Giáo án Lớp 2 tuần 23 (Ngô Thị Hải)

Giáo án Lớp 2 tuần 23 (Ngô Thị Hải)

TẬP ĐỌC:

BÁC SĨ SÓI

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

*HS khá giỏi: Biết tả lại cảnh sói bị ngựa đá(CH4).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 43 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 23 (Ngô Thị Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần23
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Tập đọc:
bác sĩ sói
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
*HS khá giỏi: Biết tả lại cảnh sói bị ngựa đá(CH4).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC: - Yêu cầu HS đọc bài Cò và Cuốc. Trả lời câu hỏi 3 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
* GTB: Giới thiệu chủ điểm và bài học qua tranh minh hoạ.
 HĐ1 : Luyện đọc
- GV đọc mẫu - hướng dẫn giọng đọc
a) Đọc từng câu.
- GV theo dõi phát hiện từ HS đọc sai ghi bảng- hướng dẫn đọc đúng.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi nhấn giọng 1 số câu dài, khó đọc.
- Ghi bảng từ giải nghĩa (SGK) và giải nghĩa thêm từ "thèm rõ rãi" .
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Theo dõi - nhận xét sửa sai.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
Tiết 2
 HĐ1: Tìm hiểu bài. 
- Chia nhóm yêu cầu HS đọc thầm truyện thảo luận trả lời 5 câu hỏi.
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
- Sói làm gì để lừa Ngựa?
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
*HS khá giỏi :Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá?
- Yêu cầu HS chọn tên truyện.
* Gợi ý HS rút ra nội dung bài. gọi HS nhặc lại.
 HĐ2: Luyện đọc lại.
- Yêu cầu HS phân vai trong nhóm thi đọc truyện.
C. Củng cố và dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng đọc bài.
- HS khác nhận xét.
- HS quan sát tranh.
- lớp theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết
- HS luyện đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu dài.
+ “Nó bèn.......lên đầu”
+ “Sói mừng rơn....đừng chạy”
- HS đọc từ chú giải kèm theo đoạn đọc.
- Nghĩ đến món ăn ngon thèm đến nổi nước bọt trong miệng ứa ra.
- Chia nhóm, lần lượt từng bạn trong nhóm đọc, các bạn còn lại nghe nhận xét bạn đọc.
- Đại diện nhóm thi đọc trước lớp.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện trả lời trước lớp từng câu hỏi 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Thèm rỏ rãi
- HS nói lại nghĩa từ trên.
- Giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa.
- Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn giúp xem.
- Sói tưởng đánh lừa được ngựa.... mũ văng ra..
- Thảo luận chọn tên truyện và giải thích vì sao chọn tên ấy.
VD: Chọn Sói và Ngựa vì tên ấy là 2 nhân vật của câu chuyện.
* Nội dung: Như mục tiêu.
- Nhóm 4 phân vai thi đọc truyện.
- Về nhà luyện đọc bài - chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán:
Số bị chia - Số chia - Thương
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Nhận biết được số bị chia, số chia, thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
*Khá giỏi: Làm thêm BT3.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC: Yêu cầu HS làm tính:
 18 : 2 14 : 2 
- Theo dõi nhận xét.
B. Bài mới:
* GTB : GV giới thiệu qua phép tính của bài cũ.
 HĐ1: Giới thiệu tên gọi, thành phần và kết quả của phép chia.
- GV nêu phép chia: 6 : 2
- GV chỉ vào từng số trong phép chia và nêu tên gọi.
- GV nêu rõ thuật ngữ “Thương”.
- Kết quả của phép chia (3) gọi là “thương”.
Ta có 6 : 2 cũng là thương.
- Yêu cầu HS lấy VD về phép chia.
 HĐ2: Thực hành.
Bài 1: Củng cố chia nhẩm.
- GV cho HS làm bài VBT, đọc kết quả, lớp theo dõi nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm
Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân chia.
- Yêu cầu tự làm bài.
 - GV chấm bài cho HS (có nhận xét cụ thể từng bài)
*Khá giỏi:
BT3:1HS đọc kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi.
- Tìm kết quả của phép chia.
6 : 2 = 3
Số bị chia Số chia Thương
Đọc: sáu chia hai bằng ba.
- HS quan sát - lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại tên gọi ,TP và kết quả.
- HS lấy ví dụ và nêu tên gọi của từng số.
- 1 HS chữa bài trên bảng
P. chia
Sốbịchia
Số chia
Thương
8:2
 8
 2
 4
10:2
10
2
5
14:2
14
2
7
18:2
18
2
9
20:2
20
2
10
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nêu yêu cầu.
- Tìm kết quả của phép chia, phép nhân ghi vào vở - chữa bài, nhận xét.
2x3=6 2x4=8 2x5=10 2x6=12
6:2=3 8:2=4 10:2=5 12:2=6
Pnhân
Pchia
SBC
SC
thương
2x4=8
8:2=4
8
2
4
8:4=2
8
4
2
2x6=12
12:2=6
12
2
6
12:6=2
12
6
2
2x9=18
18:2=9
18
2
9
18:9=2
18
9
2
 - Về nhà làm BT trong Vở bài tập.
Thứ 3 ngày 2 tháng 2 năm 2010
Đạo đức:
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết1)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
- Biết xử lý một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại
 *Khá giỏi: Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh. 
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ chơi điện thoại (nếu có).
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC: Gọi HS chữa BT4-VBT đạo đức.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
* GTB: Giới thiệu qua đồ dùng trực quan.
 HĐ1: Thảo luận lớp.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đóng vai hai bạn đang nói chuyện điện thoại. (Nội dung BT1-VBT)
- GV cho HS thảo luận theo nội dung:
+ Khi nhận điện thoại, bạn Vinh làm gì và nói gì?
+ Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào?
+ Em học được điều gì qua hội thoại trên?
GVKL: Khi gọi điện thoại cần có thái độ lịch sự nói năng rõ ràng, từ tốn.
 HĐ2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
- Yêu cầu HS làm BT2 -VBT.
 GVKL: Cách sắp xếp đúng nhất.
- Đoạn hội thoại trên diễn ra khi nào?
- Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói điện thoại chưa? Vì sao?
 HĐ3: Việc làm khi nhận điện thoại.
- Phát phiếu thảo luận, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung .
 GVKL: Về việc nên làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
C. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS biết biểu hiện về cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
- 2 HS lên bảng thực hành.
- HS cả lớp thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- HS đọc đề bài và làm bài vào VBT.
- HS nối tiếp nhau nêu trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
Câu hỏi thảo luận: Hãy nêu các việc làm khi nhận và gọi điện thoại?
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
- Các nhóm HS suy nghĩ, thảo luận và ghi lại các việc nên làm, không nên làm khi nhận và gọi điện thoại.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị bài sau: TT(T2)
 Toán
phép chia
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Lập được bảng chia 3.
- Nhớ được bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 3.
*Khá giỏi: Làm thêm BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa mỗi tấm 3 chấm tròn.
iII. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC: Gọi HS Chữa bài tập 
B. Bài mới:
* GTB: Nêu nục tiêu bài học.
 HĐ1: Giới thiệu phép chia 3.
a. Nhắc lại phép nhân 3.
- Gắn 4 tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn.
- Mỗi tấm 3 chấm tròn, 4 tấm bao nhiêu chấm tròn?
b. Hình thành phép chia 3
- Các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
c. Nhận xét: Từ 3 x 4 = 12thì 12 : 3 = 4 
 HĐ2: Lập bảng chia 3.
- Cho HS tự lập bảng chia 3.
- Hình thành 1 vài phép chia như trong SGK bằng các tấm bìa có 3 chấm tròn.
3 : 3 = 1; 6 : 3 = 2; 9 : 3 = 3; 12: 3 = 4
- Tổ chức cho HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 3.
 HĐ3: Thực hành: HS làm bài tập SGK
Bài1:: Tính nhẩm.
Củng cố bảng chia 3.
 Bài2: HS đọc đề, nêu tóm tắt, cách giải. 1HS giải trên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung.
*Khá giỏi:
Bài 3: Số? (Tìm thương):
Củng cố tên gọi, thành phần và kết quả của phép chia.
C. Củng cố và dặn dò: 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS quan sát
- Viết phép nhân: 3 x 4 = 12 có 12 chấm tròn.
- Viết phép chia: 12 : 3 = 4 có 4 tấm bìa.
- HS làm theo hướng dẫn của GV 4 phép tính đầu, các phép tính còn lại HS tự lập.
- HS đọc cá nhân, nhóm bảng chia 3 bẳng cách xoá dần.
- HS làm bài vào VBT.
- HS tự làm bài - đọc kết quả trước lớp. 6:3=2 3:3=1 15:3=5
9:3=3 12:3=4 30:3=10
18:3=6 21:3=7 24:3=8
 27:3=9
 Bài giải: 
 Số HS của mỗi tổ có là
 24 : 3 = 8(HS)
 Đáp số: 8HS.
1HS lên bảng chữa, nhận xét, bổ sung.
SBC
12 
21 
27 
30 
3
15
18 
SC
3
3
3
3
3
3
3
T
4
7
 9
10
1
5
6
 - Thực hiện trò chơi.
- VN làm BT trong Vở bài tập.
Chính tả
Tuần 23 - Tiết 1
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính tả và trình bày đúng đẹp một đoạn tóm tắt trong bài Bác sĩ Sói.
- Làm được bài tập2a, 3b.
II. đồ dùng dạy học:
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC: Đọc cho HS viết bảng con 3 tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
B. Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
HĐ1. Nghe viết
- GV Đọc bài chính tả
- Sự việc gì xảy ra với lão Sói khi lão đang khám bệnh cho ngựa ? 
 - GV đọc cho HS viết bảng con từ dễ sai.
- GV cho HS viết bài.
- Chấm, chữa bài.
+ Chấm 10 bài, nhận xét chữa lỗi phổ biến cho HS.
HĐ2: Làm bài tập chính tả.
Bài 1a: Phân biệt phụ âm đầu r/d/gi
Nhận xét đúng/sai
Bài 2b: Phân biệt ’/~
- Theo dõi nhận xét đúng/sai.
(vẳng, thỏ thẻ, ngẩn)
C.Củng cố và dặn dò 
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương HS viết đúng đẹp.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại.
- Bị Ngựa tung vó đá...............
- HS viết bảng con từ GV đọc. 
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi ghi ra lề.
- Sửa lỗi sai.
- HS làm bài vào bảng con giơ bảng.
(reo, giật, gieo)
- 2 HS làm bài vào VBT.
- 2 HS lên bảng làm chữa bài.
- Viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
Kể chuyện
bác sĩ sói
I. Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
*Khá giỏi: Biết phân vai để dựng lại câu chuyện.
II. đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh hoạ trong SGK.
II. Hoạt động dạy học:
Thầy
Trò
A. KTBC: Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
 HĐ1 : HS kể chuyện.
a) Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS quan sát tóm tắt các sự việc vẽ trong tranh.
- Yêu cầu HS chia nhóm kể chuyện.
-  ...  tên ấy.
* Nội dung: Như mục tiêu
- HTL bằng cách xoá dần bảng .
- Thi đọc TL trước lớp.
- Phải biết nhìn người giao việc.
- VN HTL bài thơ.
Thứ 4 ngày 25 tháng 2 năm 2009
Luyện từ và câu
Từ ngữ về muông thú- Đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Nhận biết tên các loài thú và từ chỉ đặc điểm của một số loài thú. Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi cụm từ như thế nào?.
 - Thực hành dùng dấu phẩy, dấu chấm trong đoạn văn.
 II. Hoạt động dạy học:
A. KTBC: Chữa bài tập tiết trước.
	Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
 Nêu mục tiêu bài học.
* Thực hành: HS làm bài tập:
Bài 1: Đặt câu với mỗi từ sau:
tò mò, tinh ranh, khoẻ, hiền lành, nhanh nhẹn.
- HS đọc đề trao đổi theo cặp, làm bài, chữa bài.
Bài 2: Kể tên một số loài thú mà em biết? Cho biết đặc điểm nổi bật của từng loài?
- HS kể trong bàn cho nhau nghe.
- Nêu trước lớp, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào từng chỗ trống trong đoạn căn sau. Chép lại đoạn văn đó.
	Cò và Vạc là hai anh em Ÿ nhưng tính nết rất khác nhau Ÿ Cò thì ngoan ngoãn Ÿ chăm chỉ học tập Ÿ sách vở sạch sẽ Ÿ luôn được thầy yêu bạn mến Ÿ Còn Vạc thì lười biếng Ÿ suốt ngày chỉ nằm ngủ.
- HS đọc đề, tự làm bài - 1 HS lên bảng làm, chữa bài.Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài4: Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho bộ phận câu được in đậm trong những câu sau đây:
 a. Đàn gà mới nở đẹp như tranh vẽ.
 b. Cô giáo lớp em rất nghiêm khắc. 
 c. Thấy con ngựa béo tốt đẫy đà, chó sói thèm rỏ dãi.
HS đọc đề, nêu cách làm sau đó làm vào vở rồi chữa trên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung.
C. củng cố và dặn dò: 
- Khái quát nội dung ôn tập.
- Nhận xét giờ học - Giao BTVN
Luyện Toán
Luyện tập về dạng 
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Bảng chia 2 và 3, tên gọi thành phần của phép chia. 
- Nhận biết 
- Giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
A. KTBC: - Gọi HS chữa bài tập tiết trước.
	- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
 HĐ1: Học sinh làm bài tập
Bài1: Tính nhẩm
 4 : 2 = 	15 : 3 = 	16 : 2 = 	24 : 3 = 
10 : 2 = 	21 : 3 = 	27 : 3 =	20 : 2 =
- 1 HS đọc yêu cầu, tự làm bài, chữa bài.( Gọi Trang, Hà, Hồng, Nguyên lên bảng chữa bài)
- GV Củng cố bảng chia 2,3.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào ô trống:
	 5 x 7 ....4 x 9 3 x 3 .........18 : 2 30 : 3.......4 x 7
 24 : 3....3 x 3 20 : 2.........30 : 3 24 : 3...... 16 : 2
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
Bài 3: Tính
5 x 6 : 3 27 : 3 x 4 15 : 3 x 9 4 x 8 - 17
10 : 2 x7 18 : 3 x 5 12 : 3 x 4 21 : 3 x 2
 HS đọc đề, tự làm bài- 4 HS lên bảng chữa bài.Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Trong lớp có 24 học sinh, 3 HS ngồi chung một bàn. Hỏi cần bao nhiêu bàn?
- HS đọc đề, GV hướng dẫn - HS làm bài chữa bài, nhận xét, bổ sung.
Bài 5: Hình nào có , số ô vuông được tô màu.
	 H1	 	 H2
	H3
- HS tự làm bài chữa bài.
- Củng cố nhận biết 
C. Củng cố và dặn dò: 
- Nhận xét giờ học 
- Giao BTVN
Thứ 5 ngày 26 tháng 2 năm 2009
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Bảng nhân, chia 2,3. 
- Giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
* GTB: Trực tiếp.
A. Phần giành cho cả lớp.
Bài 1: Hãy viết phép chia tương ứng với mỗi phép nhân:
	3 x 4 = 12	4 x 8 = 32	5 x 4 = 20 2 x 7 = 14
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
* Chú ý HS : Hà, Vũ hay làm sai dạng này.
Bài 2: Nối phép tính với kết quả đung:
	 3x6+2 5x6:3 4x8-16 15:3x2
 16 20 10
 15:3x4 3x8-4 5x6:3 21:3+9
- HS tự làm bài chữa bài.Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Có 24 quả cam được xếp vào các đĩa, mỗi đĩa 3 quả. Hỏi xếp được bao nhiêu đĩa?
- HS đọc đề, tự làm bài, 1 HS lên bảng làm chữa bài.Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài giải
Xếp được tất cả số đĩa là
24 : 3 = 8 ( đĩa)
Đ/S: 8 đĩa
Bài 4: Trong phép nhân có tích bằng 27, thừa số thứ nhất bằng 3. Hỏi thừa số thứ hai bằng bao nhiêu?
- HS đọc đề, nêu cách làm -làm bài- chữa bài + nhận xét.
Thừa số thứ 2 bằng:
27 : 3 = 9
Đ/S: 9
B . Phần dành cho học sinh giỏi.
Bài 5: Dũng có một số bi, Hùng cho Dũng thêm 1 số bi bằng số bi Dũng có. Hỏi số bi Dũng có trước đấy bằng một phần mấy số bi Dũng hiện có?
- HS đọc kĩ đề, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ, HS tự làm bài, chữa bài.
B . Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Hướng dẫn HS làm bài.
Chú ý HS: Trang, Hà, Vũ, Nguyên.
C.Củng cố và dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Củng cố bài, dặn dò bài sau.
Luyện viết
Chữ T + Bài: Sư Tử xuất quân
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh 
 1. Rèn kĩ năng viết chữ T .
 - Nghe viết bài “Sư Tử xuất quân”. Qua bài chính tả nắm được cách trình bày bài thơ lục bát.
 - Viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn . 
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
 - Vở luyện viết + Chữ T trong khung chữ.
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: 
GV kiểm tra vở của HS.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
* HĐ1: HD học sinh viết chữ T 
- GV cho HS quan sát chữ T 
+ Sử Tử muốn giao việc cho thần dân bằng cách nào?
+ Vì sao Sư Tử vẫn giao việc cho Thỏ và Lừa?
- Cho HS viết bảng con những chữ khó viết .
* HĐ2: HS viết bài.
 - GV theo dõi HS viết bài. 
- GV chấm khoảng 15 bài và nhận xét .
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- HS lấy vở luyện viết cho HS.
- HS quan sát
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS viết: xuất quân, mưu kế, khiển , giao việc.
- HS viết bài vào vở .
- HS thực hiện theo nội dung bài học.
Thứ 6 ngày 27 tháng 2 năm 2009
Luyện Toán
Luyện tập về tìm một số của phép nhân
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Tìm một thừa số của phép nhân 
- Giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
* GTB: Trực tiếp.
A. Phần giành cho cả lớp.
Bài 1: Tính nhẩm:
 3x4= 4x6= 2x 7= 3x10=
 12:3= 24:3= 14:2= 30:3 =
- Yêu cầu HS tự làm bài.4 HS lên bảng chữa, lớp nhận xét, bổ sung.
 GVCủng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2: Tìm x: 
 X2 = 8 X 3 = 15 3X = 24
 X = X = X =
 X = X = X =
 Bài 3: Tìm y
 y x 2 = 16 3 x y = 18 y x 3 = 27
 y = y = y =
 y = y = y =
- HS tự làm bài rồi chữa bài trên bảng.Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Có 27 bông hoa được cắm đều vào 3 bình. Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa?
- HS đọc đề, tự làm bài, 1 HS lên bảng làm chữa bài.
Bài giải
Mỗi bình có số bông hoa là
27 : 3 = 9(bông hoa)
Đáp số: 9 bông hoa
B . Phần dành cho học sinh giỏi.
Bài 5: Trong một phép nhân có tích là24. Một thừa số là 3. Thừa số kia sẽ là bao nhiêu?
GV gợi ý rồi cho HS hoàn thành vào vở. 1HS chữa trên bảng, HS khác nhận xét, bổ sung.
B . Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1, bài 2, bài 4.
- Hướng dẫn HS làm bài.
Chú ý HS: Vũ, Hằngb, Trang.
C.Củng cố và dặn dò: 
- Nhận xét giờ học,củng cố bài, dặn dò bài sau.
Luyện Tập làm văn
Đáp lời khẳng định- Viết nội quy.
 I. Mục tiêu: 
- Đáp lại lời Khẳng định trong giao tiếp.
- Sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý.
- Viết được từ 1 - 3 điều nội quy của trường em.
II. Hoạt động dạy học:
A. KTBC : Nên đáp lại lời khẳng định của người khác với thái độ như thế nào?
- 2 HS trả lời nhận xét.
B. Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
 HĐ1: HS làm bài tập:
Bài 1: Ghi lại lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:
a. - Nam ơi! Bạn An lớp cậu học có giỏi không?
 - Bạn ấy không những học giỏi mà còn hát rất hay nữa đấy!
 - ..........................................................................................................................
b. - Mẹ ơi, ớt cay lắm hả Mẹ !
 - Cay xé lưỡi đấy con ạ !
 - ..........................................................................................................................
- Khi chữa bài gọi nhiều HS trả lời - cả lớp nhận xét.
Bài 2; Sắp xếp lại thứ tự các câu dưới đây để tạo thành một đoạn văn rồi chép lại đoạn văn đó.
a. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hươg thơm.
b. Trên quãng trường Ba Đình Lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi.
c. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm.
d. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa lan đã nở lứa đầu.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu suy nghĩ để sắp xếp thành một đoạn văn.
- GV hướng dẫn:
+ Câu đầu giới thiệu về lăng.
+ Câu tiếp theo là giới thiệu về các loài hoa.
- Thứ tự sắp xếp: b,a,c,d. 
HĐ2: Viết nội quy:
Em hãy nhớ và viết lại từ 1 đến 3 điều nội quy của trường em.
- HS tự nhớ và viết. Gọi một số HS đọc trước lớp, lớp bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm lại BT nếu sai.
 . 
 .
 Luyện viết:	 T - Tết Trung thu
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng viết chữ T theo cỡ vừa, cỡ nhỏ.
 - Biết viết cụm từ ứng dụng: Tết Trung thu
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ đúng quy định cỡ nhỡ, cỡ nhỏ .
- Vở tập viết .
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:( 5’) Cho viết chữ T.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa ( 10’):
- GV cho hs quan sát mẫu chữ T - GV viết mẫu trên bảng lớp và y/c HS viết bảng con. 
- GV viết mẫu chữ T - Tết Trung thu.
* HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở (18' ) :
- GV hướng dẫn viết bài, hướng dẫn cầm bút, tư thế ngồi. 
* HĐ4:Chấm chữa bài (5'):
- GV. chấm nhận xét bài viết của HS .
- GV nhận xét chung toàn lớp.
- HS viết vào bảng con.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát mẫu .
- HS viết bảng con, ba lần. 
- HS viết từ ứng dụng vào bảng con.
- HS viết theo sự hướng dẫn.
-HS 10 em chấm bài, lớp rút kinh nghiệm .
 Sinh hoạt tập thể
 I, Mục tiêu:
 - HS nhận xét đánh giá được việc thực hiện nề nếp, học tập trong tuần 23.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần 24
 II, Chuẩn bị:
 - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
 III, Hoạt động chính:
 1. Các nhóm trưởng nhận xét thành viên trong nhóm:
 - Các nhóm trưởng nhận xét về từng cá nhân trong nhóm mình.
 2. Các nhóm trưởng báo cáo trước lớp.
 3. GV nhận xét kết quả học tập , thực hiện nề nếp tuần 23. Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm cho tuần 24.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc