Buổi 1
Tập đọc - kể chuyện
Hội vật
I. Mục đích, yêu cầu
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: nổi lên, Quắm Đen, giục giã, nhễ nhại.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sớ vật, khôn lường, keo vật, khố.
Hiểu nội dung truyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
- Rèn kĩ năng nói, Rèn kỹ năng nghe.
- Tập trung theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Tuần 25 Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2007 Buổi 1 Tập đọc - kể chuyện Hội vật I. Mục đích, yêu cầu - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ: nổi lên, Quắm Đen, giục giã, nhễ nhại.... - Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sớ vật, khôn lường, keo vật, khố. Hiểu nội dung truyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. - Rèn kĩ năng nói, Rèn kỹ năng nghe. - Tập trung theo dõi bạn kể. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học Tập đọc A. Bài cũ: Hai HS đọc bài "Tiếng đàn" Trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. luyện đọc a. GV đọc mẫu toàn bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu: HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm. - Đọc từng đoạn trước lớp - Năm HS đọc 5 đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh bài văn (giọng vừa phải) 3. Tìm hiểu bài - Một HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm . ? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi nổi của hội vật? - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 ? Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau? - Cả lớp đọc thầm đoạn 3: ? Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? - HS đọc thầm các đoạn 4 và 5 ? Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào? ? Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? 4. Luyện đọc lại GVchọn luyện đọc đoạn "Ngay nhịp trống đầu...chán ngắt.", hướng dẫn HS đọc đúng . Một vài HS thi đọc đoạn văn. Một HS đọc cả bài. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật - kể với gọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện. - Đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý - HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyên. - Một, hai HS kể lại toàn bộ câu chuyện - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. Toán T121: Thực hành xem đồng hồ (tiếp) I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian) - Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đông hồ ghi chữ số La Mã). II. Đồ dùng dạy học Đồng hồ thật (loại có một kim ngắn và lại có một kim dài) Mô hình đồng hồ. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Một HS lên bảng đọc giờ bài tập 3, trang 124 SGK. Nhận xét, đánh giá B. Bài mới. 1. Hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. 2. Chấm một số bài, chữa bài. Bài 1: Yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó (được mô tả trong tranh) rồi trả lời câu hỏi Bài tập 2: Yêu cầu HS xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian (vào buổi chiều hoặc buổi tối) GV hướng dẫn HS làm một câu: Chẳng hạn: 19 : 03 tương ứng với 7 giờ 3 phút tối (do đó vào buổi tối hai đông hồ B, H chỉ cùng thời gian.) Sau đó, HS tự làm tiếp các phần còn lại. Bài 3: Hướng dẫn HS trả lời không thực hiện phép trừ số đo thời gian. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Tự nhiên và xã hội Động vật I. Mục đích, yêu cầu Sau bài học HS biết: - Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. - Vẽ và tô màu một con vật ưa thích. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh con vật sưu tầm được. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm - Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau: + Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ? + Hãy chỉ đâu là đầu, mình, thân của các con vật? + Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng? Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng? GV kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loại côn trùng đều có cánh. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật Nhóm trưởng điều khiển các bạn ttrong nhóm phân loại những con côn trùng thật hoặc những tranh ảnh các côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và không ảnh hưởng gì đến con người. HS có thể viết, vẽ những con côn trùng không sưu tầm được. Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và thyết minh những con côn trùng có hại và cách diệt chúng, những con côn trùng có lợi và cách nuôi dưỡng chúng và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh. IV. GV kết luận, nhận xét tiết học. Luyện tiếng Việt Luyện đọc, kể: Hội vật I. Mục đích, yêu cầu Luyện kĩ năng đọc trơn, đọc hiểu bài Hội vật II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu mục đích và yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS luyện đọc - Hội vật + HS nối tiếp đọc câu, đọc đoạn. Lưu ý những em đọc còn chậm Thi đọc đoạn trước lớp. Một vài HS đọc cả bài + GV nêu câu hỏi nội dung bài - HS lần lượt trả lời. ? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật. ? Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau. ? Việc ông Cản Ngũ bước hụt chân đã làm thay đổi keo vật như thế nào. ? Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng cuộc. GV kết luận + Kể chuyện: HS dựa vào trí nhớ và các gợi ý kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật, 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đọan câu chuyện, hai HS kể cả chuyện IV. Củng cố, dặn dò Tuyên dương những HS đọc bài và kể chuyện tốt. Mỹ thuật VTT: Vẽ màu vào hình chữ nhật I. Mục tiêu - HS nhận biết thêm về hoạ tiết trang trí - Vẽ được hoạ tiết và vẽ trang trí màu vào hình chữ nhật - Thấy được vẽ đẹp của trang trí hình chữ nhật II. Phương tiện Mẫu Một số bài vẽ trang trí của HS lớp trước III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Quan sát, nhận xét HS quan sát mẫu ? Các hoạ tiết có ở HCN như thế nào. Đã vẽ hoàn chỉnh chưa? ? Hoạ tiết chính là gì? Hoạ tiết phụ vẽ như thế nào? ? Cách sắp xếp các hoạ tiết ra sao? GV kết luận 2. HĐ2. Thực hành vẽ màu vào hình chữ nhật HS quan sát kỹ các hoạ tiết và vẽ cho hoàn chỉnh hình chữ nhật ở trong vở. GV theo dõi chung. Lưu ý HS các hoạ tiết giống nhau thì tô màu giống nhau. 3. HĐ3. Nhận xét, đánh giá GV đi từng bàn nhận xét kết quả Tuyên dương những em có bài vẽ đẹp IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Tự học Luyện viết : Hội vật I. Mục đích, yêu cầu - HS nghe - viết chính xác, đúng, đẹp đoạn 4 và 5, bài Hội vật. - Biết cách trình đoạn văn: Tên bài văn viết ngay ngắn cân đối giữa trang vở, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào ô. II. Các hoạt động dạy học 1. GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc đoạn 4 và 5 bài văn, HS đọc thầm theo. - Hai HS đọc bài trước lớp. ? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao phải viết hoa? ? Ông cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào? Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? - HS viết một số tiếng khó vào vở nháp. - GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn. - GV đọc bài, HS viết vào vở. - GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải. - HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi. III. Tổng kết, dặn dò. Tuyên dương những HS viết bài sạch đẹp. Thứ ba, ngày 6 tháng 3 năm 2007 Buổi 1 Thể dục Trò chơi: Ném trúng đích I. Mục tiêu - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Trò chơi: " Ném trúng đích". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động. II. Phương tiện Còi, dây nhảy, bóng III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học Tập bài thể dục phát triển chung Trò chơi: "Chim bay, cò bay" 2. Phần cơ bản * Nhảy dây kiểu chụm hai chân: 10 - 12 phút Các tổ tập theo khu vực đã quy định, từng đôi thay nhau người nhảy, người đếm số lần. Có thể nhảy dây có và không có bước đệm. GV đi đến các tổ và nhắc giữ gìn kỉ luật, HS không được ngồi hoặc rời khỏi vị trí luyện tập. Tổ cử 5 bạn nhảy nhiều lần nhất lên thi nhảy đồng loạt. * Trò chơi " Ném bóng trúng đích". GV tổ chức cho HS thi ném bóng vào rổ với khoảng cách 2- 3m. Các em đứng tại chỗ sau vạch giới hạn có thể tung, đẩy, ném, hất bóng lọt vào vòng rổ. Tổ nào ném được nhiều lần vào rổ, tổ đó được biểu dương. 3. Phần kết thúc Đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.. GV và HS hệ thống lại bài. Về nhà ôn lại nhảy dây kiểu chụm hai chân. Tiếng Anh GV chuyên dạy Toán T122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Hướng dẫn giải bài toán 1 (bài toán đơn) - Một HS đọc bài toán SGK - GV hướng dẫn phân tích bài toán: Cái gì đã cho? Cái gì phải tìm? - HS giải vào vở nháp, Một HS đọc bài giải, GV lựa chọn phép tính thích hợp - Một HS ghi bài giải lên bảng. HS nhắc lại: Muốn tìm số lít mật ong trong mỗi can, phải lấy 35 chia cho 7. 2. Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân) GV tóm tắt bài toán lên bảng: 7 can có: 35 l 2 can có : ...l? - Lập kế hoạch giải bài toán: + Tìm số lít mật ong trong mỗi can? + Tìm số lít mật ong trong 2 can? + Biết 7 can chứa 35 lít mật ong, muốn tìm 1 can chứa mấy lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép chia) 35 : 7 = 5 + Biết mỗi can chứa 5 lít mật ong, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép nhân) 5 x 2 = 10 HS trình bày bài giải vào vở nháp. GV: Khi giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" thường tiến hành theo hai bước: - Bước 1 : Tìm giá trị 1 phần ( thực hiện phép chia ... gợi ý sau: - Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? - Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? - Đại diện trình bày - GV kết luận chung. 2. Hoạt động 2: Làm việc với nhưng côn trùng thật và các tranh ảnh sưu tầm được. Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại nhưng côn trùng thật hoặc tranh ảnh côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: Có ích, có hại và không ảnh hưởng gì đến con người. HS có thể viết tên hoặc vẽ thêm những côn ttrùng không sưu tầm được. Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người đại diện thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt chúng, côn trùng có ích và cách nuôi dưỡng chúng. GV nhận xet, khên nhóm làm tốt và sáng tạo. III. Tổng kêt, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những HS ý thức học tập tốt. Buổi 2 Tự học( toán ) Bài toán liên quan đến rút về đơn vị I. Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học về cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết ? Nêu tên dạng toán các em vừa học ở 2 hôm nay. ? Muốn giải bài toán rút về đơn vị em phải giải qua những bước nào GV kết luận, bổ sung. 2. HĐ2. Luyện làm bài tập a. Hướng dẫn HS trung bình, yếu hoàn thành bài tập ở vở BTT b. Bài ra thêm cho những HS khá giỏi - Bài 1. Có 5 can nước mắm chứa 50 lít nước mắm. Hỏi có 3 can như thế thì chứa được bao nhiêu lít nước mắm? - Bài 2. Một thùng xăng lớn có 3660 lít chia đều vào 6 thùng nhỏ. Hỏi 4 thùng nhỏ như thế có bao nhiêu lít xăng? . III.Củng cố dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Hướng dẫn thực hành Luyện viết: Ngày hội rừng xanh I. Mục đích, yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Ngày hội rừng xanh II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ GV đọc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp các tiếng sau: nổi mõ, khưới lĩnh xướng, diễn ảo thuật Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc một lần bài thơ, hai HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK ? Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật trong bài thơ? ? Cách tình bày như thế nào đối với bài thơ 5 chữ? - HS viết vào giấy nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài. - GV đọc cho HS viết bài. - Chấm, chữa bài. III. Củng cố, dặn dò Biểu dương những HS viết chữ đẹp, làm đúng bài tập chính tả. Thể dục Ôn bài thể dục, trò chơi Ném trúng đích Thầy Mạnh dạy Thứ năm, ngày 8 tháng 3 năm 2007 Buổi 1 Chính tả( NV ) Hội đua voi ở Tây Nguyên I. Mục đích, yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả. 1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên 2. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch hoặc ưt/ưc II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp : trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ. Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc một lần bài chính tả, cả lớp đọc thầm SGK - Cho HS đọc thầm lại đoạn văn, viết ra nháp những từ các em dễ mắc lỗi, ghi nhớ chính tả. - GV đọc - HS viết vào vở chính tả. - Chấm chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. HS làm bài tập 1 hoặc bài tập 2 ở vở bài tập Tiếng Việt. GV theo dõi, chấm chữa bài. Bài tập 1: GVcho 4 HS thi nối tiếp lên bảng viết, sau đó đọc kết quả. Lời giải a: ... Chiều chiều em đứng nơi này trông. ... Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy. Lời giải b: ... Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm. ... Gió đừng làm đứt dây tơ III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học Âm nhạc GV chuyên dạy Toán T124: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về dơn vị. - Rèn luyện kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Hai HS làm lại bài tập 4 trang 129 SGK Cả lớp nhận xét, đánh giá. B, Bài mới: 1, GV giới thiệu bài 2. Thực hành GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em còn chậm 3. Chấm chữa bài - Bài 1. Gọi 1 em nêu miệng kết quả - Bài 2. Một HS lên giải Lát một căn phòng cần số viên gạch là: 1660 : 4 = 415 ( viên ) Lát 5 căn phòng như thế cần số viên gạch là: 415 x 5 = 2075 ( viên ) Đáp số: 2075 viên gạch Bài 3, 4. Gọi 1 số em nêu nối tiếp, cả lớp nhận xét, bổ sung. III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. Đạo đức Thực hành kỷ năng giữa kỳ 2 I. Mục tiêu - HS ôn tập, củng cố về các nội dung đã được học từ đầu học kỳ 2 lại nay. - Thực hành các kỷ năng, hành vi đạo đức. - Giáo dục cho HS các hành vi đạo đức đúng đắn. II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. ÔN các kiến thức đã học ? Nêu các bài đạo đức đã học từ đầu học kỳ 2 lại nay. ? Nêu những việc làm chứng tỏ sự đoàn kết của thiếu nhi Việt Nam đối với thiếu nhi quốc tế. ? Hãy hát một bài hát nói về tình đoàn kết của thiếu nhi VN đối với thiếu nhi quốc tế. ? Đối với khách du lịch nước ngoài em cần có thái độ như thế nào. ? Khi gặp một vị khách nước ngoài bị lạc đường em cần làm gì. ? Khi gặp đám tang em phải như thế nào. 2. HĐ2. Thực hành nhận xét hành vi GV đưa ra một số hành vi đạo đức, HS thảo luận nêu ý kiến GV tổng kết , tuyên dương những HS có ý kiến hay, đúng. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Buổi 2 Nghỉ lễ mồng 8 / 3 Thứ sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2007 Buổi 1 Tập làm văn Kể về lễ hội I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào kết quả quan sát hai bức tranh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong SGK học sinh chọn. 2. Kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. II. Đồ dùg dạy học Tranh minh lễ hội SGK. III Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Hai HS kể lại câu chuyện :"Người bán quạt may mắn" GV nhận xét, chấm điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Một HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - GV viết lên bảng hai câu hỏi: Quanh cảnh trong từng bức ảnh như thế nào? Những người tham gia lễ hội đang làm gì? Yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời các câu hỏi. - Từng cặp HS quan sát hai bức ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quanh cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. - Nhiều HS nối tiếp thi giới thiệu quanh cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Cả lớp và GV nhận xét (về lời kể, diễn đạt), Bình chọn người quat sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất. III. Củng cố, dặn dò Yêu cầu về nhà viết lại những điều vừa kể vào vở. Nhận xét tiết học, tuyên dương những kể chuyện tốt tốt Thủ công Làm lọ hoa gắn tường I. Mục tiêu - HS biết vận dụng kỷ năng gấp cắt dán để làm lọ hoa gắn tường. - làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỷ thuật. - Có hứng thú với giờ học. II. Phương tiện Tranh quy trình gấp, mẫu lọ hoa gắn tường. Giấy, kéo, hồ dán III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Quan sát, nhận xét GV giới thiệu lọ hoa gắn tường, HS quan sát nhận xét về: Hình dáng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa. 2. HĐ2. Hướng dẫn mẫu - Bước 1. Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều - Bước 2. Tách phần đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. - Bước 3. Làm thành lọ hoa gắn tường GV làm mẫu, kết hợp giảng. 3. HĐ3. HS thực hành HS làm theo hướng dẫn. GV theo dõi chung, uốn nắn thêm cho những em chậm 4. HĐ4. Đánh giá sản phẩm IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Toán T125: Tiền Việt Nam I. Mục tiêu: - Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000đồng. - Bước đầu biết đổi tiền. - Biết thực hiện phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị đo là đồng. II. Đồ dùng dạy học Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000đồng III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Một HS làm lại bài tập 32 trang 129 (SGK) Nhận xét, đánh giá 2. Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000đồng GV giới thiệu: "Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền", và hỏi: "Trước đây ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào?" ( 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng) GV : Hôm nay cô sẽ giới thiệu một số tờ giấy bạc khác. GV cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm như: - Màu sắc của tờ giấy bạc - Dòng chữ ... 3. Hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm vào vở bài tập các bài tập, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - Tổ chức cho HS chữa bài: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục. II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu tiêu chí đánh giá - Đảm bảo sỉ số - Chậm, vắng - Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật. - Các hoạt động Đội Sao - Trang phục HS Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân. GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc. 2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 26: - Buổi 2 Luyện âm nhạc GV chuyên dạy Luyện toán Ôn cộng, trừ, nhân, chia, giải toấn liên quan đến rút về đơn vị I. Mục tiêu - HS ôn tập, củng cố về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 10 000. - Giải toán rút về đơn vị II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Củng cố lý thuyết ? Nêu các nội dung chính đã học trong tuần. ? Giải bài toán rút về đơn vị em cần tính qua mấy bước. Đó là những bước nào? ? Khi đặt tính cộng, trừ 2 số có nhiều chữ số em cần lưu ý đặt như thế nào. 2. HĐ2. Thực hành HS làm các bài tập sau - Bài 1. Đặt tính rồi tính 2317 + 5386 4001 - 269 1204 x 7 3659 : 8 - Bài 2.Tìm x 2357 - x = 1853 x : 6 = 1205 - Bài 3. Có 9 hộp bánh chứa 90 gói bánh. Hỏi có 4 hộp như thế thì chứa bao nhiêu gói bánh? HS làm bài, GV theo dõi chung 3. HĐ3. Chấm, chữa bài III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS HĐNG Tổng đội dạy
Tài liệu đính kèm: