Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.

- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ trong phạm vi các số và phép tính đã học.

- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính.

- Ôn tập về đường gấp khúc và đơn vị đo độ dài mét.

- Góp phần hình thành, phát triển năng lực:

+ Thông qua các hoạt động giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.

+ Thông qua hoạt động khám phá giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

 + Thông qua hoạt động giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

 

docx 23 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 
Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2022
TIẾT 1 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
BÀI 31: LỚP HỌC XANH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- HS làm được một số việc làm phù hợp để giữ gìn vệ sinh trường, lớp; giữ gìn môi trường trường học sạch đẹp hơn. 
- HS học cách lập những dự án nhỏ, vừa sức và thực - Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, xử lý tình huống ở HĐ khám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Yêu nước: Yêu cảnh vật quê hương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh sgk.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chào cờ
- GV cho HS điều khiển lễ chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- GV nhận xét bổ sung và triển khai công việc tuần mới.
2. Hoạt động: 
- Tổng kết phong trào Học tập và làm theo tác phong chú Bộ đội.
- Hướng dẫn Hs chuẩn bị đồ dùng cho chuyến đi xa
3. Củng cố - dặn dò	
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS nghe
- HS nghe
________________________________________
TIẾT 2 MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về so sánh số và đơn vị đo độ dài mét
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua các hoạt động giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
+ Thông qua hoạt động khám phá giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
 + Thông qua hoạt động giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, nội dung bài.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn: Nhiệm vụ của các em là giúp Mai tìm lại kết quả của các phép tính. 
- GV mời 1 HS lên bảng thực hiện 4 phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, tìm chữ số thích hợp để hoàn thiện phép tính.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Mời các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS cần tính kết quả của các phép tính rồi đối chiếu chữ cái tương ứng ở bảng thứ nhất, sau đó điền chữ cái vào bảng thứ hai rồi thêm dấu thanh để tìm ra ô chữ.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- GV nhận xét, khen ngợi đội chơi thắng cuộc.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS: Hãy kể tên những ngọn núi mà em biết?
- GV hướng dẫn HS xem số liệu về độ cao của 4 ngọn núi đã cho, sau đó trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
- GV yêu cầu HS trả lời câu a.
- Câu b và câu c, GV tổ chức cho HS trình bày bài giải theo các bước của bài toán có lời văn. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng thực hiện 4 phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm, tìm chữ số thích hợp để hoàn thiện phép tính trên phiếu bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày đáp án ô chữ: TRUNG THỰC.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Tìm cây nấm cho mỗi bạn nhím.
- HS tham gia trò chơi. Nối cây nấm với bạn nhím để có phép tính phù hợp.
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày kết quả câu a) Núi Bà Đen cao nhất, núi Ngự Bình thấp nhất.
- 2 HS lên bảng thực hiện câu b và c. Cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày bài giải:
b) Núi Bà Đen cao hơn núi Cấm số mét là: 986 – 705 = 281 (m)
 Đáp số: 281 m
c) Núi Ngự Bình thấp hơn núi Sơn Trà số mét là: 696 – 107 = 589 (m)
 Đáp số: 589 m
- HS chia sẻ.
______________________________________
TIẾT 3 + 4 MÔN: TIÊNG VIỆT 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện, bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc. Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói. 
- Biết trao đổi ý kiến về bài đã học (nêu những câu thơ, câu văn hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật; nêu tên một nhân vật yêu thích và giải thích được vì sao mình yêu thích.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tương tác với bạn ở HĐ luyện đọc, trả lời câu hỏi (ở HĐ khám phá).
+ Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức hoàn thành các yêu cầu học tập (ở HĐ Khám phá).
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Yêu nước: Tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, nội dung bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá
* Ghép tranh với tên bài đọc phù hợp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- YC HS thảo luận nhóm đôi: 1HS chỉ vào tranh minh họa, 1HS nêu bài đọc tương ứng. Nếu cảm thấy chưa chắc chắn, có thể mở lại sách để xem lại.
- Mời 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- NX, tuyên dương HS.
* Làm bài tập 2
Đọc bài em thích và thực hiện các yêu cầu sau:
- Gọi HS đọc YC bài tập
- GV HDHS cách làm việc:
+ B1: Làm việc cá nhân: Từng em chọn đọc một bài mình thích (HS đọc chậm chỉ đọc 1, 2 đoạn; HS khá đọc cả bài)
+ B2: Làm việc theo nhóm 4: Từng HS thực hiện YC a hoặc b.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Mời một số HS đọc bài trước lớp, Trả lời một trong 2 câu hỏi của bài.
- NX, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2HS đọc
- HS ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau.
- HS trao đổi, NX, chốt kết quả đúng
- 2-3 HS đọc.
- HS chọn bài, đọc trong 2 phút.
- HS thực hiện theo nhóm bốn.
- HS lần lượt đọc.
- 3HS lần lượt đọc và thực hiện các yêu cầu trước lớp.
- Lớp NX
- HS chia sẻ.
____________________________________________
BUỔI CHIỀU
TIẾT 2 + 3 MÔN: TOÁN
ÔN TẬP: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*M1: làm được cái bài tập đơn giản
*M2, 3: Thực hiện vận dụng giải toán thực tế.
- Rèn cho học sinh làm toán và trình bày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Câu 1. Trong phép chia
12 : 2 = 6 . Số 6 được gọi là:
A. Số bị chia
B. Thương
C. Tích
D. Số chia
Câu 2. Phép chia 18 : 2 có kết quả nào sau đây?
A. 6
B. 2
C. 9
D. 5
Câu 3. Trong phép chia 14 :
= 7 . Số cần điền vào ô trống là:
A. 2
B. 3
C. 7
D. 4
Câu 4. Kết quả của phép chia 6 : 2 là:
A. 12
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Tìm thương trong phép chia biết số bị chia là 8. Số chia là 2
A. 5
B. 4
C. 1
D. 16
Câu 6. Có 10 kg gạo. Chia đều cho 2 người. Vậy số gạo mỗi người nhận được là :
A. 20 kg	B. 5 kg	C. 4 kg	D. 3 kg
Câu 7. Đoạn dây dài 16 m. Đem cắt thành 2 đoạn. Mối đoạn dài số mét là :
A. 9 m
B. 8 m
C. 4m
D. 6 m
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Số ?
Số bị chia
10
18
14
6
8
12
4
16
20
Số chia
2
2
2
2
2
2
2
2
2
Thương
5
Bài 2. Tính :
14 túi : 2 = .
16 con : 2
= 
20 kg : 2 = .
12 dm : 2
= 
Bài 3. Từ ba thẻ số của Rô-bốt, em hãy 2 lập phép chia tương ứng.
:
:
Bài 4. Số?

=
Bài 5. Mẹ Mai mua 12 chiếc tất cho cả nhà. Hỏi nhà Mai có bao nhiêu người ? 
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- NX tiết học
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2022
TIẾT 1+ 2 MÔN: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (Tiết 3+4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng và rõ ràng,bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc. nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói. 
- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động trong bài đọc, các từ ngữ chỉ sự vật, màu sắc của sự vật trong trong tranh, biết sử dụng các từ ngữ .
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tương tác với bạn ở HĐ luyện đọc, trả lời câu hỏi (ở HĐ khám phá).
+ Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức hoàn thành các yêu cầu học tập (ở HĐ Khám phá).
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Chăm chỉ: HS có ý thức tập trung làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Máy tính, hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá
* Làm bài tập 3. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- GV HDHS cách làm việc:
+ B1: Làm việc cá nhân: Từng em đọc thầm bài thơ Cánh cam lạc mẹ để TL 3 câu hỏi cuối bài.
+ B2: Làm việc theo nhóm 4: 
- Mời 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: 1HS đọc bài thơ, các HS khác lần lượt trả lời 3 CH. 
- NX, tuyên dương HS.
* Làm bài tập 4
Nói và đáp lời trong các tình huống.
- Gọi HS đọc YC bài tập
- GV HDHS làm việc theo nhóm 4: Nhóm trưởng điều hành từng thành viên trong nhóm thực hiện lần lượt các tình huống a, b, c. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách nói đủ ý.
- Làm việc cả lớp: GV đưa ra từng tình huống, mời HS nói lời phù hợp với từng tình huống đó,
- NX, tuyên dương HS.
* Làm bài tập 5: Tìm trong bài Cánh cam lạc mẹ từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi con vật.
- Gọi HS đọc YC bài tập
- GV HDHS: 
+ Trong bài có những con vật nào?
+ Tìm TN chỉ HĐ của bọ dừa.
- YC HS làm bài vào phiếu BT theo nhóm 2.
- Mời một số nhóm gắn bài lên bảng và trình bày bài làm của nhóm mình.
- NX, tuyên dương HS, chốt kết quả bài làm đúng.
3.Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2HS đọc
- HS làm việc cá nhân trong 3 phút.
- Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm TL lần lượt từng CH – NX, bổ sung  ...  vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho bạn.
- 2 HS đọc.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm. 
- HS đổi vở, soát bài cho nhau.
- Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc 
- HS trả lời.
- HS làm bài. 
- NX, góp ý bài của bạn.
_________________________________
TIẾT 4 MÔN: TOÁN
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM 
THU THẬP, PHÂN LOẠI, KIỂM ĐẾM SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- Thực hành thu thập, phân loại, ghu chép, kiểm đếm được một số đối tượng thống kê trong trường, lớp
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua các hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
+ Thông qua hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
 + Thông qua các hoạt động giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập chung, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Nội dung bài
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm việc nhóm quan sát tranh, phân loại, và kiểm đếm một số sự vật cho trước.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thực hành, quan sát xung quanh lớp học, kiểm đếm và ghi chép một số loại đồ vật.
- Cho HS làm việc nhóm 6.
- Đại diện các nhóm báo cáo và nêu nhận xét khi nhóm em quan sát.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS đọc, tìm hiểu thời lượng cho mỗi môn học trên thời khóa biểu.
- Cho HS làm việc nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thực hành và trải nghiệm phân loại và kiểm đếm số liệu.
- Cho HS làm việc nhóm 6.
- Đại diện các nhóm báo cáo và nêu nhận xét khi nhóm em quan sát.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- Hs làm việc nhóm 6.
- Chia sẻ nội dung làm việc nhóm.
- HS trả lời- 1-2 HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Hs trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- Hs làm việc nhóm 6.
- Chia sẻ nội dung làm việc nhóm.
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2022
TIẾT 1 + 2 MÔN: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (Tiết 9 + 10)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện Mây đen và mây trắng. Hiểu nội dung bài đọc và ý nghĩa của câu chuyện.
-Viết được đoạn văn kể lại một việc em thích làm trong ngày nghỉ.
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm.
- Biết sử dụng dấu phẩy phù hợp.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Qua trao đổi, tương tác với bạn trong hoạt động nhóm ở HĐ khám phá.
+ Năng lực tự chủ, tự học: Tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Chơi trò chơi
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Làm BT1 
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- HDHS làm bài theo các bước sau:
+ B1: Đọc thầm bài Mây đen và mây trắng.
+ B2: Thành lập các nhóm 4 và luyện đọc trong nhóm.
+ B3: làm bài tập phần đọc hiểu. 
+ B4: Làm việc nhóm 4, thống nhất đáp án đúng. 
- Chữa bài trước lớp.
+ 1 HS đọc lại toàn bài.
+ GV nêu từng CH cho HS trả lời
- NX, tuyên dương HS.
- Chốt: ND, ý nghĩa của câu chuyện.
* Làm bài tập 2
Viết 4-5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ. 
- Gọi HS đọc YC bài tập
- GV HDHS:
+ Bài tập YC làm gì?
+ Dựa vào các gợi ý để kể. Chú ý viết các câu thành một đoạn văn.
- YC HS HĐ theo nhóm 4. Từng HS đọc bài làm của mình để các bạn NX, góp ý. 
- GV theo dõi, NX, tuyên dương những HS có bài làm tiến bộ
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS đọc.
- HS tự đọc bài trong 3 phút.
- Nhóm trưởng mời 1, 2 bạn đọc, các bạn khác lắng nghe và NX.
- Làm bài CN vào VBT.
- Nhóm trưởng tổ chức trao đổi trong nhóm.
- 2 HS đọc YC và các gợi ý.
- HS làm bài vào vở, 
- Nhóm trưởng điều nhóm HĐ.
__________________________________________
TIẾT 3 MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- HS thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm (có số tròn chục) trong phạm vi 100.
So sánh ọược các số trong phạm vi 100.
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua các hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
+ Thông qua hoạt động luyện tập giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
 + Thông qua các hoạt động giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm bài. 
- GV YC HS kiểm tra, chữa bài cho nhau.
- GV YC HS nêu cách đặt tính.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS làm bài.
- GV YC HS kiểm tra, chữa bài cho nhau.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm.
- Làm việc theo nhóm.
- GV YC HS kiểm tra, chữa bài cho nhau.
- GV YC HS nêu cách thực hiện tính nhẩm phép cộng, trừ; cách tìm số bé nhất, số lớn nhất trong các số đã cho ở các đám mây rồi so sánh các kết quả.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì, phải làm phép tính gì?
- HS làm vở- Chấm chéo.
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS làm vở- Chấm chéo.
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- HS kiểm tra chữa bài cho nhau.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ.
- HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài.
- HS kiểm tra chữa bài cho nhau.
- HS chia sẻ.
- 1-2 HS đọc.
- HS nêu và thực hiện.
- HS làm việc nhóm.
- HS đổi vở chữa bài cho nhau.
- HS theo dõi sửa sai.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS bài toán cho biết bà 58 tuổi, ông hơn bà 5 tuổi. Hỏi ông bao nhiêu tuổi (Phép cộng)
- HS làm bài vào vở- đổi chấm chéo.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- Thực hiện tính có hai dấu cộng, trừ.
- HS Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.
- HS làm bài cá nhân, đổi chéo vở kiểm tra.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
_________________________________________________
Tiết 4 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
SƠ KẾT TUẦN 
BÀI 31: LỚP HỌC XANH (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS thực hiện kế hoạch đã lập ra ở tiết trước: thực hiện dự án “Lớp học xanh”. HS tham gia hoạt động vui vẻ, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi HS trong vấn đề xây dựng lớp học thân thiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 32:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 31.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 33:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm lần trước: Dự án : “Lớp học xanh”
- GV cho HS mang những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị ra
- GV theo dõi, động viên, cổ vũ hoạt động của các nhóm bằng cách khen ngợi chi tiết cách làm, hỏi han trong quá trình thực hiện, theo sát để đảm bảo sự an toàn của HS khi làm việc ở vườn trường, ngoài hành lang,
b. Hoạt động nhóm: 
*Đặt các chậu hoa ở góc phù hợp để trang trí trường, lớp
- HDHS HS thảo luận về các góc lớp, trường có thể đặt chậu hoa, GV phân chia vị trí cho các tổ để tiện theo dõi, chăm sóc.
- GV theo dõi, cùng làm với HS
- Có thể hỏi HS sau khi cùng nhau làm xong công việc em cảm thấy thế nào?
*Phân công các tổ chăm sóc các chậu hoa hằng ngày
Kết luận: Các em đều thấy vui khi cùng các bạn tham gia lao động làm đẹp lớp học, tạo một không gian xanh, sạch sẽ. Góp sức làm lớp học xanh, sạch, đẹp thật là một việc vui và tự hào.
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
- GV nhắc nhở HS tiếp tục phân công nhau chăm sóc các chậu hoa hằng ngày: tưới vừa đủ nước, ngắt lá úa, đưa cây ra nhận ánh nắng mặt trời, cất vào vị trí cũ,... 
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 32.
- HS đưa cây, chậu, xẻng nhỏ.. ra
- HS tiến hành thực hiện dự án trong không gian lớp học, vườn trường.
- Các tổ nhận vị trí
- Mỗi tổ tiến hành đặt chậu hoa của tổ mình vào góc đã lựa chọn
- HS chia sẻ
- Các tổ nhận nhiệm vụ chăm sóc
các chậu hoa
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2021_2022.docx