Giáo án lớp 2 - Tuần 3 - Học kì II - Năm học 2010 - 2011

Giáo án lớp 2 - Tuần 3 - Học kì II - Năm học 2010 - 2011

TOÁN (Tiết 101)

LUYỆN TẬP

Thời gian dự kiến : 40 phút

A. MỤC TIÊU :

- Thuộc bảng nhân 5.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhan và trừ trong trường hợp đơn giản.

- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).

- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.

B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC :

- Giáo viên : bảng phụ, bộ toán.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :

1. Bài cũ : Học sinh lên bảng làm bài tập.

2. Bài mới : a. Giới thiệu bài.

b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/102.

* Bài 1: Tính nhẩm:

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm nhẩm miệng ý a. Học sinh K - G làm thêm ý b.

- Một học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên sửa bài: học sinh đọc lại bảng nhân 5.

 

doc 10 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 3 - Học kì II - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 2 - Tuần 3- HKII - năm học 2010 - 2011
Thứ ba, ngày 18 tháng 01 năm 2011
TOÁN (Tiết 101)
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Thuộc bảng nhân 5.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhan và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên : bảng phụ, bộ toán.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
1. Bài cũ : Học sinh lên bảng làm bài tập.
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/102.
* Bài 1: Tính nhẩm:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm nhẩm miệng ý a. Học sinh K - G làm thêm ý b.
- Một học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên sửa bài: học sinh đọc lại bảng nhân 5.
Bài 2 : Tính (theo mẫu) :
- Học sinh đọc yêu cầu, đọc cả mẫu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 1 em làm bảng phụ. 
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách đếm. 
5 × 7 - 15 
= 35 - 15
5 × 8 - 20 
= 40 - 20
= 20
= 20
5 × 10 - 28 
= 50 - 28
= 22
* Bài 3 : Giải toán :
- Học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? (Mỗi ngày Liên học 5 giờ, mỗi tuần Liên học 5 ngày).
+ Bài toán hỏi gì ? (Mỗi tuần Liên học bao nhiêu giờ ?).
- Cả lớp làm vở → 1 em lên bảng làm.
Bài giải :
Số giờ Liên học trong một tuần là :
5 × 5 = 25 (giờ)
Đáp số : 50 giờ.
- Giáo viên sửa bài. Học sinh đọc bảng nhân 5.
3.Củng cố, dặn dò : 
- Bài tập về nhà : 4, 5/Sgk 102.
- Chuẩn bị bài : Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc.
* Bổ sung : ................................................................................................
Thứ tư, ngày 19 tháng 01 năm 2011
TOÁN (Tiết 102)
ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU : 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên : Bảng phụ, bộ toán, mô hình đường gấp khúc.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
1. Bài cũ: 
- Học sinh làm bài tập về nhà.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài. 
b. Hoạt động 1 : Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD (như Sgk/103).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng đường gấp khúc ABCD : 
+ Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng : AB, BC, CD.
+ B là điểm chung của đoạn thẳng AB và BC.
+ C là điểm chung của đoạn thẳng BC và CD.
D
B
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết độ dài đường gấp khúc ABCD : Là số đo của từng đoạn thẳng trên hình vẽ.
+ Độ dài đoạn thẳng AB = 2cm;
A
+ Độ dài đoạn thẳng BC = 4cm;
C
+ Độ dài đoạn thẳng CD = 3cm;
+ Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là
tổng độ độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
+ Như thế độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
- Chú ý : Ta vẫn để đơn vị cm kèm theo các số đo ở cả hai bên dấu “=”.
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/103.
* Bài 1: Nối các điểm để được đường gấp khúc.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh dùng thước nối các điểm ở ý a. Học sinh K - G làm thêm ý b.
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách làm : dùng thước và viết nối điểm A với điểm B, tiếp tục nối điểm B với điểm C
* Bài 2 : Tính độ dài đường gấp khúc (theo mẫu) :
- Học sinh đọc yêu cầu bài đọc cả mẫu.
- Học sinh đọc tên đường gấp khúc ý b.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Tính độ dài đường gấp khúc ABC ta làm như thế nào.
- Cả lớp làm vở → 1 em lên bảng làm.
Bài giải :
Độ dài đường gấp khúc ABC là :
5 + 4 = 9 (cm)
Đáp số : 9cm.
- Giáo viên sửa bài.
* Bài 2 : Giải toán :
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm vở → 1 nhóm làm bảng phụ.
- Giáo viên sửa bài.
Bài giải :
Độ dài đoạn dây đồng để uốn thành hình tam giác là :
4 + 4 + 4 = 12 (cm)
Đáp số : 12cm.
3.Củng cố, dặn dò:
- Bài tập về nhà :.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập. 
* Bổ sung :.......................................................................................
Thứ năm, ngày 20 tháng 01 năm 2011
TOÁN (Tiết 103)
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
II. ĐỒ DÙNG DAỴ - HỌC :
- Giáo viên : Bộ toán, bảng phụ.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ : Học sinh sửa bài tập về nhà.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/104.
* Bài 1b : Tính độ dài đường gấp khúc:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm vở ý b. Học sinh khá - giỏi làm thêm ý a (độ dài đường gáp khúc được tính : 12 + 15 = 27cm).
- Giáo viên sửa bài.
Bài giải :
Độ dài đường gấp khúc là :
10 + 14 + 9 = 33 (dm)
Đáp số : 33dm.
* Bài 2 : Giải toán :
- Học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? (Con ốc sên bò từ A đến D theo một đường gấp khúc ABCD).
+ Bài toán hỏi gì ? (Con ốc sên bò được đoạn đường dài bao nhiêu ?).
- Cả lớp làm vở → 1 em lên bảng làm.
Bài giải :
Đoạn đường con ốc sên bò được là :
5 + 2 + 7 = 14 (dm)
Đáp số : 14dm.
- Giáo viên sửa bài : 
3. Củng cố - dặn dò : 
- Bài tập về nhà : Bài 3/Agk104
- Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
* Bổ sung: ...............
Thứ sáu, ngày 21 tháng 01 năm 2011
TOÁN (Tiết 104)
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU : 
- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên : Bảng phụ.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ :
- Học sinh lên bảng làm bài tập về nhà 3/Sgk104.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/105.
* Bài 1: Tính nhẩm
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh suy nghĩ trao đổi nhóm đôi làm bài mời.
- Giáo viên sửa bài : Học sinh đọc lại các bảng nhân 2, 3, 5.
* Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) :
- Học sinh đọc yêu cầu bài, đọc cả mẫu.
- Học sinh suy nghĩ trao đổi nhóm đôi làm bài vào vở.
- 2 em làm bảng phụ.
- Giáo viên sửa bài : Học sinh đọc lại các bảng nhân đã học.
* Bài 3 : Tính :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở cột 1. 
- Học sinh khá giỏi làm thêm cột 2 (4 × 8 - 17 = 32 - 17 = 5; 3 × 7 + 29 = 21 + 29 = 50)
- 1 em làm bảng phụ. 
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách làm. 
5 × 5 + 6 
= 25 + 6
2 × 9 - 18 
= 18 - 18
= 31
= 0
* Bài 4 : Giải toán :
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? (Một đôi đũa có 2 chiếc đũa, có 7 đôi đũa.).
+ Bài toán hỏi gì ? (có tất cả bao nhiêu chiếc đũa ?).
- Cả lớp làm vở → 1 em lên bảng làm.
Bài giải :
Số chiếc đũa có là :
2 × 7 = 14 (chiếc đũa)
Đáp số : 14 chiếc đũa.
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu dạng toán : Bài toán về tìm tích
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bài tập về nhà : Bài 5/Sgk 105.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
* Bổ sung:..................
Thứ hai, ngày 24 tháng 01 năm 2011
TOÁN (Tiết 105)
LUYỆN TẬP CHUNG
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết thừa số, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên: Bảng phụ, đồng hồ, tờ lịch, cân. 
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài tập về nhà : Bài 4/Sgk 100.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Bảng nhân 4.
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/106.
* Bài 1: Tính nhẩm :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng lớp làm cột 1.
- Giáo viên sửa bài: 
- Học sinh đọc lại bảng các nhân đã học.
* Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hỏi : Muốn tính ta chính như thế nào ? (lấy thừa số nhân với thừa số).
- Học sinh làm bài vào vở
- Một học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên sửa bài: 
Thừa số
2
5
4
3
5
3
2
4
Thừa số
6
9
8
7
8
9
7
4
Tích
12
45
32
21
40
27
14
16
- Học sinh đọc lại bảng các nhân đã học.
Bài 3 : >, <, = ? :
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm bài vào vở.
- 2 em làm bảng phụ. 
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách đếm. 
2 × 3 = 3 × 2
4 × 9 < 5 × 9
4 × 6 > 4 × 3
5 × 2 = 2 × 5
6 × 8 > 5 × 4
3 × 10 > 5 × 4
* Bài 4 : Giải toán :
- Học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? (Mỗi học sinh được mượn 5 quyển truyện ).
+ Bài toán hỏi gì ? (8 học sinh được mượn bao nhiêu quyển truyện ?).
- Cả lớp làm vở → 1 em lên bảng làm.
Bài giải :
Số quyển truyện 8 học sinh được mượn là :
5 × 8 = 40 (quyển truyệ)
Đáp số : 40 quyển truyện.
3. Củng cố, dặn dò: 
- BTVN : 5/Sgk 106.
- Chuẩn bị bài : Ôn bài để kiểm tra giữa học kỳ II.
* Bổ sung: ...........................................................................................
.............................................................................................................
1

Tài liệu đính kèm:

  • docToan L2 Tuan 21.doc