Giáo án Lớp 2 tuần 12 - Trường tiểu học Phù Linh

Giáo án Lớp 2 tuần 12 - Trường tiểu học Phù Linh

MÔN : TẬP ĐỌC

BÀI : SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I- Mục tiêu :

1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : ham chơi, la cà, khắp nơi, kì lạ thay, trổ ra, nở trắng

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.

2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa của các từ mới: vùng vằng, la cà; hiểu ý diễn đạt qua các hình ảnh : mỏi mắt chờ mong, (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, (cây) xoà cành ôm cậu

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.

 

doc 30 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1198Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 12 - Trường tiểu học Phù Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12
Tiết : 
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Môn : Tập đọc
Bài : Sự tích cây vú sữa
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : ham chơi, la cà, khắp nơi, kì lạ thay, trổ ra, nở trắng
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ. 
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: vùng vằng, la cà; hiểu ý diễn đạt qua các hình ảnh : mỏi mắt chờ mong, (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, (cây) xoà cành ôm cậu 
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
 II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GVkiểm tra HS đọc bài Cây xoài của ông em và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
-2 HS đọc bài.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
 3 phút 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
-GV ghi bảng.
- HS quan sát tranh vẽ.
-HS ghi vở.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
32 phút
- Giọng chậm dãi, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 
- Đọc từ khó :
ham chơi, la cà, khắp nơi, kì lạ thay, trổ ra, nở trắng
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- Đọc câu khó :
* Một hôm, / vừa đói vừa rét, / lại bị trẻ lớn hơn đánh, / cậu mới nhớ đến mẹ, / liền tìm đường về nhà. //
* Hoa tàn, / quả xuất hiện, / lớn nhanh, / da căng mịn, / xanh óng ánh, / rồi chín. //
* Môi cậu vừa chạm vào, / một dòng sữa trắng trào ra, / ngọt thơm như sữa mẹ. //
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS nêu cách đọc.
+Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
Giải thích thêm các từ ngữ : mỏi mắt chờ mong : Chờ đợi, mong mỏi quá lâu; Trổ ra : nhô ra, mọc ra; đỏ hoe : màu đỏ của mắt đang khóc; xoè cành : xè rộng cành để bao bọc 
Vùng vằng, la cà
- HS đọc theo nhóm 3
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 20 phút
Tiết 2:
- HS đọc đoạn 1.
Câu 1:
Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng. vùng vằng bỏ đi.
Câu 2:
Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà?
- Đi la cà khắp nơi, cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh ...
Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Câu 3:
Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánhtự rơi vào lòng cậu bé; khi môi cậu vừa chạm vào, bỗng xuất hiện dòng sữa trào ra 
Câu 4:
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con; Cây xoà cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về. 
4- Luyện đọc lại : 15 phút
- GV cho HS bình chọn nhóm và người đọc hay nhất, ghi điểm.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, đọc cả bài.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Bài sau : Mẹ.
- Nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : 
Tuần : 12
Tiết : 
Môn : Toán
Bài : Tìm số bị trừ
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Biết cách tìm một số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
- áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan.
- Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế .
II- Đồ dùng :
- GV : Tờ bìa kẻ 10 ô vuông như SGK.
- HS : SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Đặt tính : 42 - 18 72 - 6
- GV nhận xét, ghi điểm
 - 2 HS .
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2 phút
- GV nêu yêu cầu của bài học.
-GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Giới thiệu cách tìm số bị trừ: 10 phút
+ Bước 1 : Thao tác với đồ dùng trực quan.
- Treo hình vẽ lên bảng và nêu bài toán 1 : Có tất cả 10 ô vuông. Bớt đi 4 ô vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong các phép tính trên?
- Số bị trừ, số trừ, hiệu.
Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt 4 ô vuông. Còn lại 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào biết số ô vuông?
- Thực hiện phép tính 6 + 4 = 10
Bước 2 : Giới thiệu kĩ thuật tính.
- Nêu : Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
 x – 4 = 6
- Để tìm số ô vuông ban đầu ta làm thế nào?
- Yêu cầu tính.
- Cho HS nêu các thành phần của phép tính.
- Thực hiện phép tính 4 + 6 
x - 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
3 – Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 56)
(a,b,d,e )8 phút
Tìm x :
- Nêu các thành phần của phép tính.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị trừ trong phép trừ.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài rồi chữa. VD :
x - 4 = 8 x – 9 = 18
 x = 8 + 4 x = 18 + 4
 x = 12 x = 22
Bài 2 : ( SGK tr 56)
(c 1,2,3)6 phút
Viết số thích hợp vào ô trống :
Số bị trừ
11
Số trừ
4
12
34
Hiệu
9
15
- Các số cần điền vào ô trống là những số nào trong phép cộng?
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài và chữa bài.
Số bị trừ
11
21
49
Số trừ
4
12
34
Hiệu
15
9
15
- Là hiệu hoặc số bị trừ còn thiếu trong phép trừ.
Bài 4 : ( SGK tr 56)
6 phút
- Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm.
- Cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước?
- Chúng ta dùng kí hiệu gì để ghi tên các điểm
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu.
- Dùng chữ cái in hoa.
- 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhấn mạnh nội dung bài.Tự học Bài 3. Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : 13 - 5.
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy :
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Tuần : 12
Tiết : 
Môn : Tập đọc
Bài : Mẹ
I- Mục tiêu :
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : lặng rồi, nắng oi, lời ru, chẳng bằng, giấc tròn 
 - Ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4; riêng dòng 7,8 ngắt 3/3 và 3/5).
- Biết đọc kéo dài các từ ngữ gợi cả âm thanh: ạ ời, kéo cà; đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải
- Hiểu hình ảnh so sánh Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình trương bao la của mẹ dành cho con.
3- Học thuộc lòng cả bài thơ.
II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GVkiểm tra HS đọc bài Sự tích cây vú sữa và trả lời câu hỏi ở SGK.
-2 HS đọc 3 đoạn.
B- Bài mới:
- Nhận xét, ghi điểm.
1- Giới thiệu bài : 
 2 phút 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
-GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
14 phút
- Giọng chậm dãi, tình cảm; ngắt nhịp thơ đúng; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc liền hai dòng thơ trong bài.
- Đọc từ khó :
lặng rồi, nắng oi, lời ru, chẳng bằng, giấc tròn , ngọn gió, suốt đời
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Đọc câu khó :
 Lặng rồi / cả tiếng con ve /
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi. //
 Những ngôi sao / thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con. //
- HS nêu cách đọc.
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
- GV giải nghĩa thêm : con ve : loài bọ có cánh trong suốt sống trên cây, ve đực kêu “ve, ve” về mùa hè; võng : đồ dùng để nằm được bện, tết bằng sợi hay làm bằng vải, hai đầu mắc vào tường, cột nhà hoặc thân cây.
Nắng oi, giấc tròn.
+Đọc từng đoạn trong nhóm :
- HS đọc theo nhóm 3
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10 phút
- HS đọc đoạn 1.
Câu 1:
Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Tiếng ve lặng đi vì ve cũng mệt trong đêm hè oi bức.
Câu 2:
Mẹ làm gì để con ngủ ngon?
- Gọi HS đọc đoạn cả bài.
- Mẹ vừa đưa võng hát ru, vừa quạt cho con mát.
Câu 3:
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh những ngôi sao “thức” trên bầu trời đêm; ngọn gió mát lành.
4- Học thuộc lòng bài thơ : 6 phút
- GV xoá bảng dần các cụm từ, chỉ để các từ ngữ đầu dòng thơ : Lặng rồi Con ve  Nhà em  Kẽo cà 
- GV nhận xét, ghi điểm cho những HS thuộc cả bài.
- HS tự đọc nhẩm bài thơ 2, 3 lượt.
- HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp, mỗi em đọc hai dòng thơ.
- Thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Bài thơ giúp em hiểu về người mẹ như thế nào?
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài, vì sao?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con cái.
- HS phát biểu tự do.
- Chuẩn bị bài sau : Bông hoa niềm vui.
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy:
Tuần : 12
Tiết : 
Môn : Toán
Bài : 13 trừ đi một số : 13 - 5
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 13 – 5 (nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết) và giải toán.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế .
II- Đồ dùng :
- GV : 1 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 13 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li. B ... hút
- Hãy vẽ 9 chấm tròn trên hai đoạn thẳng cắt nhau, sao cho mỗi đoạn thẳng đều có 5 chấm tròn.
- Yêu cầu HS thảo luận, tìm cách vẽ.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ mình tìm được.
- HS nêu yêu cầu của bài .
C- Củng cố- dặn dò: 4 phút
* Vừa cam vừa quýt có 43 quả, trong đó có 8 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt?
Khoanh vào chữ số có kết quả đúng.
43 + 8 = 51 (quả)
43 – 8 = 35 (quả)
43 – 8 = 45 (quả)
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : 53 - 15
 B. 43 – 8 = 35 (quả)
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : 
Tuần : 12
Tiết : 
Môn : kể chuyên
Bài : Sự tích cây vú sữa
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện (đoạn 1) bằng lời của mình.
- Biết dựa theo từng ý tóm tắt, kể lại được phần chính của chuyện.
- Biết kể đoạn kết của chuyện theo mong muốn (tưởng tượng) của riêng mình.
2- Rèn kĩ năng nghe :
- Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3- Học sinh có hứng thú trong giờ học:
 II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ ghi các ý tóm tắt ở BT2 để hướng dẫn HS tập kể.
- HS : Nhớ lại nội dung câu chuyện.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – 
 Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5phút
- Gọi HS kể lại truyện Bà cháu.
- 2 HS.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 2 phút
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Kể lại đoạn 1 bằng lời của em:
8 phút
- GV giúp HS nắm được yêu cầu kể chuyện : kể đúng ý trong truyện, có thể thay đổi, thêm bớt từ ngữ, tưởng tượng thêm chi tiết.
Gợi ý : Đoạn 1 : + Ngày xưa, có một cậu bé tính nết thế nào? Một lần bị mẹ mắng, cậu bé đã làm gì? Cậu la cà khắp nơi và chẳng hề nghĩ đến ai đang mỏi mắt chờ mong?
- Học sinh trả lời.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1 trước lớp.
b) Kể phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt : 10 phút
GV nhận xét, chỉ dẫn thêm về cách kể.
- GV đưa bảng phụ.
+ Một hôm, vừa đói vừa rét, cậu bé gặp 
phải chuyện gì? Cậu bỗng nhớ đến ai và tìm
tìm đường đi đâu?
- 2 HS kể tiếp đoạn 1.
- HS đọc gợi ý.
- HS trả lời.
+ Kì kạ thay, những chuyện gì đã xảy ra với cây xanh? Vừa chạm môi vào quả chín, cậu bé thấy thế nào?
- HS trả lời.
+ Nhìn lên tán lá, cậu bé thấy hai mặt lá cây ra sao? Cậu đã làm gì? Cây có biểu hiện gì thật âu yếm?
- HS trả lời.
+ Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé khiến mọi người cảm thấy thế nào? Họ đã làm gì và gọi tên cây đó là cây gì?
- HS trả lời.
+ Kể chuyện trong nhóm :
- GV phân đối tượng HS (kể thường, kể kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ).
- Hoạt động nhóm 2. HS tiếp nối nhau kể phần chính của câu chuyện.
+ Kể chuyện trước lớp:
- Sau mỗi lần một HS kể, GV cho HS nhận xét.
- Các nhóm lần lượt thi kể.
+ Về nội dung : Kể đã đủ chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt : Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Về cách thể hiện : Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
- GV nhận xét về các mặt : nội dung (ý, trình tự) ; diễn đạt (từ, câu, sáng tạo) ; cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
c) Kể đoạn kết của chuyện theo mong muốn (tưởng tượng): 10 phút
- Cho HS nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân kể tốt nhất.
VD : Cậu bé ngẩng mặt lên. Đúng là mẹ thân yêu rồi. Cậu ôm chầm lấy mẹ, nức nở : “Mẹ! Mẹ!” Mẹ cười hiền hậu : “Thế là con đã trở về với mẹ”. Cậu bé nức nở : “Con sẽ không bao giờ bỏ nhà đi nữa. Con sẽ luôn luôn ở bên mẹ. Nhưng mẹ đừng biến thành cây vú sữa nữa, mẹ nhé!”
- HS nêu yêu cầu 3.
- HS tập kể theo nhóm, sau đó, thi kể trước lớp.
- 2 HS kể cả câu chuyện.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Câu chuyện nói nên điều gì?
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Bài sau: Bông hoa Niềm Vui.
- Tình cảm sâu nặng của mẹ với con.
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy 
Tuần : 12
Tiết : 
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Môn : Tập làm văn
Bài : Gọi điện
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng đọc và nói:
 - Đọc hiểu bài Gọi điện, nắm được một số thao tác khi gọi điện.
- Trả lời được các câu hỏi về : thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
2- Rèn kĩ năng viết :
- Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi HS.
- Biết dùng từ, đặt câu đúng; trình bày sáng rõ các câu trao đổi qua điện thoại.
 II- Đồ dùng :
- GV :Máy điện thoại (máy thật hoặc đồ chơi).
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
5phút
- GV đưa ra một tình huống.
- Gọi 1 HS đọc bức thư ngắn (như bưu thiếp) thăm hỏi ông bà. (BT3 tiết tập làm văn tuần 11).
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1 HS nói lời an ủi.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 2 phút
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: ( miệng)
15 phút
- GV hướng dẫn HS trả lời đúng từng câu :
a) Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện :
GV chốt lại lời giải :
(1) Tìm số máy của bạn trong sổ.
(2) Nhấc ống nghe lên.
(3) Nhấn số.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- 1, 2 HS đọc thành tiếng bài Gọi điện. Cả lớp đọc thầm lại để trả lời câu hỏi a, b, c nêu trong SGK. 
- HS hoạt động nhóm 4. Làm bảng nhóm. Hết thời gian, đại diện các nhóm lên gắn bảng và đọc.
- Cả lớp nhận xét.
- Gọi 1, 2 HS lên thao tác lại trên máy điện thoại.
b) Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì?
* “Tút” ngắn, liên tục :
* “Tút” dài, ngắt quãng :
- HS thảo luận nhóm 2. Trả lời.
- Máy đang bận (người ở đầu dây bên kia đang nói chuyện).
- Chưa có ai nhấc máy (người ở đầu dây bên kia chưa kịp cầm máy hoặc đi vắng).
c) Nếu bố (mẹ) của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào?
- Gọi 1, 2 HS lên bảng thao tác lại trên máy điện thoại.
- HS thảo luận nhóm 2. Trả lời.
+ Chào hỏi bố (mẹ) của bạn và tự giới thiệu : tên, qua hệ thế nào với người muốn nói chuyện.
+ Xin phép bố (mẹ) của bạn cho nói chuyện với bạn.
+ Cảm ơn bố (mẹ) bạn.
Bài tập 2 : ( viết)
13 phút
- GV gợi ý HS trả lời từng câu hỏi trước khi viết : * Tình huống a :
- HS nêu yêu cầu của bài và 2 tình huống.
- Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì?
- Rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm.
- Bạn có thể sẽ nói với em thế nào?
- Hương đấy à, mình là Nga đây! Này, Bạn Linh vừa bị ốm đấy, bạn có cùng đi với mình đến thăm Linh được không?
- Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi, em sẽ nói lại thế nào?
- Đúng 5 giờ chiều nay, mình sẽ đến nhà Nga rồi cùng đi nhé!
* Tình huống b :
- Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì?
- đang học bài.
- Bạn rủ em đi đâu?
- Đi chơi.
- Em hình dung bạn sẽ nói với em thế nào?
- A lô! Nam đấy phải không? Tớ là An đây! Cậu đi đá bóng với chúng tớ không?
- Em từ chối (không đồng ý), vì còn bận học, em sẽ trả lời bạn ra sao?
- HS đọc bài viết. Cho lớp nhận xét.
- Không được, An ơi. Tớ đang học bài. Cậu thông cảm vậy nhé!
- HS chọn 1 trong 2 tình huống đã nêu để viết 4, 5 câu trao đổi .
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : 
Tuần : 12
Tiết : 
Môn : Toán
Bài : 53 - 15
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 3, số trừ là số có hai chữ số.
- áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế.
II- Đồ dùng :
- GV : 5 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 13 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li.Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Đặt tính ; 43 – 7 ; 83 – 6 
- GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS viết bảng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2 phút
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Giới thiệu phép cộng 51 - 15: 
 8 phút
+ Bước 1 : Giới thiệu:
* Nêu bài toán : Có 53 que tính, bớt đi 15 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- HS nêu : 53 - 15
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 28 que tính.
- GV thực hành gài que tính.
+ Bước 3 : Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm.
 53 
 - 
 15 
 28 
- GV đưa VD khác : 83 - 56
- HS làm bảng con.
3 – Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 59)
(d1)6 phút
Tính:
- Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện.
- Lưu ý HS thực hiện phép trừ từ phải sang trái và nhớ 1 vào hàng chục của số trừ.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 2 HS chữa bảng. VD:
 83 43 93 63 
 - - - - 
19 28 54 36
 64 15 39 27
- Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đã học?
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
Bài 2 : ( SGK tr 59)
5 phút
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị 
trừ và số trừ lần lượt là :
a) 63 và 24; b) 83 và 39 ; c) 53 và 17
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- HS đặt tính và tính.
Bài 3 : ( SGK tr 59)
(a)6 phút
Tìm x :
- Nêu các thành phần của phép tính.
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết, số hạng chưa biết, ta làm thế nào?
- Lưu ý HS viết dấu bằng thẳng 
với nhau.
- HS nêu yêu cầu của bài .
- 2 HS chữa bảng, lớp làm vở và đối chiếu kết quả.
- Lấy hiệu cộng với số trừ. Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
a) x - 18 = 9 b) x +26 = 73
 x = 9 +18 x = 73 - 26
 x = 27 x = 47
Bài 4 : ( SGK tr 59)
5 phút
Vẽ hình theo mẫu:
Vẽ hình lên bảng và hỏi :
- Mẫu vẽ hình gì?
- Muốn vẽ được hình vuông, chúng ta nối mấy điểm với nhau?
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Hình vuông.
- Nối 4 điểm với nhau.
- HS tự vẽ hình vuông vào vở và chữa.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhấn mạnh nội dung bài.
* Vừa cam vừa quýt có 43quả, trong đó có 18 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt?
Khoanh vào chữ số có kết quả đúng.
43 + 18 = 61 (quả)
43 – 18 = 35 (quả)
43 – 18 = 25 (quả)
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
 C. 43 – 18 = 25 (quả)
 	Rút kinh nghiệm sau giảng dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 hoan chinh Tuan 12.doc