Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- MRVT về Bác Hồ kính yêu; đặt câu về hoạt động của thiếu nhi trong ngày Tết trồng cây.

2. Kĩ năng:

- Biết đặt câu về hoạt động của thiếu nhi trong ngày Tết trồng cây.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động nghe-kể-viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên : Bảng phụ ghi đáp án BT3 (tr.95).

2. Học sinh : Vở Tiếng Việt

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, thảo luận.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp

 

docx 59 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 04 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 8: MÔI TRƯỜNG XANH – CUỘC SỐNG XANH
TRUYỀN THÔNG ĐIỆP “CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù: 
- Lựa chọn các tiết mục văn nghệ (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, ) thể hiện tình cảm với người em yêu quý.
- Nói được lời nhắn nhủ yêu thương tới tất cả thành viên trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phụ kiện tham gia các hoạt động chung của trường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động: Nghi lễ chào cờ.
Mục tiêu: HS ổn định thực hiện nghi thức chào cờ.
Cách tiến hành:
- Ổn định tổ chức.
- Nghi lễ chào cờ
2. Nhận xét công tác tuần qua:
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
Cách tiến hành:
- LĐT sơ kết tuần qua, tổng kết điểm và đưa ra kế hoạch tuần sau.
- Tổng phụ trách nhận xét tình hình chung của toàn trường các mặt: phong trào, vệ sinh, nề nếp, học tập, 
- Đại diện Ban giám hiệu nhận xét.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- Tổng phụ trách giới thiệu chủ đề sinh hoạt: Tham gia hoạt động Truyền thông điệp “Chung tay bảo vệ môi trường”.
Mục tiêu: Giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động Truyền thông điệp “Chung tay bảo vệ môi trường”..
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh một bài nhảy flasmod về chủ đề “Môi trường xanh - Cuộc sống xanh”.
- GV hướng dẫn HS lắng nghe và ghi nhớ những việc cần làm để xây dựng “Môi trường xanh - cuộc sống xanh”.
4. Củng cố- Vận dụng
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: Tham gia hoạt động “Ngày hội đọc sách”
- Liên đội trưởng thực hiện.
- Đội nghi lễ nhà trường thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS toàn trường thực hiện bài nhảy flashmod.
- HS lắng nghe và ghi nhớ những việc cần làm để xây dựng “Môi trường xanh - cuộc sống xanh”
- HS nghe chuẩn bị tuần tới.
Thứ hai ngày 03 tháng 04 năm 2023
ĐẠO ĐỨC
QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 14: GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG
 (tiết 1, sách học sinh, trang 60-61)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
Nêu được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên ở quê hương;
Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để châm sóc, bảo vệ vẻ đẹp của quê hương.
2. Kĩ năng: 
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Năng lực giao tiếp:Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.	
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.
3. Phẩm chất: Yêu nước.
+ Yêu nước: Chủ động tham gia những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương, phiếu học tập
2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn trong tranh.
Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận vể những hành động chưa biết gìn giữ, bảo vệ cảnh đẹp quê hương, qua đó xác định được cần phải giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK Đợođức2, trang 60 và trả lời câu hỏi:
Các bạn trong tranh đang làm gì?
-Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn.
Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ thêm ý kiến của nhóm mình.
GV cho HS trao đổi thêm:
Nếu được đưa ra lời khuyên cho các bạn trong tranh, em sẽ nói gì?
GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt, chuyển tiếp hoạt động: Giữ gìn cảnh đẹp của quê hương chính là nét đẹp vân minh, thể hiện tình yêu với quê hương. Vậy, cần phải làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê hương, chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động sau.
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 60 và trả lời câu hỏi:
Các bạn trong tranh đang làm gì?
-Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn.
-Học sinh đưa ra lời khuyên cho các bạn trong tranh.
Hoạt động 1 : Việc làm nào của các bạn trong tranh thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp của quê hương?
Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm giữ gìn/không giữ gìn vẻ đẹp của quê hương.
Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS và yêu cầu thảo luận:
Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?	•
Việc làm nào góp phân giữ gìn cảnh
 đẹp thiên nhiên của quê hương?
Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. Mỗi nhóm báo cáo về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các bạn khác có thể nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
-Tranh 1 : Một nhóm các bạn nhỏ (cả nam và nữ) đang quét vôi vào gốc cây, trong khi người lớn đang tỉa cành. Việc làm này giúp cảnh quan đẹp hơn.
-Tranh 2: Bạn nam đi tham quan trong động, vừa khắc lên vách đá vừa nói:"Khắc tên mình lên đây cho mọi người biết". Bạn nam đã làm xấu, làm mất đi vẻ đẹp của hang động.
-Tranh 3: Bạn nam đang đổ xô nước đầy rác xuống sông ngay trước nhà. Việc làm này đã làm ô nhiễm dòng sông.
-Tranh 4: Hai bạn nhỏ đang đứng trước cánh đổng hoa. Bạn nữ muốn đi vào giữa cánh đồng để chụp ảnh nhưng bạn nam ngăn lại.
GV tổ chức cho HS trao đổi thêm ở tranh 4: Vì sao bạn nam lại ngân bạn nữ không vào giữa cánh đồng chụp ảnh? 
-Từ câu trả lời của HS, GV tiếp tục cho HS trao đổi:
Vì sao chúng ta cân giữ gìn cảnh đẹp của quê hương? (Việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương sẽ giúp giữ môi trường trong lành, cảnh quan đẹp hơn, giúp mọi người thấy gắn bó, yêu quê hương mình hơn.)
Lưu ý: GV có thể chuyển các câu hỏi thành phiếu học tập để HS làm việc cá nhân, hoặc làm việc nhóm để mỗi em tự phân loại các tranh trong sách thành nhóm việc làm giữ gìn hoặc chưa giữ gìn cảnh đẹp quê hương. Từ đó, GV có thể tổ chức chơi tiếp sức để sắp xếp các tranh vào nhóm tương ứng và cho cá nhân/nhóm giải thích sự về sự sắp xếp của mình
-Học sinh tạo thành nhóm 4 - 6 HS và yêu cầu thảo luận:
Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?	•
Việc làm nào góp phân giữ gìn cảnh
 đẹp thiên nhiên của quê hương?
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung:
-Vì đi vào cánh đồng sẽ làm hỏng hết hoa.
Việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương sẽ giúp giữ môi trường trong lành, cảnh quan đẹp hơn, giúp mọi người thấy gắn bó, yêu quê hương mình hơn.
Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp quê hương.
Mục tiêu: HS nêu được những việc cẩn làm để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp quê hương.
Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm, sử dụng thông tin đã chuẩn bị trong phiếu học tập để nêu những việc cần làm để chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp quê hương (chăm sóc cảnh quan; không đổ rác thải bừa bãi; không hái hoa, bẻ cành, làm hỏng cảnh quan tự nhiên; nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên,...)
-GV có thể cho HS sử dụng tranh/ảnh/thông tin đã sưu tầm để chia sẻ với bạn về cảnh đẹp.
-HS trao đổi theo nhóm, sử dụng thông tin đã chuẩn bị trong phiếu học tập để nêu những việc cần làm để chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp quê hương (chăm sóc cảnh quan; không đổ rác thải bừa bãi; không hái hoa, bẻ cành, làm hỏng cảnh quan tự nhiên; nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên,...)
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ hai ngày 03 tháng 04 năm 2023
TOÁN
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập về số:
+ Đọc viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
+ Tia số.
+ So sánh các số.
+ Số liền trước, số liền sau.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép tính nhân.
- Ồn tập về đọc biểu đồ tranh.
2. Năng lực
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước.
4. Tích hợp:
- Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
- Bộ học toán (3 thẻ trăm, 3 thanh chục, 3 khối lập phương); hình vẽ bài tập 10 (nếu cần).
2. Đối với học sinh
- Bộ học toán (3 thẻ trăm, 3 thanh chục, 3 khối lập phương).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS thích thú bước vào bài học.
b. Phương pháp và hình thức tổ chức: trò chơi, vấn đáp.
c. Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò: Đố bạn.
- Cách chơi: 
+ GV: Đưa số. HS: Dùng khối lập phương để thể hiện số.
(Hoặc ngược lại.)
+ HS thay nhau điều khiển lớp (hoặc chơi theo nhóm bốn).
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS đọc viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị; biết so sánh các số; xác định được số liền trước, số liền sau; giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép tính nhân.
b. Phương pháp và hình thức tổ chức: thảo luận nhóm, thực hành, vấn đáp.
c. Cách tiến hành:
* Bài 1:
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu bài tập.
+ 1 HS Lần lượt đọc các số (ở bên phải): 132; 213; 321.
+ 1 HS đếm ... và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động. 
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Chia sẻ những việc đã làm thể hiện tình cảm dành cho người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có); Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán; Lõi giấy vệ sinh, túi ni lông đã qua sử dụng, dây chun, cây nhỏ; 
2. Học Sinh 
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2; Bút màu, giấy màu khổ A4; Lõi giấy vệ sinh, túi nilon đã qua sử dụng, bang dính hoặc keo dán, dây chun; Giấy vụn, găng tay, khẩu trang, Một cây non trồng trong chậu.
- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
Sơ kết tuần 29
* Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục
* Cách tiến hành:
- GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 29
Ôn bài (Trải nghiệm) 
* Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua 
* Cách tiến hành: 
- Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần. 
+ Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó? + Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất? 
 + Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào?
Thực hành, luyện tập : làm chậu trồng cây từ đồ vật đã qua sử dụng 
* Mục tiêu: HS biết cách làm chậu trồng cây.
* Cách tiến hành: 
GV cho hs ngồi theo nhóm 4, chuẩn bị cho mỗi nhóm các vật dụng: lõi giấy vệ sinh, túi bóng đã qua sử dụng, keo, dây thun,.SGK trang 76
- GV hướng dẫn HS làm theo các bước trong SGK ,giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
-Gv cho hs ghi tên nhóm lên sản phẩm và đặt cây dưới ánh nắng, hướng dẫn nhóm phân công chăm sóc cây mỗi ngày.
- GV cho HS phát biểu cảm nhận sau khi làm xong sản phẩm.
Củng cố – Vận dụng 
 Phương hướng kế hoạch tuần 30
* Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau.
* Cách tiến hành: 
- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.
- YCHS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường .
- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra chuẩn bị các bài hát về chủ đề “Ngày hội đọc sách”
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực 
 - Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục.
- HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần.
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân
HS nghe hướng dẫn
HS làm việc nhóm 4 
HS nêu cảm nghĩ.
HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường
HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường .
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ ba ngày 04 tháng 04 năm 2023
Rèn Tiếng việt 
Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Đặt được câu về những việc làm của Bác Hồ với thiếu nhi và câu bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS Làm VBT
Câu 1:
Ai yêu nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh?
Hồ Chí Minh
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung.
Câu 2:
a. Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: yêu thương, yêu mến, mến yêu, quý mến
b. Nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ: kính mến, kính yêu, kính trọng 
Câu 3:
a. Nêu những việc làm của Bác Hồ với thiếu nhi. 
Ai
làm gì?
Bác Hồ
viết thư cho các cháu thiếu nhi nhân dịp tết Trung thu
Bác Hồ
gửi thư cho thiếu nhi nhân ngày khai giảng
Bác Hồ 
thương nhớ các cháu thiếu nhi
b. Bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
Ai
thế nào?
Các cháu thiếu nhi
rất kính yêu Bác Hồ
Các cháu thiếu nhi
nhớ ơn Bác Hồ
Các cháu thiếu nhi 
kính trọng Bác Hồ.
Thứ tư ngày 22 tháng 03 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn viết: Nghe - viết Cây và hoa bên lăng Bác
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn trong bài “ Cây và hoa bên lăng Bác ” 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
-HS làm bài VBT
Câu 1 : Nghe - viết Chiều mùa hạ 
- HS viết bài 
- HS viết bài, soát lỗi.
Câu 2: Những từ ngữ viết đúng chính tả là: mũi tàu, thành lũy, huy hiệu, gần gũi 
Câu 3
Câu 4 Gạch dưới từ ngữ không cùng nhóm trong mỗi dòng dưới đây:
a. Từ ngữ ca ngợi Bác Hồ: giản dị, sáng suốt, đất nước, tiết kiệm, yêu nước.
b. Từ ngữ chỉ quê hương, đất nước: non sông, quê nhà, nhân dân, Tổ quốc, non nước 
Thứ tư ngày 22 tháng 03 năm 2023
Rèn toán 
Rèn: Em làm được những gì ( tiết 3)
Yêu cầu cần đạt: 
- Ôn tập về số:
+ Đọc viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
+ Tia số.
+ So sánh các số.
+ Số liền trước, số liền sau.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép tính nhân.
- Ồn tập về đọc biểu đồ tranh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS làm VBT 
Bài 1 Nối hình ảnh phù hợp với số.
Bài 2 Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
a) 140 = 100 + 40
b) 104 = 100 + 4
c) 410 + 400 + 10
d) 41 = 40 + 1
Bài 3 Viết các số từ 796 đến 805.
Các số từ 796 đến 805 là: 796, 797, 798, 799, 800, 801, 802, 803, 804, 805.
Bài 4
Bài 5 Số?
Bài 6 >, <, =
625 > 609                                163 = 100 + 60 + 3
598 10 + 60 + 3
816 > 810                                163 < 300 + 60 + 1
Bài 7
Tô màu:
Con vật có số lớn nhất: màu đỏ.
Con vật có số bé nhất: màu xanh.
Hai con còn lại: con nào có số lớn hơn: màu vàng,
           Con cuối cùng: màu hồng.
Ta có 526 < 529 < 625 < 630
Con vật có số lớn nhất là 630 : tô màu đỏ.
Con vật có số bé nhất là 526: tô màu xanh.
Con cá ghi số 625: tô màu vàng.
Con cuối cùng ghi số 529: tô màu hồng.
Bài 8
a) Có 9 học sinh thích mèo.                            Có 12 học sinh thích chó.
    Có 5 học sinh thích thỏ.                              Có 8 học sinh thích cá.
b) Số học sinh thích mèo nhiều hơn số học sinh thích cá là 9 – 8 = 1 bạn.
c) Chó là vật nuôi có số học sinh thích nhiều nhất.
Bài 10 Số?
Bài 11
Lon nước ngọt có dạng khối trụ.
Quản bóng có dạng khối cầu.
Quyển sổ có dạng khối hộp chữ nhật.
Xúc xắc có dạng khối lập phương.
Bánh sinh nhật có dạng khối trụ.
Rèn toán
Thực hành và trải nghiệm 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Ôn tập đo lường: Ước lượng và đo chiều dài một số đồ vật quen thuộc theo đơn vị mét; dùng gang tay để ước lượng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- HS làm bài VBT 
Bài 1
Bài 2
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn: Nói, viết về tình cảm với bạn bè
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Luyện tập nói, viết về tình cảm với bạn bè. Chia sẻ một bài đọc về Bác Hồ. Biết tên và hình ảnh một số loại cây, hoa được nhắc đến trong bài đọc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- GV cho học sinh làm VBT 
Câu 5 Viết 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn thiếu nhi trong ngày Tết trồng cây. 
- Hoạt động đó là gì?
- Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
- Em có cảm xúc như thế nào về hoạt động đó? 
Ngày Tết trồng cây, em và các bạn trong lớp được tham gia trồng cây xanh tại sân trường. Chúng em được cô giao cho một khóm hoa và sẽ tiến hành trồng khóm hoa đó vào vườn hoa trong sân trường. Sau khi trồng những khóm hoa ấy, em cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc giúp bảo vệ môi trường. 
Câu 6 Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người bạn dựa vào gợi ý:
a. Bạn của em tên là gì?
b. Em và bạn thường cùng làm những việc gì? - Ở lớp (giờ học, giờ chơi)
c. Em thích nhất điều gì ở bạn?  
Duyệt của Tổ trưởng
Duyệt của P.HT
Ngày..thángnăm 2023
Nguyễn Thị Thanh Nga
 Ngô Thị Kim Yến
Bạn thân của em tên là Ngọc. Ở lớp, em và Ngọc ngồi cùng bàn với nhau. Chúng em cùng nhau học và chơi những trò chơi thú vị. Mỗi khi có bài tập khó, em đều nhờ Ngọc giảng bài hộ. Em rất thích sự tốt bụng của Ngọc. 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 29
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài giảng
Thứ hai ( 03/04)
Sáng
1
SHDC
SHDC: Truyền thông điệp “Chung tay bảo vệ môi trường”
2
Đạo đức
Giữ gìn cảnh đẹp quê hương ( tiết 1)
3
Toán
Em làm được những gì? t1)
4
Nghệ thuật
 ( âm nhạc )
Giai điệu quê hương
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiết 1- Đọc Cháu thăm nhà Bác 
2
Tiếng Việt
Tiết 2- Đọc Cháu thăm nhà Bác 
3
TABN
Thứ ba (04/04 )
Sáng
1
Toán
Em làm được những gì? ((t2)
2
GDTC
 Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 3)
3
Tiếng Việt
Tiết 3- Viết chữ hoa Ă (kiểu 2), Ăn ngay nói thẳng
4
Tiếng Việt
Tiết 4 - Từ chỉ tình cảm. Câu kiểu Ai làm gì?, Ai thế nào? 
Chiều
1
Tiếng Anh
Lesson 5+6
2
Tiếng Anh
Lesson 5+6
3
Rèn TV
Rèn: Từ chỉ tình cảm. Câu kiểu Ai làm gì?, Ai thế nào? 
Thứ tư ( 05/04)
Sáng
1
Toán
Em làm được những gì? (t3)
2
Tiếng Việt
Tiết 1- Đọc Cây và hoa bên lăng Bác
3
Tiếng Việt
Tiết 2- Nghe - viết Cây và hoa bên lăng Bác Phân biệt ui/uy;s/x, ưc/ưt 
4
TNXH
Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ( tiết 1 )
Chiều
1
HĐTN
Chủ đề: Môi trường xanh- Cuộc sống xanh
-- Nhận biết những dụng cụ phù hợp khi lao động
- Tìm hiểu cách sử dụng an toàn một sổ dụng cụ lao động
2
RÈN TV
Rèn viết: Cây và hoa bên lăng Bác 
3
Rèn Toán
Rèn: Em làm được những gì? (t3)
Thứ năm ( 06/04)
Sáng
1
Tiếng Anh
Lesson 5+6
2
Tiếng Anh
Lesson 5+6
3
Nghệ thuật
 ( Mĩ thuật )
Khuôn mặt ngộ nghĩnh (Tiết 1)
4
Toán
Thực hành và trải nghiệm
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiết 3- MRVT Bác Hồ kính yêu (tiếp theo) 
2
Tiếng Việt
Tiết 4- Đọc - kể Ai ngoan sẽ được thưởng
3
Rèn Toán
Rèn: Xếp hình, gấp hình ( tiết 1)
Thứ sáu ( 07/04)
Sáng
1
GDTC
Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 4)
2
Toán
Kiểm tra
3
Tiếng Việt
Tiết 5- Nói, viết về tình cảm với bạn bè
4
Tiếng Việt
Tiết 6 - Đọc một bài đọc về Bác Hồ 
Chiều
1
TNXH
Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ( tiết 2 )
2
HĐTN
SHL: Tham gia hoạt động làm chậu trồng cây từ đồ vật đã qua sử dụng
3
Rèn TV
Rèn: Nói, viết về tình cảm với bạn bè
(Từ ngày 03/04/2023 đến ngày 07/04/2023)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2022_2023_hua_ngoc_hien.docx