Giáo án Lớp 2 tuần 28 - Trường Đoàn Thị Điểm

Giáo án Lớp 2 tuần 28 - Trường Đoàn Thị Điểm

TRƯỜNG: ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Giáo viên: Nguyễn Thị Huế KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Tiết:. Tuần: 28

Kho báu

I. Mục tiêu:

 - Nghe viết chính xác, không mắc lỗi một đoạn trong bài Kho báu

 - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ua/uơ và phụ âm đầu l/n ; làm đúng các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Bảng phụ viết nội dung bài 2, thẻ chữ.

 - Vở bài tập Tiếng Việt.

 

doc 32 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1076Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 28 - Trường Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Đoàn Thị Điểm
Giáo viên: Nguyễn Thị Huế
Kế hoạch dạy học phân môn tập đọc
Tiết:... Tuần: 28
Kho báu
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, không mắc lỗi một đoạn trong bài Kho báu
 - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ua/uơ và phụ âm đầu l/n ; làm đúng các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ viết nội dung bài 2, thẻ chữ. 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
5'
3'
15'
1'
I. Kiểm tra bài cũ: 
 Không kiểm tra vì HS vừa mới thi giữa học kì
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Chính tả nghe - viết bài: Kho báu
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:
 - Nói về đức tính chăm chỉ làm lụng, hai sương một nắng, cày sâu cuốc bẫm của hai vợ chồng người nông dân
3. Hướng dẫn HS tập viết từ khó. 
quanh năm, sương, cuốc bẫm cày sâu, trồng khoai
4. HS chép bài vào vở. 
5. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
- HS chuẩn bị vở để viết bài.
- GV đọc một lần cả bài 
- 2- 3 HS đọc lại.
+ Hỏi: Đoạn trích nói về ai và nói lên điều gì? 
+ Hỏi: Vì sao hai vợ chồng người nông dân có đức tính quý báu gì?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con.
- GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- GV đọc, HS chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
- GV đọc lại, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
4'
1'
6. Luyện tập: 
Bài 1. Điền vào chỗ trống ua hay uơ
- voi huơ vòi - mùa màng
- thủơ nhỏ - chanh chua
Bài 2. Điền vào chỗ trống 
a. l hay n?
 Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
 Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng
 Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
 Ca dao
b. ên hay ênh?
 Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra
 Tò vò mà nuôi con nhện
 Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
 Tò vò ngồi khóc tỉ tê
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?
 Ca dao
III. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
* Luyện tập. 
Bài 1: 
 - HS nêu yêu cầu bài 1. 
 - GV chép sẵn bài 1 lên bảng, 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình. 
 - Đọc đồng thanh lại các từ
Bài 2:
- HS thảo luận theo bàn, điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
- GV cho HS đọc chữa bài.
- HS khác nhận xét. 
- Thi đua xem ai thuộc nhanh các câu ca dao này. Nhận xét khen thưởng.
* GV nhận xét tiết học. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Trường: Đoàn Thị Điểm
Giáo viên: Nguyễn Thị Huế
Lớp: 2 
Kế hoạch dạy học phân môn chính tả
Tiết:... Tuần: 28
Cây dừa
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, không mắc lỗi, trình bày đẹp đúng 8 dòng đầu bài thơ Cây dừa
 - Tiếp tục ôn luyện viết đúng một số tiếng có âm giữa vần in / inh và phụ âm đầu s /x ; làm đúng các bài tập.
 - Viết đúng các tên riêng Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ viết nội dung bài 1; 2. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
24'
I. Kiểm tra bài cũ: 
 búa liềm, thuở bé, quở trách, no ấm, lúa chiêm
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Cây dừa
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:
 - Tả cây dừa
 - Tả tàu dừa dang tay đón gió, thân dừa, quả dừa như đàn lợn con, hoa dừa đua nở cùng những ngôi sao, tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh, quả dừa như hũ rượu 
- có 8 câu, theo thể thơ lục bát, câu 6 tiếng lùi vào 2 ô li, câu 8 tiếng viết sát lề
3. Hướng dẫn HS tập viết từ khó. 
toả, dang, bạc phếch, tàu , hũ rượu
4. HS chép bài vào vở. 
5. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
*Kiểm tra đánh giá. 
 - GV đọc các từ cần kiểm tra.
 - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
- HS chuẩn bị vở để viết bài.
* Vấn đáp.
- GV đọc một lần cả bài thơ.
- 2- 3 HS đọc lại.
- Hỏi: + Bài thơ tả cây gì?
 + Tả những bộ phận gì của cây dừa?
 + Những bộ phận đó được ví với những gì?
 + Đoạn chép có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? trình bày như thế nào cho đẹp?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con
- GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- Gv đọc, HS chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
- GV đọc lại, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
5'
1'
6. Luyện tập: 
Bài 1. Kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hay x
VD: sắn , xà cừ...
S: sắn, sim, si, sung, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy, so đũa.......
X: xoan, xà cừ, xà - nu..... 
Bài 2: Em sửa lại cho đúng những từ tên riêng
 Ta đi giữa ban ngày
 Trên đường cái ung dung ta bước
 Đường ta rộng thênh thang ta bước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường lên Tây Bắc, đường qua Điện Biên
Đường cách mạng dài theo kháng chiến.
III. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
Bài tập về nhà. 
* Luyện tập. 
Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. 
 - GV chép sẵn bài 1 lên bảng, 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình. 
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ 5 dòng đoạn đầu bài Mùa xuân đến. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Trường: Đoàn Thị Điểm
Giáo viên: Nguyễn Thị Huế
Lớp: 2 
Kế hoạch dạy học phân môn Đạo đức
Tiết:... Tuần: 28
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết2)
I. Mục tiêu: 
1. Học sinh hiểu:
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật 
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ.
2. Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân .
3. Học sinh có thái độ thông cảm , không phân biệt đối xử với người khuyết tật. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Vở BT Đạo đức , phiếu thảo luận nhóm, bảng phụ ghi sẵn nội dung hoạt động 2.
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
8'
8’
5'
5’
2'
I. Kiểm tra bài cũ: 
Giúp đỡ người khuyết tật 
 + Giúp đỡ người khuyết tật là bằng những việc làm, lời nói góp phần làm giảm bớt những khó khăn thiệt thòi cho họ.
+ Phải giúp đỡ người khuyết tật vì người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, tự tin vào cuộc sống. 
+ Những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật là nhường đường, dẫn đường, mang hộ đồ đạc, đẩy xen lăn, trò chuyện, quyên góp tiền của, đồ dùng,
II. Bài mới : 
1.Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
 Thuỷ và Quân trên đường đi học về thì gặp một người bị hỏng mắt. 
Thuỷ: Chúng cháu chào chú ạ!
Người bị hỏng mắt: Chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với.
Quân: Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ.
Thuỷ: Chúng ta đừng về. Chú ấy bị hỏng mắt làm sao tự đi tìm được nhà ông Tuấn. Chúng ta cùng dẫn chú ấy đến tận nhà ông Tuấn rồi về cũng được.
+ Việc làm của Thuỷ sẽ giúp bạn Quân hiểu ra và giúp chú bị mù bớt khó khăn khi đi tìm nhà ông Tuấn.
+ Nếu Thuỷ làm theo lời của Quân thì chú bị mù ấy không tìm được nhà ông Tuấn có khi còn bị lạc hoặc bị ngã, xe cộ trên đường đâm vào.
GV: Thuỷ nên khuyên bạn : cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà người cần tìm. 
2. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. 
 Phiếu thảo luận nhóm
Theo em, việc làm của các bạn dưới đây là đúng hay sai? 
STT
Việc làm
ý kiến
1. Bên cạnh nhà bạn Hà có một em bé bị câm. Hàng ngày đi học về, Hà thường sang chơi đùa, kể chuyện cho em nghe. Đ
2. Bình cùng các bạn đang chơi đá bóng ở ngoài ngõ thì thấy một chú bị khoèo chân đi qua. Bình liền rủ các bạn lại xem rồi bắt chước dáng đi của chú. S
3. Trong khu phố nhà Hoa có một em bé bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên không đi lại được. Hoa đã rủ các bạn cùng lớp quyên góp tiền mừng tuổi để mua tặng cho em bé một chiếc xe lăn. Đ
+ Việc làm của Hà đã giúp em bé bớt cô đơn, được vui vẻ, cười đùa như các em bé khác.
+ Nếu em là một bạn trong nhóm đang chơi với Bình thì em sẽ nhắc nhở Bình không được làm như thế. Làm như thế là xúc phạm, làm tổn thương chú ấy. Khuyên Bình ra xin lỗi chú ấy.
+Việc làm ... ..........................
Môn : Tập đọc Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2G Tên bài dạy : Dự báo thời tiết
Tiết :99 Tuần : 24 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài , biết ngắt, nghỉ đúng hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Bước đầu biết chuyển giọng đọc phù hợp với nội dung bài..
 - Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào , rải rác, nắng nóng, Bắc bộ, Đà Nẵng.
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: 
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Dự báo thời tiết giúp con người biết trước tình hình mưa nắng, nóng lạnh ...để biết cách ăn mặc, bố trí công việc hợp với thời tiết và phòng tránh thiên tai ( những rủi ro mà thiên nhiên gây ra.)
II. Đồ dùng dạy học : 
Bản đồ Việt Nam cỡ to.
Một số đò vật như : mũ, nón, áo mưa, ô...
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
12'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc và trả lời câu hỏi bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
Bản tin dự báo thời tiết thông báo những gì, bản tin đó cần thiết như thế nào với cuộc sống con người ? Bài tập đọc hôm nay sẽ cho các con hiểu được điều đó.
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu: 
 Giọng đọc chậm rãi , rành mạch, 
nhấn giọng các từ ngữ chỉ khu vực và hiện tượng thời tiết: Phía tây Bắc Bộ, ngày nắng, gió tây cấp 2, cấp 3, nhiệt độ từ 28 đến 34 độ..
Chú ý: GV phải đọc cả phần cuối : Theo bản tin của đài truyền hình Việt Nam , ngày 29 tháng 9 năm 2002.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
+. Đọc từng câu: 
Từ ngữ khó đọc: mưa rào rải rác, nắng, nóng, Nam Bộ, Hà Nội...
c. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc lần lượt các đoạn trong bài Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ; trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
- Nhận xét cho điểm
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng.
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn giọng. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bài sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ : dự báo, thời tiết, gió tây...
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân , đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- 6HS đọc từng đoạn trong bài. 
10'
4'
2'
- Đoạn 1: từ đầu đến ... 31 độ ( 2 chấm đầu dòng)
- Đoạn 2: 4 chấm đầu dòng tiếp theo
- Đoạn 3: Còn lại.
* Câu khó đọc: Chiều tối có mưa rào rải rác. gió tây nam cấp 3, cấp 4.
d. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
e. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài.
g. Đọc đồng thanh 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : 
Câu1: Phía tây Bắc Bộ, phía đông Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên – Huế, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận..
- Các tỉnh phía tây Bắc Bộ : Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái .
- Các tỉnh phía đông Bắc Bộ : Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang .......
Câu 2: Nơi em ở là thành phố Hà 
Nội, thuộc phía đông Bắc Bộ.
Câu 3: 
* Nếu ngày mai trời nắng , em sẽ:
- Mặc áo mỏng, hở cổ, hở tay cho mát...
- Mang mũ nón, nước uống, quạt...
- Tắm gội lau mồ hôi, uống nước mát, giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát..
* Nếu ngày mai trời mưa , em sẽ:
- Mang mũ nón, ô, áo mưa hoặc vải mưa....nước uống, quạt...
- Cất quần áo ở ngoài trời, phơi vào chỗ có mái che...
Câu 4: Dự báo thời tiết có rất nhiều ích lợi, ví dụ như đối với:
- Học sinh: Biết ngày mai thời tiết ntn để mặc quần áo cho phù hợp...
- Cô bác công nhân, nông dân: Nếu thời tiết tốt, không nắng gắt, không mưa to , không gió bão thì làm việc bình thườn. Nếy thời tiết xấu thì mang theo mũ nón, hoặc áo mưa, không làm việc ngoài trời nếu có bão , lũ, mưa đá...
- Người đi biển: Nếu thời tiết tốt, không nắng gắt, không mưa to , không gió bão thì ra khơi đánh cá. Nếy thời tiết xấu ,nếu có bão lũ thì giữ thuyền ở bờ, không ra khơi. Nếu đã ra khơi thì khẩn cấp đưa tàu thuyền vào bờ hoặc vào vùng biển khuất gió, có núi đá vây quanh.
4. Luyện đọc lại 
5. Củng cố , dặn dò
- Em nhe trên đài, ti vi ......
- Dặn dò: Nghe bản tin trên đài, ti vi
Chuẩn bị bài sau: Bé nhìn biển
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích 
- GV yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại 
- GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 3 nhóm thi đọc đoạn 1, 2, . GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp luyện đọc. 
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 1 HS trả lời câu hỏi: 
Câu1: Kể tên các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin?
- GVdùng thước chỉ trên bản đồ, giới thiệu cho HS biết các vùng địa lí được nêu tên .
- Một vài HS lên bảng tìm trên các vùng trên bản đồ 
Câu 2: Nơi em ở thuộc vùng nào ? Bản tin nói về thời tiết vùng này ra sao ?
HS quan sát bản đồ tìm vùng mình đang sống .
3 HS đọc lại tình hình thời tiết của vùng đó trong bản tin .
Câu 3:Em sẽ làm gì nếu biết trước: 
a.ngày mai trời nắng ?
b. Ngày mai trời mưa ?
- HS thảo luận nhóm tự đưa ra ý kiến của mình . 
Câu 4: Theo em, dự báo thời tiết có ích lợi gì 
- HS thảo luận nhóm sau đó báo các kết quả của nhóm mình . Cả lớp nghe và nhận xét.
4 HS thi đọc lại toàn bài 
- Hằng ngày em có nghe bản tin thời tiết không ? Em nghe ở đâu?
-Về nhà đọc toàn bài 3 lần.
- Dặn HS về nhà nghe bản tin thời tiết ngày hôm sau .
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc 	 Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2G 	 Tên bài dạy : Bé nhìn biển 
Tiết :100 Tuần : 25 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: sóng lừng,lon ton, to lớn ... 
 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, giọng vui tươi hồn nhiên ;
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu các từ ngữ: bễ, còng, sóng lừng ,...
 - Hiểu nội dung bài thơ : Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. Thuộc lòng bài thơ . 
ii.Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, 
 - Bản đồ Việt Nam ,tranh ảnh về biển .
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
13'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Dự báo thời tiết .
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
(Giáo viên giới thiệu tranh vẽ cảnh biển). Bài thơ hôm nay sẽ cho chúng ta biết biển là như thế nào theo cách nhìn của một bạn nhỏ . 
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng vui tươi phấn khởi , hồn nhiên , đọc đúng nhịp 4 . Nhấn giọng ở các từ ngữ : tưởng rằng, to bằng trời, sông lớn, rằng, kéo co ......
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: sóng lừng, lon ton, to lớn ,..
* Kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc bài Dự báo thời tiết và trả lời các câu hỏi của bài. 
Dự báo thời tiết có ích lợi gì?
* GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
- GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. 
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết. 
-Luyện đọc các từ khó trong bài
8'
7'
1'
b. Đọc từng khổ thơ:
* Hiểu nghĩa các từ mới:phì phò, lon ta lon ton .
c. Đọc cả bài trong nhóm. 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài + luyện đọc lại: 
Câu 1: Những câu thơ cho thấy biển rất rộng :
- Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to hơn trời .
- Như con sông lớn/ Chỉ có một bờ 
Biển to lớn thế
Câu 2:. Những hình ảnh trong bài cho ta thấy biển rất giống như trẻ con:
- Bãi rằng với sóng / chơi trò kéo co.
Nghìn con sóng khoẻ / Lon ta lon ton 
- Biển to lớn thế / Vẫn là trẻ con 
Câu3: HS trả lời theo ý kiến của riêng bản thân : 
IV. Học thuộc lòng bài thơ 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Biển to, rộng .Biển đáng yêu giống như một đứa trẻ con , trên mặt biển có nhiều sóng nô đùa như trẻ con chạy đuổi nhau .......
- Dặn dò: Đọc lại cả bài. Chuẩn bị bài sau: Tôm càng và Cá Con
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho
HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ 
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 2.
 * Vấn đáp + luyện đọc.
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 
Câu 1: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? 
- HS đọc lại những câu thơ đó ,thể hiện thái độ ngỡ ngàng ,ngạc nhiên thích thú .
Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài cho ta thấy biển rất giống như trẻ con 
- Đoạn thơ cho ta thấy biển có hành động như một đứa trẻ : Bãi biển chơi trò kéo co với sóng ; sóng chạy lon ta lon ton giống hệt như một đứa trẻ con .
Câu 3: Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao? GV nhận xét 
- Nhiều HS đọc lại bài thơ và luyện đọc thuộc lòng.
- Em có thích biển trong bài thơ này không? Vì sao ? 
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCT 28.doc