Giáo án Lớp 2 Tuần 22 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Giáo án Lớp 2 Tuần 22 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Tiết 2: Đạo đức :

LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (T1) .

I / Mục tiêu : - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.

 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị lịch sự phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.

 - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.

 Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.

 Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.

- KT: Thảo luận nhóm, động não, đóng vai.

- GDHSKT: Lắng nghe bạn thảo luận, ứng xữ biết nói lời chào hỏi khi có người lớn đến nhà chơi.

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 979Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 22 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 2 TUẦN 22
Năm học: 2010 - 2011
Từ ngày 8 / 02 / 2010 đến ngày 12 / 02 / 2011
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2
Sáng
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Toán 
Tập đọc 
Tập đọc
Biết nói lời yêu cầu đề nghị (T2)
KTĐK giữa kì II
Một trí khôn hơn trăm trí khôn (T1)
 // (T2)
Chiều
Phụ đạo học sinh yếu
3
sáng
1
2
3
4
Toán
TD 
KC
LT Việt
Phép chia
Đứng hai chân dang rộng bằng vai hai tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao thẳng hướng.)
Một trí khôn hơn trăm trí khôn 
Luyện đọc : Một trí khôn hơn trăm trí khôn 
Chiều
1
2
3
TNXH
Chính tả 
L Toán
Cuộc sống xung quang. (T2)
NV: Một trí khôn hơn trăm trí khôn 
 Luyện Phép chia 
4
Sáng
1
2
3
4
5
Toán
T dục
T đọc
LTVC
LTV
Bảng chia 2.
Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang. T/C Nhảy ô.
Cò và Cuốc
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy.
LViết CT: Một trí khôn hơn trăm trí khôn 
Chiều
Sinh hoạt chuyên môn
5
Sáng
Cô Hằng dạy. 
Chiều
Trang trí lớp học
6
Sáng
1
2
3
4
5
TL văn
MT
C tả
LToán
HĐNG
Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
Vẽ trang trí đường diềm
N-V: Cò và Cuốc.
Luyện Một phần hai.
An toàn khi đi các phương tiện giao thông 
Chiều
1
2
3
Toán
LT Việt
HĐTT
Luyện tập.
Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
SH Sao
 Soạn 25 /1 /2011
 Giảng T2/ 8/ 2/ 2011 
 Tiết 2: Đạo đức : 
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (T1) .
I / Mục tiêu : - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị lịch sự phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
 - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
 Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
 Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
KT: Thảo luận nhóm, động não, đóng vai.
GDHSKT: Lắng nghe bạn thảo luận, ứng xữ biết nói lời chào hỏi khi có người lớn đến nhà chơi. 
 II /Chuẩn bị :* Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước . Phiếu học tập .
 III/ Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1 Quan sát mẫu hành vi . 
- Yêu cầu 2 em lên bảng chuẩn bị tiểu phẩm lên trình bày trước lớp .Yêu cầu lớp theo dõi . 
- Tại nhà Hùng hai bố con đang ngồi nói chuyện với nhau thì chuông điện thoại reo . Bố Hùng nhấc ống nghe :- Bố Hùng : - Alô tôi nghe đây !
- Minh : - Cháu chào bác ạ, cháu là minh bạn của Hùng , bác làm ơn ,....
-Hùng : - Mình chào cậu . 
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời :
-Khi gặp bố Hùng bạn MInh đã nói như thế nào ? 
- Có lễ phép không ?
-Hai bạn Hùng và Minh nói chuyện với nhau ra sao?
- Cách hai bạn kết thúc cuộc nói chuyện đặt điện thoại ra sao có nhẹ nhàng không ? 
* Kết luận : - Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự , nói năng từ tốn , rõ ràng .
Hoạt động 2 Thảo luận nhóm .
- Phát phiếu cho các nhóm (mỗi nhóm 4 bạn) 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu các việc cần làm và không nên làm khi nhận và gọi điện thoại ghi vào trong phiếu . 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận về những việc nên làm và không nên làm khi nhận và nghe điện thoại .
- Gọi hai em nhắc lại .
ª Hoạt động 3 Liên hệ thực tế .
- Yêu cầu lớp suy nghĩ và kể lại về một lần nghe hoặc gọi điện thoại của em .
- Yêu cầu lớp nhận xét sau mỗi lần bạn kể 
- Khen ngợi những em biết nhận và gọi điện thoại lịch sự .
 Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị vở kịch gọi điện thoại để tiết sau báo cáo trước lớp . 
- Ba em lên trình bày tiểu phẩm đóng vai theo mẫu hành vi .
- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi giáo viên .
- Giọng nhẹ nhàng và thái độ lịch sự và lễ phép tự giới thiệu tên mình và xin được gặp Hùng .
-Hai bạn nói chuyện với nhau rất thân mật và lịch sự .
- Khi kết thúc cuộc gọi hai bạn chào nhau đặt máy xuống rất nhẹ nhàng .
- Hai em nhắc lại .
- Các nhóm thảo luận .
-Lần lượt cử đại diện lên trình bày trước lớp.
*/ Nên làm: - Nhấc ống nghe nhẹ nhàng .
- Tự giới thiệu mình - Nói nhẹ nhàng từ tốn rõ ràng - Đặt ống nghe nhẹ nhàng .
*/ Không nên làm : Nói trống không - Nói quá nhỏ - Nói quá to - Nói quá nhanh - Nói không rõ ràng . 
- Các nhóm nghe và nhận xét bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
-Lắng nghe và nhận xét bạn làm như thế đã lịch sự khi nhận và gọi điện thoại chưa . Nếu chưa thì cả lớp cùng nói cách sửa chữa cho bạn để rút kinh nghiệm và thực hiện đúng bài học 
-Về nhà áp dụng vào thực tế cuộc sống để thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự . Chuẩn bị tiểu phẩm để tiết sau trình bày trước lớp .
Tiết 3: Toán 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
(Đề trường ra)
I/ Mục tiêu: Kiểm tra vào các nội dung:
Bảng nhân 2,3,4,5
Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
HSKT Làm được các phép tính cộng trong phạm vi 20 không nhớ
II/ Chuẩn bị đề kiểm tra
III/ Hoạt động dạy học: Phát đề cho HS làm bài kiểm tra.
Tiết 4,5: Tập đọc
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I/ Mục tiêu : Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rỏ lời nhân vẩt trong câu chuyện
Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mổi người; chớ kiêu căng xem thường người khác. (trả lời được CH 1,2,3,5)
HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 
GDKNS: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng phó với căng thẳng .
HSKT: nghe bạn và cô giáo đọc.
II / Chuẩn bị Tranh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài 
“ Vè chim “đã học ở tiết trước . 
2.Bài mới a) Phần giới thiệu 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài : “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm bài văn ( chú ý giọng người dẫn chuyện khoan thai giọng Chồn khi chưa gặp nạn thì hợm hĩnh , huênh hoang , khi gặp nạn thì ỉu xìu buồn bã . Giọng Gà rừng khiêm tốn , bình tĩnh , tự tin , thân mật ). 
- Gọi một HS đọc lại bài .
* Hướng dẫn phát âm : 
-Hướng dẫn tìm và đọc các từ khó dễ lẫn trong bài 
-Tìm các từ khó đọc hay nhầm lẫn trong bài 
-Nghe HS trả lời và ghi các âm này lên bảng 
- Yêu cầu đọc từng câu , nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh về các lỗi ngắt giọng .
* Đọc từng đoạn : 
- Bài này có mấy đoạn các đoạn được phân chia như thế nào ? 
- Nêu yêu cầu luyện đọc .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Hãy nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên ?
- Yêu cầu HS đọc câu văn trên theo đúng cách ngắt giọng .
- Để đọc hay bài này các em còn cần chú ý thể hiện tình cảm của các nhân vật qua đoạn đối thoại giọng Chồn huênh hoang , giọng Gà rừng khiêm tốn .
- Yêu cầu 1 em đọc lại cả đoạn 1 .
- Gọi một em đọc đoạn 2 .
- Để đọc tốt đoạn 2 các em chú ý ngắt giọng cho đúng sau các dấu câu , đặc biệt chú ý khi đọc lời nói của Gà với Chồn hơi mất bình tĩnh , giọng Chồn nói với Gà buồn bã lo lắng 
- GV đọc mẫu hai câu này .
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2 .
- Gọi HS đọc đoạn 3 . 
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu của chồn 
- Chồn bảo Gà rừng : // “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình .”// ( giọng cảm phục , chân thành ) .
* Đọc cả bài :
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .
- Chia nhóm , mỗi nhóm có 4 em và yêu cầu đọc bài trong nhóm .
- Theo dõi HS đọc và uốn nắn cho HS .
*/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu đọc đồng thanh 1, 2 đoạn trong bài. 
Tiết 2 : Tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc bài .
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi :
 -Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn đối với Gà rừng ?
- Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn khi chúng đang dạo chơi trên cánh đồng ?
- Coi thường có nghĩa là gì ?
-Trón đắng trời có nghĩa ra sao ? 
- Khi gặp nạn Chồn ta xử lí như thế nào ? 
- Hai con vật làm thế nào để thoát hiểm chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4 .
- Đắn đo có nghĩa là gì ?
- Thình lình có nghĩa là gì ?
-Gà rừng nghĩ ra kế gì để cả hai cùng thoát nạn ?
- Qua chi tiết trên các em thấy được những phẩm chất tốt nào ở Gà rừng ?
- Sau lần thoát nạn thái độ của Chồn đối với Gà rừng như thế nào ? Câu văn nào cho ta thấy điều đó ?
- Vì sao Chồn lại thaay đổi như vậy ?
- Qua câu chuyện trên muốn khuyên ta điều gì ?
-Gọi một em đọc câu hỏi 5 .
-Em chọn tên nào cho chuyện ? Vì sao ?
- Câu chuyện nói lên điều gì ?.
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
- Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- 5 em lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng giọng các nhân vật có trong bài như giáo viên lưu ý .
- Một em đọc lại 
-Rèn đọc các từ như : cuống quýt , nghĩ kế , buồn bã , quẳng , thình lình , vùng chạy , biến mất ..
- Tiếp nối đọc . Mỗi em chỉ đọc một câu trong bài , đọc từ đầu đến hết bài .
- Bài này có 4 đoạn .
- Đoạn 1 : Gà rừng ....hàng trăm ; Đoạn 2 : Một buổi sáng ...trí khôn nào cả ; Đoạn 3 : Đắn đo một lúc ....chạy biến vào rừng ; Đoạn 4 : Phần còn lại .
- Lắng nghe để nắm yêu cầu đọc đúng đoạn 
- Một em đọc đoạn 1 vừa nêu cách ngắt giọng của mình , HS khác nhận xét sau đó cả lớp thống nhất cách ngắt giọng .
- Gà rừng và Chồn là đôi bạn thân / nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn .// 
5 - 7 em đọc bài cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh .
- HS đọc từng câu hội thoại giữa Chồn và Gà rừng .
- Một em đọc lại cả đoạn 1 
- Một HS khá đọc đoạn 2 
- HS luyện đọc 2 câu 
- Cậu có trăm trí khôn ,/ nghĩ kế gì đi .// ( giọng hơi hoảng hốt )
- Lúc này , / trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.// ( buồn bã , thất vọng )
- Lắng nghe GV đọc mẫu .
- Một em đọc đoạn 3 .
- Lắng nghe và đọc bài chú ý nhấn giọng ở các từ theo hướng dẫn của giáo viên .
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài mỗi em đọc một đoạn 
 - Lần lượt từng em đọc đoạn theo yêu cầu trong nhóm .
- C ... ân đọc .
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
-Một em đọc thành tiếng .Lớp đọc thầm bài 
- Mặt hồ rung động , bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ , mặt hồ xanh , rộng mênh mông .
- Đại bàng : chân vàng , mỏ đỏ đang chao lượn bóng che rợp mặt đất . Khi vỗ cánh phát ra những tiếng vi vu vi vút như tiếng của trăm chiếc đàn cùng hoà âm .
- Thiên nga trắng muốt , đang bơi lội .
- Chim kơ púc : Mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt , mỏ thanh mảnh , tiếng hót lanh lảnh như tiếng sáo .
- Tiếng hót ríu rít , rộn cả mặt nước .
- Trả lời theo suy nghĩ cá nhân .
- Hai em đọc lại bài đọc .
- Chim rừng Tây Nguyên rất đẹp với những bộ lông nhiều màu sắc và có tiếng hót hay .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
Tập viết
CHỮ HOA S
A/ Mục tiêu : - Viết đúng chử hoa S (một dòng cở vừa, một dòng cở nhỏ);chử và câu ứng dụng: Sáo (một dòng cở vừa, một dòng cở nhỏ);Sáo tắm thì mưa (3 lần).
B/ Chuẩn bị : * Mẫu chữ hoa S đặt trong khung chữ , cụm từ ứng dụng . Vở tập viết
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ R và từ Ríu
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa S và một số từ ứng dụng có chữ hoa S
 b)Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ S
-Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời :
-Chữ S hoa cao mấy ô li ?
- Chữ S gồm mấy nét đó là những nét nào ?
- Chúng ta đã học cách viết nét cong dưới với nét móc ngược tạo thành vòng xoắn , khi học viết chữ cái hoa nào ?
- Dựa vào cách viết chữ L hoa hãy quan sát chữ và nêu cách viết chữ S hoa .
- Nhắc lại qui trình viết , vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ .
*Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa S vào không trung và sau đó cho các em viết chữ Svào bảng con .
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
- Sáo tắm thì mưa “ là một thành ngữ nói về kinh nghiệm trong dân gian , hễ thấy chim sáo tắm thì trời sẽ có mưa.
* / Quan sát , nhận xét :
- Cụm từ :” Sáo tắm thì mưa “ có mấy chữ ?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ S hoa và cao mấy ô li ? Các chữ còn lại cao mấy ô li ?
- Hãy nêu vị trí dấu thanh có trong cụm từ ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chùng nào ?
*/ Viết bảng : 
- Yêu cầu viết chữ Sáo vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
*) Hướng dẫn viết vào vở :
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
d/ Chấm chữa bài 
-Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
 đ/ Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở .
- Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu .
- 2 em viết chữ R
- Hai em viết từ “Ríu”
- Lớp thực hành viết vào bảng con .
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Vài em nhắc lại tựa bài.
-Học sinh quan sát .
- Chữ S hoa cao 5 ô li .
-Chữ S gồm 1 nét liền là kết hợp của hai nét cơ bản : Nét cong dưới và nét móc ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ , cuối nét móc lượn vào trong.
- Chữ cái hoa L .
- Điểm đặt bút tại giao điểm ĐKN6 và ĐKD4 sau đó viết nét cong dưới rồi dừng bút tại ĐKN6. Từ điểm trên , đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái , cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐKN2.
- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn .
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con .
- Đọc : Sáo tắm thì mưa .
- Lắng nghe giáo viên để hiểu thành ngữ trên .
- Gồm 4 chữ : Sáo , tắm , thì , mưa .
- Chữ t cao 1 li rưỡi các chữ còn lại cao 1 ô li 
- Dấu sắc trên đầu âm a ,ă , dấu huyền đặt trên chữ I .
-Bằng một đơn vị chữ (khoảng viết đủ âm o) - Viết bảng : Sáo
 - Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết :
-1 dòng chữ Scỡ nhỏ.
1 dòng chữ S hoa cỡ vừa.
1 dòng chữ Sáo cỡ nhỏ.
1 dòng chữ Sáo cỡ vừa.
- 2 dòng câu ứng dụng“ Sáo tắm thì mưa”.
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
-Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa T”
 Thủ công : gấp , cắt , dán phong bì (t1)
A/ Mục tiêu :ªHọc sinh biết gấp , cắt dán phong bì . Gấp , cắt , dán được phong bì . HS thích làm phong và sử dụng .
B/ Chuẩn bị :ª Mẫu phong bì có khổ đủ lớn . Mẫu thiếp chúc mừng của bài 11 . Quy trình gấp , cắt dán phong bì có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu , kéo cắt , thước .. .
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tập“ Gấp cắt dán phong bì “
 b) Khai thác:
*Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét . 
-Cho HS quan sát mẫu phong bì . 
-Đặt câu hỏi : - Phong bì có hình gì ? 
- Mặt trước và mặt sau của phong bì như thế nào ? 
- Em hãy so sánh kích thước phong bì với kích thước thiếp chúc mừng 
Người gửi: .......
.........................
 Người nhận : ...........
 ..............................
 ...............................
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu . 
* Bước 1 :Gấp phong bì .
- Gấp cắt tờ giấy hình chữ nhật . Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng như trên sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên khoảng 2ô .
- Gấp hai bên hình 2 , mỗi bên vào khoảng một ô rưỡi để lấy đường dấu gấp . 
Bước 2 - Cắt phong bì . 
-Mở tờ giấy ra , cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo ở hình 4 được hình 5 .
Bước 3 - Dán thành phong bì . 
- Gấp lại theo các nếp gấp ở hình 5 , dán hai mép bên và gấp mép trên theo đường dấu gấp H6 ta được chiếc phong bì .
 - Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác gấp dán phong bì cả lớp quan sát
-GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp , dán . 
-GV tổ chức cho các em tập gấpanns phong bì bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp , dán phong bì .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau thực hành gấp , dán phong bì . 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Lớp quan sát và nêu nhận xét 
- Phong bì là tờ giấy hình chữ nhật mặt trước ghi chữ “ Người gửi “ , “ Người nhận “; mạt sau dán theo hai cạnh để đựng thư , sau khi cho thư vào phong bì thì dán nốt cạnh còn lại .
- So sánh và nêu nhận xét về kích thước phong bì so với thiếp chúc mừng . 
- Quan sát để nắm được cách gấp gấp , dán phong bì.
- Lớp thực hành gấp , dán phong bì theo hướng dẫn của giáo viên .
 -Hai em nhắc lại cách cắt gấp , dán phong bì .
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau Gấp dán phong bì tt.
Tự nhiên xã hội : 44 Mặt trăng và các vì sao .
A/ Mục tiêu :ª Học sinh có hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì saoảòen luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh ; phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng .
B/ Chuẩn bị : ª Tranh ảnh cảnh Mặt Trăng , các vì sao . Tranh vẽ trang 68 ,69 SGK . 
Giấy , bút vẽ . 
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các kiến thức qua bài : “ Mặt Trời và các phương hướng “
 -Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
-Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh 
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
- Buổi tối những hôm trời không mây ta nhìn thấy những gì ? 
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về Mặt Trăng và các vì sao . 
-Hoạt động 1 :Quan sát tranh trả lời câu hỏi 
 * Bước 1 :Treo tranh 2 lên bảng yêu cầu quan sát trả lời câu hỏi .
- Bức ảnh chụp về cảnh gì ?
-Em thấy Mặt Trăng hình gì ?
-Mặt Trăng xuất hiện mang lại ích lợi gì ?
- Ánh sáng của Mặt Trăng có giống Mặt Trời không ? 
- Treo tranh 1 giới thiệu về Mặt Trăng , hình dạng , ánh sáng và khoảng cách so với Trái Đất .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm về hình ảnh Mặt Trăng 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi 
- Quan sát bầu trời em thấy Mặt Trăng có hình gì ?
- Mặt Trăng tròn nhất vào ngày nào ?
- Có phải đêm nào cũng có trăng hay không ?
- Sau 4 phút gọi 1 nhóm lên trình bày.
*/ Kết luận : - Mặt Trăng có nhứng hình dạng khác nhau khi thì tròn nhưng có lúc lại khuyết hình lưỡi liềm .Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa tháng , có đêm có trăng cũng có những đêm không có trăng .
- Cung cấp cho học sinh bài thơ .
Hoạt động3 : Thảo luận nhóm 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nhóm đôi .
-Trên bầu trời ban đêm ngoài Mặt Trăng ta còn nhìn thấy những gì ?
- Hình dạng của chúng như thế nào ? 
- Ánh sáng của chúng ra sao ?
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh . 
* Tiểu kết : - Các vì sao có dạng như đốm lửa là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất .Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác 
Hoạt động 4 “ Ai vẽ đẹp “
 - Phổ biến cách vẽ đến học sinh .
- Phát giấy cho từng em và yêu cầu vẽ bầu trời vào ban đêm theo sự tưởng tượng .
- Sau 5 phút mời học sinh trình bày tác phẩm của mình và giải thích cho các bạn và giáo viên nghe về bức tranh của mình .
- Nhận xét bức vẽ của học sinh . 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
-Trả lời về nội dung bài học trong bài :
” Mặt Trời và các phương hướng” đã học tiết trước
-Lớp lắng nghe trả lời : Thấy trăng và các vì sao .
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lớp quan sát tranh và trả lời các câu hỏi .
- Cảnh đêm trăng .
- Hình tròn .
- Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm .
- Ánh sáng dịu mát không chói chang như Mặt Trời .
- Lớp làm việc theo nhóm.
- Lớp thực hành trao đổi hoàn thành các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
- Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp .
- Nhiều em nhắc lại .
- 2 em đọc bài thơ : Mùng một lưỡi trai 
 Mùng hai lá lúa 
 Mùng ba câu liêm 
 Mùng bốn lưỡi liềm 
 Mùng năm liềm giật 
 Mùng sáu thật trăng 
- Quan sát và thảo luận để hoàn thành các yêu cầu của giáo viên .
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp .
- Nhận xét bình chọn bạn trả lời đúng nhất .
- Nhiều em nhắc lại 
- Lớp thực hành vẽ bầu trời ban đêm có Mặt Trăng và các vì sao .
- Lần lượt từng em lên trưng bày tranh vẽ và giải thích bức tranh trước lớp .
- Quan sát nhận xét bức tranh của bạn .
- Nhiều em nhắc lại kiến thức .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 
Toán :

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL2 chuan kien thuc tuan 22.doc