Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường tiểu học Phù Linh

Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường tiểu học Phù Linh

MÔN : TẬP ĐỌC

BÀI : SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I- Mục tiêu :

1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật (Hà, ông, bà).

2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

 

doc 30 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường tiểu học Phù Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết : 
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Môn : Tập đọc
Bài : Sáng kiến của bé hà
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩyvà giữa các cụm từ. 
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật (Hà, ông, bà).
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Nhận xét bài kiểm tra định kì của HS phần tập đọc.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
 3 phút 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
32 phút
- Giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giọng ông bà phấn khởi.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 
- Đọc từ khó :
ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- Đọc câu khó :
* Hai bố con bàn nhau / lấy ngày lập đông hàng năm làm “ngày ông bà”, / vì
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS nêu cách đọc.
Trời bắt đầu rét, / mọi người đều phải 
chăm lo sức khoẻ cho các cụ già.//
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
- cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
+Đọc từng đoạn trong nhóm :
- HS đọc theo nhóm 3
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
Tiết 2:
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 20 phút
- HS đọc thầm đoạn 1.
Câu 1:
- Bé Hà có sáng kiến gì?
- Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà.
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- Vì Hà có ngày tết thiếu nhi, 1 tháng 6. Bố là công nhân có ngày lễ 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.
Câu 2:
- Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
GV : Hiện nay trên thế giới, người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi.
- Hai bố con chọn ngày lập đông vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi ngươuì cần chú ý chăm lo sức khoẻ cho các cụ già.
Câu 3:
- Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
- Bé băn khoăn vì chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
- Ai đã gỡ bí giúp bé?
- Bố thì thầm vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố.
Câu 4:
- Hà đã tặng ông bà món quà gì?
- Món quà của Hà có làm ông bà thích không?
- Hà tặng ông bà chùm điểm mười.
- Chùm điểm mười của Hà là món quà làm ông bà thích nhất.
Câu 5:
- Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến trên?
- Bé Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà.
- Vì Hà rất yêu ông bà. 
4- Luyện đọc lại : 15 phút
- GV cho HS bình chọn nhóm và người đọc hay nhất, ghi điểm.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, đọc cả bài, đọc phân vai.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Bài sau : Bưu thiếp.
- HS nêu.
Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : 
Tuần : 10
Tiết : 02
Môn : Toán
Bài : 11 trừ đi một số : 11 - 5
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 11 – 5 (nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết) và giải toán.
- Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả phép trừ.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế .
II- Đồ dùng :
- GV : 1 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 11 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li.Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
 Đặt tính : 30 – 8 ; 40 – 18
Tìm x : 
x + 14 = 60 12 + x = 30
- GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS viết bảng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2 phút
- GV nêu yêu cầu của bài học.
-GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Giới thiệu phép trừ 11 - 5 : 
10 phút
+ Bước 1 : Giới thiệu:
* Nêu bài toán : Có 11 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV thực hành gài que tính.
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 6 que tính.
- Lấy 1 que tính rời rồi tháo bó que tính lấy tiếp 4 que tính nữa (1 + 4 = 5). Lấy 11 – 1 = 10 rồi lấy 10 – 4 = 6.
+ Bước 3 : Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm.
 11 
 - 
 5 
 6 
- Hướng dẫn HS sử dụng que tính tương tự như trên để tự lập bảng trừ và tự viết hiệu tương ứng vào từng phép trừ, chẳng hạn 11 – 2 = 9, 11 – 3 = 8
- HS thực hành.
- Nhận xét về các số bị trừ, số trừ và hiệu ở các phép tính.
3 – Luyện tập :
- Học thuộc bảng tính.
Bài 1 : ( SGK tr 48)
(a )7 phút
Tính nhẩm:
- Khi biết kết quả của 9 + 2 = 11 ta 
có thể viết ngay kết quả của 2 + 9 được không? Vì Sao?
- Nêu kết quả của 11 – 2 và 11 – 9 ?
Nhận xét về các phép cộng và các phép trừ của cột tính này?
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 3 HS chữa bảng. 
11- 2 = 9 11 – 9 = 2
- Chúng đều có các số 9, 2, 11. Lấy tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia.
- Nhận xét kết quả của 11 – 1 – 5 và 11 – 5?
- Bằng nhau vì cùng = 5.
- Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đẫ học?
- Thuộc bảng cộng và bảng trừ : 11 trừ đi một số.
Bài 2 : ( SGK tr 48)
6 phút
Tính : 
- Gọi 2 HS chữa bảng, nêu các tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
 11 11 11 11 
 - - - - 
 8 7 3 2
 3 4 8 9
Bài 4 : ( SGK tr 48)
7 phút
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải và chữa.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Bình có : 11 quả bóng.
- Bình cho bạn : 4 quả bóng.
- Bình còn lại :  quả bóng?
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : 31 - 5
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy 
Tuần : 10
Tiết : 
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Môn : Tập đọc
Bài : Bưu thiếp 
I- Mục tiêu :
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : bưu thiếp ,năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết 
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. 
- Biết đọc bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng ; đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch.
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới : bưu thiếp, nhân dịp.
- Hiểu được nội dung của hai bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư.
 II- Đồ dùng :
- GV : 1 bưu thiếp, một phong bì thư. Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GVkiểm tra HS đọc bài Sáng kiến của bé Hà và trả lời câu hỏi ở SGK.
-2 HS đọc 3 đoạn.
B- Bài mới:
- Nhận xét, ghi điểm.
1- Giới thiệu bài : 
 2 phút 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
14 phút
- Giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phần đề ngoài phong bì (rõ ràng, rành mạch).
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Đọc từ khó :
bưu thiếp ,năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận, 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Đọc câu khó :
* Người gửi : // Trần Trung Nghĩa // Sở
- HS nêu cách đọc.
Giáo dục và đào đào tạo Bình Thuận.//
Người nhận : // Trần Hoàng Ngân // 18 / đường Võ Thị Sáu // thị xà Vĩnh Long // tỉnh Vĩnh Long. //
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
bưu thiếp, nhân dịp.
+Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3.
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- Không đọc đồng thanh bài này.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10 phút
- HS đọc thầm cả bài.
Câu 1:
- Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai?
- Của cháu gửi cho ông bà.
- Gửi để làm gì?
- Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
Câu 2:
- Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai?
- Của ông bà gửi cho cháu.
- Gửi để làm gì?
- Để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.
Câu 3:
- Bưu thiếp dùng để làm gì?
- Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức.
Câu 4:
- Viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông bà. (Nhớ ghi địa chỉ của ông bà.)
- Chúc thọ ông bà là mừng sinh nhật ông bà.
- Cần viết bưu thiếp ngắn gọn.
- Khi viết xong bì thư, phải ghi rõ địa chỉ người nhận để bưu điện chuyển thư đến tay người nhận. Em cũng cần ghi địa chỉ của người gửi để không bị thất lạc thư
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết bưu thiếp và phong bì thư.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài. Cả lớp nhận xét.
4- Luyện đọc lại : 
6 phút
- GV cho HS bình chọn người đọc thể hiện đúng và hay nhất nội dung bài. - Ghi điểm.
- Một số HS thi đọc lại bài.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhắc HS thực hành viết bưu thiếp.
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài sau : Bà cháu.
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy 
Tuần : 10
Tiết : 
Môn : Toán
Bài : Số tròn chục trừ đi một số
I- Mục tiêu : 
Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số (có nhớ).
- Vận dụng khi giải toán có lời văn.
- Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng kia.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế .
II- Đồ dùng :
- GV : 4 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 10 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li.Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung ... oán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Đặt tính : 11- 6 ; 11 – 8
Đọc bảng 11 trừ đi một số.
- GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS chữa bảng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
1 phút
- GV nêu yêu cầu của bài học.
GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Giới thiệu phép cộng 31 - 5 :
8 phút
GV nêu bài toán : Có 31 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- GV yêu cầu HS lấy bó chục que tính và một que tính rời, tìm cách bớt đi 5 que tính rồi báo lại kết quả.
- Học sinh thao tác trên vật thật.
- 31 que tính, bớt 5 que tính, còn lại bao nhiêu que tính?
- 26 que tính.
- Vậy 31 trừ 5 bằng bao nhiêu?
- 26
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
- Gọi vài HS nêu : * 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
* 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Đặt tính : 31 
 - 
 5 
 	 26 
- Cho HS nêu VD khác.
- HS nêu cách tính.
3- Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 49) (d1 )5 phút
Tính :
- Lưu ý HS viết thẳng cột.
VD : 51 41 
 - - 
 8 3 
 43 38 
- HS nêu yêu cầu của bài và làm.
- Lớp làm vở ô li.
- 2 HS chữa bảng.
- HS nêu cách cách tính.
Bài 2: ( SGK tr 49)
(a,b ) 5 phút
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là :
a) 51 và 4; b) 21 và 6 
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- HS đặt tính và tính.
Bài 3 : ( SGK tr 49)
7 phút
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu quả trứng ta làm thế nào?
- Nêu câu trả lời khác?
- 2 HS đọc đề toán.
- Đàn gà đẻ : 51 quả trứng.
- Mẹ lấy : 6 quả trứng.
- Còn lại :  quả trứng?
- HS làm bài vào vở ô li.
- 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét.
Bài 4 : ( SGK tr 49)
5 phút
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào?
 C B
 0 
 A D
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình vẽ và trả lời :
Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm 0.
C- Củng cố- dặn dò: 4 phút
- Nhấn mạnh nội dung bài.
* Vừa cam vừa quýt có 41 quả, trong đó có 8 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt?
Khoanh vào chữ số có kết quả đúng.
41 + 8 = 49 (quả)
41 – 8 = 33 (quả)
41 – 8 = 32 (quả)
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : 28 + 5
 B. 41 – 8 = 33 (quả)
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : 
Tuần : 10
Tiết : 
Môn : kể chuyên
Bài : Sáng kiến của bé hà
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2- Rèn kĩ năng nghe :
- Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3- Học sinh có hứng thú trong giờ học:
 II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn (yêu cầu 1, SGK).
- HS : Nhớ lại nội dung câu chuyện.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – 
 Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5phút
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 2 phút
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-GV ghi bảng.
-HS ghi vở.
2- Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào các ý chính:
15 phút
- GV mở bảng phụ viết những ý chính của từng đoạn (a. Chọn ngày lễ; b. Bí mật của hai bố con; c. Niềm vui của ông bà.)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gợi ý : Đoạn 1 :
+ Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
+ Bé Hà có sáng kiến gì?
+ Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
+ Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì Sao?
- Học sinh trả lời.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1 trước lớp.
Đoạn 2 : 
+ Ngày lập đông đến gần nhưng Hà đã chuẩn bị được quà biếu ông bà hay chưa? Nghe bố thầm thì mách bảo, Hà ngả đầu vào vai bố nói gì?
- 1 HS trả lời rồi kể mẫu lại đoạn 2 trước lớp.
Đoạn 3 :
+ Đến ngày lập đông, gia đình Hà có gì vui? 
+ Bà cảm động nói gì? 
+ Ông âu yếm nói với Hà thế nào?
- HS trả lời. 
- 1 HS kể mẫu lại đoạn 3trước lớp.
+ Kể chuyện trong nhóm :
- GV phân đối tượng HS (kể thường, kể kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ).
- Hoạt động nhóm 3. HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện.
+ Kể chuyện trước lớp:
- Sau mỗi lần một HS kể, GV cho HS nhận xét.
- Các nhóm lần lượt thi kể.
+ Về nội dung : Kể đã đủ chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt : Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Về cách thể hiện : Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
- GV nhận xét về các mặt : nội dung (ý, trình tự) ; diễn đạt (từ, câu, sáng tạo) ; cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện : 13 phút
- Cho HS nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân kể tốt nhất.
- 3 HS đại diện cho nhóm 1 nối tiếp nhau kể 3 đoạn truyện.
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm thi kể, mỗi em kể một đoạn, em khác kể nối tiếp.
- 2 HS kể cả câu chuyện.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
Câu chuyện nói nên điều gì?
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Bài sau: Bà cháu.
- Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : 
Tuần : 10
Tiết : 
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Môn : Tập làm văn
Bài : Kể về người thân
I- Mục tiêu : 
1- Rèn kĩ năng nghe và nói:
 - Biết kể về ông, bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông, bà, người thân.
2- Rèn kĩ năng viết :
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu).
 II- Đồ dùng :
- GV :Tranh minh hoạ.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5phút
- GV nhận xét bài kiểm tra viết.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 2 phút
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: ( miệng)
13 phút
- GV nhắc HS chú ý : Các câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý. Yêu cầu của bài tập là kể chứ không phải trả lời câu hỏi.
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân ở HS.
- Cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng sẽ kể.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Một số HS nói trước lớp : sẽ chọn kể về ai.
Gợi ý: Bà em năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu, bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. có gì
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS kể trong nhóm.
ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng.
Bài tập 2 : ( viết)
15 phút
- GV nhắc HS chú ý :
+ Bài tập yêu cầu các em viết lại những gì em vừa nói ở bài tập 1.
+ Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong, em phải đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết bài.
- Nhiều Hs đọc bài viết. 
- Lớp nhận xét về nội dung, cách dùng từ, đặt câu, tìm câu văn hay của bạn.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Yêu cầu HS hoàn thiện bài viết vào vở ở tiết tự học.
- Chuẩn bị bài sau:Chia buồn, an ủi.
 Rút kinh nghiệm sau giảng dạy : 
Tuần : 10
Tiết : 
Môn : Toán
Bài : 51 - 15
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có hai chữ số.
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng (vận dụng phép trừ có nhớ).
- Tập vẽ hình tam giác (trên giấy kẻ ô li) khi biết ba đỉnh.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế.
II- Đồ dùng :
- GV : 5 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 11 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li.Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Đặt tính ; 41 – 7 ; 81 – 6 
- GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS viết bảng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2 phút
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Giới thiệu phép cộng 51 - 15: 
 8 phút
+ Bước 1 : Giới thiệu:
* Nêu bài toán : Có 51 que tính, bớt đi15 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- HS nêu : 51 - 15
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 36 que tính.
- GV thực hành gài que tính.
+ Bước 3 : Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm.
 51 
 - 
 15 
 36 
- GV đưa VD khác : 81 - 58
- HS làm bảng con.
3 – Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 50)
(cột1,2,3) 5 phút
Tính:
- Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện.
- Lưu ý HS thực hiện phép trừ từ phải sang trái và nhớ 1 vào hàng chục của số trừ.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 2 HS chữa bảng. VD:
 81 31 51 71 
 - - - - 
46 17 19 38
 35 14 32 33
- Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đã học?
- Thuộc bảng 11 trừ đi một số.
Bài 2 : ( SGK tr 50)
(a,b) 5 phút
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị 
trừ và số trừ lần lượt là :
a) 81 và 44; b) 51 và 25 ;
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- HS đặt tính và tính.
Bài 3 : ( SGK tr 50)
(HS khá giỏi)7 phút
Tìm x :
- Nêu các thành phần của phép tính.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Lưu ý HS viết dấu bằng thẳng với nhau.
- HS nêu yêu cầu của bài .
- 2 HS chữa bảng, lớp làm vở và đối chiếu kết quả.
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
a) x + 16 = 41 c) 19 + x = 61
 x = 41 – 16 x = 61– 19
 x = 25 x = 42
Bài 4 : ( SGK tr 50)
5 phút
Vẽ hình theo mẫu :
- Vẽ mẫu lên bảng và hỏi :
- Mẫu vẽ hình gì?
- Muốn vẽ được hình tam giác, ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Hướng dẫn HS tự chấm các điểm vào vở (như SGK) để vẽ.
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- HS vẽ hình.
C- Củng cố- dặn dò: 3 phút
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
 	Rút kinh nghiệm sau giảng dạy .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 hoan chinh Tuan 10.doc