Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Dương Văn Khoa

Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Dương Văn Khoa

TOÁN: NGÀY - GIỜ

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Giúp HS biết được một ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày; bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. Củng cố về biểu tượng thời gian.

 2.Kỹ năng: HS đọc giờ đúng trên đồng hồ. Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.

3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.

II. Chuẩn bị : Bảng phụ . Mô hình đồng hồ.

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Dương Văn Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ
Môn dạy
Tên bài dạy.
Hai
6/12/2010
Toán
Tập đọc
Tập đọc
Ngày giờ
Con chó nhà hàng xóm
Con chó nhà hàng xóm
Ba
7/12/2010
Toán
K chuyện
Chính tả
TNXH
Thực hành xem đồng hồ
Con chó nhà hàng xóm
( Tập chép) Con chó nhà hàng xóm
Các thành viên trong nhà trường
Tư
8/12/2010
Tập đọc
Toán
Tập viết
Thủ công
Thời gian biểu
Ngày tháng
Chữ hoa O
Gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.(tiết 2)
Năm
9/12/2010
Toán
LTVC
Chính tả
Đạo đức
Thực hành xem lịch
Từ chỉ tính chất.
 Câu kiểu Ai thế nào? 
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về vật nuôi. 
Nghe- viết: Trâu ơi
Giữ trật tự,vệ sinh nơi công cộng (tiết1)
Sáu
10/12/10
Toán
TLV
HĐTT
Luyện tập chung
Khen ngợi. Kể ngắn về con vật.
 Lập thời gian biểu.
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010.
TOÁN: NGÀY - GIỜ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp HS biết được một ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày; bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. Củng cố về biểu tượng thời gian.
 2.Kỹ năng: HS đọc giờ đúng trên đồng hồ. Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :	Bảng phụ . Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
9-10’
7-8’
6-7’
3-4’
2-3’
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập : 
 Tìm x: x – 4 = 12 ; 30 – x = 8. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Giới thiệu ngày, giờ.
- Yêu cầu HS nêu rõ bây giờ là ban ngày hay là ban đêm?
- Nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm là lúc chúng ta không nhìn thấy mặt trời.
+ Đưa đồng hồ quay đến 5 giờ
- Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì? 
+ Quay đồng hồ đến 11 giờ.
- Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?
+ Quay đồng hồ đến 2 giờ
- Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì? 
+ Quay đồng hồ đến 8 giờ
- Lúc 8 giờ tối em đang làm gì? 
+ Quay đồng hồ đến 12 giờ
- 12 giờ đêm em làm gì?
* Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau: sáng, trưa, chiều, tối,đêm. 
* Giới thiệu tiếp: Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước, đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết một ngày . Vậy một ngày có bao nhiêu giờ? 
- Quay kim đồng hồ cho HS đọc từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ?
+ Tương tự các buổi còn lại.
- 1giờ chiều còn gọi là mấy giờ? 
- Tại sao?
- 23 giờ còn gọi là mấy giờ? 
- Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 
giờ, tức là lúc mấy giờ chiều? 
Hoạt động2:Thực hành.
BÀI 1/76: Điền số vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS xem hình vẽ của từng bài rồi làm bài.
- Trước hết phải đọc số giờ vẽ trên mặt đồng hồ; đối chiếu với hoạt động cụ thể qua hình vẽ rồi nêu số thích hợp vào chỗ chấm.
* Lưu ý HS đọc dúng số giờ tương ứng trong1 ngày.
BÀI 2/77 : 
-Yêu cầu HS xem tranh rồi đối chiếu với số giờ trên mặt đồng hồ, thích hợp với giờ ghi trong tranh? 
* Lưu ý HS hiểu biết về sử dụng thời đúng với thực.
BÀI 3/77 : Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu).
- Cho HS quan sát hình vẽ và hướng dẫn HS bài mẫu:15 giờ chiều hay 3 giờ chiều.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Một ngày có mấy giờ? (TB)
- Một ngày bắt đầu từ đầu và kết thúc lúc nào? 
- Dặn: Xem trước bài sau: “ Thực hành xem đồng hồ”.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- HS đếm theo 1 giờ sáng, 2 giờ sáng,........, 10 giờ sáng.
- HS trả lời
- HS nêu
- Còn gọi là 13 giờ
- Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều , 12 + 1 = 13 ( hay 1 giờ chiều bắt đầu vòng thứ 2). Nên 1giờ chính bằng 13 giờ
+ 11 giờ đêm.
+ 6 giờ chiều.
- Mỗi nhóm 3 em lên thi đua làm tiếp sức.
Kết quả lần lượt là:
 6giờ sáng.
12 giờ trưa.
 5 giờ chiều (17 giờ chiều).
7 giờ tối (19 giờ tối).
10 giờ đêm.
- Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh? 
- HS tự làm bài.
- Theo dõi.
- 2 em đại diện 2 nhóm lên làm thi đua.
Kết quả: 20 giờ hay 8 giờ tối.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
TẬP ĐỌC: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động.
- Hiểu nội dung bài : Qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.
 3. Giáo dục: HS biết yêu quý, biết chăm sóc các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TIẾTI
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
30-32’
1’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Bài “ Bé Hoa” 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp và ghi đề bài .
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+ Từ: thân thiết, vẫy đuôi, rối rít, thỉnh thoảng,......
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
+ Câu: (BP)
- Bé rất thích chó / nhưng nhà Bé không nuôi con nào.//
- Cún mang cho Bé / khi thì tờ báo hay cái bút chì, / khi thì con búp bê.//
- Nhìn Bé vuốt ve Cún,/ bác sĩ hiểu/chính Cún đã giúp Bé mau lành.
+ Giúp HS hiểu nghĩa từ mới:tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
* Gọi 1 HS đọc toàn bài.
3. Nhận xét tiết học.
- 2 HS tiếp nối đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
- Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- Luyện đọc từ khó
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Luyện đọc ngắt câu. 
- 
- 
- Hiểu nghĩa từ mới
- Đọc theo nhóm 5
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- HS đọc toàn bài.
TIẾT 2.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4-5’
1-2’
13-15’
13-15’
2-3’
A. Kiểm tra bàicũ:
- Kiểm tra đọc: “Con chó nhà hàng xom”
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp- Ghi đề 
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Bạn của bé ở nhà là ai? (Y)
- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào? (TB)
- Vì sao Bé bị thương? (G)
- Khi Bé bị thương, Cún đã giúp Bé như thế nào? (TB)
- Những ai đến thăm bé? (Y)
- Vì sao Bé vẫn buồn? (TB)
- Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?(TB)
- Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui. (G)
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai? (TB)
- Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? (Tranh)
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc.
- Đoạn 3,4,5 yêu cầu HS đọc theo phân vai.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Qua câu chuyện này chúng ta học tập được điều gì? (CL)
- Giáo dục HS yêu thương các vật nuôi trong nhà.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ 1 HS đọc đoạn 1.
- Cún Bông con chó của bác hàng xóm.
- Nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
+ HS đọc thầm đoạn 2.
- Bé mải chạy theo Cún, vấp phải một khúc gỗ và ngã.
- Cún chạy đi tìm mẹ của bé đến giúp.
+ 1 HS đọc đoạn 3.
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho bé.
- Bé nhớ Cún Bông.
+ HS đọc lướt đoạn 4.
- Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê.. Cún luôn ở bên chơi với Bé.
- Đó là hình ảnh Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.
+ HS đọc thầm đoạn 5.
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.
- Câu chuyện cho thấy tình cảm gắn bó thân thiết giữa Bé và Cún Bông đã giúp Bé mau lành bệnh.
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn.
- HS tự phân vai đọc bài.
- Thương yêu các vật nuôi trong nhà.
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010.
TOÁN: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS tập xem đồng hồ; làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
 2.Kỹ năng: HS xem giờ trên đồng hồ đúng chính xác, thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :	Tranh vẽ minh họa bài tập 1, 2. Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
9-10’
9-10’
8-10’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ 
- 1 ngày có bao nhiêu giờ?
- Hãy nêu các giờ của buổi sáng?
- Hãy quay kim đồng hồ chỉ 6 giờ, 3giờ, 9 giờ,
Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp Ghi đề bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
BÀI 1/78: (CL) tranh
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ, rồi nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- Gọi HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 2/78 : (CL) tranh
Câu nào đúng? Câu nào sai?
- Yêu cầu HS quan sát tranh, liên hệ giờ ghi trên đồng hồ với thời gian thực tế để trả lời câu nào đúng, câu nào sai.
- Gọi HS làm bài.
BÀI 3 /78: (G)
 Tổ chức HS thực hành quay kim trên đồng hồ. 
3. Củng cố – Dặn dò :
- 1 ngày có bao nhiêu giờ? 
- 20 giờ hay còn gọi là mấy giờ? 
- Dặn: Xem trước bài sau: “ Ngày, tháng.”
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS thực hành.
- Lắng nghe.
- Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh?
- Lắng nghe.
 HS quan sát tranh và làm bài.
- 2HS làm bài
- Quay kim trên mặt đồng hồ
- Trả lời.
- Lắng nghe.
Môn: Kể chuyện
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện “ Con chó nhà hàng xóm”; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
 3. Giáo dục : HS biết yêu quý vật nuôi.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa chuyện kể.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
14-15’
14-15’
1-2’
A. Kiểm tr ... h tả vào vở.
- Kiểm tra lại bài viết.
- Đổi vở chấm lỗi bằng bút chì. 
-Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao/au.
VD: cao/cau
 Nhao/nhau
 Sáo/sáu
- Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống:thanh hỏi/ thanh ngã
- Lớp làm vào vở.
- Lắng nghe.
