MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : BÀ CHÁU
I- Mục tiêu :
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm; đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (cô tiên, hai cháu).
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ mới và các từ ngữ quan trọng : rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
Tuần : 11 Tiết : Thứ hai ngày tháng năm 2010 Môn : Tập đọc Bài : Bà cháu I- Mục tiêu : 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ. - Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm; đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (cô tiên, hai cháu). 2- Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ mới và các từ ngữ quan trọng : rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo - Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu. II- Đồ dùng : - GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc. - HS : Sách giáo khoa. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung – Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút - GVkiểm tra HS đọc bài Bưu thiếp và trả lời câu hỏi ở SGK. - Nhận xét, ghi điểm. -2 HS đọc bài. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : 3 phút - Hướng dẫn HS quan sát tranh. -GV ghi bảng. - HS quan sát tranh vẽ. -HS ghi vở. 2- Luyện đọc : + GV hướng dẫn và đọc mẫu: - HS lắng nghe. 32 phút - Giọng kể chậm rãi, tình cảm. Giọng cô tiên dịu dàng, giọng các cháu kiên quyết. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : + Đọc từng câu : - GV uốn nắn cho HS - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Đọc từ khó : rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo - HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Đọc từng đoạn trước lớp : - Đọc câu khó : * Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.// * Hạt đào vừa reo xuống đã nẩy mầm, / ra lá, / đơm hoa, / kết bao nhiêu là trái vàng, / trái bạc.// - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS nêu cách đọc. - Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó. đầm ấm, màu nhiệm +Đọc từng đoạn trong nhóm : - HS đọc theo nhóm 4 + Thi đọc giữa các nhóm : - GV quan sát HS đọc bài. - GV ghi điểm - Các nhóm thi đọc nối đoạn. - Lớp nhận xét, đánh giá. + Đọc đồng thanh: - HS đọc một lượt. Tiết 2: 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 20 phút - HS đọc thầm đoạn 1. Câu 1: Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào? - Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng rất thương nhau. Câu 2: Cô tiên cho hạt đào và nói gì? - HS trả lời. Câu 3: Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao? - HS đọc đoạn 2. - Hai anh em trở nên giàu có. Câu 4: - Thái độ của hai anh em như thế nào nào sau khi trở nên giào có? - HS đọc đoạn 3. - HS trả lời. - Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng? - Vì hai anh em thương nhớ bà./ Vì vàng bạc châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Câu 5: - Câu chuyện kết thúc như thế nào? - HS đọc đoạn 4. - HS trả lời. 4- Luyện đọc lại : 15 phút - GV cho HS bình chọn nhóm và người đọc hay nhất, ghi điểm. - Một sốHS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, đọc cả bài, đọc phân vai. C- Củng cố- dặn dò: 5 phút - Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ. Tuyên dương HS. - Bài sau : Cây xoài của ông em. - Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời. Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : Tuần : 11 Tiết : Môn : Toán Bài : 12 trừ đi một số : 12 - 8 I- Mục tiêu : Giúp HS : - Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12 – 8 (nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó. - Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết) và giải toán. - Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế . II- Đồ dùng : - GV : 1 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 12 que tính rời, bảng gài. - HS : SGK, vở ô li. Bộ đồ dùng học toán. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung – Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút Tính : 51 – 18+ 27 43 + 28 - 35 - GV nhận xét, ghi điểm - 2 HS viết bảng. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : 2 phút - GV nêu yêu cầu của bài học. -GV ghi bảng. -HS ghi vở. 2- Giới thiệu phép trừ 12 - 8 : 10 phút + Bước 1 : Giới thiệu: * Nêu bài toán : Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - HS nêu lại bài toán. - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính, ta làm thế nào? + Bước 2 : Đi tìm kết quả : - GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. - GV thực hành gài que tính. + Bước 3 : Đặt tính và tính : - Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm. - HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 4 que tính. - Lấy 2 que tính rời rồi tháo bó que tính lấy tiếp 6 que tính nữa (2 + 6 = 8). Lấy 12 – 2 = 10 rồi lấy 10 – 6 = 4. 12 - 8 4 - Hướng dẫn HS sử dụng que tính tương tự như trên để tự lập bảng trừ và tự viết hiệu tương ứng vào từng phép trừ, chẳng hạn 12 – 3 = 9, 12 – 4 = 8 - HS thực hành. - Nhận xét về các số bị trừ, số trừ và hiệu ở các phép tính. 3 – Luyện tập : - Học thuộc bảng tính. Bài 1 : ( SGK tr 52) (a)7 phút Tính nhẩm: - Khi biết kết quả của 9 + 3 = 12 ta có thể viết ngay kết quả của 3 + 9 được không? Vì Sao? - Nêu kết quả của 12 – 3 và 12 – 9 ? Nhận xét về các phép cộng và các phép trừ của cột tính này? - HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài. - 3 HS chữa bảng. 12- 3 = 9 12 – 9 = 3 - Chúng đều có các số 9, 3, 12. Lấy tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia. - Nhận xét kết quả của 12 – 2 – 7 và 12 – 9? - Bằng nhau vì cùng = 3. - Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đẫ học? - Thuộc bảng cộng và bảng trừ : 12trừ đi một số. Bài 2 : ( SGK tr 52) 6 phút Tính : - Gọi 2 HS chữa bảng, nêu các tính. - HS nêu yêu cầu của bài. 12 12 12 12 - - - - 5 6 8 7 7 6 4 5 Bài 4 : ( SGK tr 52) 7 phút - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở bìa xanh, ta làm thế nào? - Tìm câu trả lời khác. - HS nêu yêu cầu của bài. - Có : 12 quyển vở. - Vở bìa đỏ : 6 quyển. - Vở bìa xanh : quyển? - HS làm bài và chữa. C- Củng cố- dặn dò: 3 phút - Nhận xét giờ, khen ngợi HS. - Chuẩn bị bài sau : 32 - 8 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : Tuần : 11 Tiết : Thứ ba ngày tháng năm 2010 Môn : Tập đọc Bài : Cây xoài của ông em I- Mục tiêu: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : lẫm chẫm, nở trắng cành, quả to, đu đưa, chín vàng - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 2- Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới : lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trẩy. - Hiểu nội dung bài: Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất. II- Đồ dùng : - GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc. - HS : Sách giáo khoa. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung – Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút - GVkiểm tra HS đọc bài Bà cháu và trả lời câu hỏi ở SGK. -2 HS đọc 4 đoạn. B- Bài mới: - Nhận xét, ghi điểm. 1- Giới thiệu bài : 2 phút - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. -GV ghi vở. HS ghi vở. 2- Luyện đọc : + GV hướng dẫn và đọc mẫu: - HS lắng nghe. 14 phút - Giọng tả và kể nhẹ nhàng, chậm, tình cảm. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : + Đọc từng câu : - GV uốn nắn cho HS - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Đọc từ khó : lẫm chẫm, nở trắng cành, quả to, đu đưa, chín vàng - HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Đọc từng đoạn trước lớp : - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Đọc câu khó : * Mũa xoài nào, / mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất / bày lên bàn thờ ông. // * ăn quả xoài cát chín / trảy từ cây của ông em trồng, / kèm với xôi nếp hương / thì đối với em / không thứ gì ngon bằng. // - HS nêu cách đọc. - Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó. - GV giải nghĩa thêm : xoài cát : tên một loại xoài rất thơm ngon, ngọt; xôi nếp hương : xôi nấu từ một loại gạo nếp thơm. lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trẩy. +Đọc từng đoạn trong nhóm : - HS đọc theo nhóm 3 + Thi đọc giữa các nhóm : - GV quan sát HS đọc bài. - GV ghi điểm - Các nhóm thi đọc nối đoạn. - Lớp nhận xét, đánh giá. + Đọc đồng thanh: - HS đọc một lượt. 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10 phút - HS đọc đoạn 1. Câu 1: Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát? - Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả đu đưa theo gió. Câu 2: Quả xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào? - HS đọc đoạn 2. - Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp. Câu 3: - Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông? - HS đọc đoạn 3. - Để tưởng nhớ ông, biết ơn ông trồng cây cho con cháu có quả ăn. Câu 4: - Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất? - Vì xoài cát vốn đã thơm ngon, bạn đã quen ăn từ nhỏ, lại gắn với kỉ niệm về người ông đã mất. 4- Luyện đọc lại : 6 phút - GV cho HS bình chọn người đọc thể hiện đúng và hay nhất nội dung bài. - Ghi điểm. - Một số HS thi đọc lại từng, đọc cả bài văn. Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. C- Củng cố- dặn dò: 3 phút - Bài văn cho em biết điều gì? - Nhận xét giờ. Tuyên dương HS. - Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất. - Chuẩn bị bài sau : Sự tích cây vú sữa. Rút kinh nghiệm sau giảng dạy Tuần : 11 Tiết : Môn : Toán Bài : Luyện tập I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về: - Các phép trừ có nhớ dạng 12 – 8; 32 – 8 ; 52 – 28. Tìm số hạng chưa biết trong một tổng. - Vận dụng khi giải toán có lời văn, biểu tượng về hình tam giác. Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. - Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế . II- Đồ dùng : - GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập. - HS : SGK, vở ô li. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung – Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút Đặt tính : 52 – 36 ; 62 - 39 - GV nhận xét, ghi điểm - 2 HS viết bảng B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : 1 phút - GV nêu yêu cầu của bài học. -GV ghi bảng. ... - Đặt tính : 32 - 8 24 - Cho HS nêu VD khác. - HS nêu cách tính. 3- Luyện tập : Bài 1 : ( SGK tr 53) (a)5 phút Tính : - Lưu ý HS viết thẳng cột. VD : 52 82 - - 9 4 43 78 - HS nêu yêu cầu của bài và làm. - Lớp làm vở ô li. - 2 HS chữa bảng. - HS nêu cách cách tính. Bài 2: ( SGK tr 53) (a,b)5 phút Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là : a) 72 và 7; b) 42 và 6 ; - Muốn tính hiệu ta làm thế nào? - HS nêu yêu cầu của bài. - Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - HS đặt tính và tính. Bài 3 : ( SGK tr 53) 7 phút - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết Hoà còn lại bao nhiêu nhãn vở ta làm thế nào? - Nêu câu trả lời khác? - 2 HS đọc đề toán. - Hoà có : 22 nhãn vở. - Hoà cho bạn : 9 nhãn vở. - Hoà còn lại : nhãn vở? - HS làm bài vào vở ô li. - 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét. Bài 4 : ( SGK tr 53) 5 phút Tìm x : - Nêu các thành phần của phép tính. - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? - Lưu ý HS viết dấu bằng thẳng với nhau. - HS nêu yêu cầu của bài . - 2 HS chữa bảng, lớp làm vở và đối chiếu kết quả. - Lấy tổng trừ đi số hạng kia. a) x + 7 = 42 c) 5 + x = 62 x = 42 – 7 x = 62 – 5 x = 35 x = 57 C- Củng cố- dặn dò: 4 phút -Nhận xét giờ học. -Xem trước bài sau. Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : Tuần : 11 Tiết : Môn : kể chuyên Bài : Bà cháu I- Mục tiêu : 1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bà cháu . - Kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2- Rèn kĩ năng nghe : - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. 3- Học sinh có hứng thú trong giờ học: II- Đồ dùng : - GV : Các tranh minh hoạ câu chuyện SGK. - HS : Đọc kĩ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung – Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút - Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. - GV nhận xét, cho điểm từng HS. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : 2 phút - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. -GV ghi bảng. -HS ghi vở. 2- Hướng dẫn kể chuyện: a) Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 14 phút - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ 1 trong SGK trả lời các câu hỏi : - Trong tranh có những nhân vật nào? - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Ba bà cháu và cô tiên. Cô tiên đưa cho cậu bé quả đào. Đoạn 1 : - Ba bà cháu sống với nhau như thế nào? - Ba bà cháu sống rất vất vả, rau cháo nuôi nhau nhưng rất yêu thương nhau, cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Đoạn 2 : - Cô tiên nói gì? - Gọi 1 HS kể mẫu trước lớp đoạn 1. - Khi bà mất, hai anh em đã làm - Khi bà mất, gieo hạt đào này lên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng. - Khi bà mất, hai anh em gieo hạt đào việc gì? - Vừa gieo xuống đất, hạt đào đã đem lại điều bất ngờ ra sao? - Gọi HS kể mẫu trước lớp đoạn 2. xuống đất. - Hạt đào vừa gieo xuống đã nẩy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc. Đoạn 3 : - Dẫu có nhiều vàng bạc, châu báu, hai anh em vẫn cảm thấy thiếu vắng điều gì? - Cuộc sống của họ ra sao? - Gọi HS kể mẫu trước lớp đoạn 3. - Dẫu có nhiều vàng bạc, châu báu, hai anh em vẫn cảm thấy thiếu vắng tình thương ấm áp của bà. - Cuộc sống của họ buồn bã. Đoạn 4 : - Khi cô tiên lại hiện lên, hai anh em xin cô tiên điều gì? Cô tiên nói thế nào? Hai anh em đã trả lời cô ra sao? - Khi cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, điều gì đã xảy ra? Cảnh gặp gỡ giữa ba bà cháu có gì cảm động? - HS trả lời. - HS trả lời. - HS kể mẫu trước lớp đoạn 4. + Kể chuyện trong nhóm : - Cho HS hoạt động nhóm 4. - HS tiếp nối nhau kể đoạn 1, 2,3,4 của câu chuyện trước nhóm. + Kể chuyện trước lớp: - Sau mỗi lần kể, GV cho HS nhận xét. - Các nhóm lần lượt thi kể. + Về nội dung : Kể đã đủ chưa? Kể có đúng trình tự không? + Về cách diễn đạt : Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? + Về cách thể hiện : Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không? b) Kể toàn bộ câu chuyện : 14 phút - GV nhận xét về các mặt : nội dung (ý, trình tự) ; diễn đạt (từ, câu, sáng tạo) ; cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể). - 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. - Bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất. - Câu chuyện cho em thấy tình cảm bà cháu có gì đẹp đẽ và sâu sắc? - Tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu. C- Củng cố- dặn dò: 5 phút - Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS. -Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Bài sau: Sự tích cây vú sữa. Rút kinh nghiệm sau giảng dạy Tuần : 11 Tiết : Thứ sáu ngày tháng năm 2010 Môn : Tập làm văn Bài : Chia buồn, an ủi I- Mục tiêu : 1- Rèn kĩ năng nghe và nói: - Biết nói lời chia buồn, an ủi. 2- Rèn kĩ năng viết : - Biết viết bưu thiếp thăm hỏi. II- Đồ dùng : - GV :Tranh minh hoạ bài tập 2 ở SGK. - HS : Sách giáo khoa, bưu thiếp hoặc những tờ giấy nhỏ được cắt trang trí như bưu thiếp. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung – Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 5phút - Đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân (BT2 tiết tập làm văn tuần 10). - Nhận xét, ghi điểm. - 2 HS đọc. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : 2 phút - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. -GV ghi bảng. -HS ghi vở. 2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: ( miệng) 7 phút - GV nhắc HS lời thăm hỏi sức khoẻ ông (bà) ân cần, thể hiện sự qua tâm và tình cảm thương yêu. - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét. Gợi ý : Ông ơi, ông mệt thế nào ạ? / Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ? Cháu lấy sữa cho bà uống nhé! / Bà ơi, bà cứ nghỉ ngơi. Cháu sẽ giúp bà làm mọi việc Bài tập 2 : ( miệng) 9 phút - GV treo 3 tranh lên bảng. - Tranh 1 vẽ gì? - HS nêu yêu cầu của bài. - Vẽ một bạn trai đang ngồi cạnh ông. Trên tay bạn cầm một cây hoa bị chết. - Tranh 2 vẽ gì? - Vẽ một bạn gái đang đứng cạnh bà. Tay bà đang nhổ cây hoa bị chết. - Tranh 3 vẽ gì? - Vẽ một bạn trai đang đứng cạnh bà. Tay bà đanaicamf một chiếc kính bị vỡ. - Các em hãy nói lời an ủi của em với ông, bà trong hai tình huống trên với thái độ ân cần để thể hiện sự thông cảm, quan tâm. - Hoạt động nhóm 2. - Một số nhóm phát biểu ý kiến. VD : * Ông đừng tiếc ông nhé! Ngày mai cháu sẽ trồng một cây khác cho ông./ Bà ơi, bà đừng buồn. Ngày mai, cháu với bà sẽ trồng một cây khác. - GV nhận xét, tuyên dương những HS nói lời chia buồn, an ủi phù hợp với tình huống giao tiếp. * Bà đừng tiếc nữa bà ạ! Cái kính này cũ quá rồi. Bố cháu sẽ mua tặng bà chiếc kính khác Bài tập 2 : ( viết) 14 phút Viết thư ngắn - như viết bưu thiếp - thăm hỏi ông bà khi nghe tin quê em bị bão. - HS nêu yêu cầu của bài. -1 HS đọc to bài Bưu thiếp (TV2/1, tr 80). - Nhắc HS cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng. GV chấm điểm một số bưu thiếp hay. VD : Phu Linh, ngày 26- 12- 2007 Ông bà yêu quý! Biết tin ở quê bị bão nặng, cháu lo lắm. Ông bà có khoẻ không ạ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ? Cháu mong ông bà luôn mạnh khoẻ, may mắn. Cháu nhớ ông bà nhiều Hoàng Long - HS viết bài trên bưu thiếp hoặc những tờ giấy nhỏ. - Nhiều HS đọc bài. C- Củng cố- dặn dò: 3 phút - Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS. - Chuẩn bị bài sau: Gọi điện Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : Tuần : 11 Tiết : Môn : Toán Bài : 52 - 28 I- Mục tiêu : Giúp HS : - Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 2, số trừ là số có hai chữ số. - áp dụng để giải các bài tập có liên quan. - Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế. II- Đồ dùng : - GV : 5 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 12 que tính rời, bảng gài. - HS : SGK, vở ô li.Bộ đồ dùng học toán. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung – Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút Đặt tính ; 42 – 7 ; 82 – 6 - GV nhận xét, ghi điểm - 2 HS viết bảng. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : 2 phút - GV nêu yêu cầu của bài học. -GV ghi bảng. -HS ghi vở. 2- Giới thiệu phép cộng 51 - 15: 10 phút + Bước 1 : Giới thiệu: * Nêu bài toán : Có 52 que tính, bớt đi 28 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - HS nêu lại bài toán. - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính, ta làm thế nào? + Bước 2 : Đi tìm kết quả : - GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. - HS nêu : 52 - 28 - HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 34 que tính. - GV thực hành gài que tính. + Bước 3 : Đặt tính và tính : - Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm. 52 - 28 34 3 – Luyện tập : - GV đưa VD khác : 82 - 56 - HS làm bảng con. Bài 1 : ( SGK tr 54) (dòng 1)6 phút Tính: - Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện. - Lưu ý HS thực hiện phép trừ từ phải sang trái và nhớ 1 vào hàng chục của số trừ. - HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài. - 2 HS chữa bảng. VD: 62 32 82 92 - - - - 19 16 37 28 43 16 45 64 - Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đã học? - Thuộc bảng 12 trừ đi một số. Bài 2 : ( SGK tr 54) (a,b)6 phút Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là : a) 72 và 27; b) 82 và 38 ; - Muốn tính hiệu ta làm thế nào? - HS nêu yêu cầu của bài. - Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - HS đặt tính và tính. Bài 3 : ( SGK tr 54) 7 phút - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán nào? - Muốn biết Đội Hai trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? - Nêu câu trả lời khác? - 2 HS đọc đề toán. - Đội Hai : 92 cây. - Đội Một trồng ít hơn :38 cây. - Đội Một trồng : cây? - Giải bài toán về ít hơn. - HS làm bài vào vở ô li. - 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét. C- Củng cố- dặn dò: 4 phút - Nhấn mạnh nội dung bài. * Vừa cam vừa quýt có 42 quả, trong đó có 18 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt? Khoanh vào chữ số có kết quả đúng. 42 + 18 = 60 (quả) 42 – 18 = 34 (quả) 42 – 18 = 24 (quả) - Nhận xét giờ, khen ngợi HS. - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập. C. 42 – 18 = 24 (quả)
Tài liệu đính kèm: