Tiếng Việt
Ôn tập 3 (tiết 10) - Thuật việc được tham gia. Nói và nghe Kiến và ve 
Chiều
1
TNXH
Ôn tập cuối năm( tiết 2 )
2
HĐTN
SHL: Múa hát tập thể chia tay thầy cô, bạn bè Đánh giá hoạt động
3
Rèn TV
Rèn: Thuật việc được tham gia.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_35_nam_hoc_2022_2023_hua_ngoc_hien.docx