Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 1, Bài 1+2: Tôi là học sinh lớp 2 - Ngày hôm qua đâu rồi?

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 1, Bài 1+2: Tôi là học sinh lớp 2 - Ngày hôm qua đâu rồi?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?, biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.

- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. Tự tìm đọc một bài thơ yêu thích | theo chủ đề, chia sẻ với người khác tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích.

- Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng chữ cái.

- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.

2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù:

- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách đọc và hiểu nội dung để vận dụng hoàn thành phần luyện tập theo văn bản đọc.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ ( yêu lao động, chăm chỉ học hành)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa

 

docx 16 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 134Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 1, Bài 1+2: Tôi là học sinh lớp 2 - Ngày hôm qua đâu rồi?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Tiếng Việt
 CHỦ ĐIỂM 1: EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY
Tiết 1+2: BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (TIẾT 1+2)
 ĐỌC: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương như: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp. 
- Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2. (Trả lời các câu hỏi trong SHS)
- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách đọc và hiểu nội dung để vận dụng hoàn thành phần luyện tập theo văn bản đọc.
2. Về năng lực: hình thành và phát triển 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): 
- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2. 
3. Về phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái (Yêu quý bạn bè, thầy cô, mái trường); Trách nhiệm. (Có ý thức chào hỏi lịch sự trong mọi tình huống.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
* Hát biểu diễn bài “Đi học”
- Giới thiệu chủ điểm 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ 
- GV hỏi:
+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? 
- GV mời 2 - 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu về bài đọc 
2. Đọc
a. Đọc văn bản
- GV đọc mẫu toàn VB.
- Hướng dẫn cách đọc
b. Đọc đoạn
- HDHS chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- GV HD tìm và đọc một số từ ngữ dễ phát âm nhầm: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. 
- GV chú ý cho HS cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép 
- GV HD HS luyện đọc 1 số những câu dài.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ
c. Đọc theo nhóm 
- Cho HS đọc nhóm 3
 + GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài trong nhóm.
d. Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc nối tiếp đoạn
- GV nhận xét, khen ngợi
- GV gọi HS đọc lại bài
 TIẾT 2
* Khởi động
- GV cho HS hát, chơi trò chơi chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và suy nghĩ làm bài tập 
- Gọi học sinh trình bày kết quả 
- GV nhận xét chốt đáp án đúng (a, b và c).
Câu 2: Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Câu 3: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi ntn khi lên lớp 2?
Câu 4: Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.
- GV đưa tranh ND câu 4 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: Sắp xếp lại tranh theo trình tự xuất hiện trong câu chuyện và nói trong nhóm
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét thống nhất đáp án. (Thứ tự tranh đúng 3- 2- 1)
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại. Y/c HS khác đọc thầm theo
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường? 
a. ngạc nhiên
b. háo hức
c. rụt rè 
- GV và HS thống nhất đáp án đúng 
Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đóng vai tình huống
- GV đánh giá
b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm dưới hình thức đóng vai
- Tổ chức cho HS thi đóng vai tình huống.
- GV khuyến khích HS mở rộng tình huống: chào người lớn tuổi nói chung (ông, bà, chú, bác,...). 
6. Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tích cực vận dụng cách nói trong bài học vào cuộc sống hàng ngày.
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HSTL tự do
- HS nêu
- HS nghe – ghi vở
- HS đọc thầm theo.
- HS theo dõi, dùng bít chì đánh dấu đoạn.
- HS đọc nối tiếp lần 1
- HS tìm và luyện đọc từ khó: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. 
- HS luyện đọc câu dài
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) 
- HS tìm hiểu nghĩa một số từ: loáng, níu, lớn bổng
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to câu hỏi. 
- Các nhóm thi đọc. Nhóm khác nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS hát, chơi trò chơi
- HS thảo luận nhóm đôi và suy nghĩ làm bài tập. 
- 1 - 2 HS trả lời. HS khác góp ý, bổ sung
KQ: a. vùng dậy; b. Muốn đến sớm nhất lớp; c. Chauanr bị rất nhanh
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.
- Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.
- HS làm việc nhóm cùng quan sát tranh và sắp xếp
- Đại diện 2 nhóm HS nêu kết quả. HS khác bày tỏ quan điểm
- HS theo dõi
- 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo. 
- Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình. 
- HS luyện tập theo cặp/ nhóm dưới hình thức đóng vai
- 3,4 cặp HS thi sắm vai 
 - HS luyện tập theo cặp/ nhóm dưới hình thức sắm vai
- 3,4 cặp HS thi đóng vai 
- HS sắm vai xử lí tình huống
- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 Tiếng Việt
Tiết 3: BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (TIẾT 3)
 VIẾT: CHỮ HOA A
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường. 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Ôn bảng chữ cái
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù:
- Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ);
- Biết viết câu ứng dụng “Ánh nắng tràn ngập sân trường”.
- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách viết đúng.
3.Về phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa A
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
* Hát biểu diễn bài hát “Bảng chữ cái” 
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Khám phá kiến thức
*HĐ1. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa A và hướng dẫn HS quan sát chữ viết hoa A: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ t hoa A.
- GV viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa A trên màn hình, nếu có).
- Y/c HS tập viết chữ viết hoa A trên bảng con 
 - GV hướng dẫn HS góp ý cho nhau về cách viết.
 - Y/C HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.
 - GV quan sát, giúp đỡ 1 số HS gặp khó khăn
3. Thực hành, vận dụng.
*HĐ2. HD viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
- Giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp- * GV hướng dẫn HS: 
+ Viết chữ viết hoa A đầu câu. 
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A. 
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.
- Y/c Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một. 
*HĐ3. Soát lỗi, chữa bài.
- Y/c HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.
 - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. 
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau 
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS theo dõi 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS luyện viết trên bảng con 
- HS góp ý cho nhau về cách viết.
- HS viết vở Tập viết 2 tập một
- 1 HS đọc câu ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS viết vở 
- HS đổi vở soát lỗi
- HS lắng nghe, chữa bài (nếu viết sai)
- HS nêu 
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
.
.
. 
Tiếng Việt
Tiết 4: BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (TIẾT 4)
 NÓI VÀ NGHE: NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Viết 2 - 3 câu về những ngày hè của em
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù:
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình với các bạn thông qua việc chia sẻ.
- Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách đọc và hiểu nội dung tranh minh họa, từ đó biết đặt câu hỏi cho mình, cho bạn.
3. Phẩm chất: Nhân ái (Có tình cảm thân thiết, quý mến đối với bạn bè; thầy cô, mái trường; có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Cho HS hát bài hát về mùa hè
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá kiến thức 
*HĐ1. Kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em.
- GV giới thiệu tranh, YC HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai?
+ Mọi người đang làm gì? 
+ Theo em, các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? 
- GV giao nhiệm vụ: HS kể trong nhóm
- Gọi HS chia sẻ
- GV đánh giá.
*HĐ2. Em cảm thấy thế nào khi trở lại trường sau kì nghỉ hè?
GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước: 
- Bước 1: Làm việc cá nhân. Nhớ lại những ngày sắp kết thúc kì nghỉ hè.
- Bước 2: Làm việc nhóm. Chia sẻ trrong nhóm
+ Kể về điều nhớ  ... t; Từ ngữ chỉ vật: tờ lịch, lúa, sách vở, bông hồng,...)
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp đặt câu
- HS khác nhận xét câu của bạn
- 1 HS nêu lại
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
.
.
.
 Tiếng Việt
 Tiết 7: BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (TIẾT 3) 
 VIẾT: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả Ngày hôm qua đâu rồi? qua hình thức nghe – viết.
- Hoàn thành các bài tập chính tả âm - vần và biết trình bày đúng vào VBT 
- Biết chú ý nghe cô giáo đọc để viết đúng bài chính tả và xác định đúng yêu cầu phần bài tập chính tả.
2. Về năng lực: 
- Hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ):
3. Phẩm chất: Tránh nhiệm (HS có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ. Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của GV)
II. ĐỒ DÙNG
- Phiếu BT2
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng” điền từ còn thiếu hoàn thiện các câu thơ (Câu thơ trong bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi?”)
- GV kết nối, dẫn dắt vào bài mới
2. Khám phá kiến thức
*Hoạt động 1. HD nghe – viết
- GV gọi 2 - 3 HS đọc bài chính tả.	
- GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
+ YC HS viết nháp một số chữ dễ viết sai, VD: ở lại, trồng, ước mong,... 
* Cho HS nghe – viết: 
+ GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), đúng trọng ấm; mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả.
- GV thu chấm nhận xét 2-3 bài
- GV nhận xét bài viết của HS.
3. Thực hành, luyện tập 
*Hoạt động 2. HD làm bài tập chính tả
BT2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái
 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập 
- Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
- GV chốt kết quả đúng trên màn hình
* GV tổ chức cho HS thi học thuộc bảng chữ cái.
BT3: Sắp xếp các chữ cái theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập 
- Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
- GV chốt: a, b, c, d, đ, ê. 
4. Củng cố
*Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HS thi nêu từ để hoàn thiện câu thơ thật nhanh khi cô vừa đưa ra yêu cầu.
- HS đọc.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS trả lời
- HS viết BC một số chữ dễ viết sai
- HS viết vở ô li chính tả
- HS tự soát lỗi, đổi vở soát lỗi
- HS theo dõi
- HS thực hiện thảo luận
- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS nhẩm lại sau đó thi đọc thuộc bảng chữ cái
- HS thực hiện.
- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS theo dõi kq đúng. Sửa sai nếu có.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại nội dung bài
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
.
.
.
 Tiếng Việt 
 Tiết 8: BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (TIẾT 4)
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. 
 CÂU GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS nhìn tranh, tìm từ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.
- HS kết hợp từ ngữ để tạo câu giới thiệu (BT2)
- Đặt câu giới thiệu theo mẫu ở BT2 (BT3)
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ):
- Nói đúng từ chỉ người, chỉ vật; Nói được vài câu giới thiệu về bản thân.
- HS biết cách nói tự tin khi giới thiệu bản thân thông qua hoạt động chia sẻ.
- Biết chú ý nghe và quan sát cách nói của các bạn để tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi giới thiệu về bản thân mình.
3. Phẩm chất:Chăm chỉ. (Chăm học, chăm làm)
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh BT1; BP BT2
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Tổ chức HS chơi hát + múa vận động.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Khám phá kiến thức
 *HĐ1. HS nhìn tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.
- GV đưa tranh cho HS quan sát 
- YCHS thảo luận nhóm đôi 
- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp. 
- GV nhận xét. Chốt kq 
3. Thực hành, vận dụng
*HĐ2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 sau đó hoàn thành bài vào bảng nhóm
- Gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
- GV nhận xét. 
- Gọi HS đọc lại các câu
- GV chốt kq: Bạn Hà là học sinh lớp 2A. Bố em là bác sĩ.
Trường em là Trường Tiểu học Lê Quý Đôn. 
*HĐ3. Đặt câu câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3 trong SHS. 
- GV hướng dẫn HS đặt câu
- Tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Truyền điện thi nói câu giới thiệu
- GV nhận xét, biểu dương
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- Hát múa theo clip.
- HS quan sát tranh
- HS làm việc nhóm
- Đại diện nhóm HS trình bày nối tiếp: Tranh 1: đi học; tranh 2: khăn mặt; tranh 3: Cô giáo; tranh 4: quần áo, tranh 5: mũ; tranh 6: chải đầu; tranh 7: cặp sách; tranh 8: bác sĩ.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc to kết quả đúng. HS khác theo dõi. Sửa sai nếu có.
- HS thảo luận nhóm: Nói câu trong nhóm. (VD: Tôi là học sinh lớp 2B).
- HS chơi 
- HS viết câu đúng vào vở
- HS lắng nghe 
- HS nêu
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
.
.
.
 Tiếng Việt
 Tiết 9 BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (TIẾT 5)
 LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Viết được 2 - 3 câu tự giới thiệu về bản thân
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ):
- Biết cách nói lời và đáp lời khi giới thiệu về mình. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình qua lời nói.
- Viết đúng được 2 - 3 câu tự giới thiệu về bản thân vào vở ô ly.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ. (Chăm học)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh BT1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi nói giới thiệu về bản thân
- Tổ chức bình chọn bạn có phần giới thiệu hay nhất
- GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Khám phá kiến thức
*HĐ1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV hướng dẫn HS cách nói lời và đáp lời khi giới thiệu về mình.
 - YC HS làm việc nhóm dưới hình thức hỏi đáp.
- Tổ chức cho HS tự báo cáo kết quả trước lớp.
(ĐD 1 nhóm đặt câu hỏi từ nội dung tranh (HSG)
ĐD 1 nhóm trả lời trả lời.)
- GV tổ chức cho các nhóm góp ý, bổ sung cho nhau
- GV đánh giá, biểu dương và chốt đáp án đúng trên màn chiếu.
3. Thực hành, vận dụng
- 2 -3 HS thi giới thiệu về bản thân
- Cả lớp bình chọn
- 2 HS đọc yêu cầu
- Nhóm đôi thảo luận: 1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời. (2p) 
VD:
N1 hỏi: Bạn Bình đã làm gì khi gặp bạn Khang ở sân bóng ?
N3 trả lời: Bạn Bình đã nói lời chào khi gặp bạn Khang ở sân Bóng.
N2 hỏi: Khang đã giới thiệu những gì về bản thân bạn ấy cho Bình nghe?
N4: Khang đã giới thiệu tên, lớp mình học (2C) và sở thích của bạn ấy. (đá bóng).
- HS viết vở
- 2 - 3 HS nêu KQ bài làm. HS khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại
- HS lắng nghe
*HĐ2. Viết 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.
- Y/c HS làm bài vào vở
- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và chữa lỗi
- GV trưng bày một số bài viết mẫu hay vào góc học tập / sáng tạo của lớp mình 
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
.
.
.
 Tiếng Việt
 Tiết 10: BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (TIẾT 6)
 ĐỌC MỞ RỘNG: CHỦ ĐỀ THIẾU NHI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ):
-Tự tìm đọc một bài thơ/ câu chuyện yêu thích theo chủ đề Thiếu nhi.
- Biết cách ghi chép được các tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích vào phiếu đọc sách
- Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin.
- Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.
3. Phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ (Chăm học đọc sách)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS thi nói tên những bài hát về thiếu nhi
- Hát 1 bài hát
- GV kết nối dẫn dắt vào bài mới
2. Khám phá kiến thức
*HĐ1. Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. Nói với các bạn tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả.
- Gọi HS đọc nội dung hoạt động mở rộng.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng.
 - YC HS làm việc nhóm (nhóm 2) trao đổi về từng nội dung có trong phiếu đọc sách
+ Nói tên bài thơ đã tìm được.
+ Nói tên tác giả bài thơ đó.
+ Điều em thích nhất trong câu chuyện/ bài thơ đó là gì ?
- GV nhận xét, biểu dương
3. Thực hành, vận dụng
*HĐ2. Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
 4. Củng cố
Củng cố Bài 2. Ngày hôm qua đâu rồi ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.
.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Dặn HS về nhà tiếp tục tìm đọc thơ/ chuyện và hoàn thành nội dung Phiếu đọc sách chủ đề Hoạt động thiếu nhi cho tiết Đọc mở rộng tuần sau
- HS thực hiện
- HS đọc
- HS làm việc nhóm (nhóm 2) trao đổi về từng nội dung của mình đã được chuẩn bị trên Phiếu đọc sách
- HS đọc phiếu của mình
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- HS thi
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
- HS theo dõi
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_1_chu_diem_1_em_lon_len_tung_n.docx