Giáo án Lớp 2 tuần 10 đến 18 - Trường Tiểu học Ngọc Sơn

Giáo án Lớp 2 tuần 10 đến 18 - Trường Tiểu học Ngọc Sơn

Tiết 2 Toán

 LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

 - Củng cố cách tìm “Một số hạng trong 1 tổng”

 - Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 156 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 đến 18 - Trường Tiểu học Ngọc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009 Tiết 2 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS: 
 - Củng cố cách tìm “Một số hạng trong 1 tổng”
 - Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
Hoạ 1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (5’)
2. 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30 - 33’)
B Bài 1: Bảng ( 9’) 
=> Chốt : x là thành phần nào chưa biết ?
+ Muốn tìm SH chưa biết ta làm thế nào?
 Bài 2: SGK (5’)
=> Chốt : Dựa vào đâu em tìm được kết quả ?
 - Ngoài ra em còn dựa vào đâu nữa ?
* Như vậy chúng ta thấy được rằng lấy tổng trừ đi 1 SH thì ra kết quả là SH kia.
- Các cột còn lại làm tương tự 
 Bài 3: SGK (5’)
=> Chốt: Em có nhận xét gì 2 phép tính cùng cột?
 Vậy 10 - 1 - 2 cũng bằng 10 - 3 .
Bài 5: SGK (3’) 
- Tìm x: biết x + 5 = 5
=> Chốt: Vì sao em chọn đáp án C ?
+ Khi nào thì tổng bằng với 1 số hạng ? 
Bài 4: vở (8’) 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chấm chữa - nhận xét
- Chữa bảng phụ nếu nhiều H sai.
* Dự kiến sai lầm:
- Chưa biết áp dụng quy tắc tìm một số hạng trong một tổng.
- Làm bài tập 5 còn lúng túng.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3 - 5’)
- Nêu những kiến thức được luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp làm bảng con: 16 + x = 38
- Nêu cách tìm x ?
- H nêu yêu cầu
- Làm bảng con
- H đọc yêu cầu - làm bài
- H đọc bài – NX - KT
- H nêu yêu cầu - làm bài
- H đọc yêu cầu - làm bài 
- H đọc yêu cầu
- Tìm một số hạng trong một tổng.
- H làm vở
 Bài giải
 Số quả quýt có là:
 45 - 25 = 20 ( quả )
 Đáp số: 20 quả quýt
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3	Tập đọc
sáng kiến của bé hà 
I. Mục đích - yêu cầu : 
 - Đọc trơn được cả bài 
 - Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, nên, nói
 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
 - Biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật 
 - Hiểu nghĩa các từ : Cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm của mình bé Hà có sáng kiến chọn 1 ngày làm ngày ông bà. Câu chuyện khuyên học sinh phải biết kính trọng, yêu thương ông bà mình. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ ghi câu dài cần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học : 
 Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài (1- 2’)
 * Giới thiệu chủ điểm “ Ông bà” 
 - Bức tranh vẽ gì?
 -> GTB : Để biết bé nói gì với ông chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Sáng kiến của bé Hà”.
 b. Luyện đọc : (30 - 33’)
 b1. G đọc mẫu cả bài
 b2. HD đọc + giải nghĩa từ
+ Đoạn 1 
- Lời của Hà giọng hồn nhiên và cao giọng ở cuối câu,ngắt ở dấu phảy.
 G đọc 
- Câu cuối ngắt ở tiếng nhau, năm, khoẻ, đọc đúng lấy, lập, lo
 G đọc 
-> HD đọc đoạn 1
- G đọc - giải nghĩa cây sáng kiến, lập đông
+ Đoạn 2
- Câu 2: ngắt sau tiếng mãi,đọc đúng nên.
 GV đọc 
- Lời của Hà đọc chậm rãi. G đọc - H đọc
-> HD đọc đoạn 2
 G đọc 
+ Đoạn 3
 G đọc - giải nghĩa chúc thọ
-> HD đọc cả bài 
+ H quan sát tranh tr 79
- H đọc
- H đọc
- H luyện đọc
H đọc
H luyện đọc
- H luyện đọc
- H đọc toàn bài
Tiết 2 
c. Luyện đọc (10 - 12’) 
d. Tìm hiểu bài (17 - 20’) 
- Bé Hà có sáng kiến gì? 
- Hai bố con quyết định chọn ngày nào làm lễ cho ông bà? vì sao?
- Sáng kiến của Hà cho em thấy bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà
- Bé Hà băn khoăn điều gì? 
- Quà bé Hà tặng cho ông bà là gì?
- Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà?
- Muốn cho ông bà vui lòng các em nên làm gì?
+ Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng yêu thương ông bà của mình.
e. Luyện đọc lại: (5 -7’)
- G hướng dẫn đọc phân vai.
- G hướng dẫn đọc toàn bài
3. Củng cố, dặn dò (4 - 5’):
- Qua câu chuyện: “ Sáng kiễn của bé Hà” em học được điều gì?
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà luyện đọc bài
- H luyện đọc đoạn
- H luyện đọc cả bài
+ HS đọc thầm đoạn 1 
- Chọn 1 ngày lễ cho ông bà.
- ngày lập đông
- Yêu quí kính trọng ông bà
+ HS đọc thầm đoạn 2,3
- Chưa biết tặng ông bà quà gì?
- Một chùm điểm 10
- Ông bà thích nhất
- Chăm ngoan, chăm học chăm làm.
- H luyện đọc phân vai
- H đọc cả bài 
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 Toán
số tròn chục trừ đi một số
I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Biết thực hiện phép trừ có SBT là số tròn chục, ST là số có 1 hoặc 2 chữ số. Vận dụng giải toán có lời văn.
 - Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng kia.
II. Đồ dùng: Que tính, bảng gài
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
 1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
 2. Hoạt động2: Dạy bài mới. ( 15’)
*. Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 – 8
 Bước 1 : Nêu bài toán 
 - Có 4 chục que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
 - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính em làm thế nào ?
 - G ghi bảng: 40 - 8 
Bước 2 : Đi tìm kết quả. 
+ Lấy 40 que tính
+ Bớt 8 que tính
+ Còn lại bao nhiêu QT ? 
+ Em làm như thế nào ? 
 - G hướng dẫn thao tác trên trực quan cho H cách tháo 1 bó rồi bớt. 
=> 40 que tính không có que tính rời nào nên chúng ta phải lấy ra 1 chục que tính để bớt đi 8 que tính, còn 2 que tính rời. 30 que tính và 2 que tính tất cả 32 que tính 
 - Vậy 40 que tính bớt 8 que tính còn bao nhiêu que tính ? 
=> G ghi bảng: 40 - 8 = ? ( 32 ) 
Bước 3: Đặt tính và tính 
 40
+ Ngoài cách tính nhẩm bằng que tính còn cách tính nào khác?.
-
+ GV ghi bảng 
 8
 32
- Nêu tên gọi thành phần của phép tính 
- NX và so sánh hàng ĐVcủa SBT và hàng ĐV của ST
=> Đây là số tròn chục trừ đi một số vậy: 0 không trừ được 8 mượn 1 chục ở hàng chục của SBT để có 10 => Lấy 10 trừ 8 bằng 2, trả 1 xuống hàng chục của ST => Vậy 4 - 1=3. Nên 40 - 8 = 32
 40 - 8 = ?
 + Khi tính em cần chú ý gì ?
 => Số tròn chục có 2 chữ số trừ đi số có 1 CS 
* Giới thiệu phép trừ 40 -18
 - Tương tự theo 3 bước trên để rút ra cách trừ 
- Nêu sự giống và khác nhau của 2 phép tính: 
40 - 8; 40 - 18
=> Chốt: Số tròn chục trừ đi một số.......
 3. Hoạt động 3: Thực hành (17’)
 Bài 1: SGK (5’)
 + Em có nhận xét gì về các phép tính 
 + Khi ghi kết quả em cần chú ý gì? 
=> Chốt: SBT là số có 2CS tròn chục trừ đi một số. Khi tính ta cần chú ý gì? 
 Bài 2: Bảng (8’)
 + x là thành phần gì chưa biết ? 
 + Muốn tìm SH chưa biết ta làm như thế nào? 
=> Tìm thành phần chưa biết em thực hiện theo mấy bước?
 Bài 3: vở (4’)
- Bài toán hỏi gì? 
- Muốn giải được bài toán này em phải làm gì?
- Chấm chữa nhận xét
- Ai có câu lời giải khác ? 
 * Dự kiến sai lầm 
 - Không bớt 1 ở hàng chục của SBT 
 4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3 - 5’)
- Số tròn chục trừ đi một số ta cần chú ý gì?
- G nhận xét giờ học .
- H làm bảng : 60 - 30; 50 - 20
- Phép trừ 40 - 8 
- Thao tác đồ dùng
- 32 que tính
 - H nêu cách làm .
- 32 que tính 
- 40 - 8 = 32 
- H đặt tính vào bảng con.
- H nêu cách đặt tính 
- 0 < 8
- 32
- H nêu
- H đọc thầm yêu cầu - làm bài 
- 3 bước 
- H đọc thầm yêu cầu 
- Đổi 2chục = 20
- Làm bài - 1H làm bảng phụ 
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 Kể chuyện
sáng kiến của bé hà
I. Mục đích - yêu cầu : 
 - Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. 
 - Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, điệu bộ 
 - Biết nghe và nhận xét lời bạn kể
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý 
III. Các hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
 Kể chuyện Người mẹ hiền
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài (1’)
 b. Dạy học bài mới 
a. Hướng dẫn kể chuyện (28 - 30’)
 Bài 1/79: (15 - 17’) 
- Câu chuyện này có mấy đoạn?
- Chọn ngày lễ là nội dung của đoạn nào?
- Nội dung của đoạn 2 là gì?
- Niềm vui của ông bà là đoạn mấy của câu chuyện?
* Hướng dẫn kể từng đoạn: (khi H lúng túng thì G dùng hệ thống câu hỏi gợi ý để H nhớ lại và kể tiếp )
+ Đoạn 1:
- Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
- Bé đã có sáng kiến gì?
- Bé đã giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
- 2 bố con đã chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? vì sao?
=> G kể mẫu đoạn 1: Lưu ý H trước khi kể cần phân biệt giọng bé Hà vui tươi hồn nhiên, giọng bố tán thưởng và lời người dẫn chuyện thong thả
+ Đoạn 2: bí mật của 2 bố con.
- Khi ngày lập đông đến gần bé Hà đã chọn được quà chưa để tặng ông, bà?
- Ai đã giúp bé chọn quà?
=> Lưu ý phân biệt giọng của Hà và lời người dẫn chuyện. Cuối đoạn 2 thể hiện sự quyết tâm của bé Hà.
+ Đoạn 3: 
- Đến ngày lập đông những ai về thăm ông, bà?
- Bé Hà tặng ông, bà quà gì? Thái độ của ông bà ra sao?
=> Chú ý thể hiện niềm vui, sự xúc động của ông bà và phân biệt lời các nhân vật (ông, bà, người dẫn chuyện.
* Nhận xét, chuyển ý bài 2
 Bài 2/79: Kể lại toàn bộ câu chuyện: (14 - 15’)
- G cho H kể phân vai (nối tiếp đoạn, chú ý giọng Hà hồn nhiên, ông bà thì vui, phấn khởi, người dẫn chuyện nhẹ nhàng vui vẻ )
- NX - tuyên dương nhóm thể hiện tốt.
- Yêu cầu H kể lại toàn bộ câu chuy ... học kì 1
Môn: Tiếng việt + Toán
Tiết 3: Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kỳ I. ( Tiết 6)
I. Mục đích - Yêu cầu 
- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng chủ điểm Anh - em
- Ôn luyện kỹ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu văn thành bài.
- Ôn luyện kỹ năng viết tin nhắn
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc - học thuộc lòng và câu hỏi chủ điểm Anh – em.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Giới thiệu bài (1-2')
2- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng (10-15')
Tương tự tiết 1
3- Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện (12-15')
- Yêu cầu học sinh quan sá tranh 1 ? Bức tranh vẽ gì?
- Nội dung tranh 1?
- Kể lại nội dung tranh 1 ? Nhận xét giọng kể
+Tranh 2? Quan sát tranh 2: Lúc đó ai xuất hiện?
- Theo em cậu bé sẽ làm gì và nói gì với bà cụ?
bà cụ trả lời như thế nào ?
- 2 học sinh đối đáp: Giọng 2 nhân vật như thế nào?
- Tương tự học sinh thảo luận nhóm 2 săp vai bà cụ và bạn nhỏ
- Các nhóm thực hiện kể nhận xét
+Tranh 3: Quan sát và nêu nội dung tranh 3
Học sinh kể theo tranh 3. Nhận xét
- Kể theo nhóm nội dung câu chuyện
- Kể toàn câu chuyện nhận xét cho điểm
- Suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện (Lưu ý tên truyện phải sát với nội dung)
=> Nhận xét - tuyên dương
4- Viết tin nhắn (10-11') 
- Đọc yêu cầu
- Vì sao em phải viết tin nhắn ?
- Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể dự tết trung thu
- Giáo viên chấm. Gọi một số học sinh đọc bài. Nhận xét
5- Cỉng cố - dặn dò (1-2')
- Nhận xét giờ học
- về nhà chuẩn cị bàu tiết 7
- HS đọc bài 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh viết bài vào vở.
Tiết 4: Đạo đức
thực hành kỹ năng cuối học kỳ I
I. Mục tiêu
- Ôn lại các bài đạo đức đã học từ bài 1 - 8
II. Các họat động dạy học đạo đức đã học
1. Học sinh nêu lại các bài đạo đức đã học
2. Học sinh xem lại các bài trong T2'
3. GV ra một số câu hỏi về 1 số hành vi điểm ở 1 số bài để HS ôn tập chuẩn bị cho giờ sau KT.
+ Sinh họat, học tập đúng giờ có lợi gì ?
+ Khi mắc lỗi em cần làm gì? Vì sao chúng ta phải nhận lỗi và sửa lỗi?
+ ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp.
+ Em đã làm gì để giúp cha mẹ?
+ Thế nào là chăm chỉ HT? Chăm chỉ HT có lợi gì?
+ Vì sao chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn?
+ Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng?
+ Vì sao phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ?
4, Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét giờ học . 
Thứ năm ngày 25 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng trừ có nhớ.
- Tính giá trị biểu thức số .
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
- Ngày trong tuần và ngày trong tháng.
II. Đồ dùng dạy học
- Lịch tháng 12, bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 3-5’
- Đặt tính và tính : 38 + 27 ; 54 + 19 ; 67 + 5 .
2.Hoạt động 2: Luyện tập .28-30’
Bài 2 : S – 6’
- HS đọc thầm YC – Làm bài 
- Đổi chéo sách KT KQ .
+ HS nêu cách làm ?
+ EmTH theo thứ tự nào ?
+ Em VD KT nào để làm bài ? 
Bài 4 : S – 6’
- HS đọc thầm YC – Làm bài 
- Đổi chéo sách KT KQ .
+ Vì sao em điền được số vào ô trống ?
+ Ngoài tìm KQ em còn cách làm nào khác ?
Bài 5 : M – 4’
- HS đọc thầm YC – Làm bài
- HS trình bày .
+ Ngày mai ?
+ Ngày kia ?
Bài 1 : ( b) V – 5’
- HS đọc thầm YC – Làm bài
+ Khi trừ có nhớ em cần chú ý gì ?
+ Dựa vào đâu để làm bài ?
Bài 3 : V – 5’
- HS đọc thầm đề bài – Làm bài
+ Muốn tìm tuổi bố em làm thế nào ?
+ Ai có câu lời giải khác ?
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc
- Quên nhớ 1 chục
3. Hoạt đông 2: Củng cố , dặn dò:3-5’
+ Hôm nay chúng ta được ôn tập những KT gì?
12 + 8 + 6 = 
36 + 19 – 19 = 
75 + 18 = 18 + 
37 + 26 = + 37
 - 61 - 70 - 83 
 28 32 8 
 33 38 75
 Bài giải 
 Năm nay bố có số tuổi là :
 70 – 32 = 38 ( tuổi )
 Đáp số : 38 tuổi 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Kiến thức:.......................................................................................................
Thời gian:.......................................................................................................
Đồ dùng:........................................................................................................
Tiết 2: Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kỳ I. ( Tiết 7)
I. Mục đích - yêu cầu 
- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng chủ điểm: Bạn trong nhà
- Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật
- Ôn luyện về viết bưu thiếp
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ chép bài 2
- Phiếu ghi bài tập đọc - học thuộc lòng và nội dung câu hỏi chủ điểm: Bạn trong nhà
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Giới thiệu bài (1-2')
2- Ôn tập kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng (13-15')
- Tương tự tiết 1
3- Ôn luyện từ chỉ đặc điểm của người và vật (8-10')
Bài 2: - Đọc yêu cầu
- Đọc câu văn
- Yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch chân từ chỉ đặc điểm
- Chữa bài: 1 học sinh làm trên bảng. Nhận xét - đọc lại từ
=> Từ nào chỉ đặc điểm của vật, chỉ đặc điểm của người?
4- Ôn luyện cách viết bưu thiếp (8-10')
- Học sinh đọc bài 3
- Nội dung viết bưu thiếo là gì ?
Chữa bài: Học sinh đọc bài. Nhận xét cho điểm
Viết lời chúc mừng bưu thiếp cần thể hiện tình cảm chân thành
5- Củng cố – dặn dò (3-5')
- Nhận xét tiết học
- HS đọc bài
- HS làm bài SGK
- Học sinh làm bài
Tiết 3: Mĩ thuật 
Đ/c Vân Anh dạy
Tiết 4: Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kỳ I. ( Tiết 8)
I. Mục đích yêu cầu 
- Ôn luyện kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng chủ điểm: Bạn trong nhà
- Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý
- Ôn luyện cách viết đoạn văn ngắn (5-6)câu theo chủ đề.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu ghi tên bài tập đọc - học thuộc lòng và nội dung câu hỏi
II. Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Giới thiệu bài (1-2')
2- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng (10-15')
Tương tự tiết 1
3- Ôn luyện cách nói đồng ý - không đồng ý (8-10')
- 2 học sinh làm mẫu tình huống 1
- Tương tự học sinh khác thực hiện tình huống 1. Nhận xét
- Thảo 1 nhóm - sắm vai tình huống 1, 3, 4
- Các nhóm trình bày, nhận xét, cho điểm
4- Viết đoạn văn nói về bạn ở lớp em: 12-13'
- Đọc yêu cầu - xác định yêu cầu
- Em cần nói gì về bạn em ?
- bài yêu cầu viết mấy cau ?
- Học sinh làm bài - Đọc bài nhận xét cho điểm
5- Củng cố - dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học
-HS đọc bài
- Học sinh đọc yêu cầu
Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Toán
kiểm tra định kỳ
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Kiểm tra kỹ năng làm toán và giải tính, tìm thành phần chưa biết.
- Vẽ đường thẳng và đoạn thẳng
II. Đồ dùng dạy học
- Đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1- 2’
2. Hoạt động 2: Kiểm tra ( 37 - 38’)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
28 + 19; 73 - 35; 53 + 47;
90 – 42; 100 – 17; 64 + 36;
 Bài 2: Tìm X 
X + 18 = 62; X – 27 = 37; 40 – X = 8
Bài 3: 
Hà cao 92cm, như vậy Hà cao hơn An 6cm. Hỏi An cao bao nhiêu xăng ti mét?
 Bài 4: 
a. Vẽ đoạn thẳng dài 7cm
b. Vẽ đường thẳng đi qua điểm O
3. Hoạt động 3: Nhận xét tiết kiểm tra
-HS làm bài
Tiết2: Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kỳ I. ( Tiết 10)
I. Mục đích yêu cầu
- Luyện kỹ năng viết chính tả.
- Luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Nêu nội dung và yêu cầu tiết học 1 – 2’
2. Đọc bài Đàn gà mới nở.
3. Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ.
4. GV đọc chính tả.
5. GV Đọc cho HS soát lỗi chính tả.
6. Tập làm văn: Bài 2/ 153.
7. Chấm và nhận xét bài làm của HS
- HS đọc bài.
- HS Nêu cách trình bày....
- HS viết chính tả.
- Soát lỗi và chữa lỗi.
- HS suy nghĩ tự làm bài.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Tiết 18:thực hành giữ trường học sạch đẹp
I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh có thể:
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp
- Biết được tác dụng của vịêc giữ trường học sạch đẹp
- Làm một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp
- Có ý thức giữ trường học sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học
- Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi....
III. Các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp15’
 *Mục tiêu: Biết nhận xét thế nào là trường học sạch đẹp
 * Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Quan sát hình vẽ trang 38.39 và trả lời các câu hỏi
 + Các bạn đang làm gì. Các bạn sử dụng những dụng cụ gì?
 + Việc làm đó có tác dụng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp
 + Nhận xét về tình trạng vệ sinh ở trường ta ?
 + Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch, đẹp ?
 + Em đã làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp ?
-> Kết luận: Để trường học sạch đẹp mỗi học sinh luôn có ý thức...
 2. Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh lớp học17’
 * Mục tiêu: Biết sử dụng một số dụng cụ làm vệ sinh lớp học
 * Cách tiến hành
Bước 1: Làm vệ sinh theo nhóm
- GV phân công việc cho mỗi nhóm .
- Các nhóm nhận dụng cụ .
Bước 2: Tiến hành
Bước 3: Tổ chức các nhóm đi xem thành quả làm việc của các nhóm
-> Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khỏep mạnh và học tập tốt hơn.
3. Hoạt động 3: Tổng kết dặn dò
 - Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt
 - Nhận xét tiết học
Tiết 4
sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu
- Tổng kết ưu khuyết điểm HS trong tuần 18.
- Phổ biến một số công việc trong tuần 19.
II. Cách tiến hành:
1. Đánh giá ưu - khuyết điểm:
a- Ưu điểm:
- Đi học đúng giờ - đầy đủ.
- Có tiến bộ trong rèn nền nếp học tập.
- Chữ viết của một só HS có tiến bộ:NguyễnQuỳnh, Nam, Hường, Ngát, Lương...
- Đọc có tiến bộ nhiều: Hiển, Tiến, Đoàn Thảo, Duy Thành, Chinh, Như Quỳnh...
b- Nhược điểm:
- Còn một số HS quên và thiếu đồ dùng học tập như: Duy Thành, Quý, Lượng, 
- Chữ viết chưa đẹp: Dũng,Quý, Minh, Thắng, Duy Thành, Trang, Trường...
- Mặc đồng phục chưa được sạch: Quý, Dũng , Minh 
2. Công việc tuần 19: Tiếp tục duy trì và ổn định nền nếp học tập, hoạt động ngoài giờ...
- Chuẩn bị sách vở - đồ dùng học tập đầy đủ các môn trong học kỳ II.
- Mặc đồng phục đúng quy định tới trường.
- Thực hiện nói lời hay làm việc tốt.
- Mua - đọc và làm theo báo Đội.
3. Văn nghệ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN K I - Q 2.doc