Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017

Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017

 KỂ CHUYỆN

BÁC SĨ SÓI

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

2. Kĩ năng

 - HS biết kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

3. Thái độ

 - HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

 - 4 tranh minh hoạ SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh

 - Sách, vở, bút.

III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.

 - Nhóm, cá nhân.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Dạy bài mới

* Giới thiệu bài : (trực tiếp) - HS hát.

- HS kể lại câu chuyện bài trước.

- HS theo dõi.

 

doc 20 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 13 tháng 2 năm 2017
Tiết 1:
CHÀO CỜ
________________________________
Tiết 2+3:
TẬP ĐỌC
BÁC SĨ SÓI
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bài: Sói ngoan bày mưu định lừa ngựa ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5.
2. Kĩ năng
 - Mức độ 1: Học sinh đọc trơn đúng đoạn bài tập đọc.
 - Mức độ 2: Học sinh đọc trơn lưu loát và đọc đúng dấu câu.
 - Mức độ 3: Học sinh đọc diễn cảm bài đọc và trả lời được một số câu hỏi.
3. Thái độ
 - Hs có ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Tranh minh họa bài đọc SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - SGK.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
3. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài : (Trực tiếp). 
- HS hát.
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài trước.
- HS theo dõi.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài: 
* GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: 2 lần.
+ Chú ý đọc đúng các từ ngữ khó đọc.
- HS chú ý nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc đúng các từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: 2 lần.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Đọc đoạn lần 1: 
- GV hướng dẫn ngắt giọng nhấn giọng một số câu trên bảng phụ.
- Giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nghe.
- Đọc đồng thanh.
- HS đọc ĐT.
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Câu 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy ngựa ?
- Nhận xét, chốt lại.
- Thèm rỏ dãi.
Câu 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Sói làm gì để lừa ngựa ?
- Nhận xét, chốt lại.
- Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho ngựa.
Câu 3: 
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
- Nhận xét, chốt lại.
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói mình đau ở chân sau.
Câu 4:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá ?
- Nhận xét, chốt lại.
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa mon men ra phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa.
Câu 5:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý.
- HS thảo luận tên truyện.
- GV nhận xét.
* Qua bài muốn nói lên điều gì ?
- Nhận xét, chốt lại.
- Hs nêu nội dung bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc lại truyện, HD cách đọc.
- Trong chuyện có những nhân vật nào ?
- HS nghe.
- Người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
- Các nhóm đọc theo phân vai. 
- Nhận xét.
- HS thi phân vai trong nhóm.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe .
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: TOÁN
SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA – THƯƠNG (TR.112)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Nhận biết được số bi chia - số chia - thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng làm được các bài tập trong bài.
3. Thái độ.
- Hs có ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Đồ dùng dạy học.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Sách, vở, bút.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra. 
3. Dạy bài mới. 
* Giới thiệu bài : (trực tiếp). 
- HS hát.
- Kiểm tra vở bài tập HS làm ở nhà.
- HS nghe.
Hoạt động 1: Giới thiệu số bị chia – số chia – thương
*) Giới thiệu thành phần, kết quả của phép chia. 6 : 2 = 3
- Nêu tên gọi thành phần, kết quả của phép chia ? 
- Cho HS nêu VD về phép chia. - Gọi tên từng số trong phép chia đó.
- HS theo dõi.
+ 6 là số bị chia.
+ 2 số chia.
+ 3 là thương.
 8 : 2 = 4
10: 5 = 5
- HS nêu.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS làm bài và chữa bài
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài và chữa bài.
- Gv nhận xét, chữa bài.
Phép chia
SBC
Số chia
Thương
8 : 2 = 4
8
2
4
10: 2 = 5
10
2
5
14 : 2 = 7
14
2
7
18 : 2 = 9
18
2
9
20 : 2 = 10
20
2
10
2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12
6 : 2 = 3 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 12 : 2 = 6
4. Củng cố. 
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò. 
- Dặn Hs về chuẩn bị bài mới.
- HS nêu.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2017
Tiết 1: 
TOÁN
BẢNG CHIA 3 (TR.113)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Lập được bảng chia 3
- Nhớ được bảng chia 3.
 - Biết giải bài toán có 1 phép chia.
2. Kĩ năng
- Mức độ 1:Thuộc bảng chia 3. 
- Mức độ 2: Thuộc bảng chia 3, làm bài tập 1.
- Mức độ 3: Thuộc bảng chia 3, làm các bài bài tập trong tiết học.
3. Thái độ
 - HS có ý thức tự giác trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Chuẩn bị các tấm bìa mỗi có 3 chấm.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách, vở, bút.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra 
- HS hát.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh. 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
- HS nghe.
Hoạt động 1: Ôn tập phép nhân 3.
- GV gắn 4 tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn.
- HS quan sát.
- 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?
- 12 chấm tròn
- Viết phép nhân ?
3 x 4 = 12
Hoạt động 2: Hình thành phép chia 3.
- Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn. Mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa.
- Có 4 tấm bìa.
- Làm cách nào ?
12 : 3 = 4
Từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta có phép chia 12 : 3 = 4
- HS đọc 12 : 3 = 4
Hoạt động 3: Lập bảng chia 3.
- Từ phép nhân 3 cho HS tự lập bảng chia 3.
- Cho HSđọc thuộc bảng chia 3.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS tự lập bảng chia 3.
- HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 3.
Hoạt động 4: Thực hành.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả .
6 : 3 = 2
3 : 3 = 1 15:3=5
9 : 3 = 3
12 : 3 = 4 30:3=10
- Nhận xét chữa bài.
18 : 3 = 6
21 : 3 = 7 24:3=8
Bài 2: Tính.
- HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ? 
- Cho một HS lên bảng làm, lớp làm nháp. 
- Nhận xét chữa bài.
Tóm tắt:
Có : 24 học sinh 
Chia đều : 3 tổ
Mỗi tổ : học sinh ?
 Bài giải
 Mỗi tổ có số học sinh là:
 24: 3 = 8 ( học sinh )
 Đáp số: 8 học sinh.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 2 :
 CHÍNH TẢ: (NGHE VIẾT)
BÁC SĨ SÓI
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nghe viết chính xác trình bày đúng tóm tắt truyện Bác sĩ Sói.
- Làm đúng các bài tập 2a/b hoặc BT3a/b.
2. Kĩ năng
 - Mức độ 1 làm bài 2(a); mức độ 2, 3 làm bài 2(a) bài 3(a)
3. Thái độ
 - HS có ý thức tự giác trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách, vở, bút.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
3. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài : (trực tiếp) 
- HS hát.
- Kiểm tra VBT.
- HS theo dõi.
Hoạt động 1: Hướng dẫn Nghe – viết.
- GV đọc đoạn viết.
- 2 HS đọc lại đoạn viết
- Tìm tên riêng trong đoạn chép.
- Ngựa, Sói.
- Lời của Sói được đặt trong dấu gì?
- Đặt trong dấu ngoặc kép, dấu hai chấm.
- Viết từ khó.
- Cả lớp viết bảng con: giúp, trời giáng.
* HS nghe viết bài vào vở:
- HS viết bài.
- GV quan sát HS viết.
- Đọc cho HS soát bài.
- HS tự soát lỗi.
- Thu bài, nhận xét.
- HS nộp vở, nghe GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: a. Lựa chọn.
- Bài yêu cầu gì ?
- Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào ô trống.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
a. nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Thi tìm nhanh các từ:
- 3 nhóm thi tiếp sức.
a. Chứa tiếng bắt đầu.
- Lúa, lao động, lễ phép.
- Nhận xét, chữa bài.
- nồi, niêu, nuôi, nóng. ... n
 - Chuẩn bị bảng lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách, vở, bút.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
3. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài : (trực tiếp) 
- HS hát.
- Kiểm tra vở bài tập hs làm ở nhà.
- HS theo dõi.
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
6 : 3 = 2
12 : 3 = 4
9 : 3 = 3
27 : 3 = 9
15 : 3 = 5
30 : 3 = 10
- Nhận xét, chữa bài.
24 : 3 = 8
18 : 3 = 6
Bài 2: Tính nhẩm.
- HS đọc yêu cầu. 
-Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả. 
3 x 6 = 18
3 x 3 = 9
18 : 3 = 6
9 : 3 = 3
3 x 9 = 27
3 x 1 = 3
- Nhận xét chữa bài. 
27 : 3 = 9
3 : 3 = 1
Bài 4: 
Tóm tắt:
- Bài toán cho biết gì ?
Có : 15kg gạo
Chia đều : 3 túi 
- Bài toán hỏi gì ?
 Mỗi túi : . . . kg ?
- GV gọi hs lên bảng làm bài.
Bài giải
Mỗi túi có số ki-lô- gam gạo là :
15 : 3 = 5 (kg)
- Gv nhận xét.
 Đáp số: 5 kg gạo 
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 2+3:
CHÍNH TẢ: (NGHE - VIẾT)
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Làm bài tập 2a/b.
2. Kĩ năng
- Mức độ 1 làm bài 2a; mức độ 2, 3 làm bài 2/b
3. Thái độ
 - HS có ý thức rèn luyệ chữ viết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Bảng phụ bài tập 2a.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách, vở, bút.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
3. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài : (trực tiếp) 
- HS hát.
- HS theo dõi.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc bài chính tả.
- 3, 4 học sinh đọc lại.
- Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào ?
- Mùa xuân.
- Tìm câu tả đàn voi vào hội ?
- Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến.
- Chỉ vị trí Tây Nguyên trên bải đồ Việt Nam. 
- Tây Nguyên là vùng đất gồm các tỉnh Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắk, Lâm Đồng.
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ?
- Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông. Đó là tên riêng vùng dân tộc.
- Viết bảng con các từ 
Tây Nguyên, nườm nượp 
- Cả lớp viết bảng con 
2. Giáo viên đọc cho học sinh viết. 
- HS viết bài vào vở. 
- Đọc cho học sinh soát bài. 
- HS soát bài ghi số lỗi ra lề vở. 
- Thu vở, nhận xét vở của HS. 
- HS nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a:
- Điền vào chỗ trống l/n
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Cho Hs thi làm bài theo nhóm.
- HS thi làm bài theo nhóm. 
Năm gian cỏ lều thấp le te 
Ngõ tối đêm thâu đóm lập lè 
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt 
- Nhận xét, tuyên dương.
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
4. Củng cố
- Nêu nội dung. 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò 
- HS về chuẩn bị bài mới.
- HS nêu.
- HS nghe. 
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Tiết 4: 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(GV BUỔI 2 SOẠN GIẢNG)
Thứ sáu, ngày 17 tháng 2 năm 2017
Tiết 1:
ÂM NHẠC
(GV BUỔI 2 SOẠN GIẢNG)
_________________________________
Tiết 2: 
TIẾNG VIỆT
(GV BUỔI 2 SOẠN GIẢNG)
_________________________________
Tiết 3: TOÁN
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN (TR.116)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được thừa số tích, tìm thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
- Biết tìm thừa số X trong các dạng bài tập: X x a = b ; a x X = b. ( với a, b là các số bé hơn X và phép tính tìm X là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có 1 phép tính chia (trong bảng chia 2).
2. Kĩ năng
 - Mức độ 1 làm bài 1; mức độ 2 làm bài 1, 2; mức độ 3 là cả bài tập.
3. Thái độ
 - HS có ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách, vở, bút. 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
3. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài : (trực tiếp) 
- HS hát.
- Kiểm tra vở bài tập hs làm ở nhà.
- HS theo dõi.
Hoạt động 1: Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Mỗi tấm bìa có hai chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn ?
- 3 tấm bìa có 6 chấm tròn. 
- Thực hiện phép tính.
2 x 3 = 6
- Số 3 gọi là gì ?
- Thừa số thứ hai. 
- Kết quả gọi là gì ?
- Số 2 gọi là gì ?
- Kết quả gọi là tích. 
- Thừa số thứ nhất.
- Từ phép nhân lập được mấy phép chia ?
- Lập được hai phép chia. 
6 : 2 = 3
6 : 3 = 2
Hoạt động 2: Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết.
*Nếu : x x 2 = 8 x là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8 tìm x?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Muốn tìm thừa số x chưa biết ta làm như thế nào ?
Ta lấy : 8 : 2
Viết x = 8 : 2
 x = 4
* Tương tự : 3 x x = 15
- Nêu cách tìm.
- Nhận xét chữa bài
3 x 5 = 15
 x = 15 : 3
 x = 5
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 : Tính nhẩm :
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả. 
2 x 4 = 8
3 x 4=12 3 x 1 = 3
8 : 2 = 4
12 : 4=3 3 : 3 = 1
- Nhận xét, chữa bài.
8 : 4 = 2
12 : 3=4 3 : 1 = 3
Bài 2 : Tìm x (theo mẫu).
- Cả lớp làm bảng con. 
x x 2 = 10
x x 3 = 12 3 x x = 21
 x = 10 : 2
 x = 12 : 3 x = 21 : 3
 x = 5 
- Nhận xét, chữa bài.
 x = 4 x = 7
Bài 4 :
- HS đọc đề toán. 
- HS đọc bài toán.
Tóm tắt
- Bài toán cho biết gì ?
Có : 20 HS 
Mỗi bàn : 2 HS 
Tất cả : . . . bàn ?
Bài giải
Tất cả có số bàn là :
20 : 2 = 10 (bàn)
- Nhận xét, chữa bài.
 Đáp sô: 10 bàn.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4:
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - VIẾT NỘI QUY
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Biết đáp lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước (BT1, BT2). 
- Biết viết lại nội dung vài điều trong nội quy của trường (BT3) .
2. Kĩ năng
 - Mức độ 1 làm bài 1; mức độ 2 bài 1, 2; mức độ 3 làm bài 1, 2, 3.
3. Thái độ
 - HS có hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Bảng phụ ghi nội dung bt2.
 - Tranh minh họa.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách, vở, bút.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
3. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài : (trực tiếp) 
- HS hát.
- Kiểm tra vở bài tập của hs.
-HS theo dõi.
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Bức tranh thể hiện ND trao đổi giữa ai với ai ?
- Nhận xét.
- HS quan sát kĩ bức tranh, trả lời.
Bài 2:
- Cho hs thực hành đóng vai theo cặp.
- Nêu yêu cầu.
- 2 HS đóng vai mẹ và con. 
a. Con : Mẹ ơi, đây có phải là con hươu sao không ạ ?
- Phải đấy con ạ .
Con : Trông nó dễ thương quá !
- Yêu cầu nhiều HS tiếp nối nhau thực hành hỏi đáp tình huống b,c.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS tiếp nối nhau thực hành.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Đọc và chép lại 2, 3 điều trong nội quy của trường em. 
- Treo bản nội quy của nhà trường lên bảng. 
- 2 HS đọc bản nội quy. 
- HS chọn 2,3 điều chép vào vở. 
- Nhận xét.
- 1 số em đọc bài. 
4. Củng cố 
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò 
 - HS về chuẩn bị bài mới.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2016_2017.doc