Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường TH Cao Thịnh

Giáo án Lớp 2 tuần 16 -  Trường TH Cao Thịnh

ĐẠO ĐỨC

GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T1)

I – MỤC TIÊU :

- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự - Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

-HSKG Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công

GDMT: HS hiểu và tham gia những việc làm phù hợp với lứa tuổi như quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, vệ sinh xung quanh nhà ở.

II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Đồ dùng để thực hiện trò chơi sắm vai

- Tranh ảnh cho các hoạt động 1, 2

- Vở bài tập đạo đức.

 

doc 18 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường TH Cao Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 16
( Từ ngày 6/12 đến ngày 10/12 /2010) .
Thứ ngày
Tiết
Tiết
PPCT
Môn học
Tên bài dạy
2
15/12
1
2
3
4
5
16
16
46
47
76
SHTT
Đạo đức
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Tuần 16
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ( T1)
Con chó nhà hàng xóm
Con chó nhà hàng xóm
Ngày , giờ
3
16/12
1
2
3
4
31
16
77
31
Thể dục
Kể chuyện
Toán
Chính tả
TC: Nhóm 3 nhóm 7 - Vòng tròn
Con chó nhà hàng xóm
Thực hành xem đồng hồ
TC : Con chó nhà hàng xóm
4
17/12
1
2
3
4
48
32
16
78
16
Tập đọc
Thể dục
Mĩ thuật
Toán
LTVC
Thời gian biểu
TC: Nhanh lên bạn ơi và vòng tròn.
 Tập nặn tạo dáng : Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật
Ngày , tháng
Từ chỉ TC. Câu kiểu Ai thế nào?. TN về vật nuôi
5
18/12
1
2
3
4
16
16
32
79
Tập viết
Âm nhạc
 Chính tả
Toán
Chữ O - Ong bay bướm lượn
Kể chuyện âm nhạc. Nghe nhạc
NV : Trâu ơi!
Thực hành xem lịch
6
19/12
1
2
3
4
5
16
80
16
16
16
TLV
Toán 
Thủ công
TNXH
SHTT
Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
Luyện tập chung
Gấp,cắt, dán biển báo giao thông( T2)
Các thành viên trong nhà trường
 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
 Đạo đức
giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (T1)
I – Mục tiêu :
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự - Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
-HSKG Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công 
GDMT: HS hiểu và tham gia những việc làm phù hợp với lứa tuổi như quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, vệ sinh xung quanh nhà ở.
II- Tài liệu và phương tiện:
- Đồ dùng để thực hiện trò chơi sắm vai
- Tranh ảnh cho các hoạt động 1, 2
- Vở bài tập đạo đức.
III- Các hoạt động chủ yếu:
1- Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh .
2- Nội dung bài mới :
Hoạt động 1: Phân tích tranh
Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được 1 biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự nơi công cộng. 
Tiến hành : - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh có nội dung sau : Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ 1 số học sinh đang đẩy nhau để chen lên gần sân khấu.
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi cho học sinh trả lời.
- Học sinh K,G trả lời giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu 1 biểu hiện cụ thể về giữ vệ sinh nơi công cộng
Tiến hành : Giáo viên giới thiệu 1 số tình huống qua tranh và yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải quyết.
Từng nhóm thảo luận , 1 số nhóm lên sắm vai.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Đàm thoại
Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được lợi ích và việc cần làm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
Tiến hành : - Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh trả lời.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá và kết luận toàn bài.
ở nhà các em đã tham gia những công việc gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
3- Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học 
Tập đọc
con chó nhà hàng xóm
 I – Mục đích yêu cầu : 
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài - Biết đọc phân biệt lời kể, giọng đối thoại.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài.
- Nắm được diễn biến câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua 1 ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật được vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.
II- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : + Tranh minh hoạ trong SGK. 
 + Một số câu cần hướng dẫn luyện đọc
- Học sinh : SGK
III- Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ : - 2 học sinh đọc nối tiếp bài “ Bán chó” và trả lời câu hỏi SGK
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Cho học sinh xem tranh minh họa SGK giáo viên giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc 
- Gv đọc mẫu toàn bài : giọng đọc chậm rãi, tình cảm.
- Đọc câu: Theo hình thức nối tiếp, GV kết hợp sửa những từ HS đọc sai ( nhảy nhót, tung tăng, vẫy đuôi, rối rít) 
- Đọc đoạn : Hình thức nối tiếp ( khoảng 2 lượt bài )
- Hướng dẫn học sinh đọc câu khó :
 + Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.
 + Cún mang cho bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì,/khi thì con búp bê//
- Cho học sinh khá, giỏi đọc câu khó; Hs nêu nghĩa các từ chú giải trong bài . 
- Học sinh đọc theo cặp ( nhóm ) học sinh đọc khá giúp đỡ học sinh đọc yếu.
- Các nhóm lên thi đọc với nhau ( đọc từng đoạn, cả bài,).
Tiết 2 :
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 - Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi1 SGK, giáo viên hỏi thêm : Bé và cún thường chơi đùa với nhau như thế nào? .
- Học sinh đọc thầm bài để trả lời câu hỏi 2,3,4,5 - SGK 
- Sau mỗi lần học sinh trả lời giáo viên nhận xét và chốt lại
- 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc lại toàn bài
C) Luyện đọc lại 
- Cho các nhóm luyện đọc lại toàn bài theo vai ( người dẫn chuyện, bé, mẹ của bé).
- Học sinh khá, giỏi đọc mẫu toàn bài theo vai thể hiện được lời từng nhân vật. 
- Học sinh yếu, TB đọc lại toàn bài luyện đọc đúng, đọc trơn
C. Củng cố dặn dò 
 - Giáo viên nhắc lại nội dung bài . Nhận xét tiết học dặn dò tiết sau.
Toán
Ngày, giờ
I – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm
II- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : Mặt đồng hồ bằng bìa (có kim ngắn, kim dài)
Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài).
Đồng hồ điện tử.
iii – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A- Kiểm tra bài cũ :
- 3 học sinh lên bảng làm 3 phép tính : 23 – 9; 91 - 45. Cả lớp làm vào vở nháp
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
B – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài .
2. Hướng dẫn và thảo luận cùng học sinh về nhịp sống tự nhiên hàng ngày.
Giáo viên hỏi: + Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ?
 + Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì ?
 + Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì ?
- Khi học sinh trả lời giáo viên quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa, chỉ đúng vào thời điểm của câu trả lời.
- Giáo viên giới thiêu: Một ngày có 24 giờ, một ngày tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau; Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bảng phân chia thời gian trong ngày.
- Gọi vài học sinh nhắc lại như SGK.
3. Thực hành :
Bài 1 : - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình, tranh vẽ của từng bài.
- Học sinh làm bài vào ô ly. Một số học sinh đọc bài làm của mình.
 - Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2: - ( Bỏ theo giảm tải)
Bài 3 :. Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết sơ qua về đồng hồ điện tử. Cho học sinh làm bài vào vở ô l.
- Một số học sinh đọc kết quả làm của mình.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét chữa bài.
C. Củng cố – dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
– Giao bài tập về nhà . 
 Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010 
Thể dục
bài 31 trò chơi và “vòng tròn” “nhóm ba, nhóm bảy”
i/ mục tiêu:
* Chơi trò chơi “Vòng tròn”. Yêu cầu HS tham gia chơi tương đối chủ động tích cực.
* Học trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”. Yêu cầu HS bước đầu biết tham gia trò chơi.
ii/ địa điểm-phương tiện: 	+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch. 
	+ Còi GV. Kẻ sân trò chơi.
iii/ phương pháp tổ chức dạy học:
phần
nội dung
t/g
pp tổ chức dạy học
 I
mở
đầu
II
cơ
bản
III
kết
thúc
- G/viên nhận lớp, HS khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Bài thể dục.
 + Vổ tay hát.
* Chơi trò chơi “Vòng tròn”.
- Mục đích: Rèn luyện khéo léo.
+ Cách chơi: (Bài 27).
* Học trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ, kỷ nằng chạy.
+ Cách chơi: Tập hợp HS thành vòng tròn, quay mặt về một hướng Khi có lệnh chơi các em vừa đi vừa hát một bài hát, khi kết thúc bài hát người điều hành chơi hô “Nhóm 135 người” thì HS nhanh tróng nhóm thầnh từng nhóm 135 người. Nhóm nào không thực hiện đúng nhóm người quy định là thua cuộc, bịt phạt lặc lò cò một vòng.
- Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
 4-6’
2l/8n
8-10’
13-15
4-6’
Cán sự điều hành HS k/động. 
 + + + + + + +
 + + + + + + +
 Gv
- GV (HS) nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi.
(HS: Tham gia chơi tương đối chủ động).
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, chơi mẫu. Tổ chức chơi.
(HS bước đầu biết ham gia chơi
- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học.
Kể chuyện
Con chó nhà hàng xóm
I- Mục đích yêu cầu :
1- Rèn kỹ năng nói: Kể lại được từng phần và toàn bộ nội dung câu chuyện, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2- Rèn kỹ năng nghe : Có khả năng theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện SGK
III- Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ : - 2, hs tiếp nối nhau kể lại chuyện ” Hai anh em“, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của bài .
2- Hướng dẫn kể chuyện :
Hoạt động 1 : Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- 1- 2 học sinh đọc yêu cầu 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
- Kể chuyện trong nhóm : Học sinh quan sát từng tranh minh hoạ SGK, 5 học sinh tiếp nối nhau kể (học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu)
- Kể chuyện trước lớp
- Cả lớp, giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2 : Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài
- 2, 3 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp, giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
C- Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Toán
thực hành xem đồng hồ
I – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian
II- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : Mô hình đồng hồ, SGV, SGK.
Học sinh : VBT
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A- Kiểm tra bài cũ :
- Học sinh lên bảng chỉ giờ trên mặt đồng hồ xem mấy giờ.
- Lớp nhận xé ... T.
 III- Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ : - 2 học sinh làm lại BT1, BT3 tuần 15.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ, YC tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: (miệng) - Học sinh nêu YC của bài, đọc cả mẫu. 
- Học sinh trao đổi theo cặp, viết những từ tìm được vào giấy nháp.
- Giáo viên chia bảng lớp thành 3 phần, mời 3 học sinh lên bảng thi viết nhanh các từ trái nghĩa với những từ đã cho.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét .
Bài tập 2: (miệng) - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài, giúp hs nắm yêu cầu của bài . 
- Học sinh làm vào VBT, giáo viên phát giấy khổ to cho 3,4 học sinh làm bài .
- Những hs làm vào giấy to dán kết quả lên bảng lớp. Cả lớp, giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: ( viết) - Gv nêu yêu cầu của bài. Học sinh quan sát tranh minh hoạ, viết tên từng con vật theo số thứ tự vào VBT.
- Học sinh báo cáo kết quả làm bài. Giáo viên và học sinh nhận xét kết luận .
C- Củng cố dặn dò: 
 Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
 Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
Tập viết
o – ong bay bướm lượn
I – Mục đích yêu cầu : 
Rèn kỹ năng viết chữ :
- Biết viết chữ O hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết cụm từ ứng dụng “ Ong bay bướm lượn ” cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : + Mẫu chữ O đặt trong khung chữ.
 + Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Ong, Ong bay bướm lượn
- Học sinh : Vở tập viết.
 III- Các hoạt động dạy học :
A - Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh viết chữ hoa N, cả lớp viết bảng con chữ N
 - Giáo viên nhận xét sửa sai.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của tiết học
2- Nội dung bài mới:
a) Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Cho hs quan sát mẫu chữ O, nhận xét về độ cao, số nét ( Cao 5 ly, gồm 1 nét cong kín ).
- Giáo viên hướng dẫn cách viết.
- Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ O trên bảng con.
b) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- 1 - 2 học sinh đọc cụm từ ứng dụng : Ong bay bướm lượn
- Giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình.
-Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ 
- Cho học sinh viết vào bảng con chữ: Ong.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
 Cho học sinh viết vào vở giáo viên theo dõi giúp đỡ những em viết yếu.
C) Chấm chữa bài:
- Giáo viên thu 7 – 8 bài chấm và nhận xét từng bài.
C– Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
Chính tả
Nghe – Viết: Trâu ơi
I- Mục đích yêu cầu :
 - Nghe viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát. Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần, thanh dẽ lẫn: tr/ch; ao/ au; thanh hỏi/ thanh ngã.
II- Đồ dùng dạy học :
- 2 bảng quay nhỏ.
- VBT.
III- Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra 2,3 học sinh thi viết đúng, viết nhanh các từ chứa tiếng có vần ui/u, tr/ch. 
 - Giáo viên nhận xét.
B – Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐYC của tiết học .
2. Hướng dẫn nghe viết 
- Giáo viên đọc 1 lượt bài ca dao, mời 2 học sinh K,G đọc lại.
- Giúp học sinh nắm nội dung bài : Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
- Giúp học sinh nhận xét bài chính tả.
- Học sinh tập viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai.
- Giáo viên đọc học sinh viết bài vào vở. 
- Chấm chữa bài ( 7- 8 bài )
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - 1 học sinh đọc và nêu rõ yêu cầu của bài .
- 1, 2 học sinh khá, giỏi làm mẫu cho cả lớp hiểu cách làm 
- Cả lớp làm vào VBT, các tổ cử đại diện lên thi viết bảng. Cả lớp, gv nhận xét sửa sai.
Bài 3 a : 1-2 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm vào VBT.
- 2 Học sinh K,G lên bảng làm bài, lớp nhận xét giáo viên nhận xét chốt lại lời giải.
C. Củng cố dặn dò 
 Giáo viên nhận xét tiết học
Toán
thực hành xem lịch
i – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ
ii- Đồ dùng dạy học 
Giáo viên : SGV, SGK, tờ lịch trang tháng 1 và tháng 4 năm 2004.
Học sinh : VBT.
iii – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A- Kiểm tra bài cũ :
- Học sinh lên bảng nhìn vào tờ lịch BT2 trang 79 và trả lời câu hỏi ở BT 2b
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
B – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài và ghi bảng.
 2- Nội dung bài mới : 
Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập, 
- Cả lớp làm vào vở ô ly, học sinh nêu miệng kết quả, giáo viên ghi các ngày còn thiếu vào 
Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập, cho học sinh thảo luận nhóm đôi 
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trong SGK . 
Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập trong SGK.
 Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 
Tập làm văn
Khen ngợi. kể ngắn về con vật.
lập thời gian biểu
I- Mục đích yêu cầu :
1- Rèn kỹ năng nói : Biết nói lời khen ngợi. Biết kể về một vật nuôi.
2- Rèn kỹ năng viết : Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to phát cho 3,4 học sinh làm BT3.
- VBT.
III- Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ : - 2,3 học sinh làm lại BT3 tiết TLV tuần 15
 - Giáo viên nhận xét.
B – Bài mới : 
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : ( Làm miệng)
1 học sinh đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu.
 - Học sinh làm vào VBT, nhiều học sinh phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp, giáo viên nhận xét.
Bài 2: ( làm miệng )
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập ; Học sinh xem tranh minh hoạ các con vật nuôi trong SGK.
- 4, 5 học sinh nói tên con vật em chọn kể.
- 1,2 học sinh khá, giỏi kể mẫu. Cả lớp, giáo viên nhận xét.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau kể. Cả lớp giáo viên nhận xét. 
Bài 3 : ( Viết )
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại TGB SGK
- 1, 2 học sinh khá, giỏi làm mẫu. Giáo viên nhận xét.
- Học sinh làm vào VBT, giáo viên phát bút dạ và giấy khổ to cho 3,4 học sinh làm
- Học sinh lên bảng dán bài làm. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
C. Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học .
Toán
luyện tập chung
i – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng
- Biết xem lịch 
i- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc như SGK, mô hình đồng hồ, SGV, SGK.
Học sinh : bảng con.
iii – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 A- Bài cũ : 
B – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 2- Nội dung bài mới : 
Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Cả lớp làm vào vở ô ly.
 - Học sinh lên bảng nối .
- Cả lớp, giáo viên nhận xét.
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào ô ly
- Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung bài tập lên bảng, học sinh tiếp nối nhau trả lời
- Giáo viên ghi kết quả , cả lớp giáo viên nhận xét.
Bài 3: . ( Bỏ theo giảm tải)
C . Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học .
Thủ công
 gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều (T2)
I – Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Học sinh gấp, cắt, dán được biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II- Chuẩn bị :
- Giáo viên chuẩn bị: + 2 hình mẫu
 + Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
 - Học sinh: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Bài cũ : Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh
2- Nội dung bài mới :
Hoạt động 1: Học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Học sinh quan sát và nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều một cách ngắn gọn
- Giáo viên nêu các bước ở BĐDDH về gấp cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều để học sinh nắm lại:
Bước 1 : Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều
Bước 2 : Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Gv tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết sau thực hành.
Tự nhiên – Xã hội
các thành viên trong nhàtrường
i – Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết :
- Các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên ,các nhân viên khác và học sinh 
- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
ii- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : + Hình vẽ trong SGK trang 34, 35 .
 + Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi tên 1 thành viên trong nhà trường.
Học sinh : SGK, VBT
iii – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A. Bài cũ:
B. Bài mới: 1- Giới thiệu bài : Giáo viên hỏi về trường học của học sinh và trong trường gồm có những ai để giới thiệu vào bài.
2- Nội dung bài mới : 
 Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
Mục tiêu : - Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
Tiến hành : - Chia nhóm (5-6 em 1 nhóm) phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa;
- Hướng dẫn hs quan sát các hình 34, 35 và làm các việc : Gắn các tấm bìa vào từng hình cho phù hợp. Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ.
- Đại diện1 số nhóm lên trình bày trước lớp. Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình
Mục tiêu : - Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình và biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
Tiến hành : - Học sinh hỏi và trả lời trong nhóm, giáo viên gọi 2 –3 học sinh lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Đố là ai”
Mục tiêu : Củng cố bài
Tiến hành : Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi và tổ chức cho học sinh chơi.
Giáo viên tổng kết trò chơi
3- Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Sinh hoạt tập thể
Tuần 16

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc