Giáo án Lớp 2 tuần 15 - Phạm Thị Thu Phương

Giáo án Lớp 2 tuần 15 - Phạm Thị Thu Phương

Lớp : 2 Tên bài dạy:

Tiết : 15 Tuần 15 GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG

(tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. HS biết:

- Vì sao cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Việc cần làm và việc cần tránh để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

2. HS tự giác giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

3. HS có thái độ tôn trọng những quy định về giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

II. Tài liệu và phơng tiện:

- Bộ tranh thảo luận nhóm hoạt động 1.

- Vở bài tập Đạo Đức lớp 2

III. Các hoat động dạy- học chủ yếu:

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 15 - Phạm Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Đạo đức
Thứ hai ngày ..tháng năm 2004
Lớp : 2
Tên bài dạy:
Tiết : 15 Tuần 15
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng 
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS biết:
Vì sao cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Việc cần làm và việc cần tránh để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
HS tự giác giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
HS có thái độ tôn trọng những quy định về giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. Tài liệu và phơng tiện:
Bộ tranh thảo luận nhóm hoạt động 1.
Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 
III. Các hoat động dạy- học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
10’
10’
8’
1’
A.Kiểm tra bài cũ
Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
Vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta
sẽ học bài: Giữ gìn trật, vệ sinh nơi công cộng.
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh và bày tỏ thái độ
- Mục tiêu: HS hiểu được một biểu hiện cụ thể của việc giữ trật tự nơi công cộng. 
Câu hỏi1: Nội dung tranh vẽ gì? ( Tranh vẽ một buổi biểu diễn văn nghệ, có hai bạn đang tranh nhau ghế ngồi, một số bạn đùa nghịch với nhau gây ồn ào)
Câu hỏi 2: Việc chen lấn xô đẩy như thế có tác hại gì? (gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ)
- Kết luận: Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như thế là làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như vậy là làm mất trật tự nơi công cộng.
3. Hoạt động 2: Xử lý tình huống 
- Mục tiêu: HS hiểu được một biểu hiện cụ thể của việc giữ vệ sinh nơi công cộng. 
- Theo em bạn trai trong tranh dưới đây nên làm gì? vì sao?(Nên vứt rác đúng nơi quy định, cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông, để khi xe dừng mới vứt đúng nơi quy định.. )
- Kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường xá, có khi gây nguy hiểm cho cho những người xung quanh. Vì vậy cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông, để khi xe dừng mới vứt đúng nơi quy định. Làm như vậy là giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
4. Hoạt động 3: Đàm thoại
Mục tiêu: Giúp HS biết những lợi ích và việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
Đánh dấu + vào ô trống trước những việc làm ở nơi công cộng mà con tán thành :
 Giữ yên lặng, đi nhẹ nói khẽ.
 Vứt rác tuỳ ý khi không có ai nhìn thấy.
 Đá bóng trên đường giao thông.
 Xếp hàng khi cần thiết.
 Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 Đổ nước thải xuống lòng đường.
* Kết luận: Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người: trường học là nơi học tập, bệnh viện là nơi chữa bệnh, đường xá để đi lại, chợ để mua bán.Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là giúp cho cuộc sống có điều kiện thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ
Củng cố – Dặn dò:
Dặn dò: Các con cần nhớ rằng mỗi chúng ta ai cũng có quyền và bổn phận tham gia giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Về nhà: Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về chủ đề bài học.
* PP giảng giải
GV gọi 2- 4 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
* PP giảng giải, luyện tập, thực hành
GV nêu yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng.
HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Cách tiến hành: 
HS đọc yêu cầu bài 1. 
GV chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận.
Cả lớp thảo luận theo nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Trao đổi và tranh luận giữa các nhóm.
GV kết luận.
- Cách tiến hành
GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
Câu hỏi thảo luận: “Theo em: Bạn trai có thể ứng xử thế nào?” 
HS thảo luận nhóm và đóng vai.
Từng nhóm lên đóng.
Trao đổi tranh luận 
Cách tiến hành: 
HS làm việc cá nhân.
Cả lớp đàm thoại về những ý kiến đó. Chọn đúng hay sai và giải thích rõ vì sao.
GV kết luận.
GV hỏi thêm: Em đã làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
HS tự nêu những việc đã làm.
Cả lớp nghe và cùng trao đổi học tập lẫn nhau.
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5 phút
10 phút
10
phút
A.Kiểm tra bài cũ:
? Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
? Vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và bày tỏ thái độ
- Cách tiến hành: 
 +Thảo luận lớp:
 - Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
 - Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong, Lan và các bạn cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
 - Tình huống 3: Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn đi chơi đá bóng dưới lòng đường.
- Tình huống 4: Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm, cậu đổ cả một chậu nước thải xuống lòng đường.
 * Kết luận: Cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2.Hoạt động 2:Xử lý tình huống 
- Cách tiến hành
 - Tình huống 1: Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
 - Tình huống 2: Đang giờ kiểm tra cô giáo không có ở trong lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết đúng hay sai. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh. Nếu là Nam, em có làm như thế không?
* Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
3.Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Cách tiến hành: 
 Trả lời câu hỏi: Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
* Kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là việc cần thiết.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Các con cần nhớ rằng mỗi chúng ta ai cũng có quyền và bổn phận tham gia giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Về nhà: làm phiếu điều tra.
-*Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Nhận xét, cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Kể chuyện 
Thứ ba ngày.. tháng  năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 15 Tuần: 15
Hai anh em
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào trí nhớ kể lại được từng phần và toàn bộ nội dung câu chuyện: Hai anh em
Biết tưởng tượng những chi tiết không có thật: suy nghĩ của người anh, của người em khi ra ngoài đồng và lúc gặp nhau. 
Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Rèn kỹ năng nghe: 
Tập trung nghe bạn kể chuyện để đánh giá đúng lời kể của bạn.
Biết nhận xét, đánh giá được lời kể của bạn, kể tiếp theo lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
4 Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
Một số đồ dùng để kể chuyện: gọt bút chì, chổi quét lớp, phần thưởng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
28’
1’
A. Kiểm tra bài cũ
Câu chuyện khuyên chúng ta là phải đoàn kết thì mới có sức mạnh tập thể.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong giờ kể chuyện hôm nay, chúng ta sẽ tập kể lại câu chuyện: Hai anh em
2. Hướng dẫn kể chuyện
2. 1: Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện
Câu chuyện Hai anh em có những nhân vật: Na, cô giáo, các bạn.
2. 2: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
Gợi ý:
a. Mở đầu câu chuyện:
Có hai anh em cày chung một đám ruộng.
b. ý nghĩ và việc làm của người em:
Anh mình còn phải nuôi vợ con, nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.
c. ý nghĩ và việc làm của người anh:
Em mình sống một mình vất vả, nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của em thì thật không công bằng. 
c. Kết thúc câu chuyện
Hai anh em gặp nhau trên cánh đồng khi cả hai đang lấy lúa của mình bỏ cho nhau.
2. 3: Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên cánh đồng
 Anh: Em mình tốt quá./ Hoá ra chính em là người làm việc này./ Em thật tốt , chỉ biết lo lắng cho anh mà không nghĩ đến bản thân mình. 
 Em: ..
2.4: Kể lại toàn bộ câu chuyện
 3. Củng cố – dặn dò:
 - Câu chuyện đề cao lòng tốt và sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của anh em trong gia đình..
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
GV gọi 4 HS lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Câu chuyện bó đũa và nêu lời khuyên của câu chuyện.
Cả lớp nghe, nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
* Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành
GV giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng.
GV treo tranh, hỏi: Đây là tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc nào?
HS trả lời: Đây là tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc Hai anh em
GV hỏi: Câu chuyện Hai anh em có những nhân vật nào?
HS trả lời. Cả lớp cùng nhận xét.
GV chia lớp thành nhóm 4 HS, yêu cầu HS tập kể chuyện trong nhóm theo từng đoạn. HS chú ý đọc kỹ 4 lời gợi ý , nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm, nhóm trưởng điều hành sao cho bạn nào cũng được kể.
Thi kể chuyện giữa các nhóm, các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét về: nội dung đã đủ chưa, đúng trình tự không, nói thành câu chưa, kể đã tự nhiên chưa?
1 HS đọc yêu cầu 
GV gợi ý: Các con cần sáng tạo ngoài nội dung câu chuyện, tưởng tượng thêm.
HS phát biểu.
GV và cả lớp nhận xét.
GV gọi HS xung phong lên kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc nhóm HS nối tiếp nhau kể chuyện.
GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung, GV hướng dẫn HS kể lại chuyện bằng lời của mình mà không cần kể lại chính xác từng lời trong câu chuyện.
Thi đua giữa các nhóm.
Bình chọn nhóm hoặc cá nhân kể hay, khen thưởng trước lớp.
GV yêu cầu nhóm HS xuất sắc lên kể chuyện theo lối phân vai.
Hc khác chú ý lắng nghe để học tập các bạn.
GV hỏi: ý nghĩa của câu chuyện?
GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
.
Môn: Chính tả 
Thứ ba ngày.. tháng  năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 29 Tuần: 30
Hai Anh em
I.Mục tiêu:
Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Hai anh em
Luyện tập phân biệt: ai / ay ; s /x ât / âc
II.Đồ dùng dạy học
VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, ... ặt dấu thanh như thế nào? khoảng cách chữ trong câu cách nhau như thế nào? 
 GV viết mẫu chữ Nghĩ lên bảng lớp.
HS viết chữ Nghĩ cỡ vừa và cỡ nhỏ.
HS viết 2 lần cụm từ ứng dụng.
HS lấy vở viết. 
GV theo dõi và sửa nét (cầm tay 1 số HS viết chưa chính xác các nét cong, khuyết).
Chấm 5 -> 7 bài và nhận xét. 
Nhận xét tiết học. 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: TNXH 
Thứ ngày.. tháng năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 15 Tuần: 15
Trường học
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
Tên, địa chỉ, ý nghĩa của tên trường Đoàn Thị Điểm.
Mô tả đơn giản cảnh quan của trường.
Cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra trong trường.
Tự hào và yêu quý trương của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh vẽ về nhà trường và một số hoạt động của nhà trường.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học 
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’ 
1’
10'
10’
8’
1’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Những thứ có thể gây ngộ độc là gì?
Khi bị ngộ độc cần phải làm gì?
Làm gì để phòng tránh ngộ độc?
II. Bài mới:
Mở bài: Nêu tên trường mà mình đang học
Hoạt dộng 1: Quan sát trường họp
Mục tiêu: HS Biết quan sát và mô tả đơn giản cảnh quan của trường.
Tên trường có ý nghĩa gì?
Trường thành lập năm nào?
Địa chỉ của trường?
Vị trí các khối lớp học ở đâu?
Sân trường và vườn trường có những gì?
Kết luận: Trong trường học có sân, vườn và nhiều phòng chức năng như: Hội trường, truyền thống, y tế, bếp, thể dục, bơi, múa, các lớp học.
3 . Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Biết một số hoạt động diễn ra trong nhà trường.
Kết luận: ở trường học sinh học tập trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường, ngoài ra có thể đến thư viện để mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh, nghỉ khi bị mệt
4 . Hoạt động 3: Hướng dẫn viên du lịch
Mục tiêu: Biết sử dụng vốn riêng để giới thiệu về trường mình.
C. Củng cố , dặn dò: 
- Hát bài: Em yêu trường em
 * Phương pháp kiểm tra đánh giá
GV nêu câu hỏi
3-5 HS trả lời.
HS khác nhận xét
GV nhận xét, đánh giá.
* Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành
GV hỏi: Con học trường nào? 
HS trả lời.
GV nhận xét.
Cách tiến hành
Bước 1: Tham quan trường theo nhóm
GV nêu một số câu hỏi, nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát theo định hướng cho trước.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 GV nêu lại câu hỏi
Các nhóm trả lời, các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
GV chốt lại kết luận.
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu 2 HS trong một nhóm quan sát hình 3, 4, 5, 6 trong SGK, hỏi và trả lời cho nhau nghe theo câu hỏi dưới mỗi hình.
GV giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV và HS thảo luận câu hỏi.
Các HS khác nghe và bổ sung.
GV nêu kết luận.
GV hỏi thêm: Con thích phòng nào? Vì sao?
GV gọi một số HS tự nguyện tham gia trò chơi và phân vai:
1 HS trong vai hướng dẫn viên du lịch.
1 HS đóng vai nhân viên thư viện.
1 HS đóng vai bác sỹ ở phòn y tế.
1 HS đóng vai nhân viên phụ trách phòng truyền thống.
Một số HS trong vai khách tham quan nhà trường.
Cả nhóm cùng biểu diễn trước lớp.
Các bạn khác nghe và nhận xét.
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Tập làm văn
Thứ sáu ngày  tháng . năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 15 Tuần : 15
Chia vui. Kể về anh chị em
 I. Mục tiêu: 
Rèn kĩ năng nghe và nói:
Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp.
Rèn kỹ năng viết: Viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình.
II. Đồ dùng dạy học
SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức
 dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5’
1’
6’
5’
17’
1’
A. Kiểm tra bài cũ
 5 giờ chiều, 2 –12
Mẹ ơi, bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi sinh nhật em Bi nhà dì Hằng. Khoảng 8 giờ tối bà đưa con về.
 Con: Tường Linh
B . Dạy bài mới 
1 .Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tập nói lời chia vui, sau đó, viết đoạn văn ngắn nói về anh, chị, em.
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1 (miệng): Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời Nam.
Nam: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất.
Bài tập 2: Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên?
Em chúc mừng chị.
Chúc chị năm sau đoạt giải cao hơn.
Chị thật xứng đáng với kết qủa đó, em rất tự hào vì là em của một người học giỏi như chị.
Chị ơi! Chị học giỏi quá!
Chị hãy luôn luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất nhé!
Chúc chị học giỏi hơn nữa.
Bài tập 3: Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ)
Gợi ý: 
Cần chọn đúng một người là anh, chị, em của mình.
Giới thiệu tên, tuổi, những đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em với người ấy.
Đoạn văn chỉ từ 3-4 câu.
M: Anh trai em tên là Ngọc. Năm nay anh 15 tuổi và đang là học sinh lớp 8 trường Hoàng Văn Thụ. Da anh ngăm đen, đôi mắt sáng và nụ cười thật tươi. Năm học vừa qua, anh đã đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh. Em rất tự hào về anh và luôn mong muốn sẽ cố gắng học giỏi như anh. 
C. Củng cố - dặn dò 
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
GV nêu yêu cầu: Đọc lại tin nhắn đã viét.
3 HS lần lượt trả lời.
GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng.
HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
1 HS nêu yêu cầu bài 1.
4- 6 HS nối tiếp nhau nhắc lại lời của Nam.
GV nhận xét về thái độ, cử chỉ, nét mặt của HS khi nói lời chúc mừng.
1 HS nêu yêu cầu bài 2.
HS làm việc theo nhóm 2 để thảo luận về lời chúc mừng sao cho thể hiện được tình cảm .
Đại diện các nhóm thể hiện lời chúc của nhóm mình, các nhóm có thể sắm vai để cho tình huống được sinh động.
HS khác nêu ý kiến. GV nhận xét chung.
1 HS nêu yêu cầu bài 3.
GV đưa ra một số gợi ý giúp cho HS định hướng tốt hơn khi làm bài.
GV giới thiệu một đoạn văn mẫu.
HS làm bài vào vở BTTV. 
3- 4 HS đọc bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét, tìm những câu văn hay, sửa lỗi những câu văn chưa hay cho bạn.
GV nhận xét chung.
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Thủ công
Thứ ..ngày  tháng .. năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 15 Tuần: 15
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi xe ngược chiều
(tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - HS biết cách gấp , cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi xe ngược chiều.
 - Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi xe ngược chiều.
 - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ, hình mẫu, giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì,thước kẻ.
III. hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
2 phút
1 phút
10 phút
10 phút
10 phút
2 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tết học
2. Hướng dẫn HS gấp, cắt, dán biển báo cấm đi xe ngược chiều
- Mặt biển báo có 2 phần: mặt biển và chân biển báo
 - Mặt biển là hình tròn màu xanh.
 - ở giữa hình tròn là hình chữ nhật màu trắng.
 - Chân biển báo hình chữ nhật. 
* GV nhắc nhở HS ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
3. GV hướng dẫn mẫu lại cho HS nhớ lại quy trình
a. Bước 1
- Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh là 6 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu trắng khác có chiều dài 10 ô, rộng 1ô làm chân biển báo.
b. Bước 2
- Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng (H1) 
- Dán hình tròn màu đỏ vào chân biển báo chờm vào nửa ô ( H2) 
- Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn( H3)
4. GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán, biển báo chỉ lối đi ngược chiều
5. Củng cố, dặn dò:
- Dọn vệ sinh lớp học
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- GV và tổ trưởng kết hợp kiểm tra sự chuẩn bị cuả cả lớp
* Phương pháp luyện tập- gợi mở - vấn đáp
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
- GV đưa lại hai hình mẫu.
- HS quan sát, nhận xét lại( như ở tiết 1):
 + Mặt biển báo có mấy phần?
 + Mặt biển báo có hình gì? kích thước? màu sắc? 
 + ở giữa hình tròn có hình gì?
 + Chân biển báo như thế nào ?
- Khi đi đường gặp các biển báo như thế chúng ta cần làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu
- HS quan sát
- HS thực hành gấp, cắt , dán 
- GV chú ý giúp HS gặp khó khăn.
- HS dọn vệ sinh lớp học
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc 15.doc