Giáo án Lớp 2 tuần 13 (8)

Giáo án Lớp 2 tuần 13 (8)

Toán

14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 - 8

I.MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng14 trừ đi 1 số.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Que tính - bảng con.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: 4

- HS làm BT2. GV nhận xét, sửa.

 

doc 22 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 13 (8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13
Ngày soạn: 13.11.2010.
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
 Chào cờ
 Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán 
14 trừ đi một số 14 - 8
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng14 trừ đi 1 số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8
II.Đồ dùng dạy học:
- Que tính - bảng con.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm BT2. GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài. 
b. HDHS tìm kết quả của phép trừ 14 - 8.
- GV đưa ra phép tính 14 – 8, HS phân tích đầu bài - thao tác phép tính trên que tính. (tương tự như 12 trừ đi một số).
- HS viết 14 - 8 = 6 rồi đọc.
- HDHS đặt phép tính theo cột dọc.
- GV cho hs đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét bổ sung.
- Hướng dẫn cách đặt tính và tính lập bảng 14 trừ 1 số.
- GV cho hs đọc đồng thanh - nhận xét.
 c. HDHS thực hành.
Bài 1:Gọi hs nêu yêu cầu
- HS nhẩm tiếp nối nhau nêu miệng kết quả.
- Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con, 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. 
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8.
Bài 3:Gọi hs đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8.
Bài 4: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Tâp đọc
Bông hoa niềm vui
I.Mục tiêu :
- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện. (trả 
lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh bài tập đọc trong SGK.
- Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoa hoặc hoa thật. 
- Bảng chép sẵn các câu cần luyện đọc cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS lđọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi. Hình ảnh nào cho em biết mẹ vất vả vì con?
- Nhận xét,cho điểm từng hs. 
2.Bài mới: 35’ 
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc.
- Treo tranh minh hoạ và hỏi:Tranh vẽ cảnh gì? Cô giáo đưa cho bạn nhỏ ba bông hoa cúc. 
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc tong câu trong bài.
- Luyện phát âm từ khó dễ lẫn S áng, tinh mơ, lộng lẫy,chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa.
- HS tiếp nối nhau đọc tong đoạn trong bài.
- Yêu cầu hs đọc,tìm cách ngắt câu dài.
- Em muốn đem tặng bố/ một bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.//Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
- Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ / đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.//
- Chia nhóm và yêu cầu hs đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho hs thi đọc cá nhân thi đọc đồng thanh. 
- Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1, 2).
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài:15’
- Đoạn 1,2 kể về bạn nào? (Bạn Chi).
- Mới sáng tinh mơ,Chi đã đi vào vườn hoa để làm gì? (Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa niềm vui).
- Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì? (Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui để tặng bố để làm dịu cơn đau của bố).
- Vì sao bông cúc mầu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui? (Màu xanh là màu của hi vọng và của những điều tốt lành).
- Bạn chi đáng khen ở chỗ nào? (Bạn rất thương bố và mong bố chóng khỏi bệnh).
- Bông hoa niềm vui đẹp ở chỗ nào? (Rất lộng lẫy).
- Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa? (Vì nhà trường có nội quy không ai được ngắt hoa trong vườn trường).
- Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa? (Biết bảo vệ của công). 
- Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì? (Xin cô cho em ... Bố em đang ốm nặng).
- Khi biết lí do vì sao Chi rất cần bông cô giáo làm gì? (Ôm Chi vào lòng và nói:Em hãy hiếu thảo).
- Thái độ của cô giáo ra sao? (Trìu mến cảm động). 
- Bố Chi đã làm gì khi khỏi bệnh?(Đến trường cám ơn cô giáo đã tặng nhà trường khóm hoa cúc màu tím).
- Theo bạn Chi cá những đức tính gì đáng quý? (Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà).
d. Luyện đọc lại: 23’
- Các nhóm hs tự phân vai, thi đọc toàn truyện.
- Cả lớp + GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc bài tốt nhất.
3.Củng cố- dặn dò: 2’
- GVnhận xét giờ học.
- Dặn hs phải luôn học tập bạn Chi, yêu thương những người thân trong gia đình.
Ngày soạn: 14.11.2010
Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Chính tả: Tập chép
Bông hoa niềm vui
I.Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm được BT2, BT3 (a).
ii.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập 2,3.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS lên bảng. 3 hs lên bảng tìm những tiếng bắt đầu bằng d ,r,gi..
- GV nhận xét bài cho điểm từng hs.
2. Bài mới:35’
a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. HDHS tập chép.
- Treo bức tranh của bài tập đọc và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì? (Cô giáo và bạn Chi đang nói chuyện với nhau về bông hoa).
- Treo bảng phụ và yêu cầu hs đọc đoạn cần chép. (2 hs đọc).
- Đoạn văn là lời của ai? (Lời cô giáo của Chi).
- Cô giáo nói gì với Chi? (Em hãy hái thêm...hiếu thảo). 
- Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu? (3 câu).
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? (Em, Chi, Một).
- Tại sao sau dấu phẩy chữ Chi lại viết hoa? (Chi là tên riêng).
- Đoạn văn có những dấu gì? (Dấu gạch ngang, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu chấm).
- Hướng dẫn viết từ khó. HS viết bảng: Hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
- GV nhận xét, sửa
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. HS viết. GV quan sát, HDHS viết yếu.
- GV thu bài chấm, chữa lỗi.
c. HDHS làm bài tập chính tả:
Bài 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Gọi 6 hs lên bảng, phát bảng và bút dạ.
- 6 hs chia làm 2 nhóm, tìm từ viết vào bảng phụ.
- Nhận xét hs làm trên bảng.Tuyên dương nhóm làm bài nhanh và đúng.
- HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt
Lời giải:Yếu, kiến, khuyên.
Bài 3: (a) Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên đặt một câu theo yêu cầu.Gọi hs đặt câu nói tiếp. 
Ví dụ về lời giải: Mẹ cho em đi xem múa rối nước. /Câu bé hay nói dối.
 Gọi dạ bao vâng. / Rạ để đun bếp.
- Nhận xét, sửa chữa cho hs. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’ Nhận xét tiết học, tuyên dương các hs viết đẹp, đúng.
Ôn : Toán
13 trừ đI một số
I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết thực hiện phép trừ dạng 34 - 8.
 - áp dụng kiến thức về phép trừ để làm toán dạng bài tập trắc nghiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 5.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng trừ 14. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS luyện tập: 30’ 
Bài 4. (Tr 38) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng con, 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. 
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 34 - 8.
Bài 5. (Tr 38) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép trừ 34 - 8 dạng bài tập trắc nghiệm .
Bài 6. (Tr 38) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 34 - 8, cộng trừ liên tiếp.
Bài 7. (Tr 38) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách hiện phép trừ 34 - 8, dạng BT trắc nghiệm. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ôn: Luyện từ và câu.
từ ngữ về tình cảm. dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- HS biết mở rộng vốn từ chỉ tình cảm gia đình. (BT13).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT14).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy hoc:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS nêu các từ chỉ đồ ding và công việc trong nhà?
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài 12: (Tr 42) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng.
Lời giải: c) Thương yêu. 
- Củng cố vốn từ ngữ về tình cảm gia đình.
Bài 13: (Tr 43) VBT: HS đọc yêu cầu
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng.
Lời giải: a) Kính yêu. 
- Củng cố vốn từ ngữ về tình cảm gia đình.
Bài 14: (Tr 43) VBT: HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. 3 hs lên làm bảng phụ.
- GV chấm voở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. 
Lời giải:a) Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực.
 b) Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường.
 c) Hoa lan, hoa huệ, hoa hồng đua nhau tỏa hương thơm ngào ngạt.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về thực hành tìm từ chỉ đồ ding và công việc trong nhà.
Ngày soạn: 16.11.2010
Thứ tư, ngày 17 tháng 11 năm 2010
Toán
54 - 18
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 - 18.
- Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm đơn vị đo.
- Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh.
II.Đồ dùng dạy học:
- Que tính - bảng gài. 
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm BT2, 2 hs làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài. 
b. HDHS tìm kết quả của phép trừ 54 - 18.
- GV đưa ra phép tính 54 - 18 HS phân tích đầu bài - thao tác phép tính trên que tính.
( tương tự như 12 trừ đi một số).
- HS viết 54 - 18 = 36 rồi đọc.
- HDHS đặt phép tính theo cột dọc.
- GV cho hs đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét bổ sung.
 c. HDHS thực hành.
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con, 2 hs làm bảng  ...  cầu bài.
- HS làm bảng con, 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. 
(Lời giải: Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập).
Bài 3: Yêu cầu hs đọc đầu bài.
- HS làm bảng con, 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. 
(Lời giải: Dung dăng dung dẻ, Dắt, giời, dê.)
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
-Tổng kết chung giờ học.
- Dặn HS về nhà viét các lỗi sai,làm lại các bài tập chính tả còn mắc lỗi.
Ngày soạn: 17.11.2010
Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
Toán
15, 16, 17, 18 trừ đi một số
I.Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép trừ để lập các bảng trừ 15, 16 , 17, 18 trừ đi 1 số.
II.Đồ dùng dạy học:
- Que tính - bảng gài. 
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm BT2, 2 hs làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài.
b. HDHS lập các bảng trừ:
- GV giới thiệu 15 trừ đi 1 số.
- GV nêu yêu cầu thao tác que tính rồi tính.
15 - 8 = 7
15 - 9 = 6
- Tương tự 16, 17, 18 trừ đi 1 số.
- Gv yêu cầu lập bảng trừ 
15 - 6 =
15 - 9 =
16 - 9 =
15 - 7 =
16 - 7 =
17 - 8 =
15 - 8 =
16 - 8 =
17 - 9 =
18 - 9 =
- Gọi hs đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
c. HDHS thực hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
a). HS làm bảng con, 2 hs làm bảng phụ. GV giúp HS trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố bảng trừ 15 trừ đi một số.
b). HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố bảng trừ 16, 17 trừ đi một số.
c). HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố bảng trừ.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GVnhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn 
Kể về gia đình
I.Mục tiêu :
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn( từ 3 đến 5 câu ) theo nội dung BT1.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ cảnh gia đình có bố, mẹ và hai con.
- Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 4 hs đọc lên bảng. HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung.
- HS dưới lớp nghe và nhận xét.
- Nhận xét ,cho điểm từng HS.
2.Bài mới: 35’
a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong bức tranh có những ai? (Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh.Trong bức tranh có bố, mẹ và em gái của Minh).
b. HDHS làm bài tập.
- Bài 1: 3 hs đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ.
- Nhắc hs: Kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh(chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- HS tập nói trong nhóm trong 5 phút.HS chỉnh sửa cho nhau
- Gọi hs nói về gia đình mình trước lớp.GV chỉnh sửa cho từng hs.
 - Ví dụ về lời giải.
 - Gia đình em có bốn người. Bố mẹ em đều làm ruộng.Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Chu Điện 2. Em rất yêu quý gia đình của mình.
Bài 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Dựa vào những điều dã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn(3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
- Gọi 3 đến 5 hs đọc bài làm.Chú ý chỉnh sửa cho các em.
- Thu vở về nhà chấm. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết lại bài tập 2 vào vở. 
Đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ bạn ( tiếp theo )
I.Mục tiêu:
- HS biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao đọng và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II.Chuẩn bị:
- Giấy khổ to, bút viết.
III.Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nêu phần ghi nhớ bài trước?.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. Bài mới: 30’
Giới thiệu- ghi bảng.
* Hoạt động 1: Trò chơi: Đúng hay sai.
- Gv chia thành mỗi dãy 1 đội chơi.
- Gv phổ biến luật chơi. 
- HS nghe phổ biến luật chơi. 
- HS chia thành các đội.
- GV phát cờ cho các đội. 
- GV hướng dẫn hs chơi mẫu. HS chơi thử.
- GV điều khiển lớp. HS lớp chơi nhiệt tình đúng luật. Sau khi nghe câu hỏi đội nào giơ cờ nhanh s Hs h
sẽ dành quyền trả lời.
- HS nhận xét- bổ sung.
- Gv kết luận. 
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- Gv yêu cầu hs kể những câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè của mình.
- HS kể trước lớp những việc làm quan tâm, giúp đỡ bạn bè của mình.
- HS liên hệ bản thân.
- GV tổng kết ý kiến hs.
- HS nêu phần ghi nhớ.
- GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Ôn: Tập làm văn
Gọi điện
I.Mục tiêu:
- Biết một số thao tác gọi điện thoại; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại (BT 21, 22).
- Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung nêu ở BT 23
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm bài tập làm văn tiết trước.
- Cả lớp + GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài tập làm văn: Tr 44 (VBT) 
Bài 21: Gọi hs đọc bài Gọi điện.
- Yêu cầu hs làm miệng ( hs tiếp nối nhau nêu miệng kết quả cả lớp nhận xét).
 - 2 hs đọc thành tiếng.Cả lớp theo dõi.
- Thứ tự các việc phải làm khi gọi điện thoại là:
 C.Tìm số máy, nhấc ống nghe lên, nhấn số.
Bài 22: HS đọc yêu cầu: 
- Yêu cầu hs làm miệng ( hs tiếp nối nhau nêu miệng kết quả cả lớp nhận xét).
 - 2 hs đọc thành tiếng.Cả lớp theo dõi.
 - ý nghĩa của tín hiệu: “Tút’’ ngắn liên tục là:
 A. Máy bận.
 Bài 23: HS đọc yêu cầu:
- HS làm vở. GV quan sát HDHS yếu.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS có bài viết tốt đọc bài làm của mình.
- Cả lớp + GV khen động viên hs.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về thực hành thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại cho người thân.
Ôn: toán
15, 16, 17, 18 trừ đI một số
I.Mục tiêu bài học 
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nối tiếp nhau đọc bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 11 (tr 39) vbt. HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. 
Bài 14 (tr 39) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng bài tập trắc nghiệm. 
Bài 15 (Tr 31) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở - 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải bài toán có một phép trừ.
3.Củng cố - dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về thực hành phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Luyện viết
Chữ hoa: K
i/ mục tiêu
- Biết viết chữ L hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng Lội suối trèo non theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
ii/ đồ dùng dạy - học
- Chữ L hoa đặt trong khung chữ mẫu.
- Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng. Lội suối trèo non . 
- Vở Luyện viết 2, tập 1
III. Các hoạt động dạy, học 
A.Kiểm tra bài cũ: 3’
- HS viết bảng con. 1 hs viết bảng phụ.Chữ K, Khéo.
B.Dạy bài mới: 36’
1. Giới thiệu bài:
- GVnêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.HD viết chữ hoa L
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ K hoa.
- Chữ L hoa gồm mấy nét là những nét nào?
- Nêu quy trình viết chữ L hoa. 
- GV hướng dẫn viết chữ L
- GV cho HS viết vào bảng. 2-3 lần. GV nhận xét sửa sai.
3.HD viết câu ứng dụng.
- Gới thiệu câu ứng dụng: Lội suối trèo non . 
- Yêu cầu hs đọc cụm từ ứng dụng.
- Em hiểu cụm từ Lội suối trèo non nghĩa là gì?
- HDHS quan sát, nhận xét:
- Độ cao,cách đặt dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Lội trên bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Lội vào bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
4.HD hs viết vào vở lyuện viết. 
- HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu.
5.Chấm chữa bài.
- GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa ,nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở luyện viết 2, tập 1.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2.Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị 
GV: ND buổi sinh hoạt.
HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi.
III.Tiến trình sinh hoạt 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại : Tổ1: Tốt Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt 
GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Học tập: HS thi đua học tập tốt lấy thành tích chào mừng ngày 20 -.11
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, Huệ, Phương, Hải, Công, ánh, Lương.
Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
Tuyên dương tổ: 1- 2- 3.
2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 14.
Duy trì nền nếp học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường.
3. Củng cố dặn dò	
HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 2(10).doc