Đạo đức: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG ( Tiết 1 ).
 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu vì sao cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng; cần làm gì và cần tránh 
những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 2.Kỹ năng: HS thực hiện một số công việc cụ thể để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
3.Thái độ: Giáo dục có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 II. Chuẩn bị: Đồ dùng để thực hiện trò chơi sắm vai (Hoạt động 2); tranh, ảnh cho các hoạt động 1, 2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của HS.
3-5’
1-2’
7-8’
10-11’
6-7’
1-2’
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao các em cần giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp?
- Kể những việc làm thể hiện việc giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp 
 - Ghi đề lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Phân tích tranh.
- Cho HS quan sát tranh
- Nội dung tranh vẽ gì?
- Việc chen lấn, xô đẩy như vậy có tác hại gì? 
- Qua sự việc này, các em rút ra điều gì? 
Kết luận: Một số HS chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi cộng cộng. 
v Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- Giới thiệu tình huống qua tranh: Trên ô tô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh và nghĩ “ bỏ vào đâu bây giờ?”
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải quyết và sau đó lên đóng vai.
- Yêu cầu cả lớp phân tích cách ứng xử:
+ Cách ứng xử như vậy có lợi (có hại) gì? 
+ Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào? 
Kết luận:Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Vì vậy, cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông để khi xe dừng thì bỏ đúng nơi quy định. Làm như vậy là giữ vệ nơi công cộng.
v Hoạt động 3: Đàm thoại.
- Các em biết những nơi công cộng nào? 
- Mỗi nơi đó có lợi ích gì? 
- Để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì và cần tránh những việc gì? 
- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì?
Kết luận: 
- Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích gì cho con người : trường học là nơi học tập; bệnh viện, trạm y tế là nơi chữa bệnh; đường sá để đi lại, chợ búa là nơi buôn bán,...
- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho gông việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe... 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nêu ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? 
-Dặn: Về mỗi HS vẽ một tranh và sưu tầm tư liệu về chủ đề bài học.
- Nhận xét tiết học:
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
 - Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ, một số HS đang xô đẩy nhau để chen lên gần sân khấu 
+ Gây ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.
+ Phải biết giữ trật tự nơi công cộng.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận cách giải quyết và phân vai đóng vai, lên trình bày tiểu phẩm.
- Trả lời.
+ Trường học, bệnh viện, TB
+ Trường học là nơi học tập; bệnh viện là nơi khám chữa bệnh; 
- Trả lời.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng. Củng cố kĩ năng xem giờ, xem lịch tháng.
2.Kỹ năng: HS xem giờ đồng hồ, xem lịch tháng đúng, nhanh, thành thạo.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, nhanh nhẹn, cẩn thận, yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị: - GV: SGK ; tờ lịch tháng 5 như SGK; mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
7-8’
12-13’
9-10’
1-2’
A.Kiểm tra bài cũ:
- Tháng tư có mấy ngày chủ nhật đó là những ngày nào?
- Thứ hai tuần này là ngày 19/4. Thứ hai tuần trước là ngày nào? Thứ hai tuần sau là ngày nào?
Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2.Giảng bài:
BÀI 1/81: (CL)
- Bài tập yêu cầu gì? (TB)
- Nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố kỹ năng xem đồng hồ
BÀI 2/81: (CL)
a. - Cho HS quan sát tờ lịch tháng 5 
- Sau ngày 2 là ngày mấy? 
- Yêu cầu : Điền các ngày còn thiếu vào lịch.
- Gọi 1 HS lên bảng điền mẫu.
- Nhận xét, ghi điểm.
b. Yêu cầu HS tự làm bài và nối tiếp nhau nêu câu trả lời. 
* Củng cố kỹ năng xem lịch tháng.
BÀI 3/81: (G)
- GV yêu cầu HS quay theo số giờ đã cho
3. Củng cố – Dặn dò:
- 21 giờ là mấy giờ tối? 
- 5 giờ chiều hay còn gọi là mấy giờ?
- Dặn: Xem trước bài:“ Ôn tập về các phép cộng và phép trừ”.
-Nhận xét tiết học.
- HS quan sát tờ lịch tháng tư và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
+ Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau?
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Ngày 3.
- Điền ngày 3 vào ô trống trong lịch.
- Lớp làm vào vở.
- 1 số em trả lời.
+ Ngày 1/5 là thứ bảy.
+ Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là ngày: 1, 8, 15, 22, 29.
+ Thứ tư tuần này là ngày 12/5. Thứ tư tuần trước là ngày 5/5. Thứ tư tuần sau là ngày 19/5.
 Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
+ 9 giờ tối.
+ 17 giờ chiều.
- Lắng nghe.
Tập làm văn: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu: 
 1.Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời khen ngợi. Biết kể về một vật nuôi.
 2.Rèn kĩ năng viết: Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày.
 3.Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ học tập. 
 II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa các vật nuôi; bảng phụ chép sẵn BT1. 
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
6-7’
12-13’
9-10’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn viết về anh, chị, em 
( Bài tập 3).
- Nhận xét , ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp 
 - Ghi đề lên bảng
2. Giảng bài:
* Bài 1: (miệng).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài, đọc cả bài mẫu.
 Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- GV ghi lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại câu đúng đã ghi.
* Bài 2: (miệng)
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS làm bài.Yêu cầu viết một đoạn văn nói về một con vật , khoảng từ 3 đến 5 câu, nói những điều đơn giản.
- Cho HS xem tranh minh họa các con vật nuôi như SGK. Lưu ý HS: chọn kể chân thực về một con vật nuôi mà em biết. Đó có thể là một vật nuôi trong nhà em hoặc nhà hàng xóm; có thể là một con vật không được vẽ trong tranh.
- Gọi 1 số HS nêu tên con vật mình sẽ kể.
- Gọi 1 HS kể mẫu theo gợi ý 
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Gọi đại diện 1 số nhóm kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người kể hay nhất.
* Bài 3: (viết).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 HS đọc lại bài viết của bạn Phương Thảo.
- Yêu cầu HS tự viết thời gian biểu. Lưu ý HS: nên lập thời gian biểu đúng như trong thực tế.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi nhiều HS đọc bài trước lớp. 
 Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Củng cố – Dặn dò 
 H:Hôm nay ta học nội dung gì?
 - Dặn: Xem trước bài: “ Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài viết của mình.
- Lắng nghe.
- Từ mỗi câu dưới đây, đặt một câu mới để tỏ ý khen:
- Thảo luận nhóm cặp đôi.
- Một số HS đại diện trả lời.
VD: Chú Trường khỏe quá!
a. + Chú Trường mới khỏe làm sao!
 + Chú Trường thật là khỏe!
b. + Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!
 + Lớp mình hôm nay sạch quá!
c. + Bạn Nam học giỏi thật!
 + Bạn Nam học mới giỏi làm sao!
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- Nêu tên con vật sẽ kể.
- HS kể
- Kể theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Lập thời gian biểu buổi tối của em.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo bạn.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào vở. 
- Nhiều HS đọc bài.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
Thể dục: 	TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” VÀ “ NHÓM BA, NHÓM BẢY”
I. Mục tiêu:
	Ôn 2 trò chơi: “ Vòng tròn”, “ Nhóm ba, nhóm bảy” hoặc trò chơi do GV chọn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện: 
	Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ vòng tròn cho trò chơi “Vòng tròn” hoặc phương tiện cho trò chơi do GV chọn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần nội dung
KLVận động
Yều cầu kỹ thuật
P2 tổ chức
SL
TG
1. Phần mở đầu:
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
2. Phần cơ bản:
- Trò chơi “vòng tròn”
- Trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.
3. Phần kết thúc:
1 lần
4-5’
24-25’
4-5’
- Xoay các khớp cổ chân, đàu gố, hông .
- Ôn các động tác, chân lườn, bụng, toàn thân.
- Từ đội hình hàng ngang giáo viên cho HS chuyển thành đội hình vòng tròn để chơi trò chơi.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi kết hợp với chỉ dẫn trên sân, sau đó cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
3 hàng ngang.
 1 vòng tròn.
 1 vòng tròn.
 1 vòng tròn.
Thể dục:	TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI !” VÀ “VÒNG TRÒN”
I. Mục tiêu: Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi !” và “Vòng tròn”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động .
II. Địa điểm, Phương tiện:
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, cờ và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần nội dung
KL Vận động
Yêu cầu kỹ thuật
P2 tổ chức
SL
TG
1 Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản:
- Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!”
- Ôn trò chơi “Vòng tròn”
3. Phần kết thúc:
4-5’
24-25’
4-5’
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- GV nhắc lại cách chơi
* Làn 1: Cho cả lớp chơi thử.
* Lần 2: Chơi chính thức có phân thắng thua
- Chơi kết hợp với vần điệu. Lúc đầu GV điều khiển . Khi thấy HS nắm được cách chơi, nên để cán sự điều khiển.
- Cúi người thả lỏng 
- Nhảy thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học giao bài tập về nhà.
3 hàng ngang
- Vòng tròn
- Vòng tròn
- Vòng tròn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_hoc_ki_i_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_duong_van_k.doc