Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS thuộc bảng nhân 5.
- Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phấn màu.
- HS: Ôn bảng nhân 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 4 )
- HS nối tiếp nhau đọc bảng nhân 5.
- GV nhận xét.
Tuần 21 Ngày soạn: 15.1.2011 Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2011 Chào cờ: Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - HS thuộc bảng nhân 5. - Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). - Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó. II. Chuẩn bị - GV: Phấn màu. - HS: Ôn bảng nhân 5. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) - HS nối tiếp nhau đọc bảng nhân 5. - GV nhận xét. 2. Bài mới: ( 35’) a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu bài. a.HS lần lượt nhẩm và nêu kết quả. - Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài. - Củng cố bảng nhân 5. b.HS nhẩm nêu kết quả. - Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài. - Nhận xét: Khi ta thay đổi các thừa số thì tích không thay đổi. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài. - GV hỏi HS dãy tính gồm mấy phép tính?(2 phép tính) - Khi đó ta thực hiện từ trái sang phải. - HS làm vào vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bảng phụ - Củng cố cách tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài. - HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố cách giải toán áp dụng bảng nhân 5. 3. Củng cố, dặn dò: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài làm BT 3,4. Chuẩn bị bài sau. Tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng I/ Mục tiêu - HS biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rành mạch được toàn bài. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim đượctự do ca hát, bay lượn; đẻ cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5). - HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3. + HS cần yêu quý những sự vật môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II/ Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài tập đọc. - Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy - học 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS đọc bài Mùa xuân đến + trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: 36’ a. Giới thiệu bài. - Treo tranh minh họa và hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì? Bức tranh vẽ 1 chú chim sơn ca và một bông cúc trắng. b. Luyện đọc: - GV đọc mẫu 1 lần. Chú ý phân biệt giọng của chim nói với bông cúc vui vẻ và ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót. - HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài. - HS đọc chú ý các từ : sơn ca, sung sướng, long trọng, véo von, lồng, lìa đời, héo lả,... - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Chú ý các câu sau: + Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.// + Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.// - Gọi 1 HS đọc chú giải cuối bài. - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài; ĐT, CN). Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 15’ - HS khá đọc thầm, đọc thành tiếng + Trả lời câu hỏi. - Chim sơn ca nói về bông cúc như thế nào? (Chim sơn ca nói: Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!) - Khi được sơn ca khen ngợi, cúc đã cảm thấy như thế nào? (Cúc cảm thấy sung sướng khôn tả). - Sung sướng khôn tả có nghĩa là gì? (Nghĩa là không thể tả hết niềm sung sướng đó). - Tác giả đã dùng từ gì để miêu tả tiếng hót của chim sơn ca? (Chim sơn ca hót véo von). - Véo von có nghĩa là gì? (Là tiếng hót rất cao, trong trẻo). - Qua những điều đã tìm hiểu, bạn nào cho biết trước khi bị bắt bỏ vào lồng, cuộc sống của sơn ca và bông cúc như thế nào? (Chim sơn ca và bông cúc trắng sống rất vui vẻ và hạnh phúc). - Hỏi: Vì sao tiếng hót của chim sơn ca trở nên rất buồn thảm? (Vì sơn ca bị nhốt vào lồng). - Ai là người đã nhốt sơn ca vào lồng ? (Có hai chú bé đã nhốt sơn ca vào lồng). - Chi tiết nào cho thấy hai chú bé đã rất vô tâm đối với sơn ca? (Hai chú bé không những đã nhốt chim sơn ca vào lồng mà còn không cho sơn ca một giọt nước nào). - Cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca và bông cúc trắng? (Hai chú bé đã cắt đám cỏ trong đó có cả bông cúc trắng bỏ vào lồng chim.Chim sơn ca chết khát, còn bông cúc trắng héo lả đi vì thương xót. Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì toả hương ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi vì thương xót. - Hai cậu bé đã làm gì khi chim sơn ca chết? (Hai cậu bé đã đặt sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp và trôn cất thật long trọng). - Long trọng có nghĩa là gì? (Long trọng có nghĩa là đầy đủ và rất trang nghiêm. - Theo em, việc làm của hai cậu bé đúng hay sai? (Các cậu bé làm như vậy là sai). - Hãy nói lời khuyên của em đối với hai cậu bé? (3 đến 5 HS nói theo suy nghĩ của mình). - Câu chuyện khuyên các em điều gì? (Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật và các loài cây, loài hoa). 4. Luyện đọc lại bài: 24’ - 3, 4 hs thi đọc lại bài. - Cả lớp + GV nhận xét, bình chọn hs đọc bài tốt nhất. 5. Củng cố, dặn dò: 1’ - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà luyện đọc lại bài và trả lời các câu hỏi. + HS cần yêu quý những sự vật môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Ngày soạn: 16.1.2011 Thứ ba, ngày 18 tháng 1 năm 2011 Chính tả: Tập chép Chim sơn và bông cúc trắng I/ Mục tiêu - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật. - Làm được BT2 (a). - HS khá giỏi gải được câu đố ở BT3 (a). II/ Đồ dùng dạy - học - Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả. III/ Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS viết bảng con các từ sau: sương mù, cây xương rồng, đất phù sa,... 2. Bài mới: 35’ a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. b. HDHS tập chép. - GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép 1 lượt, sau đó yêu cầu 2 HS đọc lại. - Đoạn văn trích trong bài tập nào? (Bài chim sơn ca và bông cúc trắng). - Đoạn trích nói về nội dung gì? (Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc khi chưa bị nhốt vào lồng). - Đoạn văn có mấy câu? (Đoạn văn có 5 câu). - Lời của sơn ca nói với cúc được viết sau dấu câu nào? (Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng). - Trong bài còn có các dấu câu nào nữa? (Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm). - Yêu cầu HS viết các từ khó vào bảng con: sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống,... - Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai. - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép. GV quan sát HDHS viết yếu. - GV đọc lại bài, HS soát lỗi theo lời đọc của GV. - Thu và chấm một số bài. Nhận xét, sửa sai. 3. HDHS làm bài tập chính tả. BT2: (a). HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày bảng.Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng nhóm. Ví dụ: Từ ngữ chỉ loài vật: - Có tiếng bắt đầu bằng ch: Chào mào, chẫu chuộc, châu chấu, chèo bẻo, chuồn chuồn, chuột , chuột chũi, chìa vôi,... - Có tiếng bắt đầu bằng tr: Trâu, trai, trùng trục,... - Đại diện nhóm đọc từng từ cho cả lớp đếm để kiểm tra số từ. - Nhận xét và trao phần thưởng cho nhóm thắng cuộc. - HS khá giỏi làm cả phần b. BT3: (a). HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng con. GV nhận xét, sửa sai. + Lời giải: (a). chân trời. 3. Củng cố, dặn dò: 1’ GV nhận xét giờ học. HS thực hành bảo vệ các loài chim và chăm sóc các cây, hoa trong trường. Ôn: Toán luyện tập I.Mục tiêu: - HS thuộc bảng nhân 3, 4, 5. - Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. - Biết giải bài toán dạng bài tập trắc nghiệm áp dụng bảng nhân 5. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS tiếp nối nhau đọc bảng nhân 3, 4, 5. - Cả lớp + GV nhận xét, sửa. 2. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: b. HDHS làm bài tập: Bài 4 (Tr 7) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố phép nhân 5 dạng bài tập trắc nghiệm. Bài 5. (Tr 7) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố cách giải toán dạng bài tập trắc nghiệm. Bài 6. (Tr 7) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố cách tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. Bài 7. (Tr 5) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày bảng. - Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng nhóm. - Củng cố cách tìm tích khi biết thừa số. 3.Củng cố - Dặn dò: 1’ - GV nhận xét giờ học. - HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau. Ôn: Luyện từ và câu. từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi KHi nào? dấu chấm, dấu chấm than I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết (BT11). - Biết dùng cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT12); điền đúng dấu câu vào đoạn văn (BT13). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bút dạ. III. Các hoạt động dạy hoc: 1. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi HS nêu các mùa trong năm? - Cả lớp + GV nhận xét, sửa. 2. Bài mới: 35’ a. Giới thiệu bài. b. HD làm bài tập. Bài 11: (Tr 6) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng. - Củng cố mở rộng vốn từ ngữ miêu tả đặc điểm về thời tiết. Bài 12: (Tr 7) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng. - Củng cố cách dùng cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm. Bài 13: (Tr 7) VBT: HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày bảng. - Cả lớp + GV nhậ ... ng cố cách so sánh điền dấu đúng. Bài 4: HS nêu yêu cầu bài và tóm tắt bài. - HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - Củng cố cách giải bài toán có một phép nhân. 3. Củng cố, dặn dò: (1’) - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài. Làm BT5. Tập làm văn Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim i/ mục tiêu - Biết đáp lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Thực hiện được yêu cầu của BT3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài chim. + GD hs luôn có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Không bắn và bắt chim. ii/ đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài tập 1, nếu có. - Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 lên bảng. - Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà em yêu thích. iii/ các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 2, 3 HS lên bảng , yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 34’ a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. b. HDHS làm bài tập Bài 1: Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh. - 2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài. HS cả lớp theo dõi. - Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn. Bạn HS đã nói gì? (Bạn HS nói không có gì ạ). - Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào? (Vì giúp các cụ già qua đường chỉ là việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Nói như vậy để thể hiện sự khiêm tốn , lễ độ). - Bạn có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS. - Cho 1 HS đóng lại tình huống. Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại tình huống trong bài.Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn). - Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1. - Một số cặp HS thực hành trước lớp. - Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác. Bài 3: Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn chim chích bông. - Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông? - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ. - HS làm vịêc theo cặp. - HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp khác (nếu có). - 2 HS lần lượt đọc bài. - Một số HS lần lượt trả lời cho đến khi đủ các câu văn nói về hình dáng của chích bông - Viết 2, 3 câu về 1 loài chim em thích. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu câu c. - Gọi 1 HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò: 1’ - Nhận xét tiết học. HS về liên hệ thực tế bảo vệ môi trường, không bắn, bắt phá tổ chim. Đạo đức Biết nói lời yêu cầu đề nghị:(tiết 1) I.Mục tiêu: - HS biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị, lịch sự. - Biết sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị, phù hợp trong các tình huống đơn giả thường gặp hằng ngày. II.Chuẩn bị: - Tình huống cho hs chuẩn bị trước, phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy-học 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - GV yêu cầu hs nêu bài học trước. 2 hs trả lời. 2.Bài mới: 30’ Giới thiệu - ghi bảng. * Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi. - GV gọi 2 hs lên bảng đóng kịch theo tình huống đã cho. - 2 HS đóng vai theo tình huống cho trước. - Tan học, trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc nói với Hà: Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. - GV hỏi. HS nghe và thảo luận câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. HS nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Muốn mượn đồ dùng của bạn, em cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị, nhẹ nhàng, lịch sự. như vậy là em đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng. * Hoạt động 2: Đánh giá hành vi - GV phát phiếu - hướng dẫn thảo luận theo nhóm. HS chia nhóm - thảo luận. - HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - GV tổng hợp ý kiến của hs. - HS liên hệ thực tế. - GV kết luận: Việc làm trong tranh 2, 3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ. - Việc làm trong tranh 1 là sai vì bạn đó là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em để xem cũng phải nói tử tế. *Hoạt động 3: Tập nói lời đề nghị, yêu cầu. - HS đọc tình huống - tự viết ra giấy. - GV hướng dẫn cho hs viết lời đề nghị của mình ra giấy. - HS thực hành đóng vai nói lời đề nghị yêu cầu. - HS theo dõi nhận xét. - GV quan sát sửa sai. - GV kết luận: ý kiến đ là đuungs, ý kiến a, b, c là sai. - GV cho hs đọc phần ghi nhớ. 3- Củng cố dặn dò: 1’ - GV nhận xét giờ học. HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau. Ôn: Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn I.Mục tiêu : - Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT19, 20). - Viết được đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) miêu tả mưa xuân theo cảm nhận của em (BT21). II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi các câu bài tập 19, 20. III.Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS thực hành chào nhau khi đến trường. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2.Bài mới: 35’ a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. b. HDHS làm bài tập. - GV đọc đoạn văn lần 1. - Gọi 3 - 5 HS đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi. - Bài văn miêu tả cảnh gì? (Mưa xuân). Bài 19: Tr 8 (VBT) Gọi hs đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. kết luận ý đúng. Lời giải: C. Mưa em êm, rỉ rả. - Củng cố dạng bài tập trắc nghiệm. Bài 20: Tr 9 (VBT) Gọi hs đọc yêu cầu. - HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ, kết luận ý đúng. Lời giải: C. Cả hai sự vật trên. - Củng cố dạng bài tập trắc nghiệm. Bài 21: Tr 9 (VBT) Gọi 1 hs đọc đề bài. - HS làm vở. GV giúp hs trung bình, yếu. 1 hs làm bảng phụ. - GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. - 1 số hs có bài làm tốt đọc bài trước lớp. - Cả lớp + GV nhận xét, khen hs có bài làm tốt. - Củng cố cách viết một đoạn văn miêu tả mưa xuân theo cảm nhận của em. 3.Củng cố - Dặn dò: 1’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò hs về nhà hoàn thành nốt bài tập. Luyện viết Chữ hoa: R i/ mục tiêu - Biết viết chữ R hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết cụm từ ứng dụng Rừng vàng biển bạc theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. ii/ đồ dùng dạy - học - Chữ R hoa đặt trong khung chữ mẫu. - Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng Rừng vàng biển bạc. - Vở Luyện viết 2, tập hai. III. Các hoạt động dạy - học A.Kiểm tra bài cũ: 5’ - HS viết bảng con Q, Quê -.GV nhận xét,sửa. B.Dạy bài mới: 34’ 1. Giới thiệu bài: GVnêu MĐ,YC của tiết học. 2.HD viết chữ hoa. - HS quan sát và nhận xét chữ R - Chữ R hoa cao mấy li ? (Chữ R hoa cao 5 li). - Chữ R hoa gồm mấy nét? Là những nét nào? (Chữ R hoa gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái, Nét 2 là nét kết hợp của nét cong trên và nét móc ngược phải, hai nét nối với nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ). - Hãy nêu quy trình viết nét móc ngược trái. - Đặt bút tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 3, sau đó viết nét móc ngược trái đuôi nét lượn cong vào trong. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2 và ở giữa ĐKD 2 và 3. - GV viết mẫu - vừa viết vừa nói lại cách viết. - Yêu cầu HS viết bảng con. - HS viết bảng 2-3 lần.GV nhận xét,sửa. 3.HD viết câu ứng dụng. - Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng. - Em hiểu cụm từ Rừng vàng biển bạc nghĩa là gì? HS trả lời. - Độ cao, cách đặt dấu thanh. - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o. - Yêu cầu HS viết chữ Rừng vào bảng con.GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS. 4.HD hs viết vào vở lyuện viết. - HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu. 5.Chấm chữa bài. - GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa, nhận xét. C. Củng cố dặn dò:1’ - GVnhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập Viết 2, tập hai. Ôn: Toán Luyện tập chung I.Mục tiêu - HS biết tính độ dài đường gấp khúc dạng bài tập trắc nghiệm. - áp dụng giải toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bút dạ. III.Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS tiếp nối nhau đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5. Cả lớp + GV nhận xét, sửa. 2.Bài mới: 30’ - HD hs luyện tập. Bài 12(tr 8) vbt. HS đọc yêu cầu. HS làm vở - 1hs làm bảng phụ - gv giúp hs trung bình yếu. GV chấm vở 1 số hs.Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. Củng cố dạng bài tập trắc nghiệm Bài 13 (tr 8) vbt. HS đọc yêu cầu. HS lầm vở - 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu. GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. Bài 14 (Tr 8) vbt. HS đọc yêu cầu. HS làm bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, sửa. Củng cố cách tìm thừa số chưa biết áp dụng bảng nhân. Bài 15 (Tr 9) vbt. HS đọc bài toán. HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ - GV giúp hs trung bình, yếu. GV chấm vở 1 số hs khá,giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. Củng cố cách giải toán có lời văn. 3.Củng cố - dặn dò: 1’ GV nhận xét giờ học. HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu 1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tần qua. 2.Đề nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. 3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị GV: ND buổi sinh hoạt. HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi. III.Tiến trình sinh hoạt 1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại : Tổ1: khá Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp. Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi. Học tập: HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, Huệ, Công, ánh. Hải. Hường, Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ. Tuyên dương tổ: 2 - 3. Nhắc nhở tổ 1. 2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 22. Duy trì nền nếp học tập tốt. HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường. Thực hiện tốt cam kết với nhà trường trước và sau tết. 3. Củng cố dặn dò HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.
Tài liệu đính kèm: