Nhà bác học và bà cụ
I. Mục tiêu:
- ##c #óng: Ê-đi-xơn ; các từ ngữ: nổi tiếng khắp nơi, đấm lưng, loé lên.Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Tuần 22 Thứ hai, ngày 5 tháng 2 năm 2007 Bu#i 1 T#p ##c- k/c Nhà bác học và b# cụ I. Mục tiêu: - ##c #óng: Ê-đi-xơn ; các từ ngữ: nổi tiếng khắp nơi, đấm lưng, loé lên....Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc A. Bài cũ: Hai HS đọc thuộc bài : Bàn tay cô giáo ? Tõ m#i tõ giÊy c# ## t#o ra nh#ng g#. B. Dạy bài mới: 1. GV đọc mẫu toàn bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu. HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm. - Đọc từng đoạn trước lớp - Năm HS đọc 5 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải: nhà bác học, cười móm mém - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS nối tiếp đọc các đoạn 2, 3, 4. 3. Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1: ? Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. ? Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xẩy ra khi nào. - Một HS đọc thầm đoạn 2, 3 cả lớp đọc thầm lại: ? Bà cụ mong muốn điều gì. ? Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì. - Cả lớp đọc thầm đoạn 4 ? Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện. ? Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người. 4. Luyện đọc lại. - GV đọc mẫu đoạn 3 trong bài. Một vài HS đọc lại đoạn văn. - Ba bốn HS thi đọc bài văn. - Một tốp HS phân vai đọc lại câu chuyện. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Bây giờ các em không nhìn sách tập kể câu chuyện theo vai. 2. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai. - GV nhắc HS: nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ. - Từng tốp 3 HS dựng lại câu chuyện theo vai. - Cả lớp và GV bình chọn dựng lại câu chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò ? Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. To#n T106: Tháng, năm I. Mục tiêu: - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. - Củng cố kĩ năng xem lịch (tờ lịch tháng, năm). II. Đồ dùng dạy học: Lịch năm 2007 III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - GV nêu câu hỏi bài tập 1 SGK trang 108 - Hai HS lần lượt trả lời. - GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. HĐ1: Củng cố lý thuyết: ? Một năm có bao nhiêu tháng. ? Nêu tên các tháng đó. ? Nêu tên tháng có 30 ngày. ? Những tháng nào có 31 ngày. ? Tháng hai có bao nhiêu ngày. - Cho HS xem tờ lịch năm 2007. ? Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày. ? Ngày 2 tháng 8 là ngày mấy. 2. HĐ2. Thực hành: - GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán đòng thời theo dõi, chấm chữa bài. - Bài tập 1: HS nối tiếp nêu kết quả. - Bài tập 2: Đổi vở cho nhau kiểm tra: Tháng 2 có 30 ngày S Tháng 12 có 31 ngày Đ Tháng 5 có 31 ngày Đ Tháng 8 có 30 ngày S Tháng 7 có 31 ngày Đ Tháng 9 có 30 ngày S Bài tập 3: Một HS nêu: Ngày 29 tháng 4 là thứ bảy. Ngày 1 tháng 5 cùng năm đó là: thứ hai. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Tù nhi#n - XH Rễ cây I. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ - Phân loại các rễ cây sưu tầm được. II.Chuẩn bị: Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Làm việc với SGK. - Nhóm đôi quan sát hình 1, 2, 3 ttrng 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. - Quan sát hình 4, 5, 6, trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ. - GV chỉ định một số HS nêu. - GV kết luận chung. 2. HĐ2: Làm việc với vật thật . - GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới, rễ nào là rễ chùm, rễ nào là rễ cọc, rễ nào là rễ phụ ... - Các nhóm giới thệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh. - GV kết luận. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Buổi 2 Luy#n Tiõng Vi#t Luyện đọc, kể bài: Nhà bác học và bà cụ I. Mục tiêu: - Luyện đọc, kể lại câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài văn. - Dựng lại câu chuyện theo vai. II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Luyện đọc. - 1 HS khá đọc bài. - HS luyện đọc theo cặp . - Gọi một số em trung bình, yếu mỗi em đọc một đoạn. 2. HĐ2: Luyện kể chuyện. ? Câu chuyện có những vai nào. - HS các nhóm tự phân vai và tập dựng lại câu chuyện. - Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai. - Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất. IV. Củng cố, dặn dò ? Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. M# thu#t Vẽ trang trí: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều. I. Mục tiêu: - HS làm quen với kiểu chữ nét đều. - HS biết cách vẽ màu vào dòng chữ. - Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều. II. Chuẩn bị: Bảng mẫu chữ nét đều, phấn màu. III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - HS quan sát các mẫu chữ nét đều. ? Mẫu chữ nét đều có màu gì. ? Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh). ? Độ rộng của chữ có bằng nhau không. ? Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không. 2. HĐ2: Cách vẽ màu vào dòng chữ. - Chọn màu theo ý thích ( màu chữ đậm, màu nền nhạt). - Vẽ màu chữ trước, vẽ sát nét chữ không lem ra ngoài. - Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau. - Màu của dòng chữ phải đều. 3. HĐ3: Thực hành. - HS vẽ màu vào dòng chữ ở vở MT. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. 4. HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn một số bài vẽ có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý HS nhận xét. - HS tự tìm ra các bài vẽ mà mình thích. IV. Dặn dò. - Nhắc nhở 1 số em chưa hoàn thành bài vẽ. - Dặn HS quan sát cái bình đựng nước. Tù h#c Toán: Ôn về thời gian: tháng - năm I. Mục tiêu: HS ôn luyện nắm vững về các đơn vị đo thời gian. Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Củng cố lý thuyết. ? Một năm có bao nhiêu tháng. ? Nêu tên các tháng trong một năm. ? Nêu tên tháng có 30 ngày . ? Những tháng nào có 31 ngày. ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày. 2. HĐ2: Luyện làm một số bài tập. HS quan sát tờ lịch tháng Một, tháng Hai, tháng Ba của năm 2007 và trả lời các câu hỏi sau: ? Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy. ? Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy. ? Ngày đầu tiên của tháng Ba là ngày thứ mấy. ? Ngày cuối cùng của tháng Một là ngày thứ mấy. ? Thứ Hai đầu tiên của tháng Một là ngày nào. ? Chủ Nhật cuối cùng của tháng Ba là ngày nào. ? Tháng Hai có mấy thứ Bảy. ? Tháng 2 năm 2007 có bao nhiêu ngày. - HS làm bài vào vở. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm, chữa bài bổ sung. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Thứ ba, ngày 6 tháng 2 năm 2007 Buổi 1 Thó dôc Ôn nhảy dây – Trò chơi: Lò cò tiếp sức I. Mục tiêu: - Học sinh tiõp tôc nhảy dây kiểu chụm hai chân. - Trò chơi: "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động. II. Ph##ng ti#n C#i, d#y nh#y III. Các hoạt động dạy học. 1. HĐ1: Phần mở đầu. - GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - Tập bài thể dục phát triển chung - Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân tập. - Trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ" 2. HĐ2: Phần cơ bản. a. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: 8 - 10 phút - HS đứng tại chỗ tập tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm hai chân bật nhảy nhẹ nhàng. - Khi tổ chức luyện tập GV chia HS tập theo nhóm, GV thường xuyên hường dẫn, sữa chữa động tác sai cho HS, đồng thời động viên kịp thời những em nhảy đúng. b. Trò chơi "Lò cò tiếp sức" 6 - 8 phút - GV phổ biến quy tắc chơi và cho các em chơi thử một lần, GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi. - Cho HS chơi chính thức và có tính thi đua giữa các tổ. - Tuyên dương tổ vô địch. 3. HĐ3: Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống lại bài. Nhận xét chung tiết học. - Đi thành vòng tròn xung quanh sân tập hít thở sâu. Tiõng Anh GV chuy#n d#y To#n T107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính I. Mục tiêu: - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. - Bước đầu dùng com pa để v# hình tròn có tâm và bán kính cho trước. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình tròn, mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình. - Com pa dùng cho GV và com pa dùng cho HS III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: - Một HS trả lời câu hỏi bài tập 2 (SGK) - Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. B. Bài mới: 1. HĐ1: Giới thiệu hình tròn. - GV đưa ra một số mô hình ( hình tròn, hình tam giác, hình vuông). ? Nêu tên các loại hình đã học. - GV chỉ vào hình tròn và giới thiệu: Đây là hình tròn. HS quan sát kĩ. - GV đưa ra một số vật có mặt là hình tròn – HS nêu tên. ? Yêu cầu HS lấy hình tròn trong bộ đồ dùng học toán. ? Kể tên một số đồ vật có dạng hình tròn. 2. HĐ2: Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. - GV vẽ lên bảng hình tròn – Ghi rõ tâm O, đường kính AB, bán kính OM. - HS quan sát và nghe GV giới thiệu: + Tâm O: điểm chính giữa của hình tròn. + Đường kính AB: là đường thẳng đi qua tâm O và cắt hình tròn ở 2 điểm A và B. + Bán kính OM: Có độ dài bằng một nửa đường kính AB. - Gọi một số HS lên bảng chỉ và nêu tên tâm, bán kính, đường kính. - GV giới thiệu compa, nêu tác dụng compa dùng để vẽ hình tròn. - GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm: + Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước. + Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn. - HS thực hành vẽ lại vào vở nháp. 3. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập - GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu - Chấm, chữa bài bổ sung. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Chýnh t# (NV) Ê-đi-xơn I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn 1 của truyện Ê-đi-xơn - Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn: (tr/ ch; dấu hỏi/ dấu ngã) và giải câu đố. II. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - GV đọc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: lá trầu, châu chấ ... Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ. - GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và viết lên bảng: 1034 x 2 = ? - Gọi HS thực hiện phép nhân vào vở nháp, một HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính: Vậy: 1034 x 2 = 2068 2. HĐ2: Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần. - GV viết lên bảng: 2125 x 3 = ? - HS tự đặt tính, rồi tính vào vở nháp. - Một HS lên bảng đặt tímh và nêu cách tính. Vậy : 2125 x 3 = 6375 - GV lưu ý HS : + Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì "phần nhớ" được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. + Nhân rồi mới cộng với " phần nhớ" ở hàng liền trước (nếu có) 3. HĐ3: Thực hành. - GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài. Bài tập 1: bốn HS nêu cách tính. Bài tập 2: Hai HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính. Bài tập 3: Một HS lên bảng trình bày: Bài giải Số viên gạch đủ lát 8 phòng là: 1210 x 8 = 9680 (viên gạch) Đáp số: 9680 viên gạch Bài tập 4: Một HS tính nhẩn. III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. ##o ##c Tôn trọng khách nước ngoài (T 2) I. Mục tiêu 1. HS hiểu: - Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,...; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc. 2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp khách nước ngoài. 3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. II. Các hoạt động dạy học 1. HĐ1: Liên hệ thực tế. - GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau - Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết? - Em có nhận xét gì về những hành vi đó? - Một số HS trình bày trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung. 2. HĐ2: Đánh giá hành vi. - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong ba trường hợp sau: a, Bạn Vi lúng túng, xấu hổ khi khách nước ngoài hỏi chuyện. b, Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh gày, mua đồ lưu niện mặc dù họ lắc đầu từ chối. c, Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. - HS thảo luận nhóm - Đại diện từng nhóm trả lời. Cả lớp nhận xét bổ sung. - GV kết luận 3. HĐ3: Xử lý tình huống và đóng vai. - GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhận xét việc làm của các bạn những tình huống trong bài tập 5. - Các nhóm thảo luận. - Đại điện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung thảo luận. - GV tổng kết chung tiết học: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và qúy trọng đất nước, con người Việt Nam. Buổi 2 Luy#n Tiõng Vi#t Luyện viết: Cái cầu I. Mục tiêu: - HS nghe - viết chính xác bài: Cái cầu. Biết cách trình bài thơ. Tên bài văn viết ngay ngắn cân đối giữa trang vở, chữ đầu câu viết hoa lùi vào 4 ô. - Viết đúng các từ khó : gửi, nhện, con kiến, võng, thuyền, Hàm Rồng... II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: GV giới thiệu bài viết. 2. HĐ2: Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc bài thơ, HS đọc thầm theo. - Hai HS đọc bài trước lớp. ? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao. - HS viết một số tiếng khó vào vở nháp: gửi, nhện, con kiến, võng, thuyền, Hàm Rồng... - GV nhắc HS cách trình bày bài thơ . - GV đọc bài, HS viết vào vở. - GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải. - HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi. III. Tổng kết, dặn dò. Tuyên dương những HS viết bài có nhiều tiến bộ. Luy#n thó dôc Ôn nhảy dây – T/C: Lò cò tiếp sức I. Mục tiêu: - Củng cố động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. II. Các hoạt động dạy học. 1. HĐ1: Phần mở đầu. - GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông. - Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân tập. 2. HĐ2: Phần cơ bản. - Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Trước khi tập GV cho HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, khớp vai, khớp hông. - GV nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích lại từng động tác để HS nắm được. - HS thực hiện nhảy dây- GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - Thi nhảy giữa các tổ. - Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. HS nhắc lại cách chơi và GV tổ chức cho HS vui chơi theo nhóm. 3. HĐ3: Phần kết thúc. - Đứng tại chỗ hát. - Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài. HDTH TNXH: Rễ cây I. Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức đã học về rễ cây - Nêu được đặc điểm rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ - Phân loại các rễ cây sưu tầm được. - Nêu được chức năng của rễ cây. - Kể ra những ích lợi của một số rễ cây. II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. HĐ2: Hoạt động nhóm. - GV hướng dẫn HS làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và xã hội. - HS làm việc theo nhóm . - GV theo dõi, giải đáp những thắc mắc của HS. 3. HĐ3: Hoạt động cả lớp. ? Kể tên một loại rễ cây. ? Nêu chức năng của rê cây. ? Rễ cây dùng làm gì. - HS lần lượt trả lời trước lớp. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. III.Củng cố dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Thứ sáu, ngày 9 tháng 2 năm 2007 Buổi 1 T#p l#m v#n Nói, viết về người lao động trí óc I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nói: Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết (tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm của người đó...). - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. II. Đồ dùg dạy học: Tranh minh hoạ về một số tri thức: 4 tranh ở tiết tập làm văn tuần 21 III Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: - Hai HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. - GV nhận xét, chấm điểm. B. Bài mới. 1. HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. HĐ2:. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - Một vài HS kể một số nghề lao động trí óc. - Để HS dễ dàng khi chọn kể về một người lao động trí óc, GV lưu ý HS có thể kể về một người thân trong gia đình (ông ,bà, cha ,mẹ, chú, bác,anh, chị, em,...) ; một người hàng xóm; cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách báo, xem phim... - Một HS nói về người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý ttrong SGK - Từng cặp HS tập kể. - Bốn, n#m HS thi kể trước lớp Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài, nhắc viết vào vở rõ ràng , từ 7 đến 10 câu những điều vừ nói thành một đoạn văn - HS viết bài vào vở. - Một số HS đọc bài trước lớp. III. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học, tuyện dương những HS học tốt. Th# c#ng Đan nong mốt (T2) I. Mục tiêu: - Đan được nong mốt đúng qui trình, kĩ thuật. - HS yêu thích sản phẩm đan nan. II. Chuẩn bị: Như tiết 1 III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Nhắc lại quy trình đan. ? Nhắc lại quy trình đan nong mốt. - GV nhận xét, hệ thống các bước đan lên bảng: + Bước một: kẻ cắt các nan đan. + Bước hai: đan nong mốt bằng giấy hoặc bìa. + Bước ba: dán nẹp xung quanh tấm đan. - Nhiều HS nhắc lại. 2. HĐ2: Thực hành. - HS thực hành đan cá nhân. - Trong khi thực hành GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm tại lớp. - Tổ chức cho HS trang trí sản phẩm - Đánh giá sản phẩm, trưng bày sản phẩm. III. Nhận xét, dặn dò: - Thu dọn lớp học - Khen những HS hoàn thành tốt bài tập. To#n T110: Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần) - Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Hai HS lên bảng đặt tính: 1023 x 3 4013 x 2 2116 x3 2005 x 4 - Nhận xét, bổ sung. B. Bài mới: 1. HĐ1: Củng cố lý thuyết: ? Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào. ? Muốn thêm vào số đã cho một số đơn vị ta làm thế nào. ? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào. 2. HĐ2: Thực hành. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán, chấm và chữa bài. Bài tập 1: Ba HS lên bảng viết thành phép nhân và ghi kết quả: VD: 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 Bài tập 2: Một HS đọc kết quả. Bài tập 3: Một HS lên bảng trình bày: Bài giải Hai thùng có số dầu là: 1025 x 2 = 2050 (lít) Còn lại số lít dầu là: 2050 - 1350 = 700 (lít) Đáp số: 700 (lít) Bài tập 4: HS đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả. III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. H#TT Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục. II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu tiêu chí đánh giá - Đảm bảo sỉ số - Chậm, vắng - Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật. - Các hoạt động Đội Sao... - Trang phục HS + Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân. + GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc. 2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 23: - Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ. - Vệ sinh nhặt rác ở sân trường. Buổi 2 Luy#n #m nh#c GV chuy#n d#y Luy#n to#n Nhân số có bốn chữ số với só có một chữ số - Giải toán. I. Mục tiêu: Luyện tập cách xem lịch; nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Vẽ đường tròn có tâm và bán kính cho trước; giải toán bằng hai phép tính. II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. ? Trong tuần 22 các em đã học những nội dung toán nào. ? Có những bài tập nào chưa hoàn thành. - GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK - Bài tập ra thêm: a, Vẽ hình tròn có tâm O, bán kính 3 cm b, Vẽ hình tròn có tâm I, bán kính 4 cm c, Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Ngày 29 tháng 8 là thứ bảy. Ngày 1 tháng 9 cùng năm đó là: A. Thứ ba B. Thứ tư C. Thứ năm D. Thức sáu d, Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 456 lít dầu. Người ta đã lấy đi 1270 lít dầu. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS. - Chấm một số bài. - Chữa bài. III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. HĐNG Tổng phụ trách dạy
Tài liệu đính kèm: