Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

I. MỤC TIÊU

• Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét.

- Thực hiện được việc ước lượng và chọn đơn vị đo phù hợp với các đồ vật.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo độ dài.

- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị mét và đề-xi-mét, mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.

• Năng lực, phẩm chất

- Năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm, yêu nước

• Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội

II. Chuẩn bị

- GV: Bài giảng điện tử.

- HS: Bảng con, sách vở.

 

docx 53 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 03 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ 
THAM GIA HOẠT ĐỘNG “ BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù: 
- Lựa chọn các tiết mục văn nghệ (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, ) thể hiện tình cảm với người em yêu quý.
- Nói được lời nhắn nhủ yêu thương tới tất cả thành viên trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phụ kiện tham gia các hoạt động chung của trường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động: Nghi lễ chào cờ.
Mục tiêu: HS ổn định thực hiện nghi thức chào cờ.
Cách tiến hành:
- Ổn định tổ chức.
- Nghi lễ chào cờ
2. Nhận xét công tác tuần qua:
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
Cách tiến hành:
- LĐT sơ kết tuần qua, tổng kết điểm và đưa ra kế hoạch tuần sau.
- Tổng phụ trách nhận xét tình hình chung của toàn trường các mặt: phong trào, vệ sinh, nề nếp, học tập, 
- Đại diện Ban giám hiệu nhận xét.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- Tổng phụ trách giới thiệu chủ đề sinh hoạt: Tham gia hoạt động “ Biểu diễn văn nghệ về chủ đề gia đình”
Mục tiêu: Giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động “ Biểu diễn văn nghệ về chủ đề gia đình”.
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện, thể hiện tình cảm với người mà em yêu quý.
- GV cho HS lắng nghe và nêu câu hỏi giao lưu
- TPT Đội cùng BGK tổng kết, nhạn xét, tuyên dương các tiết mục dự thi có đầu tư, diễn cảm xúc.
4. Củng cố- Vận dụng
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: “Biểu diễn văn nghệ về chủ đề gia đình”.
- Liên đội trưởng thực hiện.
- Đội nghi lễ nhà trường thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS nghe chuẩn bị tuần tới.
Thứ hai ngày 20 tháng 03 năm 2023
ĐẠO ĐỨC
Chủ đề: QUÊ HƯƠNG EM
Bài 13. EM YÊU QUÊ HƯƠNG(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất chủ yếu
- Yêu nước: bồi dưỡng tình yêu cảnh đẹp quê hương, con người
- Chăm chỉ: Biết chăm chỉ rèn luyện những hành vi chuẩn mực.
- Trách nhiệm: Chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương. 
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung 
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Năng lực giao tiếp:Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù	
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập
 2. Học sinh: SGK tranh/ảnh về về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KHỞI ĐỘNG (5’)
Hoạt động: Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn trong tranh.
Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận vể những hành động chưa biết gìn giữ, bảo vệ cảnh đẹp quê hương, qua đó xác định được cần phải giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
Tổ chức thực hiện:
1/ GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK Đợođức2, trang 60 và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn.
2/ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ thêm ý kiến của nhóm mình.
3/ GV cho HS trao đổi thêm:
- Nếu được đưa ra lời khuyên cho các bạn trong tranh, em sẽ nói gì?
4/ GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt, chuyển tiếp hoạt động: Giữ gìn cảnh đẹp của quê hương chính là nét đẹp vân minh, thể hiện tình yêu với quê hương. Vậy, cần phải làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê hương, chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động sau.
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 60 và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn.
- Học sinh đưa ra lời khuyên cho các bạn trong tranh.
2.KHÁM PHÁ (25’)
Hoạt động 1 : Việc làm nào của các bạn trong tranh thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp của quê hương?
Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm giữ gìn/không giữ gìn vẻ đẹp của quê hương.
Tổ chức thực hiện:
1/ GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu thảo luận:
+ Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?	•
+ Việc làm nào góp phân giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương?
2/ Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. Mỗi nhóm báo cáo về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các bạn khác có thể nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
- Tranh 1: Một nhóm các bạn nhỏ (cả nam và nữ) đang quét vôi vào gốc cây, trong khi người lớn đang tỉa cành. Việc làm này giúp cảnh quan đẹp hơn.
- Tranh 2: Bạn nam đi tham quan trong động, vừa khắc lên vách đá vừa nói:"Khắc tên mình lên đây cho mọi người biết". Bạn nam đã làm xấu, làm mất đi vẻ đẹp của hang động.
- Tranh 3: Bạn nam đang đổ xô nước đầy rác xuống sông ngay trước nhà. Việc làm này đã làm ô nhiễm dòng sông.
- Tranh 4: Hai bạn nhỏ đang đứng trước cánh đổng hoa. Bạn nữ muốn đi vào giữa cánh đồng để chụp ảnh nhưng bạn nam ngăn lại.
- GV tổ chức cho HS trao đổi thêm ở tranh 4: + Vì sao bạn nam lại ngân bạn nữ không vào giữa cánh đồng chụp ảnh? 
- Từ câu trả lời của HS, GV tiếp tục cho HS trao đổi:
+ Vì sao chúng ta cân giữ gìn cảnh đẹp của quê hương? 
- Lưu ý: GV có thể chuyển các câu hỏi thành phiếu học tập để HS làm việc cá nhân, hoặc làm việc nhóm để mỗi em tự phân loại các tranh trong sách thành nhóm việc làm giữ gìn hoặc chưa giữ gìn cảnh đẹp quê hương. Từ đó, GV có thể tổ chức chơi tiếp sức để sắp xếp các tranh vào nhóm tương ứng và cho cá nhân/nhóm giải thích sự về sự sắp xếp của mình
- Học sinh tạo thành nhóm 4 và yêu cầu thảo luận:
- Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?	•
- Việc làm nào góp phân giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS trao đổi:
+ Vì đi vào cánh đồng sẽ làm hỏng hết hoa.
+ Việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương sẽ giúp giữ môi trường trong lành, cảnh quan đẹp hơn, giúp mọi người thấy gắn bó, yêu quê hương mình hơn.
Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp quê hương.
Mục tiêu: HS nêu được những việc cẩn làm để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp quê hương.
Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm, sử dụng thông tin đã chuẩn bị trong phiếu học tập để nêu những việc cần làm để chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp quê hương (chăm sóc cảnh quan; không đổ rác thải bừa bãi; không hái hoa, bẻ cành, làm hỏng cảnh quan tự nhiên; nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên,...)
- GV có thể cho HS sử dụng tranh/ảnh/thông tin đã sưu tầm để chia sẻ với bạn về cảnh đẹp.
3.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP. ( 5’)
- Nhận xét
- HS trao đổi theo nhóm, sử dụng thông tin đã chuẩn bị trong phiếu học tập để nêu những việc cần làm để chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp quê hương (chăm sóc cảnh quan; không đổ rác thải bừa bãi; không hái hoa, bẻ cành, làm hỏng cảnh quan tự nhiên; nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên,...)
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ hai ngày 20 tháng 03 năm 2023
TOÁN
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (TIẾT 3)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 57, 58 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giải quyết vấn đề toán học : sắp xếp số lượng từ ít đến nhiều, giải quyết vấn đề đơn giản về nhiều hơn hoặc ít hơn
 - Tư duy và lập luận toán học: ôn tập tính độ dài đường gấp khúc, tính thời gian
 - Mô hình hoá toán học : giải quyết vấn đề trên mô hình đã cho.
 - Giao tiếp toán học: Trình bày cách làm, trao đổi với bạn về cách làm, nhận xét bài làm của bạn.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
GV: Trò chơi Lá thăm vui nhộn, Trò chơi Ong tìm mật, Bộ hoa trắc nghiệm A, B, C
HS: SGK, Vở Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp : Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Lá thăm vui nhộn
- GV chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên bốc thăm. Nếu đội nào bốc được lá thăm có số lớn hơn 
sẽ thắng. Đội thua sẽ tặng đội thắng bằng cách: hát, múa, vỗ tay, bắn pháo bông,
=> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì? (Tiết 3)
- HS tham gia chơi.
VD: Đội A bốc được lá thăm: 356
Đội B bốc được lá thăm: 689. Như vậy đội B thắng; đội A sẽ hát tặng đội  ... sau chủ đề 
Mục tiêu: HS tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn sau mỗi chủ để đã học.
Cách tiến hành:
- GV phát Phiếu đánh giá và yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV đề nghị HS vẽ biểu tượng cảm xúc của bản thân và mọi người khi em thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người em yêu quý.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá và tô màu vào số ngôi sao tương ứng với những việc các em đã làm.
- GV tổ chức cho HS đánh giá công bằng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.
- GV yêu cầu HS về xin ý kiến người thân và ghi vào mục 3 trong Phiếu đánh giá.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và nêu những việc mình đã làm để thể hiện sự quý trọn phụ nữ.
3. Phương hướng kế hoạch tuần 27.
Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau.
- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động vẽ tranh cho tuần sau. 
- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt
các kế hoạch đề ra.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực trong tuần qua.
- HS thể hiện múa hát.
- HS trả lời: ba, mẹ, con.
- HS lắng nghe.
- Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục.
- HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần.
+ Đơn vị đo chiều dài.
+ Chăm sóc bảo vệ cơ quan hô hấp, cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Biểu diễn các tiết mục về gia đình.
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân
- HS chơi trò chơi “Tiếp sức”
+ Em chăm sóc người thân khi người thân bị ốm, em ngoan ngoãn lễ phép chào hỏi người lớn. 
+ Em vui khi được giúp đỡ mọi người, mọi người càng yêu quý em hơn.
- HS tích cực tham gia trò chơi và HS ở dưới lớp cổ vũ, động viên.
- HS lắng nghe.
- HS hoàn thành Phiếu đánh giá,
- HS vẽ biểu tượng cảm xúc của bản thân và mọi người khi em thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người em yêu quý.
- HS tự đánh giá và tô màu vào số ngôi sao tương ứng với những việc các em đã làm.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS về xin ý kiến người thân và ghi vào mục 3.
- HS nêu:
+ Lễ phép với mọi người.
+ Tôn trọng, bảo vệ người phụ nữ.
+ Quan tâm giúp đỡ những người phụ nữ trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ tên:. Lớp:..
3. Ý kiến người thân về những việc em đã thực hiện
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ ba ngày 21 tháng 03 năm 2023
Rèn Tiếng việt 
Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản thông tin
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản thông tin 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS Làm VBT
Câu 1 Viết tên bài đọc đã học phù hợp với từng hình ảnh và thông tin dưới đây
Câu 2 Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung đã trao đổi với bạn về một thông tin em biết thêm từ bài đọc.
Thứ tư ngày 22 tháng 03 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn viết: Luyện tập nghe - viết Chiều mùa hạ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn trong bài “ Chiều mùa hạ ” 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
-HS làm bài VBT
Câu 3 : Nghe - viết Chiều mùa hạ 
- HS viết bài 
- HS viết bài, soát lỗi.
Câu 4 Viết câu để phân biệt cặp từ sau: dây – giây 
- Em rất thích chơi nhảy dây.
- Kim dài nhất của đồng hồ là kim chỉ giây. 
Câu 5
 a. Chữ s hoặc chữ x
b. Vần iên hoặc vần iêng và thêm dấu thanh (nếu cần)
dòng suối
thôn xóm 
làng xã 
sườn núi
củ riềng 
triền núi
biên giới
cồng chiêng 
Thứ tư ngày 22 tháng 03 năm 2023
Rèn toán 
Rèn: Mét (t2)
Yêu cầu cần đạt: 
-Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.
-Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước mét.
-So sánh độ dài của gang tay với 1m.
-Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo độ dài. Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị mét và đề-xi-mét, mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS làm VBT 
Bài 1 Viết số vào chỗ chấm.
a) 1 m = 10 dm                        1 dm = 10 cm                          1 m = 100 cm
b) 100 cm = 1 m                      10 dm = 1 m                            10 cm = 1 dm
Bài 2 Số?
Ba con kiến đều xuất phát từ tổ của chúng và bò theo cùng một con đường.
Mỗi con kiến đã bò được:
Kiến A: 60 cm hay 6 dm
Kiến B: 130 cm hay 13 dm
Kiến C: 200 cm hay 20 dm hay 2 m
Bài 3 Đánh dấu vào đơn vị em chọn.
a) Đo chiều rộng ngôi nhà theo đơn vị mét.
b) Đo chiều rộng hộp bút theo đơn vị xăng-ti-mét.
Bài 4 a) Bạn Dung cao 125 cm
b) Phòng học dài 6 m
c) Sân bóng rổ dài 28 m
d) Ngón tay trỏ của bạn Nam dài 6 cm
Bài 5 Cây cau cao 17 m, cây dừa cao hơn cây cau 5 m. Hỏi cây dừa cao bao nhiêu mét?
Bài giải 
Chiều cao của cây dừa là
17+ 5 = 22 (mét)
Đáp số: 22 mét
 Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2023
Rèn toán
 Ki-lô-mét ( tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nhận biết được đơn vị đo độ đài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.
- Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- HS làm bài VBT 
Bài 1 Viết vào chỗ chấm.
a) 1 km = 1 000 m                               1 m = 100 cm                          1 m = 10 dm
b) 10 dm = 1m                                   1 000 m = 1 km                       100 cm = 1 m
Bài 2 Viết cm, m hay km vào chỗ chấm.
a) Nhà để xe học sinh dài khoảng 50 m
b) Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Tân An (Long An) dài khoảng 50 km.
c) Bàn học cao khoảng 50 cm.
Bài 3 Viết vào chỗ chấm.
- Quan sát hình vẽ em xác định độ dài quãng đường từ A đến C (không đi qua B).
- Quãng đường từ A đến C (đi qua B) = Quãng đường AB + Quãng đường BC.
a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài 12 km.
b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài 6 + 8 = 14 km
c) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) ngắn hơn quãng đường từ A đến C (đi qua B) là: 14 – 12 = 2 km.
Bài 4 Bảng dưới đây cho biết độ dài quãng đường từ nhà mỗi bạn đến trường.
Đổi 1 km = 1 000 m
Ta có 709 < 790 < 800 < 1 000
Nên quãng đường từ nhà Nga đến trường xa nhất.
Đường nhà Sơn đến trường là ngắn nhất.
Bài 5 Xe đưa gia đình bạn Ngân từ nhà về thành phố Cần Thơ. Khi xe đi được 48 km thì thấy cột cây số như hình bên. Hỏi quãng đường từ nhà bạn Ngân đến thành phố Cần Thơ dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài giải
Quãng đường từ nhà Ngân đến thành phố Cần Thơ dài số ki-lô-mét là
48 + 102 = 150 (km)
Đáp số: 150 km
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn: Luyện tập thuật lại một việc được tham gia
Luyện tập chia sẻ một bài thơ về thiên nhiên
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thuật việc được tham gia
- Chia sẻ một bài thơ về thiên nhiên
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- GV cho học sinh làm VBT 
Câu 1 Dựa vào bài đọc SGK, tr.80, thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chủ nhật ba chở mía, dừa, chuối, gạo vào khu bảo tồn.
b. Sau cơn mưa, suối chảy rì rầm, cây cỏ xanh tươi.
c.  
Câu 2 Viết 4 – 5 câu về một chuyến tham quan của em dựa vào gợi ý:
Chủ nhật tuần trước, em được bố đưa đi tham quan ở công viên Thủ Lệ. Em được thăm rất nhiều các loài vật như hổ, báo, khỉ, công, Sau khi đi ngắm các con vật trong vườn thú, bố đưa em đi chơi ở khu vui chơi. Em được vào nhà gương, nhà bóng và chơi cả gắp thú nữa. Em rất vui vì được đi tham quan cùng với bố. Em mong bố sẽ đưa em đi chơi nhiều hơn nữa. 
Câu 3 Viết vào Phiếu đọc sách nội dung đã trao đổi với bạn về một bài thơ đã đọc về thiên nhiên.
Duyệt của Tổ trưởng
Duyệt của P.HT
Ngày..thángnăm 2023
Nguyễn Thị Thanh Nga
 Ngô Thị Kim Yến
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 27
(Từ ngày 20/03/2023 đến ngày 24/3/2023)
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài giảng
Thứ hai ( 20/03)
Sáng
1
SHDC
SHDC: Biểu diễn văn nghệ về chủ đề gia đình
2
Đạo đức
Em yêu quê hương
3
Toán
Em làm được những gì? (t3)
4
Nghệ thuật
 ( âm nhạc )
Giai điệu quê hương
Chiều
1
Tiếng Việt
Ôn tập 1 (tiết 1)- Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản truyện 
2
Tiếng Việt
Ôn tập 1 (tiết 2) - Luyện tập viế't chữ hoa: Q, R, S, T, Ư, V, X, Y 
3
TABN
Thứ ba (21/03 )
Sáng
1
Toán
Mét (t1)
2
GDTC
 Bài 1: Các tư thế đầu , cổ kết hợp chân cơ bản (Tiết 3)
3
Tiếng Việt
Ôn tập 2 (tiết 3) - Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản thông tin 
4
Tiếng Việt
Ôn tập 2 (tiết 4)- Luyện tập nghe - viế't Chiều mùa hạ Luyện tập phân biệt d/gi; s/x, iên/iêng 
Chiều
1
Tiếng Anh
Lesson 1+2
2
Tiếng Anh
Lesson 1+2
3
Rèn TV
Rèn: Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản thông tin 
Thứ tư ( 22/03)
Sáng
1
Toán
Mét (t2)
2
Tiếng Việt
Ôn tập 3 (tiết 5)- Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu, đọc thuộc lòng văn bản thơ 
3
Tiếng Việt
Ôn tập 3 (tiết 6)- Luyện tập nghe - kể Món quà quê
4
TNXH
Cơ quan bài tiết nước tiểu ( tiết 1 )
Chiều
1
HĐTN
Chủ đề: Yêu thương gia đình, quý trọng phụ nữ
-Múa dân vũ theo bài “Chung sống”
- Làm chiếc lọ “Kỉ niệm yêu thương”
2
RÈN TV
Rèn viết: Luyện tập nghe - viế't Chiều mùa hạ 
3
Rèn Toán
Rèn: Mét (t2)
Thứ năm ( 23/03)
Sáng
1
Tiếng Anh
Lesson 1+2
2
Tiếng Anh
Lesson 1+2
3
Nghệ thuật
 ( Mĩ thuật )
Khu rừng thân thiện (Tiết 1)
4
Toán
Ki-lô-mét (t1)
Chiều
1
Tiếng Việt
Ôn tập 4 (tiết 7)- Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu văn bản miêu tả 
2
Tiếng Việt
Ôn tập 4 (tiết 8)- Luyện tập từ chỉ đặc điểm, dấu câu (dấu chấm than, dấu phẩy) 
3
Rèn Toán
Rèn: Ki-lô-mét (t1)
Thứ sáu ( 24/03)
Sáng
1
GDTC
Bài 1: Các tư thế đầu, cổ kết hợp chân cơ bản (Tiết 4)
2
Toán
Ki-lô-mét (t2)
3
Tiếng Việt
Ôn tập 5 (tiết 9)- Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu Một ngày ở vườn quốc gia 
4
Tiếng Việt
Ôn tập 5 (tiết 10) - Luyện tập thuật lại một việc được tham gia. Luyện tập chia sẻ một bài thơ về thiên nhiên
Chiều
1
TNXH
Cơ quan bài tiết nước tiểu ( tiết 2 )
2
HĐTN
SHL: Chia sẻ về việc em đã làm thể hiện tình cảm dành cho người thân trong gia đình. Đánh giá hoạt động
3
Rèn TV
Rèn: Luyện tập thuật lại một việc được tham gia. Luyện tập chia sẻ một bài thơ về thiên nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2022_2023_hua_ngoc_hien.docx