Giáo án Lớp 2 tuần 30 (3)

Giáo án Lớp 2 tuần 30 (3)

Tập đọc : Tiết 89 + 90

 AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG (Trang 100)

I.Mục tiêu :

 1.Kiến thức : HS hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

 2. Kỹ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi đúng.

 3. Thái độ : Giáo dục HS biết kính yêu Bác Hồ, học tập, rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là cháu ngoan của Bác.

II. Đồ dùng dạy học :

 GV : Tranh minh hoạ (sgk), bảng phụ ghi câu luyện đọc

 HS : sgk

 

doc 33 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 30 (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Chào cờ :
TẬP TRUNG
Tập đọc : Tiết 89 + 90
 AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG (Trang 100)
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức : HS hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
 2. Kỹ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi đúng.
 3. Thái độ : Giáo dục HS biết kính yêu Bác Hồ, học tập, rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Tranh minh hoạ (sgk), bảng phụ ghi câu luyện đọc
 HS : sgk
III. Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1
 1. Ổn định lớp (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ : (2p)
 HS : 1 HS đọc bài Cây đa quê hương.
 GV : Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Luyện đọc
GV : Đọc mẫu, hướng dẫn đọc.
HS : Đọc nối tiếp câu, kết hợp luyện đọc từ khó.
GV : chia đoạn ( 3 đoạn - như sgk ) 
HS : Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. 
GV: Trưng bảng phụ, hướng dẫn đọc ngắt nghỉ.
HS : + Luyện đọc đoạn trong nhóm.
 + Thi đọc giữa các nhóm.
 + Lớp đọc đồng thanh cả bài. 
 + 1HS đọc phần chú giải (sgk) 
Tiết 2
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
HS : đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời các câu hỏi trong sgk
CH : Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?
HS : Trả lời.
+ Bác Hồ hỏi các em học sinh những 
gì ?
+ Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì ?
+ Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ?
+ Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia ?
+ Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?
HS : 2 HS nêu nội dung câu chuyện.
GV : Chốt lại nội dung câu chuyện :
Hoạt động 4 : Luyện đọc lại 
HS : 2 nhóm HS (mỗi nhóm 6 em) tự phân vai : người dẫn chuyện, Bác Hồ, các HS, Tộ thi đọc lại truyện.
GV : cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
(2p)
(30p)
(18p)
(14p)
+ Từ khó : quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến.
- Các cháu chơi có vui không ? / Các cháu ăn có no không ? / Các cô có mắng phạt các cháu không ? / Các cháu có thích kẹo không ? / Các cháu có đồng ý không ? 
+ Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,
+ "Các cháu chơi có vui không ? / Các cháu ăn có no không ? / Các cô có mắng phạt các cháu không ? Các cháu có thích kẹo không ?"
+ Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em.
+ Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
+ Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
+ Bác khen bạn Tộ ngoan vì tộ biết nhận lỗi. / Vì Tộ thật thà, đã dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan.  
*Nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
 4. Củng cố (2p):
 CH : Câu chuyện này cho em biết điều gì ? (Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.)
 GV : Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò (1p): Đọc lại bài, CB bài sau Cháu nhớ Bác Hồ (Trang 105).
Toán: Tiết 141 
 KI - LÔ - MÉT (Trang 151)
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS :
 - Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị ki - lô mét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét ; Nắm được quan hệ giữa kilômét và mét. Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
 2. Kỹ năng : Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét ; Biết quan hệ giữa kilômet với đơn vị mét ; Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km ; Biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ. 
 3. Thái độ : HS tích cực, tự giác trong giờ học, có thói quen xem bản đồ. 
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Bản đồ Việt Nam.
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số. 
 2. Kiểm tra (2p) : 2 HS lên bảng làm bài :
 1m = 10dm 25m + 25m = 50m
 1m = 100cm 34m - 16m = 18m
 GV : Nhận xét, cho điểm
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài : kilômet (km)
GV : Cho HS quan sát hình trong sgk, Gt về đơn vị đo độ dài kilômet và viết bảng.
HS : + Quan sát hình vẽ (sgk)
 + Đọc tên đơn vị đo và công thức ghi trên bảng (CN-ĐT).
Hoạt động 2 : Thực hành
HS : Nêu y/c của BT1.
GV : Hướng dẫn HS làm bài
HS : Làm bài vào bảng con - giơ bảng.
GV : Nhận xét, chữa bài, củng cố về quan hệ giữa km và m.
HS : Nêu yêu cầu của BT2.
GV: H/d HS nhìn hình vẽ, đọc chiều dài các quãng đường cụ thể để trả lời câu hỏi.
HS: 1HS đọc yêu cầu của BT3.
GV: H/d HS "đọc" bản đồ rồi nêu các câu trả lời.
HS : Lần lượt nêu các câu trả lời.
GV: cùng HS nhận xét, chữa bài.
GV: Nêu y/c của BT4, h/d HS trả lời câu hỏi.
HS: Nhận biết độ dài các quãng đường trên bản đồ để trả lời lần lượt từng câu hỏi.
GV: Nhận xét, chữa bài.
(7p)
(22p)
+ Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị đo (lớn hơn mét, xăngtimet, đêximet) là kilômet.
- Kilômet là một đơn vị đo độ dài.
- Kilômet viết tắt là km.
 1km = 1000m
Số
Bài 1 (151) : ?
1km = 1000m 1000m = 1km
1m = 10dm 10dm = 1m
1m = 100cm 10cm = 1dm
Bài 2 (151): Nhìn hình vẽ trả lời câu hỏi: 
a) Quãng đường từ A đến B dài 23 kilômet.
b) Quãng đường từ B đến D(đi qua C) dài 90 kilômet.
c) Quãng đường từ C đến A(đi qua B)
dài 65 kilômet.
Bài 3 (152): Nêu số đo thích hợp (theo mẫu)
Quãng đường
Dài
Hà Nội - Cao Bằng
Hà Nội - Lạng Sơn
Hà Nội - Hải Phòng
Hà Nội - Vinh
Vinh - Huế
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ
Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau
285km
169km
102km
308km
368km
174km
354km
Bài 4 (152) :
a) Cao Bằng và Lạng Sơn, Cao Bằng xa Hà Nội hơn.
b) Lạng Sơn và Hải Phòng, Hải Phòng gần Hà Nội hơn.
c) Quãng đường Vinh - Huế dài hơn quãng đường Hà Nội - Vinh.
d) Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ ngắn hơn quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau.
 4. Củng cố: (2p)
 HS : nhắc lại nội dung cần ghi nhớ : Kilômet là một đơn vị đo độ dài, kilômet viết tắt là km ; 1km = 1000m.
 GV: nhận xét giờ học
 5. Dặn dò: (1p)
 Dặn HS về làm bài ở VBT ; xem trước bài : Milimet - Trang 153.
 Đạo đức : Tiết 30
 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Trang 44)
I. Mục tiêu :
 1.Kiến thức : 
 - HS hiểu : Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người ; Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 2. Kĩ năng : Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích ; Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày. 
 3.Thái độ : HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Tranh, ảnh một số loài vật có ích; Phiếu HT (HĐ4)
 HS : Vở BT Đạo đức2.
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Ổn định lớp (1p) : HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ : (3p)
 CH : Em đã và sẽ làm gì để giúp đỡ người khuyết tật ? 
 HS : quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, giúp đỡ bạn khuyết tật, vui chơi cùng bạn bị khuyết tật, 
 GV : Nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Họat động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Trò chơi đố vui Đoán xem con gì ?
GV : Phổ biến luật chơi, giơ tranh, ảnh các loài vật như : trâu, bò, cá heo, ong, voi, lợn, gà,cho cả lớp quan sát tranh và y/c trả lời : Đó là con gì ? Nó có ích gì cho con người?
HS : Thảo luận nhóm theo các câu hỏi của GV - Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV : nhận xét, kết luận :
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
GV : Chia nhóm và nêu câu hỏi:
+ Em biết những con vật có ích nào ?
+ Hãy kể những ích lợi của chúng.
+ Cần làm gì để bảo vệ chúng ?
HS : thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - cả lớp bổ sung, tranh luận.
GV : kết luận : 
Hoạt động 4 : Nhận xét đúng sai
GV : Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh (sgk) phân biệt các việc làm đúng, sai
HS : Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày.
 + Lớp thảo luận, nhận xét.
GV : kết luận :
(1p)
(9p)
(9p)
(9p)
+ Con trâu, bò : nuôi để cày, kéo giúp nhà nông, ong cho mật, mèo bắt chuột,
*KL : Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
*KL : + Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành.
 + Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có ích lợi cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp chúng ta biết thêm nhiều điều kì diệu. 
Tranh 1 : Tịnh đang chăn trâu.
Tranh 2 : Bằng và Dạt dùng súng cao su bắn chim.
Tranh 3 : Hương đang cho mèo ăn.
Tranh 4 : Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
*KL :
- Các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc các loài vật.
- Bằng và đạt trong tranh 2 đã có hành động sai : bắn súng cao su vào các loài vật có ích.
 4. Củng cố (2p)
 GV : nhắc lại nội dung bài : Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành.
 GV : Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò (1p): Sưu tầm tư liệu (bài hát, bài thơ, câu chuyện, tranh, ảnh) về các loài vật có ích.
 *Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy :
Tiết 1 : Chàocờ :
Tiết 2 + 3 : Tập đọc:..
Tiết 4 : Toán :
Tiết 5 : Đạo đức :
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
Toán: Tiết 142
 MI - LI - MÉT (Trang 153)
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS :
 - Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị milimet.
 - Nắm được quan hệ giữa cm và mm ; giữa m và mm.
 - Biết cách ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm.
 2. Kỹ năng : Đọc, viết được kí hiệu đơn vị mi-li-mét ; Biết đổi đơn vị mi-li-mét ra các đơn vị đo độ dài : xăng-ti-mét, mét ; ước lượng được độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.
 3. Thái độ : HS tích cực, tự giác trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Thức kẻ HS với các vạch chia thành từng mm.
 - HS: Bộ ĐD học Toán 2
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số. 
 2. Kiểm tra (2p) : HS làm bài vào bảng con :
 1km = 1000m 1000m = 1km
 1m = 10dm 10 dm = 1m
 GV : Nhận xét, cho điểm
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới t ... 
9
Vẹt
x
10
Ếch
x
11
Rắn
x
Nhóm 1: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên cạn.
Nhóm 2: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống dưới nước.
Nhóm 3 : Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.
Nhóm 4: Thu thập và trình bày tranh ảnh cây cối và các con vật sống trên không.
4. Củng cố (2p)
GV: Nhắc lại kiến thức đã học về cây cối và các con vật.
GV: nhận xét giờ học
5. Dặn dò (1p):
Về nhà học bài ; Chuẩn bị bài Mặt Trời.
 _______________________________________________
*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
Tiết 1 : Toán 
..
Tiết 2: Luyện từ và câu:..
.
Tiết 3:Tự nhiên và Xã hội
__________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010
Toán Tiết 145
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
 2. Kỹ năng: Thực hiện được phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000 ; Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
 3. Thái độ: HS có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Bộ ĐDDH Toán 2 ; Bảng nhóm (BT2) ; Phiếu BT (BT3)
 HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p): HS hát, báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ (2p): 
 HS: 2 em lên bảng làm bài : Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị :
 353 = 300 + 50 + 3 704 = 700 + 4
 530 =500 + 30 456 = 400 + 50 + 6
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Cộng các số có ba chữ số.
GV: nêu phép tính, viết bảng, nêu nhiệm vụ tính.
HS: đọc phép tính.
GV: H/d HS tính tổng trên ĐD trực quan (như sgk)
HS: Thực hiện và nêu kết quả.
GV: H/D HS cách đặt tính rồi tính
HS: nêu cách tính, GV ghi bảng.
GV: HD HS tổng kết thành quy tắc.
Hoạt động 3: Thực hành 
HS: 1 HS đọc y/c của BT1
GV: HD HS làm bài trên bảng con
HS: Làm bài vào bảng con - giơ bảng.
GV: Nhận xét, chữa bài
HS: 1 em đọc y/c của BT2
GV: H/d HS làm bài theo nhóm
HS: Hoạt động nhóm - trình bày
GV: Nhận xét, chữa bài.
HS: 1 em đọc y/c của BT3
GV: HD HS làm bài theo mẫu
HS: Làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên phiếu- trưng trên bảng lớp.
GV: cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
(1p)
(9p)
(19p)
 326 + 253 = ?
Tổng có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vị.
 326 + 253 = 579.
Đặt tính rồi tính:
 326 * 6 cộng 3 bằng 9, viết 9.
 + 253 * 2 cộng 5 bằng 7, viết 7.
 579 * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
Quy tắc:
*Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
*Tính: Cộng từ phải sang trái - đơn vị cộng đơn vị, chục, cộng chục, trăm cộng trăm.
Bài 1 (156): Tính :
 235
 + 451
 686
 637
 + 162
 799
 503
 + 354
 857
 625
 + 43
 668
 200
+ 627
 827
 408
 + 31
 439
 67
 + 132
 199
 230
 + 150
 380
Bài 2 (156): Đặt tính rồi tính :
a. b.
832 + 152
 832
 + 152
 984
641 + 307
 641
 + 307
 948
257 + 321
 257
 + 321
 578
936 + 23
936
 + 23
 959
Bài 3 (156): Tính nhẩm (theo mẫu):
a)
 200 + 100 = 300 500 + 100 = 600
 500 + 200 = 700 300 + 100 = 400
 300 + 200 = 500 600 + 300 = 900
b) 800 + 200 = 1000
 400 + 600 = 1000
 500 + 500 = 1000
 4. Củng cố (2p)
 HS: nhắc lại cách thực hiện phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
 GV: Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò (1p):
 Về nhà học bài, làm bài trong VBT ; Chuẩn bị bài Luyện tập - Trang 157.
 ________________________________________
Tập làm văn Tiết 30
 NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI (Trang 106)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện Qua suối : Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
 2. Kỹ năng: Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối ; viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1.
 3. Thái độ: HS biết kính yêu Bác Hồ, học tập và làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh (sgk)
 HS: VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p):
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 HS: 1 HS kể lại câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm bài tập
HS: 1HS đọc y/c và 4 câu hỏi của BT1.
GV: Cho HS quan sát tranh (sgk) và nói về tranh.
HS: Quan sát tranh minh hoạ, 2HS nói về nội dung bức tranh.
GV: Kể chuyện Qua suối (3lần); Treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi, nêu lần lượt từng câu hỏi.
CH: a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
HS: Nghe - trả lời câu hỏi.
 b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
 c) Khi hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
 d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
GV: Cho HS hỏi - đáp trước lớp.
HS: 3 cặp HS hỏi - đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong sgk 
HS: 2HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
GV: Nêu y/c của BT2 ; 
HS: 1HS nêu lại câu hỏi d, 1HS nói lại câu trả lời.
HS: Làm bài vào VBT
GV: kiểm tra bài viết của HS; nhận xét, chấm điểm một số bài.
 (1p)
(28p)
Bài 1: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi 
Nội dung tranh : Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối, một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.
+ Bác và các chiến sĩ đi công tác.
+ Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ xảy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
+ Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
+ Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
Bài 2 : Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.
 Bác rất quan tâm tới mọi người  đi sau khỏi ngã.
 4. Củng cố (2p):
 CH: Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình ? (Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. / Biết sống vì người khác. / Cần quan tâm đến mọi người xung quanh)
 GV: Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò (1p) : Về nhà kể lại câu chuyện Qua suối cho người thân nghe.
 ________________________________________________
Chính tả (N-V) Tiết 60
 CHÁU NHỚ BÁC HỒ (Trang 106)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài chính tả : Đoạn thơ trích trong bài Cháu nhớ Bác Hồ thể hiện tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch chiếm khi nước ta còn bị chia cắt làm hai miền.
 2. Kỹ năng: Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát ; làm được BT(2) a / b, BT(3) a / b.
 3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng nhóm (BT2)
 HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p):
 2. Kiểm tra bài cũ (2p) : 
 HS : Cả lớp viết bảng con : chênh chếch , trở lại , che chở.
 GV: Nhận xét, sửa sai.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết.
GV: Đọc bài chính tả 1 lần
HS: 2 HS đọc lại
CH: Nêu nội dung đoạn thơ
HS: Trả lời
+ Tìm những từ phải viết hoa trong bài chính tả.
GV: Cho HS viết tiếng khó
HS: viết tiếng khó vào bảng con
GV: nhận xét, sửa sai
GV: đọc bài cho HS viết.
HS: Nghe đọc, viết bài vào vở.
GV: + Quan sát, giúp đỡ khi HS viết bài
 + Thu, chấm một số bài - nêu nhận xét trước lớp.
Hoạt động 3: Làm bài tập
HS: 1HS đọc y/c của BT2
GV: HD HS làm bài
HS: Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày
GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS: đọc y/c của BT3
GV: Hd HS làm bài
HS: Làm bài vào VBT - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt.
GV: Nhận xét, bổ sung.
(1p)
(20p)
(8p)
Viết đoạn từ Đêm đêm  đến Bác hôn.
+ Đoạn thơ trích trong bài Cháu nhớ Bác Hồ, thể hiện tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch chiếm khi nước ta còn bị chia cắt làm hai miền.
+ Những chữ cái đứng đầu dòng thơ, đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng.
Tiếng khó : bâng khuâng , chòm râu , vầng trán , trăng sáng
Bài 2a (106): Điền vào chỗ trống ch hay tr ?
chăm sóc , một trăm , va chạm , trạm y tế
Bài 3a (106) : Thi đặt câu nhanh :
*Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr.
VD:
Ai cũng thích ngắm trăng.
Trăng Trung thu là trăng đẹp nhất. 
 4. Củng cố (2p):
 HS: Nhắc lại nội dung bài chính tả
 GV: Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò (1p) : Về viết lại bài chính tả ; Làm bài tập 2b, 3b.
 ___________________________________________________
Âm nhạc Tiết 30
HỌC HÁT : BÀI BẮC KIM THANG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết bài Bắc kim thang là dân ca Nam Bộ
 2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca ; Hát đồng đều, rõ lời.
 3. Thái độ: Yêu thích hát dân ca ; thích tìm hiểu về dân ca.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: 
 HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức (1p):
 2. Kiểm tra bài cũ (2p):
 HS: 2 HS hát bài Chú ếch con
 GV: Nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Dạy bài hát Bắc kim thang
GV: Hát mẫu
HS: Lắng nghe
GV: Đọc lời ca, cho HS đọc.
HS: Đọc lời ca
GV: dạy hát từng câu
HS: học hát từng câu - cả bài.
GV: nghe, sửa sai.
Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
GV: Làm mẫu, H/d HS hát kết hợp vận động phụ hoạ
HS: Hát kết hợp vận động :
 * Hát và vỗ tay theo phách
 *Hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ
(1p)
(16p)
(12p)
Lời bài hát:
 Bắc kim thang cà lang bí rợ
 Cột bên kèo là kèo bên cột
 Chú bán dầu qua cầu mà té
 Chú bán ếch ở lại làm chi
 Con le le đánh trống thổi kèn
 Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.
*Hát và vỗ tay theo phách :
 Bắc kim thang cà lang bí rợ 
 x x x x
 .
*Hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ
 4. Củng cố (2p):
 GV: nhắc lại : Bắc kim thang là một bài đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ, hài hước. Trẻ em đồng bằng Nam Bộ thường hát kết hợp với trò chơi.
 GV: Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò (1p) : Về nhà ôn lại bài hát.
 ______________________________________________________
Sinh hoạt 
TUẦN 30
- Ban cán sự lớp báo cáo hoạt động của lớp trong tuần 30
- GV nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm
- Đưa ra phương hướng cho tuần sau.
 _____________________________________________________
*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy :
 Tiết 1: Toán :
..
Tiết 2: Tập làm văn :.
..
Tiết 3: Chính tả:
..
Tiết 4: Âm nhạc:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 30.doc