Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường TH Chàng Sơn

Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường TH Chàng Sơn

TOÁN

Tiết 46: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b ; a + x = b (với a, b là các số có không quá 2 chữ số).

- Biết giải bài toán có một phép trừ.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi BT 3. SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường TH Chàng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
Thứ hai, ngày 8 tháng 11 năm 2010
	 TOÁN 
Tiết 46: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b ; a + x = b (với a, b là các số có không quá 2 chữ số).
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi BT 3. SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Tìm 1 số hạng trong 1 tổng .
- Ghi bảng: x + 7 = 10
 41 + x = 75
 x + 13 = 38
Nhận xét, tuyên dương
2.Bài mới: Luyện tập 
	* Bài 1: Tìm x
 x + 8 = 10
 x + 7 = 10
 30 + x = 58
Ị “Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết”
* Bài 2: Tính nhẩm (cột 1, 2)
* Bài 3: Tính
-HS làm miệng.
* Bài 4: Hướng dẫn phân tích đề
Tóm tắt:
Có tất cả : 45 quả
Trong đó	: 25 quả cam
Có	: quả quýt?
	* Bài 5: 
Khoanh tròn vào chữ trước kết quả đúng
Ị Muốn tìm số hạng chưa biết, chúng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
3. Củng cố - Dặn dò: - Xem lại bài
Chuẩn bị “Số tròn chục trừ đi một số”
3 HS lên bảng thực hiện 
Gọi tên thành phần
Nêu qui tắc:Muốn tìm số hạng
HS nêu yêu cầu
3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở và nêu:
x là số hạng chưa biết
Nêu quy tắc 
HS nhắc lại
Nêu cách nhẩm và điền kết quả, giơ bảng Đ,S
-HS nối tiếp nêu miệng.
VD: 10 – 1 = 9, 9- 2 = 7 . . .
-2 HS đọc đề, sau tự giải.
 Bài giải
 Số quả quýt có là:
 45 - 25 = 20 (quả )
 Đáp số : 20 quả quýt
-HS nêu:
x + 5 = 5
 x = 5 – 5
 x = 0 Vậy khoanh vào ý C.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------	
 TẬP ĐỌC 
Tiết 28-29: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ 
I. MỤC TIÊU: - Ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu nội dung : Sáng kiến của bè Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các CH trong SGK).
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
- Biết thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà trong gia đình
II.ĐỒ DÙNG DH: Tranh minh họa có ở SGK, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. 1.Kiểm tra bài cũ: “Kiểm tra định kỳ”
Nhận xét bài kiểm tra
2.Bài mới: “Sáng kiến của bé Hà”
* Đọc mẫu 
GV đọc mẫu toàn bài
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại
* Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
- Tìm từ ngữ khó đọc trong bài: lập đông, ngạc nhiên,chúc thọ, giải thích, rét
- GV đọc 
-Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ
-Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài
Hướng dẫn đọc lời của bé Hà, của người dẫn chuyện, của ông.Nhấn giọng: ngày ông bà, chùm điểm mười
Gọi HS đọc lại các câu
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm 
Cho HS luyện đọc trong nhóm 4 HS – xếp số thứ tự
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
Nhận xét, tuyên dương
- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Bé Hà có sáng kiến gì?
- Thấy bố ngạc nhiên, Hà giải thích như thế nào?
- Hai bố con chọn ngày nào làm “ngày ông bà”? Vì sao?
- Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
- Hà đã tặng ông bà món quà gì?
GV hỏi:
- Món quà của Hà có được ông bà thích không?
- Bé Hà trong câu chuyện là 1 cô bé như thế nào?
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”?
GV liên hệ, giáo dục
* Luyện đọc lại. 
-Đại diện nhóm lên bốc thăm (1,2,3,4).
-Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay nhất
4.Củng cố : GV liên hệ bài, GD HS ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
5. Dặn dò:- Nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK.
Chuẩn bị: Bưu thiếp.
HS theo dõi
-1 HS đọc bài, lớp mở SGK, đọc thầm theo
----HS đđọc nối tiếp câu đến hết bài.
-HS đọc
- HS nêu, phân tích âm vần khó đọc
-HS đọc
-HS nêu chú giải
-Luyện đọc các câu: “Bố ơi,/sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?//” (giọng thắc mắc)
Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm / làm “ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe/ cho các cụ già.
Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.// 
-HS đọc nối tiếp đoạn.
-HS luyện đọc trong nhóm 4 HS
-HS thi đọc
 -HS nhận xét
-Cả lớp đọc
 -Tổ chức ngày lễ cho ông bà 
 Vvv –Vì ai cũng có ngày lễ: bố là công nhân có ngày 1 -5, mẹ có ngày 8 – 3,ù ngày con có ngày 1 -6, còn ông bà chưa có có ngày nào.
- - - Ngày lập đông. Vì lúc ấy trời bắt đầu r rét mọi người cần chăm lo sức khỏe cho c cho các cụ già. 
 -Chùm điểm mười. 
 -Rất thích.
 -Là cô bé hiếu thảo với ông bà. . .
 -Vì Hà yêu quí ông bà. . .
 -HS kể về những việc mình đã làm cho ôâng bà.
 -Đại diện 4 nhóm lên bốc thăm và tự ph phân vai đọc theo thứ tự số thăm đã bốc
 ===================–––{———==============
 Thứ ba, ngày 9 tháng 11 năm 2010
 TOÁN
 Tiết 47: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số).
- Tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II.ĐỒ DÙNG DH: - 4 bó que tính (mỗi bó 10 que tính). Bồ đồ dùng học toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: “Luyện tập” 
- Ghi bảng: x + 8 = 10
 x + 2 = 10
 30 + x = 58
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: “Số tròn chục trừ đi một số”
GV gắn bìa ghi bài toán: Có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Hôm nay chúng ta sẽ học bài: “Số tròn chục trừ đi một số”
GV ghi tựa
*: Giới thiệu phép trừ .
- GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 
Cô có bao nhiêu que tính?
40 que tính gồm mấy chục mấy đơn vị?
Yêu cầu HS gắn số
Bớt đi bao nhiêu que tính?
Yêu cầu HS gắn số
Yêu cầu HS nêu kết quả
Nêu cách tính
Hướng dẫn HS tự đặt tính. Gọi HS lên bảng đặt tính
Yêu cầu vài HS nhắc lại
* Hướng dẫn tính
Giới thiệu phép trừ: 40 – 18
GV nêu: “Có 40 que tính, bớt đi 18 que tính, thì ta phải làm phép tính gì?”
GV ghi bảng: 40 - 18 = ?
GV giúp HS tự đặt tính rồi trừ từ phải sang trái
GV cho vài HS nhắc lại cách trừ (như bài học).
 3: Thực hành
* Bài 1: Tính
GV nhận xét, sửa bài. Kết quả: 51 ; 45 ; 88 ; 63 ; 17 ; 26
	* Bài 2: Tìm x 
 Các phần còn lại tương tự.
* Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề toán
-Làm tính gì?
-Trước khi tính toán cần làm gì?
GV chấm và sửa bài.
4. Củng cố, dặn dò 
Sửa lại các bài toán sai
Chuẩn bị bài: 11 trừ đi một số : 11 - 5
3 HS lên bảng làm
Lấy 40 - 8
HS nhắc lại
40 que tính
4 chục 0 đơn vị
- HS gắn.
- 8 que tính
- 32 que tính
HS tự nêu, thực hiện phép tính
 4 0
 - 8
 3 2
0 trừ 8 không được 8, mượn 1 chục thành 10
10 trừ 8 bằng2 viết 2,nhớ 1
4 bớt 1 còn 3 viết 3
HS nhắc lại.
-HS nhắc lại yêu cầu.
-Sau cho các em giải vào vở.
 a. x + 9 = 30
 x = 30 – 9
 x = 21
-HS đọc đề bài.
Làm phép tính trừ.
Đổi 2 chục = 20 
- HS làm vào bảng con.
Tự giải vào vở.
	Bài giải
Số que tính còn lại là:
20 – 5 = 15 (que)
 Đáp số: 15 que tính.
 Kể chuyện 
Tiết 10: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DH:- Bảng phụ ghi ý chính của từng đoạn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: “Kiểm tra định kỳ” 
GV nhận xét bài làm của của HS
2. Bài mới: “Sáng kiến của bé Hà”
Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện 
	* Bài 1:
Hướng dẫn HS kể đoạn 
Lưu ý: GV đặt câu hỏi gợi ý (nếu HS lúng túng)
Bé Hà vốn là 1 cô bé như thế nào?
Bé Hà có sáng kiến gì?
Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
-Kể theo nhóm.
-Kể trước lớp.
GV có thể chỉ định hoặc các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp
Nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện – tuyên dương
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện 	 
	* Bài 2: HS khá, giỏi
Cho 3 HS đại diện 3 nhóm thi kể, mỗi em kể 1 đoạn, em khác kể nối tiếp
Nhận xét, tuyên dương nhóm
Kể cả câu chuyện
Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
.Chọn 1 HS làm người dẫn chuyện,1 HS làm bé Hà; 1 HS làm bà ; 1 HS làm, 1 HS làm bo.á
Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò : GV liên hệ, giáo dục HS ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Chuẩn bị: “Bà cháu”
Nhận xét tiết học
HS lắng nghe.
1 HS đọc yêu cầu bài
-Rất yêu quí ông bà, hiếu thảo với ông bà.
-Chọn ngày lễ cho ông bà.
-Vì mọi người ai cũng có ngày lễ
mà ông bà thì không có ngày nào.
-Chọn ngày lập đông.Vì lúc ấy trời bắt đầu rét mọi người cần chăm lo s ... huyền phẳng đáy không mui cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu giúp HS sơ bộ biết được cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu 
+ Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền.
- GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa. 
- Đặt ngang tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như (Hình 1) sẽ được (Hình 2), miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng.
- Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV gọi HS lên bảng thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài 4.
+ Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều.
- GV gắn mẫu quy trình gấp có hình minh họa.
- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp (Hình 2) được (Hình 3).
- Gấp đôi mặt trước của (Hình 3) được (Hình 4). 
- Lật (Hình 4) ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (Hình 5).
+ Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
- GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa.
- Gấp theo đường dấu gấp (Hình 5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (Hình 6). Tương tự gấp theo đường dấu gấp (Hình 6) được (Hình 7). Lật (Hình 7) ra mặt sau, gấp hai lần giống như (Hình 5), (Hình 6) được (Hình 8).
- Gấp theo dấu gấp của (Hình 8) được (Hình 9).
- Lật (Hình 9) ra mặt sau, gấp giống như mặt trước được (Hình 10).
+ Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa.
- Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như (Hình 11).
- Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên như (Hình 12) được thuyền phẳng đáy có mui (Hình 13).
à Để gấp thuyền phẳng đáy có mui ta thực hiện mấy bước?
- GV gọi 2 HS lên thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- GV tổ chức cho HS tập gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp.
3. Củng cố – Dặn dò
- GV củng cố bài, gdhs.
- Về nhà tập gấp nhiều lần cho thành thạo.
- 2 HS nhắc lại, 3 bước:
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Dài.
- Đỏ (vàng, xanh )
- Giống nhau: hình dáng của thân thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền, về các nếp gấp.
- Khác nhau: Một loại có mui ở hai đầu và một loại không có mui.
- HS theo dõi.
- HS quan sát.
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 1.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 1 & 2).
- HS lên bảng thực hiện.
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 2.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 3, 4 và 5).
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 3.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 6, 7, 8, 9, 10).
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 4.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 11, 12, 13).
- 4 Bước:
Bước 1: Gấp tạo mui thuyền.
Bước 2: Gấp tạo nếp gấp cách đều.
Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- Lớp quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện trên nháp.
- Nxét tiết học.
===================–––{———================
Thứ sáu, ngày 12 tháng 11 năm 2010
 TOÁN 
 Tiết 50: 51 – 15
I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 – 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li).
 - Rèn tính khoa học, chính xác khi giải toán.
II.ĐỒ DÙNG DH: -Que tính, bảng gài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 31 - 5
- Gọi 3 HS lên thực hiện phép tính :
a) 51 - 4 b) 21 - 6 c) 71 - 8
- Nêu cách thực hiện các phép tính.
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới : 51 – 15
a : Giới thiệu phép tính 
- GV nêu đề toán: Có 51 que tính, bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
à Ghi: 51 – 15 =?
- Hướng dẫn HS tự đặt phép tính trừ 51 – 15 theo cột dọc rồi hướng dẫn HS trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính?
 3: Thực hành:
* Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính.
- GV nxét, sửa.
* Bài 2
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, HS nào làm xong thì lên làm vào bảng con.
a) 81 - 44 b) 51 - 25 
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
à Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3 ;
 -Cho HSKG làm.
* Bài 4: Vẽ hình theo mẫu.
GV treo bảng phụ có hình như ở SGK lên.
GV nhận xét, sửa sai.
 4. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về làm VBT
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
- HS nxét, sửa.
- HS nghe, nhắc lại.
- HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả
 51 – 15 = 36 
 51
	 _ 15 - HS nêu 36
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bảng con. Sau đó nêu miệng.
- HS nxét, sửa.
 81 31 41 71 
 - 46 -17 - 12 - 26
 35 14 29 45
- HS đọc yêu cầu bài
- Lấy số bị trừ, trừ đi hiệu.
 81 51 
 _ 44 - 25 
 37 26 
- HS nêu.
-Các em KG làm miệng.
-2 HS lên vẽ hình tam giác theo mẫu.
- Nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------
 CHÍNH TẢ(nghe- viết)
 Tiết 20: ÔNG VÀ CHÁU
I. MỤC TIÊU:- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ.
- Làm được BT2 ; BT(3) a, 
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DH: -Bảng phụ viết quy tắc chính tả c / k.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : Ngày lễ 
- Đọc 1 số chữ HS viết sai nhiều: Ngày lễ, ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Nhận xét vở viết, tổng kết điểm bài viết trước.
2. Bài mới: Ông và cháu.
a.: Tìm hiểu nội dung bài viết 
* GV đọc toàn bài một lần.
- Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không?
b. : Hướng dẫn nghe viết 
- Hãy tìm các chữ viết hoa trong bài?
- Trong bài, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được viết ở những câu nào?
.
- Yêu cầu HS gạch dưới các tiếng khó viết.
- GV ghi bảng từ khó viết : cháu, vật, keo, thua, khoẻ, hoan hô, nhiều à GV hướng dẫn HS viết từ khó.
* GV đọc bài lần 2
- Hướng dẫn HS trình bày vở.
* Đọc bài cho HS viết.
* Đọc bài cho HS dò bài.
* Hướng dẫn sửa lỗi, chấm điểm.
Ị Lưu ý kỹ những phần khó viết có trong bài để tránh sai nhiều lỗi chính tả.
 3: Thực hành
* Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu 2 dãy cử đại diện lên thi đua tiếp sức, tìm những từ có âm c / k. Đội nào tìm được đúng nhiều từ và nhanh à Thắng.
- Gọi HS đọc những từ vừa tìm được.
- GV nêu quy tắc viết chính tả với âm c / k
* Bài 3 : 
- GV đính băng giấy ghi sẵn btập lên bảng.
	a) Lên non mới biết non cao.
	Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
	 (Tục ngữ)
à Sửa bài tập 3, tổng kết thi đua.
4. Củng cố - Dặn dò : 
- GV củng cố bài, gdhs.
- Viết lại những lỗi sai (1 từ viết 1 dòng)
- Chuẩn bị : Mẹ
- HS viết bảng con.
- 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
- Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui. 
- Ông, Keo, Cháu, Bế.
+ Dấu hai chấm được viết trước câu nói của cháu và trước câu nói của ông. 
+ Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu câu nói của cháu và câu nói của ông
- HS nêu.
- HS viết bảng con.
- HS nghe.
- HS nêu tư thế ngồi.
- HS viết bài.
- HS dò bài.
- Sửa lỗi chéo vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Mỗi dãy cử 2 HS lên thi đua.
- HS đọc: cá, cua, cuốc
 kiến, kim, kính
- 4 - 5 HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu.
- Mỗi dãy nhận 1 băng giấy điền vào chỗ trống à đính lên bảng. 
- HS nxét, sửa bài.
- HS nghe.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
 TẬP LÀM VĂN 
Tiết 10: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I. MỤC TIÊU: - HS biết kể về ông, bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
-Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân. (BT2)
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GD tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DH: Tranh minh hoạ bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Kiểm tra viết 
- GV nhận xét bài kiểm tra của HS.
2.Bài mới : Kể về người thân
	* Bài 1: (miệng)
+ GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Treo tranh lên bảng.
GV khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân ở HS.
* Chú ý: câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý. Yêu cầu của bài tập là kể chứ không phải trả lời câu hỏi. 
- Mời 1 em HS khá giỏi kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Mời đại diện nhóm thi kể.
- GV theo dõi, giúp đỡ, nhận xét, bổ sung... 
	* Bài 2 : (Viết)- Gọi 1 HS đọc đề bài.
* Chú ý : Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
- Gọi 1 vài HS đọc lại bài viết của mình. 
GV nhận xét. GD HS có tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
4. Củng cố - Dặn dò : 
- Khi kể về ông bà, người thân, chúng ta lưu ý điều gì?
- Khi sắp xếp câu thành đoạn, em phải viết như thế nào?
- Về nhà hoàn thành bài viết.
- HS nghe.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát tranh.
- HS cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng kể, 1 vài em nói trước lớp sẽ chọn kể về ai. 
-1 HS KG kể, lớp theo dõi.
- HS tiến hành kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài viết
- Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 ban chuan.doc