Giáo án Lớp 2 tuần 26 - Trường tiểu học Bắc Lũng

Giáo án Lớp 2 tuần 26 - Trường tiểu học Bắc Lũng

THỦ CÔNG

Làm dây xúc xích trang trí (Tiết 2).

 I.Mục tiêu:

1- H/S làm được dây xúc xích bằng giấy để trang trí.

2- Rèn đôi tay khéo léo , làm đúng và đẹp .

3- Thích làm đồ chơi, biết sáng tạo và yêu quý sản phẩm lao động.

 II.Chuẩn bị: - G/V: Dây xúc xích bằng giấy thủ công, kéo, hồ dán. Quy trình làm dây xúc xích.

- H/S có giấy màu, kéo, hồ dán.

 III.Hoạt động dạy học:

1/ G/V kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.(2')

 

doc 42 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 26 - Trường tiểu học Bắc Lũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 2
Nguyễn thị dung 
	Tuần 26
Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2008
Thủ công
Làm dây xúc xích trang trí (Tiết 2).
 I.Mục tiêu:
1- H/S làm được dây xúc xích bằng giấy để trang trí.
2- Rèn đôi tay khéo léo , làm đúng và đẹp .
3- Thích làm đồ chơi, biết sáng tạo và yêu quý sản phẩm lao động.
 II.Chuẩn bị: - G/V: Dây xúc xích bằng giấy thủ công, kéo, hồ dán. Quy trình làm dây xúc xích.
- H/S có giấy màu, kéo, hồ dán.
 III.Hoạt động dạy học:
1/ G/V kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.(2')
2/ H/S thực hành làm dây xúc xích trang trí.(20')
- Y/C h/s nhắc lại quy trình làm dây xúc xích trang trí.
- Tổ chức cho h/s thực hành cá nhân làm dây xúc xích( G/V nhắc nhở h/s cắt các nan giấy cho thẳng theo đường kẻ có độ dài bằng nhau).
- G/V theo dõi động viên nhắc nhở h/s làm dây xúc xích dài có nhiều vòng.
- Tổ chức cho h/s trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của h/s.
3/ Củng cố :(5')
- Nhận xét về tinh thần chuẩn bị, kĩ năng thực hành và sản phẩm của h/s.
-2 h/s nhắc lại các bước làm dây xúc xích
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy
+ Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
- Thực hành theo y/c.
- H/S trưng bày theo nhóm mỗi nhóm 7 h/s
- 3 h/s tham gia cùng g/v đánh giá sản phẩm của các nhóm
__________________________________
tự học
Luyện đọc 
 I. Mục tiêu:
1- Củng cố nội dung bài Tôm Càng và Cá Con. Đọc thêm bài : Cá sấu sợ cá mập .- H/S biết cách tóm tắt nội dung bài.
2- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm , hiểu bài qua câu hỏi ..
3 - Cần bình tĩnh khi gặp nguy hiểm, biết giúp đỡ bạn.
 II. Hoạt động dạy học:
1/ GTB :
2/ Hướng dẫn luyện đọc:
a. Bài :(15') Tôm càng và Cá Con 
- Y/C h/s luyện đọc cá nhân( lưu ý giọng đọc các nhân vật ).
 - Tổ chức cho h/s thi đọc theo vai. Cử h/s làm giám khảo chấm, đánh giá .
- Gv nhận xét ,cho điểm .
* Bài tập : ( Chọn đáp án đúng )Tôm Càng đáng khen vì :
A. Khoẻ hơn các loài cùng sống ở dưới sông .
B. Đã nhanh trí báo cho bạn biết sắp có kẻ thù đe doạ .
C. Đã dũng cảm cứu thoát bạn khỏi nguy hiểm .
- Gv chốt ý chính .
b. Bài :(15') Cá sấu sợ cá mập .
- G đọc 1 lần .
- Y /c Hs đọc nối đoạn , cả bài (cá nhân ,đồng thanh )
- Cho Hs giải nghĩa từ và trả lời các câu hỏi cuối bài .
- Gv chốt ý chính của bài .
Hs đọc – Nhận xét bạn .
- Hs nghe và chọn đáp án đúng .
- Hs nghe .
- Đọc bài .
- Trả lời câu hỏi trong nhóm .
3. Củng cố :(3') Y /c H nói 1 câu về 1 con vật dưới nước mà em học trong hai bài tập đọc .
 - Nhận xét tiết học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Chủ đề 5 : Ngày Quốc tế phụ nữ : Hát mừng ngày mùng 8 tháng 3
 I.Mục tiêu:
1- H/S biết hát các bài hát về chủ đề ngày 8/3.
2- Rèn kĩ năng hát hay và kết hợp múa vận động phụ họa.
3- Yêu quý, biết ơn bà, mẹ, cô giáo và các chị.
 II. Hoạt động dạy học:
1/ G/V nêu y/c nội dung tiết học.
2/ H/S thực hành biểu diễn các bài hát mang chủ đề ngày 8/3.(25')
- Y/C h/s kể tên các bài hát.
- Y/C h/s hát cá nhân từng bài hát mình chọn.
- Y/C h/s đánh giá và lựa chọn tiết mục hay.
3/ G/V tổng kết: (2')
- Tuyên dương khen thưởng h/s đạt tiết mục hay.
4/ Nhận xét tiết học.
- H/S nối tiếp nhau kể tên các bài hát.
- Mùng 8 tháng 3 
- Mẹ và cô giáo .
-Bông hồng tặng cô ..
- Thực hành biểu diễn cá nhân.
- Lớp cử 3 h/s làm ban giám khảo, ban giám khảo có nhiệm vụ nghe, đánh giá từng tiết mục biểu diễn.

______________________________________________________________
Thứ ba ngày 18 tháng 3 năm 2008
Toán
Tìm số bị chia
 I.Mục tiêu:
1- Biết cách tìm số bị chia trong phép chia khi biết các thành phần còn lại.
2- Làm thành thạo các dạng toán trên.
3- Tích cực học tập .
 II.Đồ dùng: 2 tấm bìa( 1 tấm gắn 3 hình vuông). Thẻ từ ghi số bi chia, số chia, thương.
 III. Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: Thực hành đọc giờ trên đồng hồ.(2')
2/ Bài mới: a/ Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia(5')
- G/V thao tác với đồ dùng trực quan
- Gắn bảng 6 hình vuông thành hai hàng và nêu bài toán 1.
- Y/C h/s nêu phép tính tương ứng
- Y/C h/s nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên.
- Gắn bảng tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính.( 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương).
- Y/C h/s thực hiện bài toán 2 tương tự bài toán 1.
- Quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Y/C h/s đọc 2 phép tính vừa lập. Hỏi trong phép tính 6: 2 = 3 thì 6 gọi là gì ? Trong phép nhân 3 2 = 6 thì 6 gọi là gì?
-3 và 2 gọi là gì trong phép chia 6: 2 = 3
- Kết luận: Trong phép chia, SBC bằng thương nhân với số chia.
b/ Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết(10')
- Viết bảng x : 2 = 5 và y/c h/s đọc phép tính trên.
- Y/C h/s nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính trên.
- Y/C h/s nêu phép tính để tìm x.Vậy x bằng mấy?
- Y/C h/s đọc lại cả bài toán.
- Kết luận: Vậy muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia .
3/ Luyện tập.
 Bài 1:(7;') - Gọi h/s đọc đề và nêu y/c của bài
- Y/C h/s nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của phép tính.
 Bài 2(6'): - Y/C h/s đọc đề và nêu cách tìm số bị chia.
- Y/C h/s tự làm bài .
- Gọi h/s nhận xét bài bạn làm.
 Bài 3:(7') Gọi 1 h/s đọc đề
- Y/C h/s thảo luận nhóm đôi về cách phân tích bài toán.
- Gọi 1 h/s lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Gọi h/s nhận xét bài bạn làm
- GS chấm chữa bài .
- Cho HS giỏi đặt đề toán với phép tính 15 : 3 = 5 
4/ Củng cố: (3')
- Thi tìm nhanh số bị chia biết thương là 7 và số chia là 4 .
A.11 B.3 C . 28 
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát và nêu lại bài toán
- Phép chia: 6 : 2 = 3
- Nhiều h/s nêu: 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.
- Quan sát và nêu lại 
- Thực hiện với phép nhân 3 2 = 6
- Đọc: sáu chia hai bằng ba; ba nhân hai bằng sáu. Trong phép tính nhân thì 6 gọi là tích, trong phép tính chia thì 6 gọi là số bị chia.
- 3 gọi là thương; 2 gọi là số chia.
- Nhiều h/s nhắc lại kết luận.
- Đọc: x chia cho hai bằng 5.
- X là số bị chia chưa biết; 2 là số chia; 5 là thương.
- x= 5 2. Vậy x = 10.
- Thực hiện theo y/c
- Nhiều h/s nhắc lại kết luận.
- Tính nhẩm. Nhẩm trong đầu và viết ra kết quả.
VD: 6 : 3 = 2
- Đọc : Tìm x
- 2 h/s lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở. VD: X: 2 = 3
 X = 3 2
 X = 6
- Thực hiện theo y/c.
- Làm bài vào vở
Tóm tắt
1 em: 5 chiếc kẹo
3 em : ? Chiếc kẹo
Bài giải
3 em được có số chiếc kẹo là:
5 3 = 15( chiếc kẹo)
Đáp số: 15 chiếc kẹo
- HS tính nhẩm kết quả và chọn đáp án đúng .
____________________________________
 Kể chuyện
Tôm Càng và Cá Con
I. Mục tiêu:
1- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.
 Biết cùng các bạn phân vai và kể lại.
2- Kể đúng, tự nhiên, có sáng tạo.
 Nghe và nhận xét bạn kể chính xác.
3- Tự tin, học tập gương tốt của Tôm càng.
II. Đồ dùng dạy học .
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học.
 1. Kiểm tra.(4')
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.(1')
b. Hướng dẫn kể chuyện(5').
a. Kể từng đoạn theo tranh.(10')
- GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh, nói vắn tắt nội dung mỗi tranh.
- HS. tập kể theo nhóm.
- G V cho H.S tập kể theo nhóm.
b) Phân vai, dựng lại câu chuyện(7').
- GV. hướng dẫn các nhóm HS
- Lưu ý: HS kể đúng giọng điệu thể hiện giọng nói nhân vật.
- Thi kể trước lớp.
- GV nhận xét , đánh giá .
3. Củng cố : (3')
- Em yêu thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học.
- T1: Tôm càng, Cá con làm quen.
- T2: Cá con trổ tài bơi.
- T3: Tôm càng phát hiện kẻ thù.
- T4: Cá con biết tài, nể.
- Mỗi nhóm 3 em, tự phân vai (người dẫn chuyện, Tôm càng, Cá con).
- HS nhận xét, cho điểm.
Chính tả ( TC)
Vì sao cá không biết nói ?
 I.Mục tiêu:
- H/S chép lại đoạn truyện: Vì sao cá không biết nói? Làm bài tập chính tả phân biệt r/d.
- Chép đúng đoạn truyện, làm đúng bài tập.
- Rèn giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 II.Đồ dùng: Bảng phụ chép đoạn viết và bài tập 2.
 III. Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: Gọi 2 h/s lên bảng, cả lớp viết bảng con các từ sau: cái chăn, co trăn, cá trê, chê bai. G/V nhận xét cho điểm :(4')
2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài(1')
b/ Hướng dẫn tập chép(10')
- Câu chuyện kể về ai? Việt hỏi anh điều gì?
- Lân trả lời em như thế nào? Câu trả lời có gì đáng cười?
- Câu chuyện có mấy câu?
- Nêu dấu câu được viết trong bài?
-Y/C h/s tìm từ khó luyện viết.
- GV treo bảng phụ – HS nhìn và chép:(15') .
- Đọc cho h/s viết và soát lỗi.
c/ Bài tập thực hành(7')
 Bài 2: - Gọi h/s đọc y/c. 
- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở.
- Gọi h/s nhận xét bài bạn làm.
3/ Củng cố : (2')
- Theo em vì sao cá không biết nói?
- Nhận xét tiết học.
- Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt. Việt hỏi anh: Vì sao cá không biết nói?
- Lân trả lời: Em hỏi  có nói được không?
- Có 5 câu.
- Dấu:, dấuphẩy, dấu gạch ngang,dấu chấm.
- Đọc viết các từ: Say sưa, bỗng, ngớ ngẩn...
- Mở vở viết bài và nghe đọc soát lỗi.
- Đọc : a/Điền vào chỗ trống r/ d.
- Làm bài
Đáp án: Lời ve kêu da diết./ Khâu những đường rạo rực .
- Tự trả lời theo ý hiểu.
______________________________________
Mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài con vật ( Vật nuôi).
1-Mục tiêu:- HS nhận biết đặc điểm và hình dáng các con vật nuôi quen thuộc 
 -Biết cách vẽ con vật .
 - Vẽ được con vật theo ý thích. 
2-Chuẩn bị;- GV:Tranh ảnh một số con vật
 - HS:giấy vẽ ,vở vẽ ,chì màu 
3-Các hoạt động dạy học chú yếu 
Hoạt động 1:(5')Tìm chọn nội dung đề tài 
 - Gvgiới thiệu tranh ,ảnh một số con vật quen thuộc và gợi ý HS nhận biết :-Tên con vật 
 -Hình dánh 
 -Đặc điểm 
Hoạt động 2:(7')	Cách vẽ con vật 
 -Gv giới thiệu hình minh hoạ 
 -Vẽ các bộ phận lớn của con vật trước 
 -Vẽ các bộ phận nhỏ sau 
 -Vẽ con vật ở các dáng khác nhau 
Hoạt động 3:(18') Thực hành 
 HS thực hành vẽ -Gv quan sát hướng dẫn 
Hoạt động 4:(5')Nhận xét đánh giá 
 - GVhướng dẫn HS nhận xét một số tranh đã hoàn thành . 
 -GVnhận xét giờ học 
__________________________________
luyện Toán 
Luyện tập
I.Mục tiêu:
1- Củng cố cách tìm số bị chia trong phép chia , thực hành xem đồng hồ .
2- Rèn kĩ năng tìm số bị chia và giải bài toán có lời văn.
3- Tích cực học toán .
II.Hoạt động dạy học:
1/ GTB :(1')
2/ H/S thực hành làm bài tập.
 Bài 1:(7') Câu nào đúng ?
A. Muốn tìm số bị chia ta lấy thương cộng với số chia .
B. Muốn tìm số bị chia ta lấy thươ ... .
- Tự chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- 1 em lên bảng chữa bài. giải thửơng , rải rác , dải núi 
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở BT.
- Chữa bài - nhận xét.
Toán +
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
1- H. hiểu cách tính về chu vi hình tam giác, tứ giác và củng cố cách tìm số bị chia .
2- Vận dụng các dạng bài tập.
3- Tích cực học tập .
II. Hoạt động dạy – học.
1- GTB :
2. Thực hành:
Bài 1: Tìm y : 
y – 3 = 7 y – 4 = 9 
y : 3 = 7 y : 4 = 8 + 1 
- Cho H tìm số bị chia , không lẫn sang tìm số bị trừ .
Bài 2 : Tìm số bị chia biết thương là 9 và số chia là 4 .
A.13 B. 5 C.36 D. 32 
- Muốn tìm số bị chia em làm thế nào ? Cho h thi làm nhanh trong các nhóm 
Bài 3: a/ Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là : 15 dm , 22 dm và 36 dm .
- Y/c H nêu cách tính chu vi và làm vở . G chấm , chữa bài .
b*/ ( dành cho H giỏi ) Tìm chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 27 cm, 3dm, 22cm.
- Yêu cầu H. đưa về cùng một đơn vị và tính. (3 dm = 30 cm.)
Bài 4 : Tính chu vi hình tứ giác MNPQ biết độ dài các cạnh là MN=11cm, NP=14cm, PQ= 24cm ,QM=12cm .
- Cho H áp dụng cách tính giống bài 3 
- G chữa bài chốt đáp án đúng .
Bài 5 * ( dành cho H giỏi ) Cho một hình tam giác và một hình tứ giác có độ dài các cạnh đều bằng nhau . Chu vi của hình nào lớn hơn ? 
 A. Hình tam giác .
 B. Hình tứ giác .
 C. Hai hình bằng nhau .
- Giúp H hiểu vì sao chọn đáp án C ? 
3- Củng cố : -G chốt kiến thức về tìm số bị chia và cáhc tính chu vi các hình – Nhận xét giờ học .
- H đọc đề .
- H làm vở , KT chéo .
- Chữa bài , nhận xét bạn .
- Lấy thương nhân với số chia .
- Tính tổng độ dài các cạnh ( 73 dm )
 (3 dm = 30 cm.)
27 + 30 + 22 = 79cm 
- H làm vở – KT chéo 
- Nhận xét bài của bạn .
- Ch ọn đáp án C 
- các cạnh đều bằng nhau nhưng số cạnh của hình tứ giác nhiều hơn thì chu vi sẽ lớn hơn .
Thể dục +
Ôn một số động tác RLTTCB - Trò chơi: Nhảy ô.
( GV chuyên dạy )
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Ôn tập – Thực hành an toàn giao thông – Bài 1 
I.Mục tiêu : 
1- H ôn tập và thực hành hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ và đi xe đạp trên đường .
2- Thực hành tốt qua các tình huống .
3- Đi bộ đi trên vỉa hè , không đùa nghịch dưới lòg đường để đảm bảo an toàn 
II. Hoạt động dạy học :
1- Hoạt động 1: Khởi động : 
- Cho H thể hiện thái độ tán thành hay không tán thành qua các tình huống :
 a. Trẻ em phải cầm tay người lớn khi đi qua đường .
b. Các bạn chơi đá bóng trên vỉa hè .
c. Ngồi sau xe đạp do bạn nhỏ khác đèo .
d. Đội mũ xe máy khi đi xe máy .
2. Hoạt động 2 : Hỏi đáp :
- Cho h hỏi đáp với cá câu hỏi về chủ đề về bài học .
VD :? Bạn đi đến trường trên con đường nào ? 
 ? Bạn đi như thế nào để được an toàn ? 
3- Củng cố : 
- Cho H đọc phần ghi nhớ ở cuối bài .
- G nhận xét giờ học .
- H tán thành bằng cách giơ tay , không tán thành thì ngược lại .
- Nhận xét bạn .
- Hỏi đáp theo cặp , trước lớp .
- Nhận xét bạn .
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007
Toán
Luyện tập
I - Mục tiêu
1- Giúp H củng cố về nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc , tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
2- Tính toán chính xác .
3- Tích cực trong học tập và giải toán.
II - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2-Thực hành :
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV lưu ý HS có nhiều cách nối khác nhau để có ba đoạn thẳng : ABCD , ABDC , CABD .
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn tự làm bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề toán.
Bài 4:
- Cho HS tự giải vào vở: có hai cách giải .
- 
3- Củng cố : G chốt những kiến thức cần lưu ý .
- HS đọc yêu cầu.
- HS cả lớp tự nối các điểm để tạo thành đường gấp khúc.
- HS chữa bài - nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Học sinh tự làm bài.
Chu vi hình tam giác là: 
 2 + 4 + 5 = 11 (cm)
- Chữa bài. 
- Nhận xét.
- 1 em đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào giấy nháp.
- Chữa bài.Độ dài đường gấp khúc ABC là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
 Hoặc: 3 x 4 = 12 (cm)
Tập làm văn
Đáp lời đồng ý - Tả ngắn về biển.
I - Mục tiêu
1- Tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong 1 số tình huống giao tiếp.
2- Rèn kĩ năng giao tiếp, trả lời câu hỏi về biển. 
3- Có ý thức nói viết thành câu.
II - Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ cảnh biển
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( Miệng ) 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài.
- Cho H thực hành tình huống theo cặp .
Bài 2: ( Viết )
- GV cho 1 em đọc yêu cầu 
- GV lưu ý học sinh viết thành đoạn văn ngắn.
- G chấm : khuyến khích sự sáng tạo làm văn của H .
3- Củng cố : 
- H đọc đề .
- Cả lớp suy nghĩ về nội dung lời đáp, thái độ biết ơn ,vui vẻ .
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Học sinh tự viết bài.
- H đọc bài viết của mình.
- Nhận xét cách dùng từ , viết câu của các bạn.
- Bình chọn bài viết hay.
Thủ công
Làm dây xúc xích trang trí (Tiết 2).
 I.Mục tiêu:
1- H/S làm được dây xúc xích bằng giấy để trang trí.
2- Rèn đôi tay khéo léo , làm đúng và đẹp .
3- Thích làm đồ chơi, biết sáng tạo và yêu quý sản phẩm lao động.
 II.Chuẩn bị: - G/V: Dây xúc xích bằng giấy thủ công, kéo, hồ dán. Quy trình làm dây xúc xích.
- H/S có giấy màu, kéo, hồ dán.
 III.Hoạt động dạy học:
1/ G/V kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
2/ H/S thực hành làm dây xúc xích trang trí.
- Y/C h/s nhắc lại quy trình làm dây xúc xích trang trí.
- Tổ chức cho h/s thực hành cá nhân làm dây xúc xích( G/V nhắc nhở h/s cắt các nan giấy cho thẳng theo đường kẻ có độ dài bằng nhau).
- G/V theo dõi động viên nhắc nhở h/s làm dây xúc xích dài có nhiều vòng.
- Tổ chức cho h/s trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của h/s.
3/ Củng cố :
- Nhận xét về tinh thần chuẩn bị, kĩ năng thực hành và sản phẩm của h/s.
-2 h/s nhắc lại các bước làm dây xúc xích
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy
+ Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
- Thực hành theo y/c.
- H/S trưng bày theo nhóm mỗi nhóm 7 h/s
- 3 h/s tham gia cùng g/v đánh giá sản phẩm của các nhóm
 Đạo đức
Lịch sự khi đến nhà người khác( tiết 1)
 I. Mục tiêu:
1- H. biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.
2- H. biết cư xử khi đến nhà bạn bè, người quen.
3- H. có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
 II.Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài 
2/ Bài mới:
 a/ Hoạt động1: Thảo luận, phân tích truyện “ Đến chơi nhà bạn”.
- G kể chuyện có kết hợp sử dụng tranh minh họa.
- Y/C H. thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:
 b/ Hoạt động2: Phân tích truyện “Đến chơi nhà bạn”.
- Tổ chức đàm thoại.
- Khi đến nhà Trâm Tuấn đã làm gì?
- Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?
- Lúc đó An đã làm gì?
- An dặn Tuấn điều gì?
- Khi chơi ở nhà Trâm bạn An đã cư xử như thế nào?
- Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa?
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
- G. tổng kết hoạt động: nhắc H.phải lịch sự khi đến chơi nhà người khác. Thế mới là tôn trọng mọi người và tôn trọng chính mình.
c/ Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu H. nhớ lại các lần mình đến chơi nhà khác.
- Cả lớp theo dõi và phát biểu về tình huống của bạn.
- G . khen ngợi những em đã biết cư xử lịch sự, nhắc nhở những H. cư xử chưa lịch sự.
3/ Củng cố: Nhận xét tiết học.
- Nghe kể chuyện và quan sát tranh, nhận xét nội dung tranh.
- Thảo luận , báo cáo trước lớp, H. khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Tuấn đập cửa ầm ĩ. Khi mẹ Trâm ra mở cửa Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không?
- Mẹ Trâm rất giận nhưng không nói gì?
- An chào mẹ Trâm và giới thiệu bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi Trâm có nhà không.
- An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, học lời của An.
- An nói năng nhẹ nhàng, lễ phép.
- Vì bác đã thấy Tuấn nhận ra cách xư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở.
- Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi.
- H. kể.
 - Nhận xét tình huống xem bạn cư xử thế đã lịch sự chưa?
Tiếng việt
Luyện tập : Luyện từ và câu – Tập làm văn
I.Mục tiêu :
1- Củng cố từ ngữ về sông biển , dấu phẩy , đáp lời đồng ý và tả ngắn về biển .
2- Dùng từ , đặt câu chính xác , hay .
3- Tích cực luyện tập .
II. Hoạt động dạy học :
1: Giới thiệu bài :
2- Thực hành :
Bài 1: Viết tên 3 loài cá nước ngọt ,3 loài cá nước mặn .
- Giúp H hiểu đó chính là các từ về chủ đề sông biển .
Bài 2: Ghi vào chỗ trống lời nói của em trong các trường hợp sau :
a/ Em nhờ ông sửa cho em đồ chơi bị hỏng . Ông bảo : “ Ông sẽ sửa cho cháu .”
b/ Em xin mẹ cho tham dự chuyến tham quan viện bảo tàng cùng cả lớp .Mẹ em bảo : “ Con đi đi .”
- Cho H làm bài và chữa .
Bài 3 : Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau :
Ba mẻ lưới kéo lên đầy ắp cá : cá thu cá nục cá thờn bơn cá chai cá thủ .
- Cho H điền dấu phẩy để tách các từ chỉ tên các loại cá .
Bài 4 : Viết đoạn văn về cảnh biển .
- Cho H làm bài .
- Đọc bài làm .
- G cấm bài .
3- Củng cố : 
-Nhận xét giờ học .
- H viết từ .
- Đọc thi trong nhóm .
- H hiểu đáp lại lời đồng ý .
- Nhận xét bạn - 
- H làm vở : cá thu , cá nục , cá thờn bơn , cá chai , cá thủ .
Thủ công +
Làm dây xúc xích trang trí theo ý thích.
I.Mục tiêu:
1-H/S tự làm dây xúc xích trang trí theo ý thích của mình.
2-Rèn kĩ năng sáng tạo.
3 - Thói quen yêu lao động.
II. Chuẩn bị: - G/V chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 tờ giấy tờ tô ki.
- H/S chuẩn bị giấy nhiều màu, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
1/ GTB
2- H/S thực hành tự làm dây xúc xích trang trí
- G/V chia nhóm y/c mỗi nhóm tự làm 6 dây xúc xích để trang trí vào một tờ giấy khổ to.
- G/V phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy để h/s làm việc.
- H/S thực hiện làm việc, g/v theo dõi động viên các nhóm thực hiện đúng thời gian.
- Khuyến khích H trình bày sản phẩm có sự sáng tạo .
- Y/C mỗi nhóm cử 1 h/s làm giám khảo để đánh giá sản phẩm mà các nhóm làm ra. Công bố nhóm đạt giải.
- G nhận xét .
3/ Nhận xét tiết học.
- Nghe G hướng dẫn .
- H thực hành .
- TRang trí có thể là hình bông hao , ngôi sao ,...
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 26
( Ghi ở sổ chủ nhiệm )
Cảnh thành phố thêm đẹp
Không
khí t.p
thêm
Trong lành
tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa
Tạo cho thành phố
một vẻ êm đềm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc