I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
b. Năng lực đặc thù
- Giao tiếp toán học: Thực hiện chia sẻ trong các hoạt động.
- Tư duy và lập luận toán học: Biết thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính.
- Giải quyết vấn đề toán học: Tìm cách thực hiện các phép tính thầy cô đưa ra.
- Mô hình hóa toán học: Biết cụ thể hóa hình ảnh trực quan bằng những con số và phép tính.
Thứ hai ngày 10 tháng 04 năm 2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 8: MÔI TRƯỜNG XANH – CUỘC SỐNG XANH THAM GIA HOẠT ĐỘNG “NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. b. Năng lực đặc thù: - Lựa chọn các tiết mục văn nghệ (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, ) thể hiện tình cảm với người em yêu quý. - Nói được lời nhắn nhủ yêu thương tới tất cả thành viên trong gia đình. - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phụ kiện tham gia các hoạt động chung của trường. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Khởi động: Nghi lễ chào cờ. Mục tiêu: HS ổn định thực hiện nghi thức chào cờ. Cách tiến hành: - Ổn định tổ chức. - Nghi lễ chào cờ 2. Nhận xét công tác tuần qua: Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục. Cách tiến hành: - LĐT sơ kết tuần qua, tổng kết điểm và đưa ra kế hoạch tuần sau. - Tổng phụ trách nhận xét tình hình chung của toàn trường các mặt: phong trào, vệ sinh, nề nếp, học tập, - Đại diện Ban giám hiệu nhận xét. 3. Sinh hoạt theo chủ đề: - Tổng phụ trách giới thiệu chủ đề sinh hoạt: Tham gia hoạt động “ngày hội đọc sách” Mục tiêu: Giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động “ngày hội đọc sách”. Cách tiến hành: GV đưa ra các yêu cầu khi HS tham gia các hoạt động. - GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động trong Ngày hội đọc sách theo các góc. - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn cuốn sách về môi trường mà em thích nhất. 4. Củng cố- Vận dụng - TPTĐ giao nhiệm vụ cho các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: “Biểu diễn văn nghệ về chủ đề gia đình”. - Liên đội trưởng thực hiện. - Đội nghi lễ nhà trường thực hiện. - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện. - HS tham gia Ngày hội đọc sách. - HS trao đổ với bạn cuốn sách về môi trường mà em thích nhất. - HS nghe chuẩn bị tuần tới. Thứ hai ngày 10 tháng 04 năm 2023 ĐẠO ĐỨC QUÊ HƯƠNG EM BÀI 14: GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG (tiết 2, sách học sinh, trang 62-63) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Nêu được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên ở quê hương; Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để châm sóc, bảo vệ vẻ đẹp của quê hương. 2. Kĩ năng: + Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân. + Năng lực giao tiếp:Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương. + Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương. 3. Phẩm chất: Yêu nước. + Yêu nước: Chủ động tham gia những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương, phiếu học tập 2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,... III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ... 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Chia sẻ ý kiên của em về việc làm của các bạn trong tranh. Mục tiêu: HS thể hiện sự không đồng tình với thái độ, hành vi không bảo vệ,giữgìn cảnh đẹp của quê hương. Tổ chức thực hiện: GVtổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 - 6 HS, thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. GV lưu ý HS quan sát cả hành động và thái độ của từng bạn. Câu hỏi gợi ý: Các nhân vật trong tranh đang làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong tranh? Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm đó? Vì sao? Gợi ý: Tranh 1 : Một nhóm bạn đang ăn uống và xả rác bừa bãi ở thảm cỏ rất đẹp. Lúc đó, Na và chị Na đi ngang qua nhìn thấy, hai chị em rất ngạc nhiên và khó chịu khi chứng kiến hành động đó. + Không đồng tình với việc các bạn xả rác, làm bẩn, làm xấu cảnh đẹp. Đồng tình với thái độ của Na và chị Na vì hai chị em đã thể hiện thái độ đúng trước những việc làm thiếu ý thức giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên. -Tranh 2: Bạn nam đang khắc lên tường của một di tích lịch sử. + Không đồng tình với bạn nam vì làm như vậy là không tôn trọng di tích lịch sử, không giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. -HS làm việc theo nhóm 4 - 6 thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. GV lưu ý HS quan sát cả hành động và thái độ của từng bạn. -Đại diện các nhóm trình bày. Hoạt động 2: Nếu là Bin, em sẽ làm gì? Mục tiêu: HS thể hiện sự không đồng tình với việc xả rác xuống môi trường nước. Tổ chức thực hiện: GV tố chức cho HS quan sát tranh: Hai anh em Bin đứng trên boong tàu. Anh Bin bảo Bin vứt rác xuống biển. HS dễ dàng bày tỏ sự không đồng tình với anh của Bin vì làm như vậy là không giữ gìn cảnh đẹp tự nhiên của biển, góp phẩn huỷ hoại môi trường biển. Tuy nhiên, với câu hỏi Nếu là Bin, em sẽ làm gì, HS cần đưa ra được câu trả lời cho thấy rõ phản ứng của Bin: không đồng ý với việc làm của anh trai và khuyên anh không nên xả rác bừa bãi nhưvậy để bảo vệ môi trường biển. -Học sinh quan sát tranh bài tập 2/62 trả lời câu hỏi: +Nếu là Bin, em sẽ làm gì ? +Tình huống trong tranh: - Anh ơi, vứt ở đâu ạ ? – Vứt ,uôn xuống nước đi. -Học sinhthảo luận để trả lời câu hỏi trên. -Học sinh khác nhận xét, bổ sung: Hoạt động 3: Em hãy đưa ra lời khuyên cho Cốm. Mục tiêu: Không đồng tình với thái độ, hành vi không bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. Tổ chức thực hiện: -Tình huống được bức tranh thể hiện là Cốm và chị đang chơi ở sân đình. Xung quanh có nhiều luống hoa đẹp. Cốm thấy vậy rủ chị ra hái hoa về tặng mẹ và tiện tay vứt luôn vỏ hộp sữa ra sân đình. Với tình huống này, GV có thể tổ chức cho HS sắm vai để thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Cốm. Đáp án được lựa chọn ở đây là không đồng tình; đồng thời bạn đóng vai chị Cốm cần đưa ra được lời khuyên cho Cốm khi chứng kiến Cốm chưa biết giữ gìn cảnh quan của quê mình. Lưu ý: Nếu chọn hình thức sắm vai, GV cẩn nêu ra các tiêu chí nhận xét (về lời nói, việc làm, thái độ) để HS có căn cứ nhận xét các bạn. -Học sinh thảo luận, đưa ra lời khuyên cho Cốm. -Học sinh phân vai, diễn lại tình huống trong tranh. -Học sinh nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4 : Chia sẻ việc em đã và sẽ làm để góp phẩn giữ gìn vẻ đẹp quê hương. Mục tiêu: Biết chia sẻ cùng bạn bè những việc làm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương. Tổ chức thực hiện: -GV tổ chức cho học sinh chia sẻ trước lớp về những việc mình đã và sẻ làm để góp phần giữ gìn vẻ đẹp của quê hương. -GV lắng nghe học sinh trình bày, tổng kết. -Học sinh trình bày trước lớp những việc làm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương. Hoạt động 5: Nhắc nhở bạn cùng thực hiện những việc làm cần thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp quê hương. Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc, bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS chơi chuyền bóng/chuỵền hoa hoặc chơi trò chơi tạo hình để chia sẻ về những việc mình đã và sẽ làm nhằm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương. Lưu ý: Với trò chơi tạo hình, GV có thể tổ chức cho HS tạo hình việc làm giữgìn cảnh đẹp quê hương để các bạn khác đoán. GV tổng kết lại những hoạt động HS đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn cảnh đẹp quê hương. GV tổ chức cho HS viết/nói thông điệp để tuyênftruyền bạn bè cùng thực hiện những việc làm cắn thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp quê hương. GV tổng kết hoạt động. - HS chơi chuyền bóng/chuỵền hoa hoặc chơi trò chơi tạo hình để chia sẻ về những việc mình đã và sẽ làm nhằm góp phần giữ gìn vẻ đẹp quê hương. -HS viết/nói thông điệp để tuyênftruyền bạn bè cùng thực hiện những việc làm cắn thiết, phù hợp để giữ gìn cảnh đẹp quê hương. Hoạt động củng cố, dặn dò Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 63 và đưa ra các câu hỏi để HS trao đổi: Bài thơ khuyên em điều gì? Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương? GV mời một số HS trả lời và đưa ra nhận xét, tổng kết. GV dặn dò HS về nhà: -Tiếp tục thực hiện những việc làm giữ gìn cảnh đẹp quê hương. Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm giữ gìn cảnh đẹp quê hương. -HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 63 trả lời các câu hỏi: “Tự hào vẻ đẹp quê hương Danh lam, thắng cảnh môi trườn thiên nhiên Xả rác, vẽ bần chẳng nên Chung tay gìn giữ vững bề mai sau.” -Bài thơ khuyên em điều gì? -Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương ? -Học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung. * RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Thứ hai ngày 10 tháng 04 năm 2023 TOÁN BÀI: PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000 ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệ ... thi đua giữa các nhóm, cho mỗi học sinh trong nhóm trình bày tranh ảnh đã sưu tầm và đặt câu hỏi với một bạn trong nhóm khác về mùa cho trong hình theo các gợi ý của GV như sau: + Mọi người trong tranh đang làm gì? + Trong tranh có cây gì? + Tranh đang nói về mùa nào? + Thời tiết trong tranh như thế nào? + Cây cối, hoa cỏ trong tranh như thế nào? - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm và đưa ra kết luận. Kết luận: Mỗi mùa trong năm đều có đặc điểm riêng. Mùa xuân: thời tiết mát mẻ, cây cối tươi tốt, hoa nở rộ. Mùa hè: thời tiết nóng nực, có hoa phượng, hoa sen nở rộ. Mùa thu: thời tiết mát mẻ, có nhiều lá vàng rụng. Mùa đông: thời tiết lạnh giá, cây cối héo úa. - HS cầm tranh của mình lên đứng trước lớp và hỏi: “Đố bạn, đố bạn” - Cả lớp đồng thanh nói: Đố gì, đố gì? - HS cầm tranh nói: Đố các bạn mọi người trong tranh đang làm gì? - Mời 1 HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, góp ý và bổ sung 2.3.Hoạt động 3: Vẽ một cây vào một mùa mình yêu thích Mục tiêu: HS thể hiện qua hình vẽ ý thích của bản thân về cây vào mỗi mùa và qua đó, có nhận thức về đặc điểm của thực vật vào mỗi mùa. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, điều tra đơn giản, thu thập thông tin, . Cách tiến hành: -GV cho hs quan sát hình 6 trong SGK trang 105 và đặt câu hỏi: + Trong hình đang vẽ cây gì? + Hình 6 cho các em biết về mùa nào trong năm? + Vì sao em biết được đó là mùa xuân? - GV yêu cầu mỗi học sinh tự vẽ hình về cây vào một mùa trong năm mà em yêu thích. - Hết thời gian lên trình bày trước lớp và giải thích lí do tại sao mình vẽ cây đó? - GV nhận xét, tuyên dương và thống kê số học sinh trong lớp thích từng mùa bằng cách giơ tay và điền vào bảng sau: Mùa Xuân Hè Thu Đông Số HS * Kết luận: Một số nơi trên Trái Đất có bốn mùa: xuân, hè, thu, đông. Mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông giá lạnh. - HS trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra. - Đại diện học sinh trình bày trước lớp. - HS lắng nghe 3.Hoạt động tiếp nối sau bài học GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: + Tranh, ảnh của các mùa ở tỉnh Đắk Lắk, Trà Vinh và bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán. Học sinh về nhà chuẩn bị ảnh mang đến lớp trong tuần sau. * RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Thứ ba ngày 11 tháng 04 năm 2023 Rèn Tiếng việt TỪ CHỈ SỰ VẬT, CHỈ ĐẶC ĐIỂM. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HS Làm VBT Câu 1 Gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ tên gọi, 2 gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm của các loài chim có trong đoạn văn sau: Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Câu 2 Nối tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim. Câu 3 Viết câu hỏi cho các từ ngữ in đậm: a. Thức ăn của bói cá là gì? b. Sáng sớm, chim sơn ca làm gì? c. Bộ lông của loài vẹt như thế nào? Câu 4 Điền dấu câu phù hợp vào ô trống. Chim vàng anh còn có tên là hoàng anh. Giọng hót của vàng anh rất đặc biệt. Giọng hót ấy lúc trong trẻo, lúc trầm thấp, lúc vút cao. Thứ tư ngày 12 tháng 04 năm 2023 Rèn Tiếng Việt Rèn viết: Luyện tập nghe - viết Chim rừng Tây Nguyên I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Viết đúng đoạn trong bài “ Chim rừng Tây Nguyên ” II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: -HS làm bài VBT Câu 1 : Nghe - viết Chim rừng Tây Nguyên - HS viết bài - HS viết bài, soát lỗi. Câu 2: Tô màu vào con ốc có từ ngữ viết đúng và chữa lại từ ngữ viết sai chính tả. - Những từ ngữ viết đúng chính tả là: dành dụm, quý giá, giang sơn, yêu dấu - Từ viết sai chính tả: dàn khoan => Sửa: giàn khoan Câu 3 Chọn tiếng trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống: a. (khiếu, khướu): năng khiếu, con khướu (biếu, bướu): cái bướu, biếu quà b. (khoan, khoang): khoang tàu, mũi khoan (hoàn, hoàng): huy hoàng, hoàn lại Thứ tư ngày 12 tháng 04 năm 2023 Rèn toán Rèn: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 ( TIẾT 2) Yêu cầu cần đạt: - Biết thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính. - Giải quyết vấn đề toán học: Tìm cách thực hiện các phép tính thầy cô đưa ra. - Mô hình hóa toán học: Biết cụ thể hóa hình ảnh trực quan bằng những con số và phép tính. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được các số đã cho. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HS làm VBT Bài 1 Bài 2 Tính nhẩm rồi viết các kết quả vào chỗ chấm cho thích hợp. a) 100 + 300 = 400 b) 800 + 100 = 900 200 + 600 = 800 300 + 200 = 500 400 + 200 = 600 400 + 300 = 700 400 700 > 500 Bài 3 a) Tính. b) Tô màu: Các quả bóng có tổng bé hơn 500: màu vàng. Các quả bóng có tổng lớn hơn 500: màu xanh lá cây. Bài 4 Mỗi con vật thể hiện một chữ số. Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm. Bài 5 Số? Quãng đường từ nhà An đến trường (đi qua công viên) dài m. Ta có 420 + 75 = 495 Quãng đường từ nhà An đến trường (đi qua công viên) dài 495 m. Thứ năm ngày 13 tháng 04 năm 2023 Rèn toán Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 ( TIẾT 1) YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính. - Giải quyết vấn đề toán học: Tìm cách thực hiện các phép tính thầy cô đưa ra. - Mô hình hóa toán học: Biết cụ thể hóa hình ảnh trực quan bằng những con số và phép tính. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được các số đã cho. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: - HS làm bài VBT Bài 1: Bài 2 Tính. 465 – 3 = 462 138 – 5 = 133 465 – 30 = 435 527 – 10 = 517 465 – 300 = 165 968 – 500 = 468 Bài 3 Số? Bài 4 Mỗi loại trái cây thể hiện một chữ số. Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm. Bài 5 Số? Bài 6 Một trường tiểu học có 210 học sinh lớp 1 và 245 học sinh lớp 2. Hỏi trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh lớp 1 và lớp 2? Tóm tắt Lớp 1: . học sinh Lớp 2: . học sinh Tất cả: . học sinh ? Số học sinh lớp 1 và lớp 2 của trường đó là 210 + 245 = 455 (học sinh) Đáp số: 455 học sinh Thứ sáu ngày 14 tháng 04 năm 2023 Rèn Tiếng Việt Rèn: Nói, viết về tình cảm với người thân I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nói được với bạn về màu sắc của những sự vật trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. - Chia sẻ được một bài tho đã đọc về đất nước Việt Nam. - Thực hiện được trò choi Hoạ sĩ nhi; giói thiệu được về bức vẽ của mình. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: - GV cho học sinh làm VBT Câu 4 a. Chỉ sự vật: biển cả, bầu trời, sông suối, rừng núi b. Chỉ đặc điểm của sự vật: bao la, bạt ngàn, trập trùng, mênh mông Câu 5 Nối. Câu 6 Viết 2 – 3 câu tả một cảnh đẹp của Việt Nam. - Hang Sơn Đoòng của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới. - Cố đô Huế có vẻ đẹp cổ xưa. Câu 7 Đánh số thứ tự vào ô trống để sắp xếp các câu dưới đây thành đoạn văn. 1. Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất. 2. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ. 3. Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ. 4. Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi. 5. Em luôn mong ông nội mạnh khỏe, sống lâu. Câu 8 Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em dựa vào gợi ý: a. Anh (chị hoặc em) tên là gì? b. Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì? c. Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào? Bài 1: Chị gái của em tên là Linh. Em và chị thường cùng nhau dọn dẹp nhà cửa phụ mẹ. Chị em quét nhà còn em sẽ lau bàn ghế. Em rất thích được cùng chị làm việc nhà. Em sẽ luôn yêu thương chị của em. Bài 2: Em có người em trai tên là Tín. Em trai của em năm nay 4 tuổi. Em thường chơi cùng Tín mỗi khi đi học về. Chúng em vô cùng yêu thương nhau. Duyệt của Tổ trưởng Duyệt của P.HT Ngày..thángnăm 2023 Nguyễn Thị Thanh Nga Ngô Thị Kim Yến KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 30 (Từ ngày 10/04/2023 đến ngày 14/04/2023) Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài giảng Thứ hai ( 10/04) Sáng 1 SHDC SHDC: Tham gia hoạt động “Ngày hội đọc sách.” 2 Đạo đức Giữ gìn cảnh đẹp quê hương ( tiết 1) 3 Toán Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (t1) 4 Nghệ thuật ( âm nhạc ) Giai điệu quê hương Chiều 1 Tiếng Việt Tiết 1- Đọc Chuyện quả bầu 2 Tiếng Việt Tiết 2- Đọc Chuyện quả bầu 3 TABN Thứ ba (11/04 ) Sáng 1 Toán Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (t2) 2 GDTC Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 1) 3 Tiếng Việt Tiết 3- Viết chữ hoa  (kiểu 2), Ân sâu nghĩa nặng 4 Tiếng Việt Tiết 4- Từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. Dấu chấm, dấu phẩy Chiều 1 Tiếng Anh Breakfast food 2 Tiếng Anh Breakfast food 3 Rèn TV Rèn: Từ chỉ tình cảm. Câu kiểu Ai làm gì?, Ai thế nào? Thứ tư ( 12/04) Sáng 1 Toán Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (t1) 2 Tiếng Việt Tiết 1- Đọc Sóng và cát ở Trường Sa 3 Tiếng Việt Tiết 2- Nghe - viết Chim rừng Tây Nguyên Phân biệt d/gi; iêu/ươu, oan/oang 4 TNXH Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ ( tiết 3) Chiều 1 HĐTN Chủ đề: Môi trường xanh- Cuộc sống xanh -- Nhận biết những dụng cụ phù hợp khi lao động - Tìm hiểu cách sử dụng an toàn một sổ dụng cụ lao động 2 RÈN TV Rèn viết: Cây và hoa bên lăng Bác 3 Rèn Toán Rèn: Em làm được những gì? (t3) Thứ năm ( 13/04) Sáng 1 Tiếng Anh Breakfast food 2 Tiếng Anh Breakfast food 3 Nghệ thuật ( Mĩ thuật ) Khuôn mặt ngộ nghĩnh (Tiết 2) 4 Toán Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (t2) Chiều 1 Tiếng Việt Tiết 3- MRVT Đất nước 2 Tiếng Việt Tiết 4- Nói và đáp lời an ủi, lời mời 3 Rèn Toán Rèn: Xếp hình, gấp hình ( tiết 1) Thứ sáu ( 14/04) Sáng 1 GDTC Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 2) 2 Toán Nặng hơn, nhẹ hơn 3 Tiếng Việt Tiết 5- Nói, viết về tình cảm với người thân 4 Tiếng Việt Tiết 6- Đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam Chiều 1 TNXH Các mùa trong năm ( tiết 1) 2 HĐTN SHL: Tham gia hoạt động “Đổi giấy lấy cây” 3 Rèn TV Rèn: Nói, viết về tình cảm với bạn bè
Tài liệu đính kèm: