Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thúy

Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thúy

I. Yêu cầu cần đạt:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK. Vở ô li; bảng con.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: Hát

2. Luyện tập- thực hành:

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- Đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- HS đọc lại đoạn chính tả và trả lời câu hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

 

docx 21 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2023
Buổi sáng: 
TIẾNG VIỆT
Bài 7: Hạt thóc (Tiết 1+2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu và tìm được những câu thơ nói về cuộc đời vất vả, gian truân của hạt thóc và sự quý giá của hạt thóc đối với con người. Hiểu và tìm được từ ngữ thể hiện đây là bài thơ tự sự hạt thóc kể về cuộc đời mình. 
- Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ tự sự. 
- Yêu quý và trân trọng hạt thóc cũng như công sức lao động cảu mọi người. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh minh họa của bài học.
- HS: SGK. Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS đọc và trao đổi nhóm đôi để giải câu đố và chia sẻ. 
+ 1- 2 nhóm lên chia sẻ đáp án, giải thích câu đố. 
+ Nhóm khác nhận xét.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá: 
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng thể hiện sự tự tin của hạt thóc khi kể về cuộc đời mình. 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HDHS chia đoạn: (4 khổ)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bão giông
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thiên tai
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến ngàn xưa
+ Đoạn 4 : còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: bão giông, giọt sương mai, bão lũ,
- Luyện đọc câu dài.
- HS thực hiện theo nhóm 4.
- Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 32.
- HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.17
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Luyện tập thực hành.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.17
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- HDHS đóng vai hạt thóc để luyện nói lời kể về bản thân mình theo 3 gợi ý trong nhóm đôi.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Về nhà em đọc lại bài cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Bài 44 -Tiết 2: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS củng cố lại bảng chia 2, bảng chia 5.
- Làm được các bài toán giải có tình huống thực tế
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK. Vở BT Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
- Trò chơi xì điện bảng chia 5.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Tính
- HS đọc YC bài.
- HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính
+ Ta viết số thích hợp vào chỗ nào?
+ Tính theo hướng nào?
- HS làm bài, chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- HS đọc YC bài.
- HS làm bài vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Số chiếc đèn ông sao được trang trí là:
30 : 5 = 6 (chiếc đèn)
Đáp số: 6 chiếc đèn
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5.
 Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2023
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT
Bài 7 (T3): Viết: Chữ hoa T
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ hoa T.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? 
- HS chia sẻ.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa T.
+ Chữ hoa T gồm mấy nét?
- HD quy trình viết chữ hoa T.
- Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa T đầu câu.
+ Cách nối từ T sang a.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS thực hiện luyện viết chữ hoa T và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TOÁN
Bài 45 (Tiết 1): Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS thực hiện được phép tính liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
- Phát triển năng lực tính toán, tư duy và lập luận toán học. Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
- Trò chơi xì điện bảng chia 5.
2. Luyện tập- thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn HS nêu tình huống trong hình rồi chọn phép nhân thích hợp.
- Nêu: Mỗi đĩa có 3 quả táo. Phép nhân thích hợp tìm số quả táo ở 5 đĩa như vậy là phép nhân nào?
- Tương tự như vậy với các hình khác, yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS làm bài theo cặp đôi.
- HS nối tiếp chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- HS đọc YC bài.
- HS làm bài vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số viên sỏi ở 10 ô là:
5 x 10 = 50 (viên)
Đáp số: 50 viên sỏi
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính
+ Ta viết số thích hợp vào chỗ nào?
+ Tính theo hướng nào?
- HS làm bài vào vở. 3HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Buổi chiều: TIẾNG VIỆT
Bài 7 (T4): Nói và nghe: Kể chuyện sự tích cây khoai lang
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Sự tích cây khoai lang..
- Kể lại được từng đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Yêu quý cây cối, thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh minh họa của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- HS chia sẻ.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo tranh.
- HS đọc câu hỏi bên dưới mỗi bức tranh. 
- HS thảo luận nhóm đôi để đoán nội dung của từng tranh sau đó chia sẻ. 
+ Tranh 1: Hai bà cháu đang đi đào củ mài để ăn.
+ Tranh 2: Nương lúa bị cháy, cậu bé buồn nước mắt trào ra. 
+ Tranh 3: Cậu bé đào được một củ rất kì lạ, nấu lên có mùi thơm nên mang về biếu bà.
+ Tranh 4: Cây lạ mọc lên khắp nơi, có củ màu tím đỏ. 
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và kể truyện theo tranh. 
- Chỉ từng tranh và kể từng đoạn theo tranh. 
- HS kể lại đoạn sau khi GV kể. 
- GV kể lại lần 2 toàn bộ câu chuyện.
- HS kể từng đoạn trong nhóm đôi; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS kể lại những việc làm tốt của người cháu trong câu chuyện. 
- HS về nhà kể lại cho người thân nghe. 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾNG VIỆT
Bài 8 (T1). Đọc: Lũy tre 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của cây tre và vẻ đẹp thiên nhiên làng quê. 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Quan sát và hiểu được các chi tiết trong tranh. Vận dụng được kiến thức cuộc sống để hiểu kiến thức trong trang sách và ngược lại. 
- Biết yêu quý thiên nhiên và làng quê Việt nam
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh minh họa của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS đọc câu đố và cùng nhau giải câu đó.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lũy tre, gọng vó, chuyển, nâng, bần thần, dần,
- Luyện đọc khổ thơ: HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- HS đọc toàn bài.
3. Luyện tập thực hành:
- Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- 2-3 nhóm đọc nối tiếp trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Luyện đọc: Hạt thóc.
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Hạt thóc
- Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BTTV
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS nghe hát bài “Hạt hạo làng ta”
2. Luyện tập thực hành:
- Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2
- Nhận xét, khen ngợi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1 - 3 nhóm trả lời
Câu 1: Theo bài đọc, hạt thóc quý giá như thế nào với con người?
+ Hạt thóc quý giá với con người ở chỗ nó nuôi sống con người.
Câu 2: Từ nào trong bài đọc cho thấy hạt thóc tự kể chuyện về mình?
+ Từ trong bài đọc cho thấy hạt thóc tự kể chuyện về mình là từ “tôi”.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Đóng vai hạt thóc, viết lời giới thiệu về mình.
+ Tôi là hạt thóc. Tôi sinh ra từ trên cánh đồng. Tôi c ... 
- SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- Kể câu chuyện “Hạt mầm nhút nhát” cho HS nghe.
- HSTL câu hỏi: Em thích hạt mầm nào? Vì sao?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Khám phá: 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
- HS làm việc cặp đôi, đọc tình huống 1 trong SGK, thảo luận với bạn để nhận xét về cách vượt qua sự lo lắng, sợ hãi của Hoa.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu chuyện.
- HS chia sẻ với bạn bên cạnh về những tình huống làm em lo lắng, sợ hãi và cách em vượt qua sự lo lắng, sợ hãi đó.
- Kết luận: Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực: 
+ Hít thở sâu để giữ bình tĩnh.
+ Phân tích nỗi sợ và xác định những lo lắng đó là gì.
+ Dũng cảm đối diện với nỗi sợ đó 
+ Tâm sự với bạn bè, người thân.
- HS làm việc cặp đôi, đọc tình huống 2 trong SGK, thảo luận với bạn để trả lời câu hỏi:
+ Bạn nào đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực? kiềm chế bằng cách nào?
+ Việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực đã đem lại điều gì cho bạn?
- Kết luận: Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực sẽ giúp ta suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, dễ dàng thành công trong cuộc sống.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực
- HS làm việc cá nhân, đọc các cách kiềm chế cảm xúc trong sách và trả lời câu hỏi:
+ Em đã từng áp dụng cách nào để kiềm chế cảm xúc tiêu cực? Sau đó em cảm thấy như thế nào?
+ Em còn biết cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực nào khác?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TĂNG CƯỜNG TOÁN
Bài 44: Bảng chia 5
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hình thành bảng chia 5 từ bảng nhân 5; viết, đọc được bảng nhân 5. Vận dụng tính nhẩm (dựa vào bảng chia 5). Giải một số bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các phép chia ở bảng chia 5.
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS chơi trò chơi “Bắn tên” để ôn lại bảng chia 5.
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1a: Số?
- HS làm miệng
- Trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 1b: 
- HS chia sẻ bài làm của mình với lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 2a
- HS đọc YC bài.
- HS nêu miệng kết quả các phép tính viết kết quả dước phép tính đó ở các củ cà rốt và con thỏ. Sau đó HS tự nối các phép tính có kết quả giống nhau ở củ cà rốt và con thỏ.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 2b
- HS đọc yêu cầu
- HS làm cá nhân vào vở bài tập.
- HS chia sẻ bài làm của mình với lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 3:
- HS đọc YC bài.
- HS làm bài vào vở ô li
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS đọc lại bảng chia 5.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết đọc thư viện
 Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2023
Buổi sáng:
 TIẾNG VIỆT
Bài 8 (T5+6). Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn kể lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Đọc mở rộng. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết được 3 – 5 câu kể về một sự việc đã được chứng kiến hoặc tham gia. 
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một câu chuyện. 
- Phát triển kĩ năng đặt câu, miêu tả.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh minh họa của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát
2. Luyện tập- thực hành:
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- HS đọc YC bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Mọi người đang ở đâu? Mọi người đang làm gì?
- HDHS đọc đoạn văn tham khảo và nói về mọi người đang làm việc trong tranh.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- HS đọc YC bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Em đã được chứng kiến/tham gia câu chuyện ở đâu? Có những ai khi đó?
+ Mọi người đã nói và làm gì? Em cảm thấy thế nào?
- Gọi một số HS trả lời. 
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- YC HS luyện kể trong nhóm đôi.
- Mời một số HS lên kể.
- HS thực hành viết vào VBT tr 20
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- HS đọc một bài thơ, câu chuyện.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- HS thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TOÁN
Bài 45 (T4): Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia; thực hiện được phép nhân, phép chia; giải được bài toán đơn (một bước tính) có nội dung thực tế liên quan đến phép nhân.
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK; Bộ đồ dùng dạy học Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
- Trò chơi xì điện bảng nhân 2, nhân 5.
2. Luyện tập- thực hành:
Bài 1/30: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn mẫu: 2 x 3 = 6
 6 : 3 = 2
 6 : 2 = 3
- Từ phép tính nhân ta có 2 phép tính chia. HS làm các bài còn lại. 
- Em có nhận xét gì về phép tính 2 x 1 = 2 và 2 : 1= 2 
- 1-2 HS trả lời: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó; số nào chia cho 1 cũng bắng chính số đó.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2/30:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn mẫu: 8 x 3 = 8 + 8 + 8 = 24
- Ta phân tích thành tồng các số hạng bằng nhau rồi sau đó tính kết quả.
- HS làm bài vào vở ô li.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3/31:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Để làm được bài này các em lần lượt thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
- HS làm từng phép tính trên BC – sau đó hoàn thành bài tập.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4/31:
- HS đọc YC bài.
- HS giải bài toán vào vở.
- Theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.
- Nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TĂNG CƯỜNG TOÁN
Bài 45: Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS ghi nhớ bảng nhân 5, chia 5, nhân 2, chia 2 qua thực hành tính. Giải được bài toán về chia 5. Vận dụng kiến thức vào bài tập điền số vào chỗ trống, nối.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm.
- Có tính tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Toán; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát.
2. HDHS làm bài tập:
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Hướng dẫn HS:
+ Để đưa ô tô về đến đích ta cần làm gì? 
+ Muốn điền được hàng kết quả làm như thế nào? 
- HS làm VBT.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Nối để tìm chuồng cho mỗi con chim(theo mẫu)
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS làm bài vào VBT
- HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Tô màu?
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS làm vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS chữa bài. HS đọc bài của mình, đổi chéo vở nhận xét bài nhau.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Số
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS làm vở, 1 HS lên bảng làm.
- HS chữa bài. Nhận xét, tuyên dương
Bài 5: >; <;=
- Gọi HS đọc YC bài.
- HS làm vở BT.
- HS chữa bài.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 5, chia 5. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Buổi chiều: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Luyện viết: Viết: Chữ hoa T
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ.
- HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ hoa T.
- HS: Vở Tập viết; 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? 
+ Nêu độ cao, độ rộng chữ hoa T.
+ Chữ hoa T gồm mấy nét?
- HS chia sẻ.
- Giới thiệu bài.
2. Luyện tập - thực hành: 
- HS thực hiện luyện viết chữ hoa T và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài 22 (T3): SHL - SH chủ đề: Những vật dụng bảo vệ em
I. Yêu cầu cần đạt: 
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HSnhững việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm: 
- Biết được các vật dụng bảo vệ cơ thể. 
- Trân trọng vật dụng đang bảo vệ mình hằng ngày để từ đó có ý thức giữ gìn bảo quản đúng cách.
- Ham khám phá vật dụng bảo vệ cơ thể. Tích cực chăm sóc và bảo vệ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,
- HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát tập thể 1 bài.
2. Hoạt động Tổng kết tuần.
a. Sơ kết tuần 22:
- Từng tổ trưởng báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
b. Phương hướng tuần 23:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm:
a) Chia sẻ cách sử dụng các vật dụng bảo vệ sức khoẻ của em ở nhà.
+ Kể những vật dụng em đã thường sử dụng.
+ Mô tả cách dùng các vật dụng đó.
- HS tham gia trả lời và chia sẻ.
- Nhận xét.
b) Mở rộng và tổng kết chủ đề: Trò chơi Hãy nói lời cảm ơn các “hiệp sĩ” bảo vệ em hằng ngày.
- HS lên bảng với mỗi một đồ vật, các bạn hãy nói những lời cảm ơn chúng vì chúng đã bảo vệ mình hàng ngày.
- HS lên bảng tham gia trò chơi.
- Nhận xét và khen ngợi HS.
3. Cam kết, hành động:
- HS về nhà để ý sử dụng các vật dụng bảo vệ mình và cùng bố mẹ quy định nơi cất các vật dụng đó.
III. Điều chỉnh sau bài dạy:
Quảng Hòa, ngày tháng năm 2023
 Kí duyệt của BGH Tổ trưởng 
 Nguyễn Thị Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2022_2023_mai_thi_thuy.docx